Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân một trường hợp liệt cơ hoành một bên ngay sau phẫu thuật bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.44 KB, 4 trang )

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LIỆT CƠ HOÀNH MỘT BÊN NGAY SAU PHẪU THUẬT BỤNG
Lê Thị Hồng*
TÓM TẮT
Suy hô hấp cấp sau phẫu thuật có thể liên quan ñến nhiều nguyên nhân, tuy nhiên sau phẫu thuật bụng tổn thương cơ hoành là hiếm gặp.Trong 20 khoa chăm sóc
ngay sau gây mê bệnh viện Bình Dân chưa gặp trường hợp nào suy hô hấp do tổn thương cơ hoành một bên.Bệnh nhân là nữ, 86 tuổi, vào viện vì nhiễm trùng
ñường mật, tiền sử: tiểu ñường, không tăng huyết áp, không bệnh lý gì về cơ. Trước phẫu thuật dấu sinh tồn ổn ñịnh ngoại trừ sốt nhẹ và ñau hạ sườn phải khi
thăm khám. Bệnh nhân ñược phẫu thuật cấp cứu sau 3h nhập viện, thời gian phẫu thuật 150 phút, thuốc dùng trong lúc phẫu thuật midazolam, fentanyl, propofol,
rocuronium, servoflurane, ngoài ra có dùng ephedrine ñể nâng huyết áp khi ñặt nội khí quản và phẫu thuật ñược 20 phút, ngay sau phẫu thuật bệnh nhân không tự
thở phải thở máy và chụp x quang ghi nhận vòm hoành phải cao hơn trái 5cm, và bệnh nhân phải thở máy 7 ngày, sau ñó tự thở. Bệnh nhân ñược xuất viện sau
20 ngày nằm viện, lúc xuất viện vòm hoành phải vẫn như sau phẫu thuật. Sau ñó chụp X quang vòm hoành phải trở lại bình thường sau 2 tháng. Nguyên nhân gì
gây cơ hoành lệnh nhân bất thường ngay sau phẫu thuật? Để chẩn ñoán, có thể dùng: x-quang tim phổi, ño áp lực xuyên cơ hoành, test chức năng phổi lúc ngồi
và nằm, ñịên cơ học cơ hoành, và sniff fluoroscopy. Điều trị: tìm nguyên nhân, tránh những thuốc làm tổn thương chỗ nối thần kinh cơ, thông khí áp lực dương
không xâm lấn, thông khí áp lương và khai khí ñạo.
Từ khoá: Liệt cơ hoành một bên
ON A CASE UNILATERAL DIAPHRAGM PARALYSIS AT ONCE POSTOPERATIVE ABDOMINAL SURGERY
ABSTRACT
Acute respiratory failure after surgery may be related to many causes, however, unilateral diaphragm paralysis after postoperative abdominal surgery is rare. In
twenty years, post anesthesia care unit at Binh Dan hospital have not seen any cases of respiratory failure due to diaphragm injury. The female patient, aged 86,
admitted hospital with acute cholecystitis, prehistory of: diabetes, no hypertension, no myopathy. Before surgery, vital sign stable except for mild fever and pain
in the lower right side visit. The patient was emergency surgery after 3 hours, surgical time 150 minutes, drug use during surgery are: midazolam, fentanyl,
propofol, rocuronium, servoflurane, besides ephedrine is used to improve blood pressure control when setting intubated and surgery was 20 minutes, immediately
after surgery patients should not self-breathing had to mechanical ventilated and take x rays after 10 hours recorded the right dome above the left dome
diaphragm to 5cm, and the patients had on mechanical ventilation 7 days, and then breathe free. Patient discharge after 20 days of hospitalization, at discharge
dome diaphragm must remain the same after surgery. The right dome diaphragm to return to normal after 2 months. What causes the diaphragm causes of
abnormal command immediately after surgery? For diagnosis, can be used: chest radiography, transdiaphragm pressure gradient measurement, sitting and supine
pulmonary function, diaphragmatic electromyography and “sniff” fluoroscopy. For treatment: find the cause, avoid drugs damage the neuromuscular junction,
ventilated non invasive positive pressure ventilation, tracheotomy and mechanical ventilation.
Key words: Unilateral diaphragm paralysis
Sau phẫu thuật, những biến chứng phổi thường xảy ra khoảng 2,1-10,2% ở bệnh nhân già, những biến chứng ñó bao gồm viêm phổi, giảm oxy máu, giảm thông
khí và xẹp phổi là những biến chứng thường gặp, còn biến chứng liệt cơ hoành ngay sau phẫu thuật là hiếm gặp, và tất cả những biến chứng này làm kéo dài thời
gian bệnh nhân nằm lại khoa săn sóc ñặc biệt và làm tăng bệnh tật và tử vong chu phẫu ở bệnh nhân già.


