Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

luận văn thạc sĩ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – CN hàng bài trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.52 KB, 81 trang )

1

1
1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận
văn/luận án qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ
tương đồng 14 % toàn bộ nội dung luận văn/luận án. Bản luận văn/luận án kiểm tra
qua phần mềm là bản cứng luận văn/luận án đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu
sai tôi xin chịu các hình thức kỉ luật theo quy định hiện hành của Trường.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018
HỌC VIÊN CAO HỌC/NCS
(Kí và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
với kinh nghiệm trong quá trình công tác tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô
giáo tại Khoa sau đại học – Trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình truyền đạt
kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
giáo TS. Nguyễn Bích Thủy, là người hướng dẫn luận văn; Cô đã dày công giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên
Sacombank – CN Hàng Bài đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực
hiện luận văn cũng như trong công tác.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên
cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết,



2

2
2

tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp để luận
văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN
NH
NHTM
NH TMCP
NHNN

Chi nhánh
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước


3


XK
NK
XNK
T/T
L/C
Sacombank
TTQT
CV. TTQT
UCP
URC
ISBP

INCOTERMS
SWIFT
WTO
TTNĐ
NHNg

3
3

Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
Telegraphic transfer (Chuyển tiền bằng điện)
Leter of credit (Tín dụng chứng từ)
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế

The uniform custom and practice for documentary credits
(Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
Quy tắc thống nhất về nhờ thu
International standard banking practice for the examination of
document under documentary credits
(Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ
theo thư tín dụng)
International commercial terms (Các điều khoản thương mại
quốc tế)
Society for worldwide interbank and financial
telecommunication (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài
chính quốc tế)
Tổ chức Thương mại Thế giới
Thanh toán nội địa
Ngân hàng nước ngoài

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


4

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến sâu vào xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa. Điều này đã làm cho các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại
quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc
tế nói riêng đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và
ngân hàng quốc tế.

Như một mắc xích không thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ, là cầu nối
trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên
thế giới. Dịch vụ thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng của ngân
hàng, có liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín (tên giao dịch: Sacombank)
là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi
nhánh lớn nhất Việt Nam. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Sacombank đã đạt
được những bước tiến thật rõ rệt khi nằm trong top ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.
Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các kênh
phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Điều đó được chứng minh bằng các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước
và quốc tế trao tặng cho ngân hàng như top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do
tạp chí Forbes công bố; Top 100 Thương hiệu – Sản phẩm/Dịch vụ nổi tiếng
ASEAN do báo Thời báo Mekong - cơ quan của TW Hội Phát triển hợp tác kinh tế
Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) tổ chức; Dịch vụ ngân hàng trực tuyến
tốt nhất 2016 (Best Use of Online Banking) do tạp chí Retail Banker International
(Anh) trao tặng; Thương hiệu mạnh Việt Nam 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam
và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) phối hợp tổ chức…
Là một đơn vị kinh doanh của Sacombank, chi nhánh Hàng Bài mang trong
mình sứ mệnh cung cấp tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện
ích cho khách hàng. Chi nhánh Hàng Bài tự hào từng CBNV của Chi nhánh đã
khẳng định được giá trị thương hiệu tập thể, giá trị của bản thân. Với những điều tốt
đẹp đó, Chi nhánh Hàng Bài đã sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển chung
của cộng đồng và xã hội.
Trong những năm qua, Sacombank – Chi nhánh Hàng Bài đã không ngừng
nâng cao hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trước tình hình khủng hoảng


5


kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp trong nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Ngoài ra, số lượng
các ngân hàng thực hiện thương mại quốc tế trên địa bàn ngày càng nhiều làm cho
hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh gặp không ít khó khăn. Nghiên cứu
những thiếu sót, bất cập để tìm ra giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
nhằm phù hợp với điều kiện mới, không những giúp cho các ngân hàng thương mại
cổ phần tăng sức cạnh tranh trong điều kiện khủng hoảng mà còn góp phần thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn
với nền kinh tế thế giới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Để có cái nhìn tổng quát và sâu hơn về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
và liên quan đến đề tài phát triển hoạt động TTQT của NHTM đã có một số công
trình nghiên cứu và những luận văn thạc sĩ được công bố, trong đó có các công trình
nghiên cứu giá trị sau:
Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế của PGS.TS. Doãn Kế
Bôn (2010) cung cấp các kiến thức về phương thức, điều kiện, quá trình đàm phán
ký kết hợp đồng và kiểm soát rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, những kiến
thức cơ bản nhất về các hoạt động tác nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu và
vận dụng các kiến thức vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như quản lý
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay.
Đề tài 1: Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam. Tác giả: Trần Nguyễn Hợp Châu, Bài báo nghiên cứu khoa học, tạp
chí khoa học và đào tạo Ngân hàng (số 122, tháng 07/2012), Học viện Ngân hàng.
Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế, căn cứ vào các
nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch, tình hình hoạt động thực tế của
các NHTM Việt Nam gia đoạn 2007 – 2011, vận dụng các phương pháp phân tích
định lượng, thống kê, tổng hợp so sánh số liệu qua các năm để làm sáng tỏ thực
trạng hoạt động cũng như thị phần thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM Việt
Nam.

