Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.88 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
NGUYỄN THỊ TƯƠI

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60 34 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI
Hà Nội - 2014
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh ngoại tệ đã và đang dần trở thành hoạt động quan trọng
của ngân hàng VPBank vì tạo ra thu nhập cao và góp phần thúc đẩy các
hoạt động khác phát triển. Ngoài những áp lực cạnh tranh từ ngân hàng
nước ngoài và ngân hàng trong nước thì với sự phát triển của mình cũng
đòi hỏi VPBank phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, hoàn
thiện quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động kinh
doanh ngoại tệ để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú của tình hình mới. Vì lý do đó vấn đề “Phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”
là rất cần thiết. Tác giả mong muốn tìm hiểu thực tế và phân tích về sự
phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank trong những năm
vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank, góp phần cung cấp những thông
tin hữu ích cho nhà quản lý VPBank và những ai quan tâm vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài


Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề KDNT. Ngoài những
giáo trình và đề tài nghiên cứu chung về hoạt động này (bao gồm những
khái niệm, các nghiệp vụ của hoạt động KDNT) thì ta có thể nhận thấy,
đối với các ngân hàng tại nước ngoài, do tính phức tạp trong các nghiệp
2
vụ thực hiện hoạt động KDNT, việc kiểm soát rủi ro được các nhà quản
trị quan tâm nhiều hơn.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều đề tài trong nước nghiên cứu
về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoặc kinh doanh ngoại tệ của các
ngân hàng thương mại, các đề tài này tập trung chủ yếu vào việc phát
triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một ngân hàng
thương mại nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đồng cấp nghiên
cứu về phát triển hoạt động KDNT tại VPBank
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của NHTM nói chung và đánh giá phát triển hoạt động
KDNT của ngân hàng VPBank, đề tài đề xuất giải pháp nhằm phát triển
hoạt động KDNT của ngân hàng VPBank trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Làm rõ khái niệm đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và
các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động KDNT của NHTM
3
Phân tích, đánh giá sự phát triển KDNT của Ngân hàng VPBank
trong thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những bất cập và
nguyên nhân của những bất cập.
Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT của VPBank nhằm

đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến
hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại Ngân hàng VPBank
4.2Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích sự phát
triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng VPBank giai đoạn từ
năm 2010 đến nay. Khi đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT
của VPBank đề tài đề xuất giải pháp từ nay đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:
phương pháp phân tích, phương pháp biện chứng duy vật phương pháp hệ
thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp
luận giải, phương pháp thực nghiệm, phương pháp diễn giải và quy nạp
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng VPBank trong thời gian qua, làm rõ những bất cập và nguyên nhân
của những bất cập trong kinh doanh ngoại tệ tại VPBank.
4
Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân
hàng VPBank nhằm đáp ứng nhu cầu mới trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các ký hiệu viết tắt, nội dung của luận văn được kết cấu làm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phát triển hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
- Chương 2: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân

hàng VPBank
- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp cơ bản để phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng VPBank trong giai đoạn tiếp theo.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KDNT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng thương mại
Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại là việc mua và bán
các loại ngoại tệ của ngân hàng nhằm mục đích mang lại lợi nhuận.
Thúc đẩy các hoạt động khác phát triển
Phòng tránh rủi ro về tỷ giá, rủi ro lãi bằng các biện pháp sau: sử dụng
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hoán đổi
Dự trữ nhiều loại ngoại tệ
1.1.2 Các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot)
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay là nghiệp vụ hai bên thực
hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao
dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
1.1.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward)
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn là nghiệp vụ hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc
thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai
1.1.2.3 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap)
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ đồng thời mua và bán
cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao
6

dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ
giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng
1.1.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn (Options)
Giao dịch quyền chọn ngoại tệ là giao dịch trong đó người mua có
quyền chứ không có nghĩa vụ mua hay bán một số lượng đồng tiền này
lấy đồng tiền khác tại một tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian
xác định. Người bán có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu người mua
muốn thực hiện hợp đồng vào ngày đến hạn.
1.1.2.5Nghiệp vụ tương lai (Future)
Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng tương lai cũng tương tự như giao
dịch kỳ hạn, nghĩa là hoạt động mua bán một số lượng ngoại tệ nhất
định theo tỷ giá xác định tại ngày giao dịch và việc thực hiện chuyển
giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, tuy nhiên
hợp đồng tương lai được chuẩn hóa: số lượng ngoại tệ của mỗi hợp
đồng, ngày đến hạn của hợp đồng và được giao dịch thông qua các sàn
giao dịch tương lai.
1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại
Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ là việc triển khai, mở rộng
các hoạt động liên quan đến ngoại tệ nhằm mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp trong dài hạn.
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của ngân hàng thương mại
1.2.1.1Lợi nhuận
Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều là
lợi nhuận, có thể nói lợi nhuận là một trong những tiêu chí quan trọng
7
nhất để đánh giá một doanh nghiệp. Trong hoạt động KDNT cũng không
loại trừ điều này. Lợi nhuận của KDNT có thể đến từ chênh lệch tỷ giá,
thu phí dịch vụ
1.2.1.2Doanh số thực hiện

