Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài giảng Đại cương ung thư (Ung thư dạ dày - Ung thư gan) - BS. Nguyễn Đức Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 61 trang )

Đại cương ung thư
Ung thư gan
Ung thư dạ dày
BS NGUYỄN ĐỨC LONG


Đại cương ung thư


I. ĐỊNH NGHĨA
Trong thời đại ngày nay, dù khoa học đã có những 
tiến bộ vượt bậc đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học phân 
tử, tuy nhiên để định nghĩa bệnh ung thư là gì vẫn không 
dễ dàng. 
Tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa ung thư như là 
quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thoát ra khỏi sự 
kiểm soát, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân 
lên. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy 
các tổ chức chung quanh. Đồng thời chúng di trú và đến 
phát triển nhiều cơ quan khác nhau và hình thành nên di 
căn, cuối cùng ung thư gây tử vong


I. ĐỊNH NGHĨA
Cuối cùng ung thư gây tử vong do: 
­ Các biến chứng cấp tính như: Xuất huyết ồ ạt, chèn ép 
não, ngạt thở. 
­ Tiến triển nặng dần tiến đến rối loạn chức năng của các 
cơ quan do khối di căn như thiểu năng hô hấp, suy chức 
năng gan thận.
 ­ Sự thoái triển dần dần, kéo dài dẫn đến suy kiệt và cuối 


cùng bệnh nhân tử vong.


II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ 

 
Mỗi vị trí ung thư 
có các triệu chứng phát 
hiện khác nhau, tuy nhiên 
mọi triệu chứng phát 
hiện đều xuất phát từ 
sinh lý bệnh học, đặc 
biệt là sự phát triển đặc 
trưng của mỗi loại khối 
u. 


II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ 
Khi các triệu chứng đã 
xuất hiện rõ, thầy thuốc nên thực 
hiện một số thủ tục chẩn đoán:
 + Thực hiện chẩn đoán càng sớm 
càng tốt, thăm khám và thực hiện các 
thủ thuật tránh gây đau đớn, lo âu 
cho bệnh nhân. 
+ Nhanh chóng sinh thiết khối u để 
có chẩn đoán xác định về giải phẫu 
bệnh.
+ Yêu cầu kiểm tra về lâm sàng và 
cận lâm sàng để đánh giá ung thư 

đang tiến triển tại chỗ hay đã di căn 
xa.


II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ 
Khi các triệu chứng đã xuất 
hiện rõ, thầy thuốc nên thực hiện 
một số thủ tục chẩn đoán:
+ Chẩn đoán chính xác giai đoạn 
bệnh. 
+ Kiểm tra lại chẩn đoán nhanh và 
chính xác để quyết định phương pháp 
điều trị thích hợp nhất. 
Chẩn đoán chậm dẫn đến điều trị 
chậm và bệnh nhân mất đi cơ hội 
điều trị khỏi bệnh, kết quả điều trị 
cũng xấu đi.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
1. Điều trị phẫu thuật :
Trong một thời gian dài phẫu thuật được xem là 
phương pháp duy nhất để điều trị ung thư và đến nay nó 
vẫn còn được xem là hòn đá tảng trong điều trị ung thư 
hiện đại. 
Những nguyên tắc chung trong phẫu thuật ung thư: 
+ Phải thảo luận phương pháp điều trị đa mô thức trước khi 
phẫu thuật (thường là hội chẩn với các bác sĩ xạ trị và hóa 
trị).

+ Tường trình rõ ràng biên bản phẫu thuật


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
1. Điều trị phẫu thuật :
Các ưu điểm của phẫu thuật ung thư: 
+ Các loại u ác tính không có sự đề kháng sinh học đối với kỹ 
thuật ngoại khoa. 
+ Phẫu thuật không có tác dụng có tiềm năng sinh ung thư. + 
Phẫu thuật có khả năng điều trị một số lớn ung thư giai 
đoạn tại chỗ và tại vùng. 
+ Phẫu thuật cho phép đánh giá mức độ xâm lấn của khối u 
cũng như xác định đặc tính mô học của khối u làm cơ s cho 
xếp loại và chỉ định điều trị. 