Đề tài 2: Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Hương Lan (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Ngoại thương. Luận văn đã hệ thống đầy đủ lý luận về hoạt động TTQT cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Phân tích thực trạng hoạt động
TTQT tại Vietcombank, cụ thể trong phương thức tín dụng chứng từ và các phương
thức khác. Đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động TTQT tại


6

Vietcombank trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, đề tài của luận văn là giải pháp phát
triển hoạt dộng TTQT nhưng tác giả chỉ đưa ra các khái niệm chung chung, chưa
đưa ra được khái niệm phát triển hoạt động TTQT là gì, các chỉ tiêu để đánh giá
hoạt động này.
Đề tài 3: Chiến lược Marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Tác giả: Trương Minh Trung (2011),
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM. Đề tài phân tích môi trường
kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn tài chính Việt Nam đang mở cửa cho
các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động như các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Đồng thời chỉ rõ sức ép mà Sacombank phải đối mặt trong giai đoạn này. Xây
dựng chiến lược Marketing cho một dịch vụ cụ thể, đó là dịch vụ TTQT, một dịch
vụ được xem là có tiềm năng rất lớn vì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã
tăng mạnh trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Song nghiên cứu về vấn đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Hàng Bài trong giai đoạn hiện nay thì chưa
có công trình nghiên cứu nào được công bố, bên cạnh đó, việc nghiên cứu có tính
đặc thù bởi phạm vi nghiên cứu của nó.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Sài Gòn thương tín – CN
Hàng Bài.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế và phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NH TMCP Sài Gòn
Thương tín qua đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
tại NH TMCP Sài Gòn thương tín – CN Hàng Bài.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần nói
chung và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
thương tín – Chi nhánh Hàng Bài nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Hàng
Bài, địa chỉ tại: 27 Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


7

+ Về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Sài gòn thương tín trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017.
Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Hàng Bài trong khoảng thời
gian từ năm 2018 đến năm 2020.
+ Về nội dung nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và tại NH TMCP
Sài gòn thương tín nói riêng. Sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
được đánh giá theo chiều rộng như phát triển về doanh thu, lợi nhuận, số lượng
khách hàng, phương thức thanh toán, …. và theo chiều sâu bao gồm thương hiệu và
uy tín của ngân hàng, tốc độ thanh toán, hạn chế tối đa rủi ro trong TTQT…
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm: Thu thập, tổng
hợp, phân tích và xử lý số liệu, … Cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của
Sacombank nói chung và Sacombank – CN Hàng Bài, báo cáo tài chính, bản công
bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên của NHNN và một số NHTM.
- Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải
pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được sẽ phân tích thông
qua chương trình phần mềm Microsof Excel, bảng biểu và biểu đồ.
6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa của đề tài
Xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng thương mại không hề dễ dàng. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh
vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu vận dụng các lý thuyết về phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần còn hạn chế. Chưa có đề
tài nào đề cập đến vấn đề phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Hàng Bài.
Luận văn này cố gắng làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận khoa học của vấn đề
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Hàng Bài.
7. Kết cấu của luận văn



8

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài kiệu tham khảo, luận văn kết
cấu thành 3 chương, gồm có:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Hàng Bài
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Hàng Bài

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.
Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính thực
hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại nguồn vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ
có liên quan đến tài chính – tiền tệ khác trong nền kinh tế.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành
và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tiền thân của các nghiệp vụ ngân hàng bắt
nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi
tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi
nhuận thu được lấy từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Khoảng 3500 năm trước công nguyên, các ngôi đền tại xứ Chaldee (thuộc
Irack ngày nay) đã có hoạt động tương tự như ngân hàng đó là tiếp nhận những lễ
vật và tài sản do các tín đồ gửi, rồi cho nông dân vay với lãi xuất cao.
Đến thế kỷ IV, ở Ý, chính quyền La Mã đã tổ chức riêng một khu phố làm nơi

hội họp cho những người mua bán, trao đổi tiền bạc và vay nợ. Các ngân hàng cho
vay nặng lãi đã xuất hiện ở Ý khoảng 500 năm trước công nguyên, những ngân
hàng này hoạt động với quy mô lớn. Sau thế kỷ XVI, xuất hiện ngân hàng có hệ
thống của Ý như Banco di Napoli (1591), …
Loại hình ngân hàng hiện đại xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc
hình thành các ngân hàng như Ngân hàng Amxtecdam năm 1609 ở Hà Lan, ngân
hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, ngân hàng Anh quốc năm 1649.


9

Tại Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc và từ thế kỷ XIX trở về trước, là một
nước nông nghiệp lạc hậu nên chưa hề có khái niệm về ngân hàng. Sự đô hộ hàng
ngàn năm của chế độ phong kiến phương Bắc đã làm cho nước ta hầu như không có
sự tiếp xúc giao thương với các nước láng giềng, thương mại ít phát triển cả trong
và ngoài nước. Do đó, nghề kinh doanh tiền tệ cũng kém phát triển, mang nặng tính
phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở
thành thuộc địa. Từ đó, các thương gia người Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường
Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt, …). Thị trường nước ta
ngày càng phát triển, trên lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân
hàng hiện đại, gồm có ngân hàng Đông Dương với tư cách là ngân hàng phát hành
giấy bạc và tiền kim loại cho các nước thuộc địa của Pháp ở Châu Á và một số ngân
hàng thương mại của người nước ngoài và của người Việt Nam như ngân hàng Pháp
– Hoa, ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng, … để hỗ trợ cho
các hoạt động kinh doanh thương mại.
Ngày 6/5/1951, theo Sắc lệnh 15/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa (Hồ Chí Minh) Ngân hàng lấy tên là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được
thành lập, đây là Ngân hàng đầu tiên của nước ta.
Từ năm 1951 đến trước khi có nghị định 53/HĐBT (26/3/1988), hệ thống ngân