Doanh số thực hiện chính là doanh số mua và bán ngoại tệ của ngân
hàng thương mại trong một thời gian xác định. Thông thường khi doanh
số thực hiện cao thì cũng có nghĩa là việc kinh doanh ngoại tệ đang phát
triển và có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
1.2.1.3Quy mô thực hiện hoạt động KDNT
Quy mô thực hiện hoạt động KDNT mà tác giả để cập ở đây đó là
trên phương diện nguồn nhân lực được huy động để thực hiện việc
KDNT, số lượng đối tác thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ, số
lượng chi nhánh được thực hiện giao dịch ngoại tệ.
1.2.1.4Mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác
Khi các nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ được ngân hàng đáp
ứng thì lượng khách hàng đến ngân hàng sẽ ngày càng tăng lên, mạng
lưới khách hàng càng được mở rộng.
1.2.1.5Sự hài lòng của khách hàng
Phát triển của hoạt động KDNT được xem xét khi ngân hàng có khả
năng cung cấp đầy đủ lượng ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu mua
hợp lý và khả năng mua hết số ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu bán
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Nhân tố nội tại của ngân hàng
• Nguồn nhân lực
8
• Cơ sở vật chất kỹ thuật
• Hệ thống quản trị rủi ro
• Các nhân tố khác
1.2.2.2Nhân tố bên ngoài
• Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà
nước.
• Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
9

CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆN CỦA NGÂN HÀNG VPBANK
2.1 Giới thiệu về VPBank
2.1.1 Sự ra đời
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank)
tiền thân là Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt
Nam, được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do ngân hàng nhà
nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào
hoạt động kể từ ngày 10/09/1993. Đến thời điểm tháng 02/11/2013,
VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 5770 tỷ đồng. Mục tiêu của ngân hàng đến
năm 2017 là trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt
Nam và là một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
2.1.2 Hoạt động kinh doanh
Với vị thế là một ngân hàng thương mại cổ phần, VPBank thực hiện
đầy đủ các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng theo Luật các tổ
chức tín dụng 2010. Một số các chỉ tiêu cơ bản thể hiện hoạt động kinh
doanh qua bảng sau
10
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VPBank
(Đơn vị : Triệu VND)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 9T/2013
Tổng tài sản
59,807,02
3
82,817,947
102,576,27
5
119,577,305

Vốn chủ sở hữu 5,204,753 5,996,245 6,637,017 7,106,644
Lợi nhuận trước thuế 663,144 1,064,255 852,732 560,307
Hệ số an toàn vốn (CAR) 14.29% 11.94% 12.51%
Tỷ lệ chi phí hoạt động
trên tổng thu nhập thuần
44.44% 52.36% 62.31%

Tỷ số lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản bình quân
1.15% 1.12% 0.69%

Tỷ số lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu
bình quân
9.67% 14.29% 10.19%

Nguồn : Báo cáo tài chính của VPBank
2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại VPBank
2.2.1 Một số nghiệp vụ được triển khai
2.2.1.1Nghiệp vụ KDNT giao ngay
Đây là nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng, chiếm tỷ trọng
khoảng 80% trong tổng số các giao dịch của VPBank.
2.2.1.2Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng kỳ hạn
Đối với riêng VPBank, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn bắt đầu
được thực hiện từ năm 2008 và phát triển mạnh vào năm 2011, 2012
2.2.1.3Nghiệp vụ KD hoán đổi ngoại tệ
Giao dịch hoán đổi trong thời gian qua tuy có tăng nhưng còn rất hạn
chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số hoạt động tại VPBank
2.2.1.4Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng quyền chọn
11

