Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.93 KB, 2 trang )

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!’”, “ăn
cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có
tiếng ai the thé thốt lên từ góc
vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc
khi thấy đó không phải là tiếng
của chủ nhà, mà là tiếng một
chú vẹt tinh nghịch. Làm sao nó
nói được nhỉ?
Thực ra, đại não của vẹt không phát triển như đại não
của người, không có sẵn điều kiện để biết nói. Những
câu phát âm đơn giải của chúng chỉ là một kiểu bắt
chước vô thức, mà phải do người dạy mới hình thành.
Trong trạng thái hoang dã, hiếm thấy con vẹt nào nói
được.
Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển
của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh
đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng,
môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy
luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra
trong óc. Các loài vẹt, yểng có thể “nói” được những câu
đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa
nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại một chuỗi âm
tiết mà người ta dạy cho nó thôi. Chưa bao giờ người ta
thấy chúng nói được những câu phức tạp cả.
Chỉ một vài loài chim
biết hót như vẹt, yểng,
khướu là có thể học nói
được.
Nhìn chung, loài chim sinh ra là có thể phát âm. Khi
người ta thường xuyên lấy vài âm tiết nào đó để gây ảnh


hưởng với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước được.
Tình huống này gọi là phản xạ nói vô điều kiện. Sau này,
mỗi khi gặp người, do bị kích thích mà sinh ra phản ứng,
chúng nhắc lại mấy âm tiết đơn giản đã học được, đây là
phản xạ có điều kiện.
Trong giới động vật, chỉ có loài chim (nhất là những loài
biết hót) là có thể bắt chước âm thanh của đồng loại và
tiếng kêu của các động vật khác. Còn học nói tiếng
người chỉ giới hạn ở vài loài biết hót, như vẹt, yểng,
khướu.

×