hàng ở nước ta là hệ thống ngân hàng một cấp, gồm Ngân hàng Nhà nước và các
Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
hàng Đầu tư. Hệ thống ngân hàng một cấp vừa làm chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ, tín dụng và thanh toán vửa làm nhiệm vụ kinh doanh. Chính vì hệ thống
ngân hàng đơn nhất với cơ chế quản lý tập trung bao cấp, đã làm cho hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam hoạt động đơn điệu và cứng nhắc, không đáp ứng được các yêu
cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường.
Do đó, ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
nghị định 53/HĐBT là bước tiến trong hoạt động tiền tệ, tín dụng thoát khỏi tình
trạng trì trệ và cứng nhắc, thích hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Theo mô
hình này, công tác phát hành tiền vẫn do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận, còn chức
năng kinh doanh được các ngân hàng chuyên doanh đảm nhận. Tạo sự đổi mới ở
dạng sơ khai của hệ thống ngân hàng hai cấp. Tại giai đoạn này hoạt động tiền tệ,
tín dụng vẫn còn ảnh hưởng từ thời bao cấp, cho vay ngắn hạn tràn lan, chi nhánh
ngân hàng mở ra chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.


10

Ngày 23/05/1990, một bước tiến quan trọng khi Quốc hội ban hành 2 Pháp
lệnh. Theo đó, các ngân hàng chuyên doanh quốc doanh được chuyển thành ngân
hàng thương mại quốc doanh, bao gồm: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương.
Ngày nay ở nước ta ngân hàng được thành lập dưới nhiều loại hình và phát
triển đến loại hình Ngân hàng cổ phần và được phép thực hiện đa dạng các nghiệp
vụ, và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành ngày
26/12/1997 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2004. Theo đó, ngân hàng Nhà nước
làm nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương, còn ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng khác hoạt động như các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng
kinh doanh.

Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa năng,
kinh doanh tổng hợp được định hình và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sau khi nước
ta là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới WTO (2007).
1.1.2. Khái niệm ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Theo luật pháp nước Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền
tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ
tài chính”.
Đạo luật ngân hàng của Pháp năm 1941 cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền
bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử
dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính".
Hay như ở Ấn Độ, luật ngân hàng năm 1950, bổ sung năm 1959 đã nêu:
“Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ đầu tư”.
Theo luật của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Các nhà băng thiết yếu gồm
các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hàng nghề thương mại và các
giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ
chuyển tiền, đứng ra bảo hiểm...”.
Ở Việt Nam, theo điều 20 Luật tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội thông
qua tháng 12 năm 1997 có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi
để cấp tín dụn, cung cấp các dịch vụ thanh toán”.


11

Vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng trong
nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được

huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng để cho vay và cung cấp các dịch vụ góp phần
phát triển nền kinh tế.
1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có các chức năng sau:
Thứ nhất là chức năng trung gian tài chính, thông qua việc huy động vốn nhàn
rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế.
Thứ hai là chức năng trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp và cá nhân
trong và ngoài nước. Đối với NHTM chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận
cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán.
Thứ ba là chức năng tạo tiền nghĩa là trong quá trình hoạt động ngân hàng
thương mại đã gia tăng khối tiền tệ cung ứng thêm cho nền kinh tế.
Thứ tư là chức năng kinh doanh dịch vụ thông qua việc sử dụng các nguồn lực
tạo ra hàng hóa, sản phẩm tài chính và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại
Với các chức năng của mình, ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thể hiện qua các nội dung sau:
Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Để phát triển kinh tế, các đơn vị cần phải có một lượng vốn nhất định đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Lúc này cần có tổ chức
đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy
động được, NHTM cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn
một cách kịp thời cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
Bước sang cơ chế thị trường, nhờ sự phát triển của tín dụng ngân hàng đã làm
biến đổi hoạt động trì trệ trong các nhà máy, xí nghiệp, khơi dậy sức sống bằng các
dây truyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các
nước tiên tiến. Tín dụng ngân hàng góp phần cung cấp một lượng vốn không nhỏ
trong việc tăng trưởng nguồn vốn lưu động phù hợp với sự phát triển của khoa học
– kỹ thuật – công nghệ cao.

Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia làm hai
cấp: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chuyên doanh (NHTM). Ngân hàng công
thương được nhà nước cấp vốn cho hoạt động và sử dụng như công cụ để quản lý


12

hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết ngân
hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa
các ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lượng tiền
tệ cung ứng và lưu thông. Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong
nền kinh tế, ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và
phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.
Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế quốc tế, sự hội nhập kinh tế
quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững. Một trong những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy
sự hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc
gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động
của ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho
vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là
các hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân
hàng nhà nước của ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp tác động thúc đẩy
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó ngân hàng thương mại đã
thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài
chính quốc tế.
1.2.