VPBank đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ này tuy nhiên chưa được nhiều.
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chưa được thực hiện
Nghiệp vụ KDNT theo hợp đồng tương lai
2.2.2 Quy trình kinh doanh ngoại tệ tại VPBank
2.2.2.1Quy định chung
VPBank thực hiện việc mua ngoại tệ từ các nguồn sau:
-Mua từ các khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân…
-Mua trên thị trường liên ngân hàng
VPBank thực hiện việc bán ngoại tệ cho các đối tượng khách
hàng sau:
-Bán cho khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân…
-Bán trên thị trường liên ngân hàng
Bảng 2.3: Quy định về những hoạt động KDNT mà VPBank thực hiện
cung cấp các đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối
Loại giao
dịch/đối tượng
Tổ chức tín
dụng
Tổ chức kinh
tế
Tổ chức khác,
cá nhân
Giao ngay Được phép Được phép Được phép
Kỳ hạn Được phép Được phép Được phép
Hoán đổi Được phép Được phép Được phép
Quyền chọn* Được phép Được phép Chưa được
phép
Tương lai Chưa được
phép
Chưa được

phép
Chưa được
phép
Nguồn: Quy trình thực hiện nghiệp vụ FX của VPBank
Xây dựng tỷ giá mua bán ngoại tệ
Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc, cán bộ giao dịch của phòng kinh
doanh thị trường tài chính, căn cứ vào tỷ giá USD/VND bình quân liên
12
ngân hàng do NHNN công bố, tỷ giá thực tế trên Reuters, cung cầu
ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng của ngày làm việc trước đó, trạng
thái ngoại tệ thực tế của VPBank và sau khi tham khảo tỷ giá của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam và một số ngân hàng khác sẽ tiến hành lập
bảng tỷ giá giao ngay.
Kiểm tra trạng thái ngoại tệ, số dư tài khoản, hạn mức giao dịch
Khi thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ, giao dịch viên phòng Kinh
doanh thị trường tài chính phải căn cứ vào số dư trạng thái ngoại tệ để
cân bằng mua hoặc bán.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Các thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng VND
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo tỷ giá tại ngày
phát sinh giao dịch.
2.2.2.2Quy trình thực hiện kinh doanh ngoại tệ
Đối với khách hàng là các tổ chức tín dụng
Chuyên viên giao dịch giao dịch với khách hàng dưới sự kiểm soát
của Phòng Quản trị rủi ro thị trường
Chuyển bộ chứng từ cho Phòng Quản trị rủi ro thị trường kiểm tra
Phòng Quản trị rủi ro thị trường kiểm tra nếu chưa đủ thông tin thì
chuyển lại cho chuyên viên giao dịch, nếu thống tin đầy đủ và đáp ứng
yêu cầu thì chuyển cho Phòng Nghiệp vụ thị trường tài chính khối Tài
chính để nhập liệu vào hệ thống.

Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân
13
Căn cứ vào nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng (thông qua
điện thoại, fax, hoặc văn bản…những khách hàng này đã có văn bản
thỏa thuận về giao dịch qua fax, điện thoại với VPBank).
Bước 1 : Chi nhánh thực hiện kiểm tra chứng từ mua bán ngoại tệ
theo quy định hiện hành.
Bước 2 : Thông báo tỷ giá và các điều kiện kèm theo (nếu có)
Bước 3 : Thực hiện xác nhận với khách hàng về giao dịch.
Bước 4 : Nhập nội dung giao dịch vào hệ thống theo quy định.
2.2.3 Tình hình phát triển kinh doanh ngoại tệ của VPBank qua các
chỉ tiêu
2.2.3.1 Lợi nhuận
Do hệ thống của VPBank hạch toán chưa tách bạch giữa kinh
doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng nên khi tính toán lợi nhuận sẽ tính
gộp cả lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ và lợi nhuận từ kinh doanh vàng.
Bảng 2.4: Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ và vàng của VPBank qua các năm
(Đơn vị: triệu VND)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng 2013
- 9,364 13,234 - 117,693 17,562
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank
2.2.3.2Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Trong những năm gần đây, doanh số kinh doanh ngoại tệ tại
VPBank đang ngày càng gia tăng, số lượng ngoại tệ mua và bán của
ngân hàng tăng rất mạnh.
14
Hiện tại, VPBank chủ yếu thực hiện hoạt động KDNT đối với bốn
loại tiền tệ chính là USD, EUR, AUD, JPY. Các loại ngoại tệ khác ít
được thực hiện giao dịch.
Xét về đối tượng khách hàng mua bán ngoại tệ với VPBank, thì đối

tượng là các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình khoảng
từ 60-80% tổng giá trị mua bán.
Bảng 2.8: Báo cáo mua bán ngoại tệ phân chia theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Triệu VND
Đối
tượng
2010
2011 2012 2013
Mua Bán Mua Bán Mua Bán Mua Bán
Tổ chức
kinh tế
1,419,899 1,521,441 6,075,834 6,565,955 9,538,716 16,069,989 41,995,794 45,355,457
Tổ chức
tín dụng
17,672,677 16,482,282 68,598,121 68,893,527
134,627,11
6
148,806,09
8
167,983,17
5
183,381,632
Doanh
nghiệp có
vốn đầu
tư nước
ngoài
0 0 3,723,898 3,135,978 59,003 764,474 40,595,934 23,517,644
Đối
tượng