Bệnh nhân nữ, sinh năm 1923, nặng: 60kg, tiền sử sạn ñường mật, tiểu ñường, lao phổi, không tăng huyết áp, lần này nhập viện vì ñau hạ sườn phải sốt nhẹ,
khám bệnh trước phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, thở dễ, sốt 380c, không vàng mắt, da, không phù, tim ñều 90 lần phút, phổi trong, bụng mềm ấn ñau hạ sườn
phải.Kết quả xét nghiệm trước phẫu thuật: công thức máu: bạch cầu 15.000 (neutrophil 13.000), Hb= 13,6g/dl, Hct= 38,2%, tiểu cầu 251.000, TQ= 13,TCK= 32,
Glycemie= 9,4µm, ure= 6 µm, creatinin=76 µm, protid máu= 78g/dl, AST=252, ALT=310, Bilirubin toàn phần = 98, gián tiếp =13, toàn phần = 85, amylase máu
=25, ion ñồ: kali= 3,5 mEq, natri= 135 mEq, ECG: nhịp xoang ñều, tần số 90lần /phút, T dẹt nhiều chuyển ñạo; xquang tim phổi: bóng tim bình thường, 2 phế
trường sáng, không tổn thương nhu mô phổi 2 bên; siêu âm tổng quát ghi nhận: viêm túi mật cấp do sạn, ống mật chủ dãn > 1,5cm. Thuốc bệnh nhân dùng trước
phẫu thuật: Natrichlorua 0,9%: 1l; omeprazole 20mg: 01 ống tĩnh mạch, cefoperazole 1g tĩnh mạch, amikacin 0,5g tĩnh mạch, vitamin K1: 10mg tĩnh mạch.
Bệnh nhân ñược phẫu thuật sau 4h nhập viện, phương pháp vô cảm: mê toàn diện, thời gian phẫu thuật 150 phút, diễn tiến trong lúc phẫu thuật có huyết áp giảm
sau khi ñặt nội khí quản và phẫu thuật ñược 20 phút, bác sĩ gây mê có dùng 10mg ephedrine ñể nâng huyết áp. Thuốc dùng trong lúc phẫu thuật:
midazolam:2mg, fentanyl: 150 µg,propofol: 100mg, rocuronium (esmeron) 30mg; duy trì mê bằng oxy và servofurane.
Diễn tiến ngay sau phẫu thuật: bác sĩ gây mê rút nội khí quản, cho midazolam 1mg tĩnh mạch, sau rút bệnh nhân thở bụng, SpO2 =80-83%, dùng thêm
midazolam 2,5mg và ñặt lại nội khí quản và thở máy. Ngày hậu phẫu thứ nhất: bn vẫn chưa tự thở, chụp lại xquang tim phổi: ghi nhận vòm hoành phải cao hơn
vòm hoành trái 5cm, siêu âm không ghi nhận dịch dưới hoành hay dịch màng phổi, ion ñồ sau phẫu thuật bình thường không có giảm kali máu (yếu tố có thể gây
yếu cơ hô hấp). Tình trạng bệnh nhân vẫn không cai máy ñược.Ngày hậu phẫu 4, bệnh nhân chụp CT scan ngực bụng ghi nhận vòm hoành phải cao, tất cả cơ
quan khác bình thường kết luật: liệt cơ hoành phải, chẩn ñoán phân biệt dãn cơ hoành phải., thuốc dùng sau phẫu thuật dùng tiếp Sulperazole, còn amikacin 4
ngày thì ngưng. Bệnh nhân ñược thở mode SIMV và tập cai máy nhưng không hiệu quả, mãi ñến ngày hậu phẫu 7, bệnh nhân ñược ngưng thở máy và rút nội khí
quản, sau rút bệnh nhân có thở gắng sức, thở bụng nhưng khí máu ñộng mạch tốt, sau ñó bệnh nhân thở dễ hơn, 04 ngày sau ngưng thở máy bệnh nhân ñược
chuyển trại, lúc chuyển trại chụp lại xquang tim phổi vòm hoành phải vẫn cao hơn vòm hoành trái, 1 tuần sau chuyển trại bn ñược xuất viện. Hai tháng sau xuất
viện chụp lại xquang tim phổi vòm hoành 2 bên bình thường.Nguyên nhân nào làm bệnh nhân liệt cơ hoành một bên?