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
1.2.1.1.
Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế, chính trị,
ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là
ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế dẫn đến nhu cầu chi
trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các trường khác nhau, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa
các bên.
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc


13

1.2.1.2.

gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan”.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt
động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, giữa hai linh vực hoạt động
này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt
động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục
vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các quy chế về thanh
toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế
thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoại thương (hay gọi theo cách cũ

là thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh toán phi mậu
dịch).
Thanh toán quốc tế trng ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việc thực hiện
thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng
cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán
và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thực hiện thanh
toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu nghĩa là thanh toán cho các hoạt
động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan
ngoại giao ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền trợ cấp của thân nhân,
phí sinh hoạt chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài....
Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
So với thanh toán nội thương, thanh toán quốc tế có một số đặc điểm sau:
Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập
quán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay
nhiều quốc gia, do đó các chủ thể khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế không
những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp
lý quốc tế. phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC, INCOTERMS, ISBP …
tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào
hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua ngân
hàng. Trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con
đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản
ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong
thực tiễn, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán
trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Việc


14


thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách
an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp
mà dùng các phương tiện thanh toán. Các phương tiện thường được sử dụng
trong thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến
ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung). Do đó, hoạt động thanh toán
quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối của các
quốc gia.
Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiếng Anh bởi
nó được sử dụng phổ biến mọi nơi trên thế giới, là ngôn ngữ chung của thế giới.
Giải quyết tranh chấp dựa trên pháp luật quốc gia, thông lệ quốc tế, và
luật pháp quốc tế, tùy vào sự thỏa thuận của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thông
qua con đường trọng tài hay tòa án.
1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
1.2.2.1.
Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có thể thanh
toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với mạng
lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp. Lúc này, các ngân hàng trở
thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán, thay mặt khách hàng
thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán.
Ngân hàng sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ
TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao
dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách
hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ
hỗ trợ khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là nơi
cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các

khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia
và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ
xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương... Thanh
toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng
trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu


15

quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời cấp vốn cho các
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.2.2.2.
Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trước xu thế hội nhấp kinh tế quốc tế, các quốc gia đang gia sức phát triển
kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc
tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên
ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế
khác. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch
vụ giữa tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động
thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển. Nếu
hoạt động thanh toán quốc tế nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được
mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách
thông suốt và hiệu quả.
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong
bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu,
coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh
tế của mỗi nước.

Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia, được thực hiện chủ yếu trên các mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế.
- Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Tăng cường thu hút kiều hối và nguồn lực tài chính khác.
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.
1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2.3.1.
Phương thức chuyển tiền
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam thì “Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất
định”.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý
của mình ở nước người thụ hưởng.
Căn cứ vào hình thức, chuyển tiền gồm:


16

-

-

-

-


-

1.2.3.2.

Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): là hình thức chuyển tiền, trong đó
lệnh thanh toán (Bank draft) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho
ngân hàng trả tiền. Chuyển tiền bằng thư chậm nhưng có chi phí thấp. Ngày nay,
chuyển tiền bằng thư là rất hạn chế.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức
điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng mạng SWIFT. Chuyển tiền bằng điện là hiện
đại và phổ biến nhất hiện nay, chuyển tiền bằng điện phải chịu chi phí cao hơn
chuyển tiền bằng thư.
Căn cứ vào mục đích chuyển tiền, gồm:
Chuyển tiền mậu dịch: là chuyển tiền có tính chất thương mại, liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Chuyển tiền phi mậu dịch: là chuyển tiền không có tính chất thương mại, như
chuyển tiền kiều hối, cho tặng, trợ cấp, du học, du lịch…
Chuyển tiền cho mục đich đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
Các loại chuyển tiền khác, như chuyển tiền mua bán ngoại tệ, chuyển lãi đầu tư, vay
nợ, trả nợ…
Căn cứ vào thời điểm chuyển tiền:
Chuyển tiền trước khi giao hàng (Payment in advance): Chuyển tiền trước khi giao
hàng, hay còn gọi là ứng trước tiền hàng, là việc người nhập khẩu yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một phần hay toàn bộ giá trị lô hàng cho người xuất
khẩu trước khi hàng hóa được giao.
Chuyển tiền sau khi giao hàng (Payment after shipment): Chuyển tiền sau khi gia
hàng, là việc người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển trả tiền lô
hàng cho người xuất khẩu sau khi hàng hóa được giao.
Trong một giao dịch chuyển tiền, có thể kết hợp cả hai hình thức chuyển tiền

trả trước và chuyển tiền trả sau. Nghĩa là nhà nhập khẩu sẽ chuyển một phần trước
khi giao hàng, và phần còn lại sẽ được trả sau khi nhận được hàng tùy vào sự thỏa
thuận giữa hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Ưu điểm của phương thức này đó là thủ tục đơn giản, chi phí thấp.
Nhược điểm của phương thức này đó là chỉ áp dụng khi bai bên nhà nhập khẩu
tin tưởng lẫn nhau vì có thể xảy ra tường hợp: nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng
trước nhưng nhà xuất khẩu không giao hàng, hoặc nhà nhập khẩu nhận được hàng
nhưng không thanh toán …
Phương thức chuyển tiền bằng phát hành hối phiếu (Bank Draft)


17

1.2.3.3.

