Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Đề án phát triển cảng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 275 trang )

Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

MỤC LỤC
PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN ........................... 8
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ........................................................................................... 8
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN ......................................................................... 10
2.1. Chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước ........................................................................... 10
2.1.1. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ................. 10
2.1.2. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012
của Thủ tướng Chính phủ) ............................................................................................................ 11
2.1.3. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............ 12
2.1.4. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII về
chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 14
2.1.5. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 ......................................................................................................................................... 16
2.1.6. Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển vùng đồng bằng sông
Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu ....................................................................................... 17
2.2. Các văn bản pháp luật của nhà nước và các văn bản khác của cấp có thẩm quyền ............ 19
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................................ 19
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 20
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn quốc ....................................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 20
3.4. Tổ chức nghiên cứu: .................................................................................................................. 21
IV. MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN CỦA ĐỀ ÁN ............................................................................... 22
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM ..... 23
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM ..................... 23
1.1. Cảng biển, bến cảng ................................................................................................................... 23
1.2. Về luồng hàng hải ....................................................................................................................... 24
1.3. Về hệ thống đê chắn sóng, chắn cát .......................................................................................... 24


1.4. Về hệ thống trợ giúp hàng hải: .................................................................................................. 24

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

1


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, KINH DOANH CẢNG BIỂN ... 25
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ; ỨNG PHÓ SỰ CỐ, RỦI
RO MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM .... 25
3.1. Đánh giá hiện trạng cơ sở pháp lý liên quan tới công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam 26
3.1.1. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 ................................................................................ 26
3.1.2. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ....................................................................................... 26
3.1.3. Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015..................................................... 27
3.1.4. Các văn bản QPPL dưới luật, cụ thể: .................................................................................. 28
3.2. Đánh giá hiện trạng cơ sở pháp lý liên quan tới sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại
Việt Nam............................................................................................................................................. 30
3.2.1. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 ................................................ 30
3.2.2. Một số văn bản QPPL hướng dẫn dưới luật, cụ thể: .......................................................... 31
3.2.3. Đánh giá chung .................................................................................................................... 31
3.3. Đánh giá hiện trạng cơ sở pháp lý liên quan tới ứng phó sự cố, rủi ro môi trường trong hoạt
động khai thác cảng biển tại Việt Nam............................................................................................ 32
3.3.1. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 ................................................................................ 32
3.3.2. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ....................................................................................... 32
3.3.3. Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015..................................................... 33
3.3.4. Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ............................................................................ 34
3.3.5. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động

ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ............................................................................... 34
3.3.6. Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Ch nh phủ ban hành Quy
chế hoạt động ứng ph ự cố tràn dầu và Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn
dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 ................................. 34
3.3.7. Thông tư ố 33/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển ........................................................ 35
3.3.8. Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch thực hiện các nhiệm vụ về giám át, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự
cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển giai đoạn 2018 - 2020 ........................................................... 36
3.9. Đánh giá chung ....................................................................................................................... 37

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

2


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam
PHẦN III: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN 41
I. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG
BIỂN ................................................................................................................................................... 41
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG
BIỂN ................................................................................................................................................... 41
2.1. Tác động đến chất lượng không khí ......................................................................................... 41
2.2. Tác động đến môi trường nước ................................................................................................. 42
2.3. Tác động xói lở/bồi tụ ................................................................................................................. 44
2.4. Gia tăng chất thải ....................................................................................................................... 45
2.5. Các vấn đề xã hội ........................................................................................................................ 47
2.6. Suy giảm hệ sinh thái ven biển .................................................................................................. 47
III. NHỮNG SỰ CỐ, RỦI RO MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG

BIỂN ................................................................................................................................................... 48
3.1. Sự cố rủi ro trong quá trình thi công ........................................................................................ 48
3.2. Sự cố môi trường trong quá trình khai thác ............................................................................ 49
3.3. Biến đổi chế độ thuỷ văn ............................................................................................................ 50
3.4. Sự cố môi trường gây tác động tới hoạt động du lịch ............................................................. 51
3.5. Xu hướng liên quan đến tai nạn hàng hải ................................................................................ 51
IV. HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG KHAI THÁC CẢNG BIỂN............... 52
PHẦN IV: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CẢNG XANH THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ............................. 55
I. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ, HƯỚNG DẪN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CẢNG XANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ
GIỚI.................................................................................................................................................... 55
1.1. Mục tiêu của chính sách môi trường của Ecoport: ................................................................. 55
1.2. Chứng nhận cảng sinh thái (Ecoport) ...................................................................................... 55
1.3. Phương pháp tự chẩn đoán (SDM) ........................................................................................... 56
1.4. Hệ thống Đánh giá môi trường cảng (PERS) ........................................................................... 56
II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CẢNG XANH THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................................... 57
2.1. Cảng Shoreham - Anh ................................................................................................................ 57