Hình 1:
Chụp khi mới vào viện chưa phẫu
thuật

*

Bệnh viện Bình Dân

Địa chỉ liên lạc: BS.Lê Thị Hồng


ĐT: 0903904279
115


Hình 2
Chụp sau phẫu thuật 10h, 13h sau
phim chụp ñầu tiên, vòm hoàng P
nhô cao

Hình 3:
Chụp ngày hậu phẫu thứ 6
Vòm hoành P vẫn nhô cao.

Hình 4:
Chụp ngày hậu phẫu thứ 14
Sau khi ngưng thở máy 7 ngày.

116


Hình 5:
Chụp 2 tháng sau khi bệnh nhân
xuất viện.

BÀN LUẬN
Bệnh nhân này ngay sau phẫu thuật ñã không tự thở, vì không có kiểm tra xquang tim phổi ngay sau phẫu thuật nên không biết vòm hoành phải cao hơn trái khá
nhiều chính xác từ lúc nào (trên phim chụp trước phẫu thuật vòm hoành phải có cao hơn vòm hoành trái khoảng 2,5cm), phim ñược chụp 10h sau phẫu thuật
nghĩa là 13h sau khi bắt ñầu gây mê. Khi bệnh nhân suy hô hấp và thấy phim phổi bất thường của vòm hoành phải bệnh nhân này, ñiều ñầu tiên nghĩ ñến là: liệu
bệnh nhân có xẹp thùy dưới phổi phải? (biến chứng thường thấy sau phẫu thuật bụng?) áp xe dưới hoành ?( mặc dù ñiều này khó xảy ra ngay sau phẫu thuật),
liệu có tràn dịch thể dưới phổi? tất cả ñã loại trừ bằng siêu âm bụng và CT scan ngực, tập cai máy nhiều lần nhưng không hiệu quả, bệnh nhân ñược thở máy 07,