Bank draft: Hối phiếu ngân hàng thực chất là một tờ séc do một ngân hàng ký
phát cho một ngân hàng khác. Nếu chuyển tiền bằng VNĐ, thì hối phiếu sẽ được ký
phát để ghi Có tài khoản Vostro; nếu bằng ngoại tệ, hối phiếu sẽ được ký phát để ghi
Nợ tài khoản Nostro.
Để chuyển tiền bằng ngoại tệ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải mở tài
khoản và duy trì số dư bằng ngoại tệ để phát hành séc. Để chuyển bằng VNĐ, ngân
hàng nước ngoài phải mở tài khoản bằng VNĐ tại ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ:
Bước 1: Người thụ hưởng sẽ gửi hóa đơn hoặc thư thông báo chi phí cho
người ra lệnh đề nghị thanh toán bằng bank draft theo chỉ thị thanh toán đính kèm,
tên và địa chỉ của người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng.
Bước 2: Người ra lệnh đề nghị NH phục vụ mình phát hành Bankdraft theo chỉ
thị thanh toán nhận được từ người thụ hưởng.
Bước 3: NH phục vụ người ra lệnh sau khi kiểm tra hồ hơ hợp lệ sẽ phát hành

Bankdraft cho người ra lệnh.
Bước 4: Người ra lệnh nhận Bankdraft và gửi cho người thụ hưởng.
Bước 5: Người thụ hưởng sẽ xuất trình Bankdraft đến NH của người thụ
hưởng để nhờ thu hộ.
Bước 6: NH của người thụ hưởng sẽ gửi Bankdraft đến NH thanh toán (đại lý
của NHPH Bankdraft) để yêu cầu thanh toán.
Bước 7: NH thanh toán sẽ ghi nợ TK của NHPH Bankdraft để chuyển tiền
cho NH của người thụ hưởng và báo có cho người thụ hưởng.
Ưu điểm của phương thức này là chi phí thấp, thủ tục đơn giản, …
Nhược điểm là thời gian thanh toán lâu, bankdraft dễ bị thất lạc trong quá trình
vận chuyển.
Bankdraf thường được áp dụng trong các trường hợp: thanh toán lệ phí tham
gia tuyển sinh, học phí, …cho các trường đại học; thanh toán hội phí, phí bảo hiểm,
phí khám chữa bệnh, …; thanh toán cho các giao dịch có giá trị nhỏ.
Phương thức ghi sổ (Open account)
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam thì “Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất
khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một
cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường
theo định kỳ như đã thỏa thuận”.
Đặc điểm của phương thức này thể hiện đây là phương thức thanh toán không
có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản. Nếu người


18

1.2.3.4.

-


mua mở tài khoản để ghi nợ, tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị
thanh toán giữa hai bên.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ:
Bước 1: Nhà NK và nhà XK ký kết hợp đồng ngoại thương thể hiện phương
thức thanh toán là “open account”.
Bước 2: Nhà XK giao hàng, chứng từ và giấy báo nợ cho nhà NK, mở sổ ghi
nợ cho nhà NK.
Bước 3: Sau một khoảng thời gian nhất định, nhà NK tổng hợp công nợ và đề
nghị NH chuyển tiền thanh toán cho nhà XK.
Bước 4: NH nhà NK sẽ chuyển tiền cho NH nhà XK
Bước 5: NH nhà NK nhận tiền và báo có cho nhà XK
Ưu điểm của phương thức này là thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nhà NK chiếm
dụng được vốn của nhà XK.
Nhược điểm của phương thức này là nhà XK bị chiếm dụng vốn, rủi ro không
được thanh toán, việc theo dõi công nợ mất nhiều thời gian, chi phí…
Phương thức ghi sổ thường được áp dụng trong các trường hợp: giao dịch mua
bán giữa nhà cung cấp và hệ thống phân phối (siêu thị, đại lý phân phối, …); bên
mua và bên bán là công ty mẹ - con, các công ty thành viên của cùng tập đoàn; hai
bên mua và bán đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin cậy, phụ thuộc lẫn nhau,…
Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam thì “Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, nên bán (nhà xuất khẩu)
sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất
trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được
thanh toán, chấp nhận hội phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu, nhờ thu gồm 2 loại:
Nhờ thu trơn.
Nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán theo đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm
chứng từ tài chính, còn chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu

không thông quan ngân hàng.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán theo đó chứng từ gửi đi
gồm: Chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, hoặc chứng từ thương mại
(không bao gồm chứng từ tài chính).


19

1.2.3.5.

Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các phương tiện
thanh toán tương tự khác được sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền.
Chứng từ thương mại bao gồm hóa đơn, chứng từ vận tải hoặc các chứng từ có
tiêu đề hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải chứng từ tài chính.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ nhờ thu:
Bước 1: Nhà NK và nhà XK ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó điều
khoản thanh toán là phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Bước 2: Nhà XK giao hàng cho nhà NK.
Bước 3: Nhà XK gửi chứng từ đến ngân hàng nhờ thu để nhờ thu hộ tiền nhà
NK.
Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập lệnh và gửi bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ.
Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ
cho nhà NK.
Bước 6: Nhà NK chấp nhận lệnh nhờ thu đồng thời ngân hàng trao bộ chứng
từ cho nhà NK.
Ưu điểm của phương thức này đó là nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ trước
khi đi thanh toán. Đối với nhà XK thì chắc chắn rằng bộ chứng từ được giao cho
nhà NK ngay sau đi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Nhược điểm của phương thức này đó là đối với nhà XK, nhà NK có thể từ
chối thanh toán trong khi hàng đã được giao. Còn đối với nhà NK thì ngân hàng sẽ

không chịu trách nhiệm khi nhà XK lập bộ chứng từ giả mạo hay hàng hóa không
khớp với chứng từ.
COD (Cash on delivery)
COD (Cash on delivery) – nhận hàng trả tiền là phương thức thanh toán, trong
đó, việc trả tiền và nhận tiền giữa ngui mua và người bán diễn ra ngay khi việc giao
nhận hàng hóa hoàn thành. Phương thức COD áp dụng chủ yếu trong mua bán hàng
hóa tiêu dùng qua hệ thống người giao hàng trung gian, theo đó người trả tiền cho
người giao hàng hay người giao hàng thu tiền từ người mua ngay khi hàng hóa được
giao nhận.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ:
Bước 1: Nhà NK và XK ký kết hợp đồng thanh toán theo phương thức COD.
Bước 2: Nhà XK ủy quyền cho nhà chuyên chở giao hàng, giao chứng từ và
nhận tiền thanh toán.
Bước 3: Nhà chuyên chở vận chuyển hàng đến nơi quy định, thông báo cho
nhà NK nhận hàng.


20

1.2.3.6.

Bước 4: Nhà NK kiểm tra hàng hóa, nếu đạt yêu cầu sẽ trả tiền cho nhà XK
thông qua nhà chuyên chở và nhận hàng
Bước 5: Nhà chuyên chở giao tiền cho nhà XK.
Ưu điểm của phương thức này là nhà XK giao hàng và được nhận tiền ngay,
không tốn phí thanh toán qua ngân hàng, thủ tục thanh toán đơn giản. Nhà NK kiểm
tra được chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa, trước khi thanh toán.
Nhược điểm của phương thức này là nhà XK có thể gặp rủi ro mất hàng và
mất tiền do phụ thuộc vào nhà chuyên chở hoặc nhà NK từ chối nhận hàng và
không thanh toán.

Phương thức COD thường được áp dụng trong các trường hợp sau: giao dịch
mua bán qua biên giới, trị giá thanh toán nhỏ, thị trường có thói quen sử dụng tiền
mặt.
CAD (Cash against document)
CAD (Cash against documents) – giao chứng từ trả tiền là phương thức thanh
toán theo đó nhà NK sẽ mở một tài khoản tín thác (trust account) tại một ngân hàng
ở quốc gia của nhà XK và nộp trước tiền mua hàng vào tài khoản này, đồng thời nhà
NK ký với ngân hàng này một bản ghi nhớ (memo) thỏa thuận nội dung cho phép
ngân hàng sử dụng tài khoản tín thác thanh toán cho nhà XK khi nhà XK xuất trình
bộ chứng từ giao hàng tại quầy giao dịch của ngân hàng có nội dung phù hợp với
nội dung quy định trong bản ghi nhớ.
Vai trò của ngân hàng trong phương thức này là: mở tài khoản tín thác cho nhà
NK; thông báo số dư tín thác cho nhà XK; kiểm tra nội dung BCT xuất trình phù
hợp với bản ghi nhớ; chuyển tiền hoặc báo có cho nhà XK.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ:
Bước 1: Nhà NK và XK ký kết hợp đồng ngoại thương thỏa thuận phương
thức thanh toán CAD.
Bước 2: Nhà NK đề nghị NH ở nước nhà XK mở tài khoản tín thác, nộp tiền
vào TK và ký biên bản ghi nhớ.
Bước 3: NH sẽ thông báo cho nhà XK về việc tài khoản tín thác đã được mở
và số dư của tài khoản được phong tỏa cho mục đích mua hàng
Bước 4: Nhà KH giao hàng sang nước nhà NK
Bước 5: Nhà XK xuất trình BCT giao hàng đến NH để nhận tiền, NH kiểm tra
BCT với bản ghi nhớ (memo), nếu phù hợp sẽ thanh toán cho nhà XK.
Bước 6: NH sẽ giao BCT cho nhà NK.
Theo trình tự trên, một NH đóng vai trò phục vụ nhà NK và XK, chính vì vậy
trên thực tế để mua hàng theo phương thức này, nhà NK phải mở văn phòng đại


21


1.2.3.7.

diện ở nước nhà XK, để thực hiện các thủ tục mở TK tín thác, chuyển tiền vào TK
tín thác, nhận BCT giao hàng từ NH và chuyển về công ty mẹ nhận hàng ở nước
nhập khẩu; hoặc ngược lại nhà XK sẽ phải mở văn phòng đại diện ở nước nhà NK
để thực hiện vai trò tương tự.
Ưu điểm của phương thức này là nhà XK giao hàng và nhận tiền ngay, thủ tục
thanh toán đơn giản, an toàn.
Nhược điểm là nhà NK bị chiếm dụng vốn.
Phương thức CAD thường được áp dụng trong các trường hợp sau: hàng hóa
mua bán thuộc loại hiếm trên thị trường, cầu nhiều hơn cung; người bán độc quyền
đối với một số thương hiệu sản phẩm do mình cung cấp nên có ưu thế trong việc
quy định phương thức thanh toán trong bán hàng.
Phương thức tín dụng chứng từ (Leter of credit)
Tại Điều 2, UCP600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng
chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể
hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi
xuất trình chứng từ phù hợp”.
Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp
dụng trong nội thương và ngoại thương. Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà
NK, ngân hàng phát hành một thư tín dụng. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là
cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ thanh toán cho nhà XK nếu nhà XK tuân
thủ theo các điều khoản và quy định trong L/C.
Trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ,
chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà NK thanh toán tiền hàng cho nhà XK, bảo
đảm cho nhà XK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng.
Các bên tham gia
Ngân hàng phát hành: NH phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người mở
(nhà nhập khẩu).