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

3


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam
2.2. Cảng Cork - Ailen....................................................................................................................... 58
2.3. Cảng Corful - Hy Lạp ................................................................................................................ 58
2.4. Cảng Dulbin - Ai len ................................................................................................................... 59
2.5. Cảng Hamina Kotka - Phần Lan .............................................................................................. 60

2.6. Cảng Oslo - Nauy ........................................................................................................................ 60
2.7. Cảng biển Croatia ...................................................................................................................... 61
2.8. Thổ Nhĩ Kỳ .................................................................................................................................. 66
2.9. Cảng Long Beach - Mỹ............................................................................................................... 69
2.10. Cảng Thượng Hải - Trung Quốc ............................................................................................. 70
2.11. Nhật Bản
2.12. Hàn Quốc
2.13. Thái Lan
2.14. Cảng Tân cảng Cát Lái - Việt Nam
2.15. So sánh công tác triển khai tại một số quốc gia
PHẦN VI: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CẢNG XANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG PHÙ
HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM ..................................................................................... 112
PHẦN VII: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN .............................................. 121
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN ............................................................................................................ 121
II. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN .......................................................................................... 121
2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................................................... 121
2.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật............................................................................................... 121
2.3. Giải pháp về quản lý ................................................................................................................ 122
2.4. Giải pháp về truyền thông ....................................................................................................... 122
2.5. Giải pháp về tài chính .............................................................................................................. 122
PHẦN VIII: NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ............................................................. 124
PHẦN IX: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ................................................................................ 125
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN.......................................................................................................... 125
II. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN .......................................................................................................... 125

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

4



Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN...................................................................... 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 128
PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP NĂNG LỰC CÁC NHÓM CẢNG BIỂN TRONG HỆ THỐNG
CẢNG BIỂN VIỆT NAM ............................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 2: HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN ............................................ 132
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP NĂNG LỰC TỪNG BẾN CẢNG TRONG TỪNG NHÓM CẢNG
BIỂN ................................................................................................................................................. 135
PHỤ LỤC 4: HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ CỦA TỪNG BẾN CẢNG ........................................... 160
PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN, DỮ LIỆU ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI MỘT SỐ CẢNG BIỂN............................................................................................................ 255

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

5


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Mô hình lý thuyết giới thiệu khái niệm phát triển cảng xanh............... 61
Sơ đồ 2. Mô hình tiêu chí lý thuyết và các hành động ........................................ 62
Sơ đồ 3. Xác định các hướng dẫn thực thi và đánh giá chiến lược ..................... 63
Sơ đồ 4. Các hoạt động quản lý chất thải đầu ra ................................................. 64

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

6



Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. TỔNG HỢP NĂNG LỰC CÁC NHÓM CẢNG BIỂN TRONG HỆ
THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM...................................................................................... 131
PHỤ LỤC 2: HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN .......................... 132
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP NĂNG LỰC TỪNG BẾN CẢNG TRONG TỪNG
NHÓM CẢNG BIỂN................................................................................................................. 135
PHỤ LỤC 4: HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ CỦA TỪNG BẾN CẢNG ......................... 160
PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN, DỮ LIỆU ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ CẢNG BIỂN.................................................................... 255

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

7


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

PHẦN 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ngành Hàng hải là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước, cơ sở
hạ tầng hàng hải tương đối hoàn thiện với 45 cảng biển, trong đó: 02 cảng biển
loại I A; 12 cảng biển loại I; 18 cảng biển loại II và 13 cảng biển dầu khí ngoài
khơi, cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi), gồm 281 bến cảng với hơn