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
1. Điều trị phẫu thuật :
Các nhược điểm của phẫu thuật ung thư: 
+ Phẫu thuật có thể có các biến chứng đe dọa đến tính mạng 
bệnh nhân hoặc làm mất chức năng sinh lý một số cơ quan. 
Bác sĩ phẫu thuật cần cân nhắc mức độ rộng của phẫu 
thuật để tránh tổn thương những cơ quan quan trọng và đó 
là một trong những nguyên nhân thất bại của phẫu thuật. 
+ Những tổn thương ác tính đã vượt qua giai đoạn tại chỗ và 
tại vùng thì vai trò của phẫu thuật không còn phù hợp. 



III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
1. Điều trị phẫu thuật :
Các loại phẫu thuật gồm 
+ Phẫu thuật để chẩn đoán 
+ Phẫu thuật triệt căn 
+ Phẫu thuật giới hạn Ví dụ : Phẫu thuật cắt một phần 
vú. 
+ Phẫu thuật làm giảm thể tích khối u 
+ Phẫu thuật thám sát 
+ Phẫu thuật tái phát và di căn 
+ Phẫu thuật triệu chứng 
+ Phẫu thuật tái tạo 
+ Phẫu thuật giảm đau 


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
2. Điều trị tia xạ 
Điều trị tia xạ là sử dụng tia bức xạ ion hóa để điều trị 
ung thư, là phương pháp điều trị thứ 2 sau phẫu thuật đã 
được áp dụng hơn 100 năm nay. 
Trong thời đại ngày nay điều trị tia xạ đã có những tiến 
bộ vượt bậc đặc biệt,các quang tử và âm điện tử năng 
lượng cao ngày được sử dụng nhiều hơn, kỹ thuật tính liều 
và điều trị ngày càng tinh vi hơn. 


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 

2. Điều trị tia xạ 
Với sự phát triển các kiến thức sâu về vật lý phóng xạ, 
sinh học phóng xạ cùng với việc phát triển hệ thống vi tính 
trong lập kế hoạch điều trị đã làm cho điều trị tia xạ chính 
xác hơn, hiệu quả điều trị được tăng lên đáng kể góp phần 
chửa khỏi hơn 50% số ca ung thư mới được chẩn đoán.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
3. Điều trị hoá chất 
Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thư đã có thể cho di căn, 
do đó các phương pháp điều trị tại chỗ và tại vùng như phẫu 
thuật và xạ trị thường không mang lại hiệu quả. Sử dụng 
các thuốc điều trị ung thư đặc biệt là các hóa chất chống ung 
thư có thể ngăn chặn được tiến triển của ung thư.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
3. Điều trị hoá chất 
Các chỉ định của hóa trị ung thư: 
Hóa trị gây đáp ứng áp dụng đối với các loại ung thư đã giai 
đoạn muộn. 
Hóa trị hỗ trợ sau khi điều trị phẫu thuật, tia xạ các ung thư 
đang còn tại chỗ và tại vùng. 
Hóa trị tân hỗ trợ (neoadjuvant chemotherapy) hóa trị được thực 
hiện trước khi điều trị tại chỗ và tại vùng.



III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
3. Điều trị hoá chất 
Các chỉ định của hóa trị ung thư: 
Hóa trị tại chỗ: nhằm mục đích làm tăng nồng độ thuốc tại 
khối u bằng cách bơm thuốc vào các xoang, hốc của cơ thể 
hoặc bơm thuốc trực tiếp vào động mạch nuôi khối u. 
Chỉ định điều trị hóa trị còn dựa vào nhiều yếu tố như giai đoại 
bệnh, loại bệnh học, tuổi của bệnh nhân, các phương pháp 
đã được điều trị trước đó.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG 
THƯ HIỆN NAY 
4. Các phương pháp điều trị khác:
 Ngoài các phương pháp điều trị chính nêu trên còn nhiều 
phương pháp điều trị khác được nghiên cứu trong những 
năm gần đây. 
4.1. Điều trị miễn dịch: có 2 loại chính Miễn dịch thụ động 
không đặc hiệu: Interferon và interleukin Miễn dịch chủ 
động không đặc hiệu: Bơm BCG vào trong bàng quang 
4.2. Điều trị ung thư hướng đích (Targeted cancer therapy)


Ung thư gan


I. Đại cương Ung thư gan
Là một bệnh ác tính của gan do sự tăng sinh ồ ạt tế bào 
gan hoặc tế bào đường mật gây hoại tử và chèn ép trong gan. 