Ngân hàng thông báo: NH thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng (nhà
xuất khẩu).


22

Ngân hàng được chỉ định: NH mà tại đó thư tín dụng có giá trị (available
with…) hoặc bất kỳ NH nào nếu thư tín dụng có giá trị (available with any bank).
Ngân hàng xác nhận: NH bổ sung sự xác nhận của mình đối với một thư tín
dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ:
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK đến ngân hàng phục vụ
mình (NH phát hành L/C) yêu cầu phát hành L/C.
Bước 2: Căn cứ vào các chứng từ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà
NK yêu cầu nhà NK thực hiện ký quỹ (các biện pháp đảm bảo) để phát hành L/C.
Bước 3: Sau khi nhận được điện thông báo phát hành L/C từ NH của bên nhà
nhập khẩu thông qua ngân hàng của nhà xuất khẩu (NH thông báo). Nhà xuất khẩu
tiến hành hoàn tiện bộ chứng từ theo chỉ thị trong L/C và giao hàng cho nhà NK.
Bước 4: Nhà XK tiến hành giao hàng và xuất trình BCT đến NH thông báo,
NH thông báo kiểm tra bộ chứng từ và gửi bộ chứng từ đến NH phát hành qua
đường hàng không (CPN).
Bước 5: NH phát hành nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra, nếu thấy trên bề
mặt chứng từ không có gì mâu thuẫn với L/C thì sẽ thông báo cho nhà NK tiến hành
thanh toán (hoặc chấp nhận thanh toán) cho nhà xuất khẩu.
Bước 6: Sau khi đi thanh toán đối với L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán
đối với L/C trả chậm, NH chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và ký hậu
Bill để nhà NK đi lấy hàng.
Ưu điểm của phương thức này đối với nhà xuất khẩu đó là: được hỗ trợ kiểm
tra tính hợp lệ bộ chứng từ trước khi gửi đi đòi tiền, được ngân hàng phục vụ mình
xem xét tài trợ, chiết khấu bộ chứng từ, kiểm soát được thời gian thanh toán sau khi

giao hàng. Đối với nhà nhập khẩu đó là: nhà NK có quyền từ chối thanh toán nếu bộ
chứng từ bất hợp lệ, ngân hàng phát hành cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để phát
hành L/C.
Nhược điểm chung đối với nhà XK và nhà NK đó là L/C là phương thức thanh
toán có chi phí cao nhất trong tất cả các phương thức thanh toán quốc tế do có sự
tham gia của ngân hàng đứng ra đảm bảo thanh toán. Thêm vào đó là hai bên nhà
XK và nhà NK cần có nhân viên XNK chuyên môn cao, am hiểu tập quán quôc tế,
giúp đơn vị giảm thiểu tối đa rủi ro trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương cũng


23

như lập bộ chứng từ. Ngoài ra nhà XK có thể lập bộ chứng từ giả mạo, nhà NK
không nhận được hàng hoặc hàng không đúng quy cách nhưng vẫn phải đi thanh
toán do bộ chứng từ hợp lệ.
1.2.4. Các công cụ dùng trong thanh toán quốc tế
1.2.4.1.
Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả
theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền
mặt hay bằng chuyển khoản.
Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ
hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời
hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi
không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
1.2.4.2.
Hối phiếu
Theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì “Hối phiếu là chứng chỉ
có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện

một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương
lai cho người thụ hưởng”.
Do đó, hối phiếu là phương tiện thanh toán giúp người bán đòi tiền người
mua. Bên cạnh đó hối phiếu là chứng từ có giá do đó có thể mua bán, cầm cố, thế
chấp, … Ngoài ra hối phiếu có chức năng như là một phương tiện cung cấp tín dụng
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
1.2.4.3.
Hối phiếu nhận nợ (Kỳ phiếu)
Hối phiếu nhận nợ là một cam kết trả tiền vô điều kiện do một người phát
hành hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người
này hoặc trả theo người cầm phiếu.
Về quy tắc lưu thông, thì hối phiếu đòi nợ và nối phiếu nhận nợ là giống nhau.
Ta có thể coi hối phiếu nhận nợ như là một hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận bởi
người trả tiền. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu đòi nợ cũng được áp
dụng tương tự cho một hối phiếu nhận nợ.
1.2.4.4.
Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm phổ biến nhất do các tổ chức tín dụng cấp cho
khách hàng của mình. Các sản phẩm thẻ phổ biến hiện nay là thẻ ATM/ thẻ ghi nợ
nội địa, thẻ trả trước quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế. Trong đó thẻ trả trước (debit)
và thẻ tín dụng (credit) quốc tế được sử dụng như là một dung cụ để thanh toán khi
mua sắm qua các trang web quốc tế, các trang web này cho phép thanh toán qua thẻ,