87.549,6m dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế đạt 550 triệu tấn hàng/năm, đón
nhận hơn 120 nghìn lượt tàu biển mỗi năm. Đội tàu biển quốc gia phát triển xếp
thứ 4 trong ASEAN và thứ 30 trên thế giới với hơn 1.568 tàu biển đang hoạt
động có tổng trọng tải gần 7,806 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 4,864 triệu
GT. Ngoài ra, ngành hàng hải có tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp tàu
thủy, công trình thủy và dịch vụ đường biển, khoảng 97 nhà máy đóng mới và
sửa chữa tàu có trọng tải trên 1.000 DWT và đóng được hầu hết các gam tàu.
Hoạt động của lưu thông của tàu thuyền và hệ thống cảng biển ở Việt
Nam đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo xuất nhập khẩu hàng hóa và giao
lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền
kinh tế, số lượng tàu biển ra các cảng biển Việt Nam, đặc biệt là các cảng biển
khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, và TP Hồ Chí Minh ngày một tăng, từ
đó dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm môi trường tại vùng biển và vùng nước
cảng biển của Việt Nam. Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động hàng hải thực sự
đã trở thành nguy cơ vô cùng to lớn đối với môi trường biển, gây ra những ảnh
hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây
nguy hiểm cho sức khoẻ con người và góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu
toàn cầu.
Ngày nay, cảng biển cung cấp nhiều dịch vụ chủ yếu liên quan đến vận tải
hành khách và hàng hóa. Vận chuyển khoảng 20% lượng chất thải và chất thải
trên toàn cầu đổ ra biển. Cảng bận rộn nhất, nguy cơ ô nhiễm ở các cảng đó càng
cao. Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường xuyên được xem xét và
giải thích là hai khu vực riêng biệt, có thể xung đột. Khái niệm mới về sự tăng
trưởng xanh bền vững giả định một sức mạnh tổng hợp tích cực. Mô hình mới
về sự tăng trưởng xanh có thể được coi là một cơ hội chứ không phải là một mối
đe dọa. Trong khi trước đây, động lực chính là lao động và vốn, tăng trưởng
xanh bền vững tập trung vào các ý tưởng mới, chuyển đổi đổi mới ngay cả trong
quá trình phát triển công nghệ.
Một cảng xanh, hay còn gọi là cảng sinh thái, đại diện cho mô hình phát

triển cảng bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu của môi trường mà còn làm
tăng lợi ích kinh tế của cảng. Việc đưa thuật ngữ này vào quy hoạch phát triển
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

8


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

cảng có ý nghĩa đối với các cải tiến công nghệ trong sản xuất hiệu quả năng
lượng (đổi mới công nghệ, thiết bị cải tiến mới, v.v.) cho phép phối hợp bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Xây dựng cảng xanh theo mô hình cân bằng giữa sự biến động môi trường
và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng chiến lược trong sự phát triển
cảng biển trên thế giới. Cảng xanh là cảng khai thác tập trung phát triển dựa trên
tiêu chí về tăng trưởng kinh tế xanh theo một kế hoạch dài hạn, đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại và tương lai. Do vậy, xây dựng hệ thống cảng xanh tại
Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường không những đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường mà còn giúp các cảng biển hội nhập với quốc tế.
Thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, hoạt động khai
thác cảng biển trên thế giới đang được "xanh hóa" theo mô hình cân bằng giữa
sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là xu hướng chiến
lược trong sự phát triển cảng biển trên thế giới nhằm kiểm soát các tác nhân gây
ô nhiễm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng ngừa tốt các sự cố,
rủi ro môi trường, hạn chế phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu
tác động do biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
7220/VPVP-CN ngày 30/7/2018 về việc nghiên cứu và áp dụng mô hình phát
triển cảng biển theo hướng "cảng xanh" thân thiện với môi trường, Bộ GTVT đã
triển khai "Xây dựng Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam" nhằm hoàn thiện

hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để kiểm soát hiệu quả hơn các nguồn
tác động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khai thác cảng biển tại Việt Nam.
Chính vì vậy việc thực hiện Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam là
yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập, hoàn toàn phù hợp với đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường, sẽ
góp phần to lớn cho việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật,
thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
Nội dung Đề án tập trung vào việc thu thập, đánh giá các hiện trạng hoạt
động của các cảng biển, hiện trạng các quy định pháp lý có liên quan đến bảo vệ
môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ứng phó sự cố rủi ro môi
trường trong hoạt động khai thác cảng biển của Việt Nam và Tổ chức Hàng hải
quốc tế; các tổ chức khác có liên quan đến việc xây dựng, phát triển cảng xanh
thân thiện với môi trường; đánh giá những tác động tới môi trường trong hoạt
động khai thác cảng biển. Đồng thời, nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng,
phát triển mô hình cảng xanh thân thiện với môi trường tại một số quốc gia trên
thế giới; xây dựng bộ tiêu chí, mô hình phát triển cảng xanh thân thiện môi
trường phù hợp với điều kiện Việt Nam; đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển cảng xanh tại Việt
Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

9


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước
2.1.1. Nghị quyết ố 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành

Trung ương về chủ động ứng ph với biến đổi kh hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường
2.1.1.1. Quan điểm
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm
ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền
vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống
nhất, liên ngành, liên vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích
lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có
trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực
là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu;
không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và
giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên
tai là trọng tâm.
- Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt
quan trọng để phát triển đất nước. Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá
trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai
thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh tài nguyên. Chú trọng phát triển, sử dụng năng
lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế.
- Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là
một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường
phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên,
phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi
trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân

làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho
phát triển bền vững.
2.1.1.2. Mục tiêu
(1) Mục tiêu tổng quát

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

10


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

- Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu,
phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản
trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững,
kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm
bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền
kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi
trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương
đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu:
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu
của các cơ quan chuyên môn. Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức
chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt
hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm

nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.
Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8÷10% so với năm 2010
- Về bảo vệ môi trường:
Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý;
tiêu huỷ, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng
hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt.
Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng
nước sạch, hợp vệ sinh. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả
chiến tranh. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực
đông dân cư. Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn.
Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng
diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của
rừng lên trên 45%.
2.1.2. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (Quyết định ố
1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Ch nh phủ)
2.1.2.1. Quan điểm

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

11


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững,
đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng
thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc
làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và
sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện
nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại,
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính
quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
2.1.2.2. Mục tiêu
(1) Mục tiêu chung
Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và
tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các
ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả
năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.
- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử
dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính,
góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi
trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
2.1.3. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030
2.1.3.1. Quan điểm chỉ đạo
- Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ
môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng
vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi
trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

12


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

- Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên,
thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính
sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền
vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo
tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi
người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm
của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp
phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các
chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp
luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường
phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học
phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.

2.1.3.2. Mục tiêu đến năm 2020
(1) Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy
thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi
trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải
thiện điều kiện sống của người dân.
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế
tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ
mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
2.1.3.3. Tầm nhìn đến năm 2030
Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài
nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

13


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững
đất nước.
2.1.4. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành
Trung ương đảng kh a XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

2.1.4.1. Quan điểm
(1) Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc
biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về
biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát
triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là
quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
(2) Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo
tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh
thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương
có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành,
lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh;
phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.
(3) Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi
đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia,
hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển
trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(4) Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và
phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính
toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với
phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực
và toàn cầu.
(5) Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất

lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác
nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động
các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp
tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công
nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

14


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

2.1.4.2. Mục tiêu
(1) Mục tiêu tổng quát
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về
phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động
thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy
thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo
tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến,
hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản
lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở
lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến
biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh
thái biển.
- Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10%
GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả
nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế;

kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.
- Về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố ven
biển cao hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các
tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả
nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ,
đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...
- Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận
dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn
đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ
tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình
thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.
- Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu
50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường
biển ở tỉ lệ bản đồ 1:500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm.
Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và
cập nhật.
Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên
phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành
phố ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và
xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô
thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

15


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước

thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện
tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển
quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.
Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám
sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bao gồm cả thông qua
việc ứng dụng công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo, đạt trình độ ngang tầm với
các nước tiên tiến trong khu vực. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế
tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.
2.1.5. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng inh học của cả nước đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030
2.1.5.1. Quan điểm chỉ đạo
(1) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo
tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp
với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến
quốc phòng, an ninh.
(2) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường,
cảnh quan đa dạng sinh học.
(3) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát
huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các
khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.
(4) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(5) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về
chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
(6) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng
sinh học, đặc biệt với các nước có chung biên giới
2.1.5.2. Mục tiêu đến năm 2020

(1) Mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy
cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ
hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững
đất nước.
(2) Mục tiêu cụ thể:
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

16


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

- Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng.
Nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên
phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ
hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000
ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ
biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo vệ hệ sinh thái các đầm
phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; khôi phục
2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng Đông Bắc.
- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào
hoạt động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng
diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.
- Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và
xây dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng
địa lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc
quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc

Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý:
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật
trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.
- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02
vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 ha nhằm
kết nối các Hệ sinh thái và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
của các hệ sinh thái và loài sinh vật.
2.1.5.3. Định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc
gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá
ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.
2.1.6. Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Ch nh phủ về phát
triển vùng đồng bằng ông Cửu Long ứng ph với biến đổi kh hậu
2.1.6.1. Tầm nhìn, mục tiêu
(1) Tầm nhìn đến năm 2100
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên
cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch
vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao
giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được
quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích
ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