sau ñó tự thở, sau khi tự thở 4 ngày, chụp lại x quang tim phổi vòm hoành phải vẫn rất cao, 2 tháng sau chụp lại vòm hoành bệnh nhân trở lại bình thường, vì
bệnh nhân không ñến tái khám ñúng hẹn nên thật sự không biết chính xác bệnh nhân này phục hồi tình trạng cơ hoành từ lúc nào sau khi bệnh nhân xuất viện.
Những nguyên nhân gây liệt cơ hoành một bên(0):
Ung thư.
Idiopathic.
Tổn thương thần kinh hoành: do phẫu thuật, lạnh, thao tác vùng cổ, chọc tĩnh mạch vùng cổ, tổn thương lúc sinh.
Viêm thần kinh: viêm mạng thần kinh cánh tay. Nhiễm virus herpes zoster, viêm mạch máu.
Bất thường tủy sống hay hệ thần kinh trung ương: neuralgic amyotrophy, ñột quỵ, xơ cứng cột bên teo cơ.
Chèn ép thần kinh: spondylosis cột sống cổ, hạch bạch huyết chèn ép trung thất.
Nguyên nhân khác: tiểu ñường, ngộ ñộc carbonic, phẫu thuật bụng trên, ghép gan.
Từ những nguyên nhân trên trường hợp bệnh nhân này, bệnh lý gì gây tổn thương cơ hoành của bệnh nhân? Do hậu quả của phẫu thật, do liên quan ñến các thuốc
dãn cơ dùng trong gây mê? Do tiểu ñường? bệnh tự phát?do nhiễm trùng? Do bệnh lý về cơ?
Suy hô hấp cấp sau phẫu thuật thường gặp là: viêm phổi hít, xẹp phổi, viêm phổi, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, liệt và tổn thương thần kinh hoành, tắc ñộng
mạch phổi, ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ (obstructive sleep apnea). Biến chứng tổn thương thần kinh hoành thường gặp ñối với phẫu thuật tim, chủ yếu do dùng
dung dịch lạnh làm liệt tim. Tổn thương thần kinh hoành, thường thường bên trái xảy ra khoảng 10% bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu ñộng mạch vành(0).Tổn
thường thần kinh hoành cũng ñược thấy trong phẫu thuật thay van tim, cắt bỏ huyết khối nội mạc ñộng mạch phổi, ghép phổi(0).
Biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng trên, thường ñược diễn tả suy tạm thời chức năng cơ hoành sau phẫu thuật mà không do tổn thương về cấu trúc,mà do phản
xạ ức chế sự co bóp cơ hoành(0).Trong phẫu thuật bụng trên, có thể gây giảm hoạt ñộng cơ hoành. Sự giảm hoạt ñộng cơ hoành thường tối ña trong khoảng 28giờ sau phẫu thuật, quay trở lại bình thường 24h sau, chính sự giảm này góp phần xẹp thùy dưới phổi, vòm hoành cao 2 bên, và các biến chứng hô hấp khác.
Nhiều yếu tố góp phần rối loạn chức năng cơ hoành sau phẫu thuật bụng trên. Thứ nhất ñường ra thần kinh hoành có thể bị ức chế bởi sự kích thích của ñường
hướng tâm nội tạng suốt phẫu thuật.Thứ hai, ñau gây ra giảm hít vào tối ña làm giảm thể tích phổi(0) . Chưa thấy ghi nhận nào liệt cơ hoành một bên ngay sau
phẫu thuật bụng trên, có thể thấy sau phẫu thuật tim (phẫu thuật ngực)(0,0). Phẫu thuật ngực, có thể gây tổn thương thần kinh hoành như phẫu thuật tim(0).
Bệnh nhân này có sẵn các bệnh về cơ? Chưa ghi nhận và không có biểu hiện nào của bệnh nhược cơ, xơ cứng cột bên teo cơ. Bệnh cơ có thể ñược gây ra bởi
nhiều yếu tố, như bất ñộng, rối loạn chuyển hóa và ñiều trị nhiều thứ thuốc, bênh nhân suy ña cơ quan nhận thông khí cơ học trong nhiều ngày(0).
Một trong những thuốc gây rối loạn chỗ nối thần kinh cơ là kháng sinh nhóm aminoglycoside(0), bệnh nhân này ñược dùng amikacin trước phẫu thuật và sau phẫu
thuật 3 ngày, sau khi biết kháng sinh này có thể gây rối loạn chỗ nối thần kinh cơ, nên ñã cho ngưng dùng.Có phải do tác dụng cộng hưởng của thuốc amikacin
làm rối loạn chức năng chỗ nối thần kinh cơ cùng với rocuronium và cơ ñịa tiểu ñường trên bênh nhân phẫu thuật bụng trên góp phần làm bệnh nhân liêt cơ
hoành một bện? Chưa thấy tài liệu nào ghi nhận, nhưng ở bệnh nhân này loại trừ hoàn toàn ? có thể không, các yếu tố trên có thể ñóng vai trò góp phần.
Neuralgic amyotrophy là bệnh thần kinh ít gặp bao gồm thân trên của mạng thần kinh cánh tay và ñôi khi thần kinh hoành cũng bị.Bệnh luôn luôn theo sau một
biến cố như nhiễm trùng hay phẫu thuật, ñau gây phá hủy axonal mà dẫn ñến yếu và teo cơ(0). Trường hợp này, nhiễm trùng ñường mật không nhiều, ñau ñể gây
phá hủy axonal ít nghĩ ñến.

