Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.8 KB, 1 trang )
Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời
Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta năm 1858 và dưới ách thống trị của chúng ngót một
thế kỷ, nhân dân ta không cam chịu nô lệ đã liên tiếp vùng dậy cầm vũ khí để giải phóng dân tộc.
Dưới đây là một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp quan trọng nhất trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra
đời.
1. Khởi nghĩa Trương Định (1859 – 1864)
Năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Trương Định tổ chức nghĩa quân chống giặc ở Gò Công,
Tân An, được triều đình Huế giao chức Lãnh binh. Năm 1862, vua quan nhà Nguyễn hàng giặc, ra lệnh giải
binh, nhưng Trương Định cương quyết kháng Pháp đến cùng, được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại
nguyên soái. Ngày 20/8/1864, Trương Định bị thương nặng đã rút gươm tự sát. Con trai là Trương Quyền
tiếp tục chiến đấu đến năm 1867.
2. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)
Năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu
Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), rồi lập căn cứ kiên trì chống giặc
khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, bị giặc bắt và đưa đi hành hình, ông đã hiên
ngang nói thẳng vào mặt chúng:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam
đánh Tây”.
3. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
Năm 1886, Đinh Công Tráng cùng một số văn thân, thổ hào yêu nước: Phạm Bành, Nguyễn Khế, Hà Văn
Mao, Cầm Bá Thước... lập chiến khu ở Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa) tổ chức chống giặc, gây cho chúng
nhiều thiệt hại. Năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại.
4. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1889)
Nguyễn Thiện Thuật (tức Tân Thuật) dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ kháng Pháp ở Bãi Sậy (thuộc hai
huyện Văn Giang và Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũ), suốt mấy năm trời kiên trì đánh du kích tiêu hao, diêu
diệt địch. Đến năm 1889, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
5. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892)
Tống Duy Tân cùng với Cao Điền dựng cờ khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh (Thanh Hóa) cùng lúc với cuộc khởi
nghĩa Phạm Bành, Đinh Công Tráng... Sau khi nghĩa quân Ba Đình bị tan rã, Tống Duy Tân tạm thời giấu
lực lượng rồi lánh sang Trung Quốc. Năm 1888, ông trở về Thanh Hóa, tổ chức lại nghĩa quân, xây cứ
điểm, đánh địch sáu năm ròng, lập nhiều chiến công. Năm 1892, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tống Duy Tân