17


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam


được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy
trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
(2) Mục tiêu đến năm 2050
- Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so
với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người
đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được bảo đảm; tỉ trọng
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ
che phủ rừng đạt trên 9% (so với 4,3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan
trọng được bảo tồn và phát triển.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện
đại. Hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các tiểu vùng.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy được phát triển đồng bộ, kết nối
trong vùng, liên vùng và phải bảo đảm kết hợp hài hòa, thống nhất, bổ trợ và
không xung đột với hệ thống thủy lợi, đê điều.
2.1.6.2. Quan điểm chỉ đạo
- Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can
thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với
môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với
lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; nghiên cứu, xây dựng các kịch bản và có giải pháp
ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các
tình huống bất lợi nhất do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn sông Mê
Công. Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm,
giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bảo đảm sự gắn kết hữu
cơ trong nội vùng cũng như sự liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và Tiểu vùng sông Mê Công.
- Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của
đất nước, Tiểu vùng sông Mê Công và quốc tế và là sự nghiệp của toàn dân,
khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc
tế và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển.

2.1.6.3. Các giải pháp tổng thể
Bộ Giao thông vận tải:
- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đa mục
tiêu, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó tận dụng lợi thế
địa hình sông nước để phát huy lợi thế của vận tải thủy đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa.
- Tập trung nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ưu tiên
đầu tư trước các công trình có tích hợp thực hiện giải pháp nâng cao khả năng
chống chịu biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

18


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

2.2. Các văn bản pháp luật của nhà nước và các văn bản khác của cấp
có thẩm quyền
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương
đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Công văn số 7220/VPCP-CN ngày 30/7/2018 của Văn phòng chính phủ
về bài báo đăng trên Báo Saigon Times về phát triển cảng xanh, thân thiện với
môi trường.
- Công văn số 9116/BGTVT-MT ngày 17/8/2018 của Bộ Giao thông vận
tải về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cảng xanh
thân thiện với môi trường.
- Quyết định số 78/QĐ-BGTVT ngày 14/01/2019 của Bộ Giao thông vận

tải về việc phê duyệt thuyết minh đề cương, dự toán nhiệm vụ BVMT xây dựng
đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam.
- Quyết định số 780/QĐ-BGTVT ngày 06/5/2019 của Bộ Giao thông vận
tải về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
“Xây dựng đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Mã số: MT194011”.
2.3. Cơ sở thực tiễn
Tại Châu Âu, Tổ chức Ecoports được thành lập bởi một nhóm các cảng
thành viên của Tổ chức cảng biển châu Âu (ESPO): 6 cảng biển châu Âu lớn,
Amsterdam, Barcelona, Genova, Gothenburg, Hamburg, Rotterdam và Hiệp hội
cảng Anh, một nhóm gồm 86 quốc gia có cảng lớn nhỏ để áp dụng công cụ
Ecoport trong cảng biển.
Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Chương trình Hệ thống Cảng
Xanh (GPAS) là một hệ thống đánh giá các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi
trường, sử dụng năng lượng sạch… cho các cảng trong khu vực APEC do Mạng
lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) phát triển. Nó thể hiện một phần không thể
thiếu trong những nỗ lực không ngừng của APSN nhằm thúc đẩy sự phát triển
Cảng xanh của ngành cảng APEC. Lấy cảm hứng từ Ecoports ở Châu Âu và
Green Marine ở Bắc Mỹ, GPAS được thiết kế như một hệ thống đánh giá. Tuy
nhiên, nó đã được phát triển khác với Ecoports và Green Marine để phù hợp với
tất cả các cảng trong khu vực APEC. Kể từ năm 2011, APSN đã tiến hành hai
vòng thử nghiệm các chương trình để kiểm tra kế hoạch đánh giá, lập Kế hoạch
thực hiện và thành lập Tổ chuyên gia cảng để đánh giá các Hồ sơ năng lực ứng
dụng các tiêu chí Cảng xanh của các ứng viên. Năm 2016, GPAS chính thức ra
mắt. Các ứng viên cho GPAS có thể là nhà khai thác cảng hoặc chính Quyền
Cảng- các công ty và tổ chức đang triển khai các chương trình xanh để cải thiện
tính bền vững môi trường trong hoạt động của họ trong hai năm trở lại đây.
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

