Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIÁO VIÊN CÓ THỂ THOÁT KHỎI SGK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.15 KB, 3 trang )

Giáo viên có thể thoát ly sách giáo khoa [Ngày: 8/18/2009,BBT,Lần đọc:2889 ]

TT - Bộ GD-ĐT sẽ ban hành bộ tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với cả
bậc giáo dục tiểu học và trung học. Trong đó có việc giáo viên không cần dạy hết
những gì trong sách giáo khoa.
Trao đổi với
Tuổi Trẻ
xung quanh việc này, ông Nguyễn Hải Châu, phó vụ trưởng Vụ
Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, cho biết:
- Sách giáo khoa được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-
ĐT. Chương trình cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy
học, nhưng chỉ nêu khái quát, mang tính tương đối. Những giáo viên có trình độ khá,
giỏi thì không cần đến hướng dẫn cũng có thể xác định đúng chuẩn tối thiểu trong
chương trình để bám sát vào đó dạy học.
Nhưng có nhiều giáo viên còn thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn
tối thiểu dẫn đến việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu cho những đối tượng học sinh (HS)
có trình độ nhận thức trung bình, dưới trung bình. Điều này gây tâm lý HS bị nhồi nhét
kiến thức, bị quá tải.
Ở các địa phương khó khăn, tình trạng “dạy quá chuẩn tối thiểu” có thể thấy rõ. Chính
vì vậy Bộ GD-ĐT phải ban hành bộ tài liệu hướng dẫn - đó là yêu cầu tối thiểu HS cần
phải đạt được. Giáo viên tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác
nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức
độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình.
* Như vậy có nghĩa giáo viên không cần thiết phải dạy hết những gì trong sách giáo
khoa viết, HS cũng có thể học theo nội dung giảng dạy và yêu cầu của giáo viên mà vẫn
đủ điều kiện để đạt yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá?
- Đúng vậy, sách giáo khoa có thể xem là nguyên liệu minh họa cho chương trình, nó
phủ lên chương trình. Nhưng từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT không hề chỉ đạo giáo viên
phải dạy hết những nội dung trong sách giáo khoa viết, mà cả việc dạy học cũng như
kiểm tra, đánh giá đều phải bám sát chương trình. Tình trạng giáo viên dạy ôm đồm tất
cả những gì ở sách giáo khoa là do giáo viên chưa hiểu sâu yêu cầu chương trình, do


chất lượng tập huấn giáo viên dạy chương trình mới không đạt hiệu quả và cán bộ quản
lý giáo dục các cấp không hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho giáo viên khi triển khai
chương trình - sách giáo khoa mới. Giáo viên hiểu chưa đúng thì HS cũng như vậy.
Ông Nguyễn Hải
Châu - Ảnh: T.V.Hà
Với hướng dẫn mới, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử
dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài
chương trình. Giáo dục căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể
đối với HS trong quá trình học tập.
Giờ sinh học với bảng tương tác thông minh tại Trường
THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
* Vậy việc kiểm tra, đánh giá HS có thay đổi để phù hợp không? Dạy học theo chuẩn tối
thiểu và dạy học tùy theo đối tượng HS khác nhau liệu có khiến HS bị bỏ sót kiến thức
khi tham gia các kỳ thi quốc gia? Làm thế nào để HS không quá tải nhưng vẫn có thể
đạt yêu cầu ở những kỳ thi, kiểm tra mang tính chọn lọc, phân loại?
- Đề thi trước và nay vẫn được ra theo nội dung nằm trong chương trình phổ thông.
Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong
chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác
nhau về mức độ. Vì thế không lo việc bỏ sót kiến thức khi đi thi.
HS trung bình để đạt yêu cầu trong những kỳ thi nhằm kiểm tra việc hoàn thành
chương trình học của HS (thi tốt nghiệp THPT) phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong
quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi mang tính phân loại, chọn lọc
cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng
kiến thức, sáng tạo).
Sẽ không cho điểm một số môn học
Ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT
đang xây dựng quy định đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực đối với HS tiểu học.
Theo đó việc đánh giá, xếp loại học lực của HS căn cứ việc đánh giá bằng cho
điểm kết hợp nhận xét ở các môn toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử, địa lý, tiếng
nước ngoài, tiếng dân tộc, tin học.

Đối với các môn đạo đức, tự nhiên - xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công, thể dục
(lớp 1, 2, 3) và đạo đức, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật, thể dục (lớp 4, 5) không
cho điểm mà chỉ đánh giá bằng nhận xét (quá trình học tập và xác nhận việc hoàn
thành của HS).
Thí điểm dạy các môn toán, lý, hóa bằng tiếng Anh
Năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai việc xây dựng mạng lưới trường
THPT chất lượng cao trên toàn quốc. Các trường này sẽ là nòng cốt và đi đầu
trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mới. Cụ thể, một số trường THPT
chuyên trong số 74 trường chuyên trên toàn quốc sẽ thí điểm thực hiện chương
trình học hai buổi/ngày (hiện cả nước mới chỉ có 4% trường trung học tổ chức học
hai buổi/ngày), tăng cường số tiết tiếng Anh (tám tiết/tuần), thí điểm dạy các môn
toán, lý, hóa bằng tiếng Anh.
* Thầy Lê Ngọc Điệp (trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM):
Tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bộ hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng bậc tiểu học đã được biên
soạn từ năm trước. TP.HCM đã vận dụng chuẩn này trong kiểm tra học kỳ. Giáo
viên sẽ đảm bảo cho HS nắm bắt kiến thức kỹ năng từ chuẩn trở lên, chuẩn này
không quá khó đối với đối tượng HS TP.HCM.
Tuy nhiên, giáo dục tiểu học không chỉ dạy chữ, sở chủ trương không nâng cao,
mở rộng kiến thức so với chuẩn. Nếu giáo viên mở rộng kiến thức nhưng không
biết chừng trẻ sẽ rất khổ. Thay vào đó, các trường sẽ dành thời gian tăng cường
tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn kỹ năng cho HS.
* Cô Phạm Thị Huệ (hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM):
Cần thay đổi cách đánh giá giờ giảng giáo viên
Tôi chưa được tiếp cận bộ hướng dẫn giảng dạy theo chuẩn mới. Nhưng theo tôi,
sách giáo khoa hiện quá nặng. Nếu bộ chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ lần này có
thể giới hạn chuẩn đối với từng đối tượng HS, lược bớt kiến thức chương trình là
quá hay! Căn cứ theo đó, giáo viên sẽ nắm được kiến thức, kỹ năng tối thiểu ở
mức nào, chủ động, sáng tạo hơn trong từng bài giảng, phù hợp với đối tượng HS.
Khâu ra đề các kỳ thi sẽ theo chuẩn này, có phần kiến thức tối thiểu và phần nâng

cao để phân loại HS khá, giỏi.
Theo tôi, muốn phát huy sáng tạo của giáo viên, nâng hiệu quả giảng dạy, quản lý
cần thay đổi cách đánh giá giờ giảng giáo viên, ngoài chuẩn kiến thức cần căn cứ
theo hiệu quả kỹ năng từng đối tượng HS đạt được sau tiết học, giờ học thay cho
cách đánh giá “bám theo sách”.
Phúc Điền
ghi
TRỊNH VĨNH HÀ
thực hiện

×