Tổn thương thần kinh hoành dẫn ñến liệt cơ hoành có thể xảy ra với chấn thương, bướu ác tính trung thất, herpes zoster, bạch hầu, bệnh Lyme, suy dinh dưỡng,
nghiện rượu, tiểu ñường, ngộ ñộc chì, viêm mạch máu, hội chứng Guillain Barre, neuralgic amyotrophy(0).
Trong nguyên nhân gây tổn thương thần kinh hoành có ghi nhận bệnh tiểu ñường là một trong những nguyên nhân có thể, nhưng phẫu thuật bụng ở bệnh nhân
tiểu ñường ñã có trường hợp nào gây suy hô hấp do liệt cơ hoành một bên thì chưa thấy có bất kỳ báo cáo nào.Tiểu ñường góp phần liệt thần kinh hoành một bên
khi bệnh nhân phẫu thuật bụng trên? Chưa có ghi nhận nào về vấn ñề này.
Có phải ở bệnh nhân này do biến chứng hô hấp ngay sau gây mê? Những biến chứng hô hấp ngay sau gây mê có thể là: giảm thông khí hoặc tăng thông khí, và
có thể do sự phục hồi chưa hoàn toàn từ các thuốc ức chế thần kinh cơ và ñau là những yếu tố làm thông khí kém.Sự phục hồi chưa hoàn toàn thuốc giãn cơ có
thể chẩn ñoán bằng yếu cơ toàn thân như không có khả năng nâng ñầu khỏi giường, thở rocking – boat (lồng ngực xẹp và bụng phình lên trong thì hít vào do cơ
hoành ñẩy xuống khi hít vào) có thể do yếu cơ liên sườn do một phần tác dụng của thuốc dãn cơ(0,0,0,0,0). Trường hợp bệnh nhân này vì thở máy nên không ñánh
giá tình trạng nâng ñầu khỏi giường, nhưng tứ chi bệnh nhân không yếu. Có phải do hậu quả còn lại cơ? Thuốc dãn cơ dùng ở bệnh nhân này là thuốc dãn cơ
không khử cực tác dụng trung bình, có thời gian tác dụng 2-3 phút, tác dụng duy trì 20 phút, không ảnh hưởng lên huyết ñộng. Thuốc opoid dùng ở bệnh nhân
này là fentanyl có tiềm năng tác dụng 100 lần so với morphin, có thời gian bán hủy là 3,1 – 6,6h, không gây ảnh hưởng trên cơ hoành(0).Thuốc gây mê hít
servoflurane không ảnh hưởng lên cơ hoành.Thuốc gây mê không opiod: propofol dùng với mục ñích an thần, tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ huyết áp,
nhưng có thể gây ức chế hô hấp nặng ñặc biệt dùng với narcotic tĩnh mạch(0). Bệnh nhân này ñược dùng midazolam, fentanyl, propofol và servofluran, tất cả