19



Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) đã trao thưởng lần đầu
tiên cho các Cảng được khen thưởng về Cảng xanh trong năm 2016 gồm: Cảng
Bangkok- Thái Lan; Cảng Jurong, Singapore; Cảng Ningbo Zhoushan, Trung
Quốc; Port Klang, Malaysia; Cảng Singapore; Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia;
Cảng Qinhuangdao - Chi nhánh Cảng số 6, Trung Quốc; trong năm 2017 gồm
có Cảng Johor Port và Cảng Bintulu (Malaysia), Cảng Container Chiwan và
Cảng Container Shekou (Trung Quốc), Cảng Batangas ( Philippines), PSA
(Singapore).
Tại Việt Nam có Cảng Tân Cảng Cát Lái -Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
đã được chọn đạt Giải thưởng Cảng xanh của APEC vì đã đạt các tiêu chí của
Chương trình Hệ thống Cảng xanh (GPAS).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7220/VPCPCN ngày 30/7/2018 của Văn phòng chính phủ về bài báo đăng trên Báo Saigon
Times về phát triển cảng xanh, thân thiện với môi trường và Công văn số
9116/BGTVT-MT ngày 17/8/2018 của Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cảng xanh thân thiện với môi trường.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Về tiêu chí cảng xanh thân thiện môi trường.
- Về mô hình cảng xanh thân thiện với môi trường.
- Hệ thống các cảng biển Việt Nam, doanh nghiệp cảng biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn quốc
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để thực hiện Đề án bao gồm:
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong quá trình tổng hợp, rà soát
đánh giá các hiện trạng liên quan của dự án.
- Phương pháp kế thừa: Được sử dụng để kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình nghiên cứu trước đây.

- Phương pháp điều tra khảo sát: Được sử dụng để thu thập thông tin, số
liệu chi tiết về hiện trạng trang thiết bị tại các bến cảng, năng lực từng bến cảng
trong nhóm cảng biển, hiện trạng kết cấu hạ tầng cảng biển, công tác quản lý
môi trường tại các bến cảng.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Được sử dụng trong quá trình đánh giá,
nhận xét trong báo cáo.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình đánh giá, nhận xét
trong báo cáo.

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

20


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong quá trình đánh giá, xây
dựng tiêu chí, mô hình phát triển cảng xanh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Được sử dụng để
tổng hợp, xây dựng báo cáo đề án.
3.4. Tổ chức nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến nay, Cục Hàng hải Việt
Nam chủ trì tổ chức thực hiện với sự phối hợp của Hiệp hội Cảng biển Việt
Nam, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và các tổ chức, cá nhân có tên dưới đây:
TT

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Cơ quan chủ

trì thực hiện
đề án

1.

Cục Hàng hải Việt Nam

2.

Hiệp hội Cảng biển Việt Số 3, Đường Nguyễn Tất Thành, Cơ quan phối
Nam
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
hợp

3.

Số 722, Đường Điện Biên Phủ,
Tổng công ty Tân cảng Sài
Cơ quan phối
Phường 22, Quận Bình Thạch,
Gòn
hợp
TP.HCM

4.

Số 633, Trần Xuân Soạn, Phường Tân
Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ
Cơ quan phối
Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí

Chí Minh
hợp
Minh

5.

Trần Thị Tú Anh - Phó
trưởng Phòng KHCN&MT, Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Cục HHVN

Chủ nhiệm
đề án

6.

Thịnh Thị Thương Thương Chuyên
viên
Phòng Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
KHCN&MT, Cục HHVN

Thư ký đề án

7.

Lâm Phạm Hải Điệp - Phó
trưởng Phòng Công trình Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hàng hải, Cục HHVN

Thành viên


8.

Nguyễn Ngọc Thảo Chuyên
viên
Phòng Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
KHCN&MT, Cục HHVN

Thành viên

9.

Hồ Kim Lân - Tổng Thư ký
Số 3, Đường Nguyễn Tất Thành,
Hiệp hội Cảng biển Việt
Thành viên
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Nam

10.

Phạm Thị Thanh Vân - Phó
Số 722, Đường Điện Biên Phủ,
trưởng Phòng Marketing,
Phường 22, Quận Bình Thạch, Thành viên
Tổng công ty Tân cảng Sài
TP.HCM
Gòn

11.


Phạm Thanh Tuấn - Chuyên Số 633, Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thành viên

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội

Ghi chú

21


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam
TT

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Ghi chú

viên Phòng Pháp chế, Cảng Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
vụ Hàng hải TP.HCM
Minh

IV. MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN CỦA ĐỀ ÁN: đến năm 2050
- Khuyến khích sự phát triển xanh và bền vững trong các ngành công
nghiệp cảng biển và các ngành liên quan đến cảng biển, cung cấp một nền tảng
để chia sẻ các thực tiễn tốt nhất giữa các cảng trên toàn quốc, để nâng cao năng
lực của các cảng cam kết sẽ thực hiện các chương trình đảm bảo phát triển Cảng
xanh và nâng cao năng lực phát triển bền vững.