Nguyên nhân ung thư gan chưa rõ.


1. Sự thường gặp:
­ Theo Tổ chức y tế thế giới (1988) K gan là 1 trong 8 
ung thư phổ biến nhất thế giới, mỗi năm có thêm 
250.000 mới.
­ Theo địa lý:
+ Các nước có tần suất thấp, tỷ lệ 1­3/100.000 dân là 
các nước Bắc Âu Tây Âu, Canada, Mỹ, úc.
+ Các nước có tần suất trung gian tỷ lệ là 10­12/100.000 
dân, gấp 5­10 lần nơi tần suất thấp. Đó là Nhật Bản và 
nhiều nước vùng quanh Địa trung hải.
+ Khu vực tần suất cao, như châu á (Trung Quốc, Đài 
Loan, Hồng Kông, Indonexia, Philipin, Việt Nam).


2. Nguyên nhân bệnh sinh:
Cho đến nay chưa rõ nguyên nhân của UTG, người ta mới chỉ 
nói tới các yếu tố nguy cơ (Risk­ Factors), đó là:
2.1. Các bệnh gan mạn tính:
­ Xơ gan hoại tử sau viêm gan virut 15­ 20% ung thư hóa.
­ Xơ gan do dinh dưỡng có 1% ung thư hóa.
­ Các nước phương tây xơ gan phần lớn do rượu (ở Pháp 80% 
xơ gan do rượu) ung thư xảy ra chủ yêu ở các trường hợp 
xơ gan do rượu.


2. Nguyên nhân bệnh sinh:
2.2. Các bệnh viêm gan do virut

2.3. Độc tố Aflatoxin của nấm mốc (AF):
2.4. Các yếu tố nguy cơ khác.
a. Rượu: là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh gan mạn 
tính như xơ gan, viêm gan mạn...
b. Yếu di truyền
c. Độc chất dioxin
d. Các yếu tố nguy cơ khác
­ Chế độ ăn mất cân đối, thiếu đạm kéo dài.
­ Nhiễm sắt huyết thanh (Hemochromatose).
­ Dùng thuốc tránh thai kéo dài.
­ Giống người.


II. Triệu chứng học
1. Giai đoạn khởi phát: 
Một vài triệu chứng gợi ý:
­ Rối loạn tiêu hóa nhẹ: ăn ít, chậm tiêu hoặc ăn nhiều mà 
không béo lại gầy đi.
­ Tức nặng hoặc hơi đau hạ sườn phải, đây là triệu chứng 
sớm, nhưng ít được chú ý tới.
­ Gầy sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
­ Tình cờ sờ thấy khối u vùng HSP, toàn trạng vẫn bình 
thường, vì có khối u nên đi khám bệnh.


II. Triệu chứng học
2. Giai đoạn toàn phát:
a. Triệu chứng cơ năng.
­ Rối loạn tiêu hóa: bụng bắt đầu chướng to lên, sau ăn thấy 
tức bụng, đầy hơi, đôi khi buồn nôn và nôn.

­ Mệt mỏi tăng nhiều, không lao động được, gầy sút cân 
nhanh (5 ­ 6kg/1 tháng).
­ Đau tức vùng HSP, có khi đau dữ dội như cơn đau quặn 
gan nhưng thường xuyên liên tục hơn.


II. Triệu chứng học
2. Giai đoạn toàn phát:
b. Triệu chứng thực thể.
­ Gan to: 
Sờ thấy dưới HSP 2 ­ 3 cm hoặc 7 ­ 9 cm, thậm chí to 
choán gần hết ổ bụng. 
Trên mặt gan có những u cục cứng một hoặc nhiều cục 
to nhỏ không đều. Nếu u to >3 cm thì khi nghe có thể thấy 
T4 (ít gặp), nhưng nếu có T4 thì có ý nghĩa chẩn đoán là ổ 
UTG. Gan to, cứng như đá. 
Bờ tù hoặc ghồ ghề ấn vào đau tức nhẹ hoặc không đau 
còn di động theo cơ hoành, nhưng hạn chế.


×