Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vat ly 11.008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.3 KB, 3 trang )

BÀI TẬP DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1/ Một ampekế 10 mA với điện trở trong 2 Ω được dùng để đo dòng điện đến
50 mA,người ta sẽ:
a dùng điện trở mắc nối tiếp có điện trỏ nhỏ hơn 2 Ω
b dùng một sơn có điện trở nhỏ hơn 2 Ω
c dùng một sơn có điện trở lớn hơn 2 Ω
d dùng điện trở mắc nối tiếp có điện trở lớn hơn 2 Ω
2/ Một ampekế 10 mA được dùng làm vônkế có thể đo được tối đa 25 V,người
ta sẽ dùng;
a sơn có điện trở lớn hơn 2Ω
b điện trở nối tiếp nhỏ hơn 2Ω
c điện trở nối tiếp lớn hơn 2Ω
d sơn có điện trở nhỏ hơn 2Ω
3/ Một điện kế có điện trở R và chỉ biết thang đo với hiệu điện thế 50 mV.Để
biến nó thành một vônkế 20 V,người ta nối nó với:
a một điện trở nhỏ hơn R rất nhiều,nối tiếp với điện kế.
b một điện trở lớn hơn R rất nhiều,song song với điện kế.
c một điện trở lớn hơn R rất nhiều,nối tiếp với điện kế.
d một điện trở nhỏ hơn R rất nhiều,song song với điện kế.
4/ Đơn vị đo suất điện động có thể là:
a culông(C) b vôn(V)
c jun(J) d ampe(A)
5/ Êlectrôn-vôn (eV) là đơn vị của:
a điện trường. b hiệu điện thế.
c điện tích. d công.
6/ Hiệu điện thế 1 V được đặt vào hai đầu điện trở 10Ω trong khoảng thời gian
20 s.Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là:
a 20C. b Một kết quả khác.
c 2 C. d 100C.
7/ Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây
không phải


là dòng điện
không đổi?
a Trong mạch điện thắp sáng đèn của đinamô xe đạp.
b Trong mạch điện kín của đèn pin.
c Trong mạch điện kín thắp sáng đèn của acquy.
d Trong mạch điện kín thắp sáng đèn của pin mặt trời.
8/ Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức:
a I=q / t; b I=q t;
c I=q
2
t; d I=q
2
/ t;
9/ Điều kiện để có dòng điện là:
a chỉ cần duy trì hiệu điện thế gữa hai đầu vật dẫn.
b chỉ cần có nguồn điện.
c chỉ cần có hiệu điện thế.
d chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.

10/ Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
a khả năng thực hiên công của nguồn điện khi di chuyển 1 đơn vị điện tích
trong 1 giây.
b khả năng thực hiện công của nguồn điện trong 1 giây.
c khả năng tạo ra các điện tích trong 1 gây.
d khả năng tạo ra điện tích dương trong 1 giây.
11/ Có thể tạo ra một pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn
a hai mảnh nhôm. b hai mảnh đồng.
c hai mảnh kẽm. d một mảnh nhôm và một mảnh kẽm.
12/ Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do
a chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.

b chỉ có các ion hyđrô trong dung dịch điện phân thu lấy êlectrôn của cực
đồng.
c các êlectrôn dịch chuyển từ cực đồng tới cực kẽm qua dung dịch điện phân.
d các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và cả các ion hyđrô trong
dung dịch thu lấy êlectrôn của cực đồng.
13/ Sau khi sử dụng một thời gian thì điện trở trong của pin Vôn-ta tăng lên là vì
a hai cực của pin mòn dần.
b dung dịch điện phân cạn dần do có sự bay hơi.
c có hiện tượng phân cực xảy ra.
d dung dịch điện phân loãng dần.
14/ Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vôn-ta là
a sử dụng dung dịch điện phân khác nhau.
b chất dùng làm hai cực khác nhau.
c phản ứng háo học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.
d sự tích điện khác nhau ở hai cực.
15/ đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường
độ dòng điện chạy trong mạch
a tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
b tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
c giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
d tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
16/ Hiệ tượng đoản mạch xảy ra khi
a không mắc cầu chì cho một mạch điện kín
b dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín
c nối hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ
d sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện
17/ Một đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát điện) khi mà
a nguồn điện này tạo ra các điện tích âm và đẩy các điện tích này đi ra khỏi
cực âm của nó.
b dòng điện đi qua nó có chiều đi vào cực dương và đi ra từ cực âm.

c dòng điện chạy qua nó có chiều đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
d nguồn điện đó tạo ra các điện tích dương và đẩy các điện tích này đi ra
khỏi cực dương của nó.
18/ Các lực lạ bên trong nguồn điện
không
có tác dụng
a tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện .
b tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
c làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong
nguồn điện.
d tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
19/ Trong các pin điện hóa
không
có các quá trình nào sau đây?
a Biến đổi hóa năng thành điện năng.
b Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
c Biến đổi chất này thành chất khác.
d Làm cho các cực của pin tích điện khác nhau.
20/ Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường
độ I.Công suất tỏa nhiệt trên R
không thể
tính bằng công thức
a P=U
2
/ R. b P=I
2
R.
c P=UI. d P=U
2
I.

21/ Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu
điện thế mạch ngoài
a tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
c giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
d tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
22/ Một bóng đèn được thắp sáng ở U
1
=120 V có công suất P
1
,ở U
2
=110 V có
công suất P
2
thì:
a P
1
> P
2
b Câu trả lời phụ thuộc vào công suất định mức của đèn.
c P
1
=P
2
d P
1
< P
2
.

¤ Đáp án :
1[ 2]b... 2[ 2]c... 3[ 2]c... 4[ 2]b... 5[ 2]b...
6[ 2]c... 7[ 2]a...

8[ 2]a... 9[ 2]a... 10[ 2]a... 11[ 2]d... 12[ 2]d...
13[ 2]c... 14[ 2]c...

15[ 2]c... 16[ 2]c... 17[ 2]c... 18[ 2]a... 19[ 2]b...
20[ 2]d... 21[ 2]c...
22[ 2]a...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×