- Mục tiêu tổng thể của đề án này là hỗ trợ định hướng bảo vệ môi trường
tại cảng biển Việt Nam và hiện đại hóa hệ thống quản lý chất thải và cơ sở vật
chất trong cảng biển.
- Xây dựng hệ thống cảng xanh tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu bảo
vệ môi trường biển và hệ sinh thái.
- Bảo vệ cộng đồng khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường do quá trình
khai thác cảng phát sinh.
- Đẩy mạnh tính bền vững; Sử dụng công nghệ năng lượng sạch, tiên tiến
để chống lại hoặc làm giảm các tác động tiêu cực tới môi trường...
- Hướng các cảng biển của nước ta hội nhập với quốc tế.

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

22


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN
TẠI VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN TẠI
VIỆT NAM
1.1. Cảng biển, bến cảng
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014, hệ thống cảng biển Việt Nam được phân chia
thành 06 nhóm cảng biển với 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng
biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối
khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng biển loại

III (cảng dầu khí ngoài khơi).
Cảng biển loại IA (gồm 02 cảng): Cảng Hải Phòng (Lạch Huyện) và Cảng
Vũng Tàu (Cái Mép - Thị Vải) cho tàu container 4.000 - 8.000 TEU (tương
đương 50.000 - 100.000 tấn), có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 180.000 tấn.
Cảng biển loại I (gồm 12 cảng): Cảng Quảng Ninh, Cảng Nghi Sơn
(Thanh Hóa), Cảng Nghệ An, Cảng Hà Tĩnh, Cảng Thừa Thiên Huế, Cảng Đà
Nẵng, Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng Quy Nhơn (Bình Định), Cảng
Khánh Hòa (Định hướng phát triển là cảng trung chuyển quốc tế - Loại IA),
Cảng TP Hồ Chí Minh, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ. Các cảng có khả năng
tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 - 50.000 tấn, thực hiện vai trò đầu mối khu
vực, thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến biển tầm trung và gần, là
cảng vệ tinh cho các cảng loại IA.
Cảng biển loại II (gồm 18 cảng): các Cảng Thái Bình, Hải Thịnh (Nam
Định), Quảng Bình, Quảng Trị, Kỳ Hà (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên), Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang,
Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Năm Căn (Cà Mau) và Kiên Giang. Các cảng
có khả năng tiếp nhận cho tàu trọng tải 10.000 tấn, phục vụ chủ yếu gom hàng
trong phạm vi địa phương và khu vực lân cận, là cảng vệ tinh của các cảng cửa
ngõ quốc tế (loại IA) và các cảng đầu mối khu vực (loại I).
Hiện nay, tổng số bến cảng được công bố là 281 bến cảng với hơn
87.549,6m dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Hệ thống cảng
biển Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: cầu bến, phao neo,
trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng,
quy mô và được phân bố trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa được điều
kiện tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường
biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và cả
Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

23



Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

nước, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan
cùng phát triển. Hầu hết các cảng biển hiện do các doanh nghiệp nhà nước và
các thành phần kinh tế khác sở hữu và trực tiếp tổ chức khai thác; có 04 bến
cảng được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước và giao Cục HHVN làm đại
diện cơ quan nhà nước ký hợp đồng cho thuê khai thác gồm: Bến cảng Cái Lân
(cầu 5,6,7), Bến cảng container ODA Cái Mép, Bến cảng tổng hợp quốc tế Thị
Vải và Bến cảng An Thới - Kiên Giang (xem chi tiết tại Phụ lục 1,2,3 kèm theo).
1.2. Về luồng hàng hải
Hiện cả nước có 46 luồng hàng hải công cộng với tổng chiều dài là 1105
km và 33 luồng hàng hải chuyên dùng với tổng số chiều dài 159. Các luồng
hàng hải được đầu tư hệ thống báo hiệu đồng bộ, theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ cho
tàu thuyền hành hải an toàn.
1.3. Về hệ thống đê chắn sóng, chắn cát
Đối với các công trình bến cảng được xây dựng tiếp giáp với biển tại khu
vực chịu tác động do sóng và dòng chảy thì được nghiên cứu để xây dựng đê/kè
chắn sóng, chỉnh trị dòng chảy. Kính phí xây dựng các hạng mục này rất lớn nên
nhà nước chỉ đầu tư tại một số cảng: Lạch Huyện, Nghi Sơn, Vũng Áng, Cửa
Lò, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu. Hiện
tại có tổng số 12 tuyến đê, kè với chiều dài khoảng 34,2 km.
1.4. Về hệ thống trợ giúp hàng hải:
- Hệ thống đèn biển: Hệ thống đèn biển gồm 94 đèn biển tại các đảo, cửa
vũng vịnh trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (25 đèn cấp I, 29 đèn cấp II và
40 đèn biển cấp III), trong đó 10 đèn ở quần đảo Trường Sa, tầm hiệu lực của
đèn lên đến 20 - 25 hải lý bảo đảm hỗ trợ cho tàu thuyền hành hải an toàn.
Ngoài ra, do hệ thống đèn biển đều được xây dựng tại những vị trí trọng yếu,
đảo tiền tiêu, cửa biển nên có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia, chủ
quyền và biên giới biển.