thuốc trên có góp phần liệt cơ hoành ? không có bằng chứng vì thận và gan bệnh nhân tương ñối bình thường với lại liều dùng không có quá liều, nếu có không
thể có hậu quả làm liệt cơ hoành khá lâu. Với lại, sự phục hồi không hoàn toàn của chức năng thần kinh cơ có thể làm suy hô hấp và suy chức năng ñường thở
trên ở giai ñoạn ngay sau gây mê. Những biến chứng về hô hấp ngay sau gây mê là không thường thấy và một nghiên cứu lớn ghi nhận tần xuất này là 1,3-6,9%
Tác dụng còn lại của thuốc dãn cơ dùng trong lúc phẫu thuật ít ñược ghi nhận, những hậu quả của nó có thể: tắc nghẽn ñường thở trên, phục hồi chức năng hô
hấp không ñủ, giảm sự ñồng bộ hầu làm tăng nguy cơ của hít và suy sự ñáp ứng với thông khí, giảm oxy máu từ trung bình ñến nặng, suy hô hấp( thở > 20 lần/
phút, co kéo cơ thở phụ), không có khả năng thở sâu; phải ñặt lại nội khí quản..Đa số những biến cố này xảy ra suốt 5-15 phút ñầu ngay sau khi nhập phòng săn
sóc sau gây mê. Nghiên cứu 7459 ca gây mê toàn thể trong môt năm, ghi nhận 61 biến cố về hô hấp không thấy ghi nhận trường hợp nào liệt cơ hoành một bên(0).
Tác dụng phụ của thuốc dãn cơ: thuốc dãn cơ tác dụng chủ ở màng sau synape của chỗ nối thần kinh cơ, vì vậy nếu bệnh nhân có sẵn bệnh nền thần kinh cơ sẽ
gây ñáp ứng bất thường khi dùng thuốc dãn cơ(0,0), diễn biến xấu xảy ra khi bệnh thuộc về cơ của bệnh nhân không ñược chẩn ñoán trước phẫu thuật. Những bệnh
thần kinh cơ như nhược cơ, hội chứng nhược cơ như bệnh Eaton- Lambert hay bệnh myotonia dystrophy, teo cơ duchenn.Lưu ý thời gian tác dụng thuốc dãn cơ
khác nhau nhiều,ở người già do sư gia tăng tính nhạy cảm và sự thải trừ thuốc khỏi cơ thể kém..
Có phải do tác dùng còn lại của rocuronium? Có nhiều yếu tố góp phần kéo dài thời gian tác dụng của rocuronium ở bệnh nhân này. Thứ nhất bệnh
nhân già, rocuronium tác dụng kéo dài ờ bệnh nhân già(0). Thứ hai sự khác nhau trong thời gian tác dụng của rocuranium rất lớn.Thứ ba sự thải trù thuốc chủ yếu
qua ñường mật và xơ gan kéo dài thời gian tác ñộng của thuốc và cuối cùng tác dụng của rocuronium kéo dài khi thuốc này dùng cùng với thuốc gây mê hít

