Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

CHƯƠNG VIICHI PHÍ, DOANH THU, THUẾ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.83 KB, 55 trang )

CHƯƠNG VII

CHI PHÍ, DOANH THU,
THUẾ VÀ LỢI NHUẬN
CỦA DOANH NGHIỆP


NỘI DUNG
7.1. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
7.2. DOANH THU
7.3. LỢI NHUẬN
7.4. MỘT SỐ LOẠI THUẾ CỦA YẾU CỦA
DOANH NGHIỆP


7.1. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
7.1.1. KHÁI NIỆM
7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
7.1.3. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


7.1.1. KHÁI NIỆM


là toàn bộ các khoản chi phí để
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp
được biểu hiện bằng tiền.
Ảnh hưởng
Lợi
nhuận


của
doanh
nghiệp

&

Giá cả
sản
phẩm,
hàng hóa,
dịch vụ


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP
• Chi phí sản xuất kinh doanh:
- Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
• Chi phí tài chính: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư

vốn, huy động vốn (chi phí lãi vay…)
• Chi phí khác: chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ, chi phí về

tiền phạt do vi phạm hợp đồng…


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế.
- Chi phí vật tư.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP
Phân loại chi phí theo
công dụng kinh tế và địa
điểm phát sinh.
 Chi phí vật tư trực tiếp:
 Gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực dùng
trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp:
 Gồm các khoản trả cho công nhân sản xuất sản
phẩm (tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ...tiền ăn ca) của công nhân SX sản phẩm.


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP
Phân loại chi phí theo
công dụng kinh tế và địa
điểm phát sinh.
Chi phí sản xuất chung:
 Gồm các khoản chi phí theo yếu tố phát sinh tại

các phân xưởng SX (chi phí nhân viên phân xưởng,
chi phí vật liệu, dụng cụ ở phân xưởng SX, chi phí
khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác
bằng tiền phát sinh tại phân xưởng)


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP
Phân loại chi phí theo
công dụng kinh tế và địa
điểm phát sinh.
 Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí liên quan đến
tiêu thụ SP, HH, DV gồm
 Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
 Chi phí tiếp thị (điều tra nghiên cứu thị trường,
quảng cáo giới thiệu SP, chi phí bảo hành SP)

Chi phí quản lý doanh nghiệp:
 Chi phí quản lý kinh doanh.
 Chi phí quản lý hành chính.
 Và các chi phí chung khác liên quan đến HĐKD
của toàn DN


7.1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP
Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với
qui mô sản xuất kinh doanh.
-Chi phí cố định
-Chi phí biến đổi



7.1.3. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ chi phí của DN để hoàn thành việc sản xuất và
tiêu thụ 1 loại sản phẩm nhất định


Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ
•Giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ
•Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.




Ví dụ:
• Một DN SX sản phẩm A với số liệu năm kế hoạch là 15.000 tấn.

1/ Dự toán chi phí SX như sau:
a) Chi phí vật tư tiêu hao:
Khoản mục

Đơn giá

Tổng mức vật tư tiêu hao

NVL chính


3.200.000 vnđ

20.000 tấn

Năng lượng

700 vnd

400.000 kg

2.000 vnđ

50.000 kg

Vật tư đóng gói

b) Đơn giá tiền lương trả cho mỗi tấn SP A là 1.500.000 đồng
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo quy định hiện hành 22%
2/ Dự toán chi phí SX chung: 1.740.000.000 đồng.
3/ Dự toán chi phí quản lý DN là 13.500.000.000 đồng và chi phí bán
hàng 7.800.000.000 đồng.
Yêu cầu: Tính giá thành toàn bộ cho mỗi đơn vị sản phẩm A.


Bài giải:
– Chi phí vật tư trực tiếp:

3.200.000×20.000 + 700×400.000 + 2.000×50.000 = 64.380.000.000 (đồng)
– Chi phí nhân công trực tiếp:
• Tiền lương: 1.500.000 × 15.000 = 22.500.000.000 (đồng)

• BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 22.500.000.000 × 0,22 = 4.950.000.000 (đồng)

Chi phí nhân công trực tiếp:
22.500.000.000 + 4.950.000.000 = 27.450.000.000 (đồng)
– Chi phí SX chung: 1.740.000.000 đồng.
Giá thành SX = 64.380.000.000 + 27.450.000.000 + 1.740.000.000
= 93.570.000.000 (đồng)
 Giá thành toàn bộ = 93.570.000.000+13.500.000.000+ 7.800.000.000
= 114.870.000.000 (đồng)
Giá thành mỗi tấn SPA = 114.870.000.000/ 15.000 = 7.658.000 (đồng)


Các biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí và
hạ giá thành sản phẩm


7.2. DOANH THU
7.2.1. KHÁI NIỆM
7.2.2. XÁC ĐỊNH DOANH THU
7.2.3. CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU


7.2.1. KHÁI NIỆM

Doanh thu là biểu hiện tổng giá trị các lợi
ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ
hoạt động kinh doanh và hoạt động khác
trong một thời kỳ nhất định




7.2.2. XÁC ĐỊNH DOANH THU
Điều kiện xác định doanh thu
 Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp
nhận thanh toán có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo
quy định hiện hành.
 Doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt Nam,
trường hợp thu bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá
của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao
dịch.


Thời điểm xác định doanh thu
 Là thời điểm doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở
hữu hàng hoá, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp
dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc
xuất hoá đơn bán hàng và được khách hàng chấp
nhận thanh toán.
 Đối với hàng hoá sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh
thu được xác định khi hàng hoá gửi đại lý đã được bán.


Thời điểm xác định doanh thu
 Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh
thu theo quy định sau:


Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán
hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền... xác định theo thời gian
của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận

lãi.



Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc
quyết định chia.


Thời điểm xác định doanh thu
 Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định
doanh thu theo quy định sau:


Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá
phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi
các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành;



Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ phải thu, nợ phải trả và
số dư ngoại tệ xác định khi báo cáo tài chính cuối năm.


×