- Hệ thống đài thông tin duyên hải: gồm 32 đài thông tin duyên hải trải dài
từ Móng Cái đến Hà Tiên phục vụ cung cấp thông tin về thời tiết, tình hình an
toàn, an ninh hàng hải, trực ca, xử lý các tình huống khẩn cấp. Hệ thống LRIT
của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu về sử dụng thông tin LRIT nhằm nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí của các tàu thuyền mang cờ
quốc gia, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải, công tác an toàn
hàng hải, an ninh hàng hải và đặc biệt là hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn trên biển,…
- Hệ thống VTS (hệ thống quản lý hành hải tàu): đã được đầu tư tại các
cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn - Vũng Tàu, Đã Nẵng, Quy Nhơn và một
số khu vực cảng biển khác đang hoàn thiện để đưa vào khai thác, đã hỗ trợ tốt
cho công tác giám sát, quản lý hoạt động hàng hải trong vùng nước cảng biển.

Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

24


Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, KINH
DOANH CẢNG BIỂN
Về sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển: Năm 2019, sản lượng hàng
hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 308,8 triệu tấn (không bao
gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 13% so với cùng kỳ năm
2018, trong đó hàng xuất khẩu đạt 74,8 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm
2018; hàng nhập khẩu đạt 98,1 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018,
hàng nội địa đạt 134,9 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018. Hành
khách qua cảng đạt 3,8 triệu hành khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2018.
Khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2019 ước đạt: 9,1

triệu TEUs, tăng 03% so với cùng kỳ năm 2018; hàng lỏng đạt 41,9 triệu tấn,
tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018; khối lượng hàng khô đạt 166,2 triệu tấn,
tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018.
Hệ thống cảng biển hiện nay cần đầu tư bổ sung cơ sở hạ tầng trên đất liền
để kết nối nhiều cảng biển. Phần lớn luồng ra vào các cảng biển Việt Nam theo
các con sông có mức dao động thủy triều lớn, bị sa bồi nhiều nên khá nông, do
đó phần lớn các cảng nước sâu của Việt Nam vẫn chưa thể đón được các tàu có
trọng tải lớn, chủ yếu chỉ đón được các tàu feeder (tàu con). Do đó để nâng cao
hiệu quả khai thác cho các cảng biển cần tăng chi phí cho việc nạo vét, bảo trì
các tuyến luồng hàng hải quốc gia, luồng chuyên dùng, khu nước để tàu ra vào
thuận tiện tới vị trí trong cảng.
Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường tại các cảng biển còn
hạn chết, các bến cảng hầu hết có quy mô nhỏ nên hầu hết không có khả năng
đầu tư được trang thiết bị và cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường như hệ thống
tiếp nhận chất thải từ tàu, hệ thống kiểm soát ô nhiễm từ tàu, hệ thống ứng phó
sự cố môi trường.v.v. hầu hết phải thuê các đơn vị có chức năng được Bộ
TNMT cấp phép.
Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển đều thiếu nhân
lực có chuyên môn về an toàn và môi trường, đặc biệt là chuyên môn về quản lý
hàng nguy hiểm và hóa chất độc hại.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự
cố trong hoạt động hàng hải đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó tại các
cảng biển Việt Nam, nguồn kinh phi cho hoạt động bảo vệ môi trường còn khá
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung và
ứng phó với các sự cố môi trường.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM, HIỆU QUẢ; ỨNG PHÓ SỰ CỐ, RỦI RO MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM


Cục Hàng hải Việt Nam, 2019

25


×