117



servoflurane(0,0,0,0,0). Nhiều yếu tố góp phần kéo dài tác dụng thuốc dãn cơ bao gồm gene, tuổi, rối loạn chức năng cơ quan, phái nữ và dùng thuốc gây mê hít. ñối
với rocuronium sự gia tăng sự nhạy cảm với thuốc thường gặp bệnh nhân già, chức năng gan giảm, nữ và dùng servofluran(0) Trên bệnh nhân này có phải thuốc
dãn cơ rocuronium là nguyên nhân gây tổn thương cơ hoành một bên? Bệnh nhân này già, thuốc dãn cơ kéo dài tác dụng?: ñúng; liều: bn khỏang 60kg, chích
30mg liều khoảng 0,5mg/kg (liều ñược phép:0,6mg/kg). Do ảnh hưởng của rocuronium? Có thể không phải là nguyên nhân chính, nhưng có thể là yếu tố góp
phần vì lẽ trước phẫu thuật bệnh nhân hoàn toàn có cơ hoành bình thường, ngay sau phẫu thuật ñã ghi nhận tổn thương cơ hoành, nhưng có ñiều nếu chỉ do
rocuronium thì bệnh nhân không thở máy ñến 01 tuần sau phẫu thuật.
Thông khí cơ học ( thở máy) cũng có thể dẫn ñến thải và tổn thương cơ hô hấp, chẩn ñóan thở máy gây rối loạn chức năng cơ hoành khi nào bệnh nhân thở máy
lâu, bệnh nền ñã ổn ñịnh, nhưng không thể cai máy ñược(0), trường hợp bệnh nhân này, ngay sau phẫu thuật ñã không tự thể thì không thể nào do thở máy gây ra.
Bệnh nhân này không có chọc tĩnh mạch dưới ñòn, không ghi nhận về bệnh lý cột sống cổ rước ñó, ñặt nội khí quản lúc phẫu thuật dễ (không có ngửa cổ tối ña
)nghĩa là ở bệnh nhân này tổn thương cơ hoành không do chấn thương hay bệnh lý cột sống cồ, bằng chứng có ñược cũng không do ung thư.
Triệu chứng liệt cơ hoành một bên: liệt cơ hoành một bên thường không có triệu chứng(0), nếu không có bệnh lý ở phổi thường không có triệu chứng lúc nghĩ,
nhưng có thể có khó thở khi gắng sức.
Các phương tiện chẩn ñoán liệt cơ hoành: xquang lồng ngực, ño ñộ chênh áp xuyên cơ hoành, test chức năng phổi lúc nằm và ngồi, ñiện cơ học cơ hoành, “sniff”
fluoroscopy. Chẩn ñoán: kiểm tra liêt cơ hoành một bên trên x quang tim phổi là ít có giá trị bởi vì thiếu tính nhạy cảm và chuyên biệt. Soi dưới màng huỳnh
quang thấy cứng cơ hoành một bên là phương tiên chẩn ñoán liêt cơ hoành một bên ( fluoroscopy bộc lộ chuyển ñộng nghịch thừơng bên cơ hoành bị ảnh hưởng
khi bênh nhân hít vào tối ña cũng không thấy cơ hoành hạ xuống “sniff”), còn tiêu chuẩn vàng ñể xác nhận tổn thương thần kinh hoành là test ñiện sinh lý dùng
kích thích thần kinh hoành xuyên qua da ghi ñiện cơ –cơ hoành(0,0,0,0).
Về ñiều trị: Ở bệnh nhân liệt cơ hoành một bên, áp lực hít vào tối ña giảm khoảng 60% và áp lực xuyên cơ hoành khoảng 40%. Đa sồ bệnh nhân liệt cơ hoành
một bên vẫn duy trì thông khí ñủ do sự gia tăng còn bù trong ñường ra vận ñộng ñến cơ liên sườn và gia tăng xung ñộng ñến nữa cơ hoành còn lại.Tuy nhiên có
khoảng 20% bệnh nhân liêt cơ hoành môt bên có giảm thông khí. Điều trị bệnh nhân suy hô hấp do rối loạn chức năng cơ hoành là ñiều trị hỗ trợ,thời gian phục
hồi thường 6-9 tháng. Liệt cơ hoành một bên ít khi ñe dọa mạng sống, một số nhà nghiên cứu nhưng không phải tất cả, báo cáo cai máy khó 2-3 ngày sau phẫu
thuật ngực. Liệt cơ hoành một bên ít khi ñe dọa mạng sống, nó chỉ làm khó cai máy trong 2-3 ngày ñầu sau phẫu thuật.
Liệt cơ hoành một bên thường tiên lượng tốt, những bệnh liệt cơ hoành idiopathic tiên lượng khác nhau(0).