24

hay đi du lịch nước ngoài mà không cần mang theo tiền mặt… Hiện nay có một số
tổ chức phát hành thẻ quôc tế bao gồm Visa Card, Master Card, JCB, …
1.3.
Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM

1.3.1. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
Phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi hoặc làm cho biến
đổi theo chiều hướng tăng từ ít tới nhiều, từ hẹp tới rộng, từ thấp tới cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
Ở tầm vĩ mô, sự phát triển được đề cập tới là sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế, được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất. Tuy nhiên, khi
sự phát triển diễn ra quá nhánh sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai con
người, do vậy những vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Vấn đề phát triển được
Ngân hàng thế giới đề cập đến đầu tiên, theo đó sự phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Ở tầm vi mô, sự phát triển được được đề cập tới là sự phát triển hoạt động của
các tổ chức. Theo đó, phát triển được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cả về
lượng lẫn về chất trong các hoạt động của tổ chức. Về lượng đó là sự mở rộng về
quy mô, thị trường, doanh số, lợi nhuận… Về chất đó là trình độ quản lý, trình độ
tay nghề, mức độ tin tín của tổ chức đó…
NHTM phát triển trước hết được phản ánh thông qua khả năng sinh lời. Một
ngân hàng muốn tồn tại cần phải có lợi nhuận, có thu nhập. Mức sinh lời này phải
đáp ứng được yêu cầu của các chủ sở hữu. Bên cạnh đó, ngân hàng cần cố gắng gia
tăng khả năng sinh lời. Muốn gia tăng khả năng sinh lời cần có sự tăng trưởng hay
sự phát triển nhất định của ngân hàng ở hiện tại. Sự tăng trưởng ở hiện tại của
NHTM được đánh giá thông qua sự gia tăng về quy mô của ngân hàng. Sự gia tăng
về quy mô của ngân hàng là sự tăng trưởng của nguồn vốn, các hoạt động đầu tư và
tín dụng với chất lượng tốt. Lợi nhuận của ngân hàng được gia tăng trên cơ sở sự
mở rộng về quy mô và chất lượng các hoạt động kinh doanh. Sự gia tăng về khả
năng sinh lời cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng này là sự tăng trưởng quá nóng, thu nhập cao ở
hiện tại nhưng lại trì trệ thua lỗ trong những năm tiếp theo thì không phải là phát
triển bền vững. Rõ ràng, trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục tiêu

gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phải cố gắng duy trì sự tăng trưởng này một cách


25

đều đặn trong một thời gian dài. Tức là cần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động vì
đây là điều kiện cần để ngân hàng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với
nhiều rủi ro đặc thù như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín
dụng, rủi ro kỳ hạn bên cạnh các rủi ro chung (rủi ro quốc gia và rủi ro chính trị).
Khi rủi ro xảy ra sẽ phát sinh chi phí làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Hơn thế nữa
giữa rủi ro và khả năng sinh lời kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều. Có những hoạt
động kinh doanh khi rủi ro chưa hoặc không xảy ra có thể mang lại cho ngân hàng
một mức lợi nhuận rất cao. Nhưng khi rủi ro xảy ra có thể làm ngân hàng phá sản
chỉ trong giây lát. Do đó, nếu một ngân hàng chỉ lựa chọn mục tiêu lợi nhuận để
phát triển thì sự phát triển đó là không ổn định và không bền vững. Tính bền vững
của ngân hàng nhất thiết phải được đánh giá trên cơ sở khả năng chịu đựng, chống
đỡ, xử lý để tồn tại an toàn và phát triển đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng trước
những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh.
Mặt khác, khách hàng chính là nơi cung cấp vốn để ngân hàng thực hiện các
hoạt động kinh doanh. Khách hàng cũng là người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ phát sinh chi phí trong quá trình tìm kiếm
khách hàng. Lợi ích của ngân hàng và khách hàng hầu hết là đối lập nhau. Nhưng
về lâu dài, duy trì được lượng khách hàng lớn là điều kiện để tăng doanh thu ngân
hàng. Ngân hàng nào càng có nhiều khách hàng, các khách hàng khác nhau tiếp cận
được với dịch vụ ngân hàng ở mức độ khác nhau thì khả năng tồn tại và phát triển
càng cao. Để thu hút được khách hàng, ban quản trị ngân hàng cần biết dung hòa
giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng, đảm bảo cả ngân hàng và
khách hàng đều phát triển.
Theo đó, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM được đánh giá

theo chiều rộng như phát triển về doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng,
phương thức thanh toán, …. và theo chiều sâu bao gồm thương hiệu và uy tín của
ngân hàng, tốc độ thanh toán, hạn chế tối đa rủi ro trong TTQT…
Như vậy, về cơ bản, phát triển hoạt động TTQT của NHTM có thể được hiểu
là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cả về chiều rộng lẫn về chiều sâu trong hoạt
động TTQT của NHTM. Về chiều rộng đó là sự mở rộng về quy mô khách hàng,
doanh số giao dịch, lợi nhuận thu được, phương thức thanh toán, … Về chiều sâu đó
là mọi giao dịch TTQT phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu
quả, …


×