Sau khi lược lại tất cả nguyên nhân, có thể bệnh nhân bị liệt cơ hoành idiopathic, kết hợp thêm các yếu tố tiểu ñường, phẫu thuật bụng trên, sự thải trừ thuốc dãn
cơ có thể chậm do tuổi bệnh nhân lớn làm cho suy hô hấp bệnh nhân kéo dài vì liệt cơ hoành một bên ít khi bệnh nhân phải thở máy. Và về chẩn ñoán, trên bệnh
nhân này chỉ có dựa trên vòm hoành phải cao hơn, chụp CT scan xác nhận không xẹp thùy dưới phổi phải, không áp xe dưới hoành. Vì ñộ nhạy của vòm hoành
cao trên x quang không cao, ñể chẩn ñoán liệt cơ hoành chính xác hơn nên ño ñộ chèn áp xuyên cơ hoành, ño ñiện cơ hoành, nhưng ñiều này chưa có nơi nào ở
thành phố hồ chí minh làm, hoặc dể dàng nhất là sniff fluoroscopy, nhưng vì bệnh nhân thở máy nên không thực hiện ñược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barone P.Claudia. Pablo S.Carmelita, Barone W.Gary. Posanesthetic care in the Critical care unit. Critical Care Nurse 2004; 24: 38-45.
Claudius C, Karacan H and Viby-Mogensen J. Prolongd residual paralysis after a Single intubating dose of rocuronium. Br. J. Anaesth 2007; 99: 514-517.
Cook William, Chapman Jeffrey. A 62- year-oldman with sudden onset of orthopnea and left shouder weakness and pain. Cleveland clinic of journal: 2003; 70:
66-71.
Daniil D.Zoe, Malageri Katherina, Kaposi E.George. An unusual cause of dyspnea in a 77- year –old man. Chest 2004; 125:770-774.
Grippi A.Michael. Acute respiratory failure in the surgical patient. Manual of Pulmonary diseases and disorders, page 1034-1043.
Hunter J.M. Adverse effect of neuromuscular blocking drugs. Br.J. Aneaesth 1987; 59: 46-60.
Hunter M.Jennifer. New neuromuscular blocking drugs. Nejm 1995; 25:1691-1699.
Jin F. and Chung F. Minimizing perioperative adverse events in the eldery. Br J Anaesth 2001; 87: 608-624.
Katagiri Hisako, Katagiri Masato, Kieser Teresa. Diaphragmfunction during sighs in awake dogs after laparatomy. Am J Respir Crit Care Med 1998; 157:10851092
Kumar Neera, Folger W.Neath and Bolton F.Charles. Dyspnea as the predominant manifestation of bilateral phrenic neuropathy. Mayo Clin Proc: 2004; 79:
1563-1565.
Laghi Franco and Tobin J. Martin. Disorder of the respiratory muscles. Am.J Respir Criti Care Med: 2003; 168: 10-48.
Murphy S. Glenn, Szokol W.Josepth., Frankin Mark, Marymont H. Jesse. Postanesthesia care unit recovery times and neuromuscular blocking drugs: A
prospective study of orthopenic surgical patients randomized to receive pancuronim or rocuronium. Anesth Analg 2004; 98:193-200.
Murphy S. Glennn., Szokol W.Josept, Marymont H. Jesse, Greenberg B. Stevent Residual neuromuccular blockade and critical respiratoryevents in the
postanesthesia care unit. Anesth Analg 2008; 107:130-137.
Steier J, Jolley J.C, Kaul.S and Moxham. Sleep-disordered breathing in unilateral diaphradm paralysis or sevre weakness. European Respiratory Journal: 32:
1479-1487.
Vassilakopoulos Theodoros and Petrof. J. Basil Ventilator – induced diaphragm dysfuncion. Am.J Respir Criti Care Med: 2004; 169: 336-341.
Wicklund A.Richard, Rosenbaun Stanley. Anesthesiology. Nejm; 1996.

118



×