khác
6,262,771 7,353,634
19,599,46
3
19,403,86
7
21,545,521 17,201,992 29,397,056 27,717,224
Tổng
cộng
25,355,34
7
25,357,35
7
97,997,31
6
97,999,327
165,770,35
6
182,842,552 279,971,958 279,971,958
Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ nội bộ của VPBank
Xét về cơ cấu mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch thì chủ yếu
các giao dịch được thực hiện ở VPBank là giao dịch mua bán ngoại tệ
giao ngay, tuy nhiên cũng bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của các giao
dịch kỳ hạn và hoán đổi (Xem bảng 2.9 và 2.10).
Bảng 2.9: Cơ cấu ngoại tệ mua vào theo loại giao dịch
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 9T/2013
15
Doanh số giao dịch ngoại tệ giao
ngay

24,767,669 76,538,279 149,930,893 238,133,133
Doanh số giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 6,879,908 15,307,656 17,278,621 19,496,280
Doanh số giao dịch ngoại tệ hoán đổi 1,719,977 6,123,062 9,142,128 12,533,323
Doanh số giao dịch ngoại tệ quyền chọn 1,031,986 4,082,042 6,490,911 8,355,549
Doanh số giao dịch ngoại tệ tương lai - - - -
Tổng 34,399,541 102,051,039 182,842,552 278,518,284
Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ nội bộ của VPBank
Bảng 2.10: Cơ cấu ngoại tệ bán ra theo loại giao dịch
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 9T/2013
Doanh số giao dịch ngoại tệ giao ngay 21,678,822 80,357,799 124,327,767 201,579,810
Doanh số giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 1,774,874 9,260,746 24,865,553 55,994,392
Doanh số giao dịch ngoại tệ hoán đổi 1,140,991 4,899,866 9,946,221 13,998,598
Doanh số giao dịch ngoại tệ quyền
chọn
760,660 3,478,905 6,630,814 8,399,159
Doanh số giao dịch ngoại tệ tương lai

-

-

-
-
Tổng 25,357,357 97,999,327 165,772,368 279,971,958
Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ nội bộ của VPBank
2.2.3.3 Quy mô kinh doanh ngoại tệ
Chỉ tiêu quy mô kinh doanh ngoại tệ được sử dụng trong luận văn
là quy mô về số lượng nhân sự giao dịch, số lượng các đối tác giao dịch là
các tổ chức tín dụng, số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch được thực

hiện kinh doanh ngoại tệ.
2.2.3.4 Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ
Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ hầu hết là rủi ro thị trường, rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá.
Công tác quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ được thực hiện tại phòng
quản trị rủi ro thị trường thuộc khối quản trị rủi ro.
2.3 Đánh giá chung
16
2.3.1 Những kết quả đạt được
Kinh doanh ngoại tệ đã góp phần làm thay đổi cơ cấu khách hàng.
Giao dịch ngoại hối đã được đa dạng hóa.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát
triển hơn đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế
Mạng lưới ngân hàng đại lý đã được mở rộng
Doanh số kinh doanh ngoại tệ đã không ngừng tăng trưởng, mở rộng qua
các năm.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính trọn gói chưa được phát
triển đồng bộ.
Quy trình kinh doanh ngoại tệ chưa thực sự bài bản và chuyên nghiệp.
Những nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới vẫn chỉ được thực hiện
manh mún.
Kết quả kinh doanh chưa ổn định.
Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Hệ thống quản trị rủi ro tuy đã có những thay đổi nhưng còn khá yếu
đặc biệt là quản trị rủi ro thị trường.
+ Hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giao dịch ngoại tệ vẫn chưa
được chú trọng phát triển
+ Trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế
+ Hệ thống công nghệ thông tin T24 của ngân hàng chưa hỗ trợ nhiều

cho việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh mới do vẫn
đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn mang tính thụ động.
+Chưa xây dựng chiến lược cũng như học hỏi kinh nghiệm để thực
17
hiện hợp đồng ngoại tệ tương lai.
+ Những quy trình, thủ tục hướng dẫn và kiểm soát hoạt động đầu cơ
vẫn chưa hoàn thiện
18
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN
HÀNG VPBANK TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO.
3.1 Bối cảnh mới
3.1.1 Khó khăn
3.1.1.1 Thị trường trong nước
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là một số ngành xuất khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam như:
Dệt may, nông sản, gỗ làm thu hẹp nguồn cung về ngoại tệ
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, do chính sách thắt chặt quản
lý ngoại tệ từ NHNN, dẫn đến việc nguồn tín dụng cho vay ngoại tệ sẽ
suy giảm, lãi suất không còn thấp như trước, điều này sẽ khiến các
doanh nghiệp nhập khẩu đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn
ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng của mình.
3.1.1.2 Thị trường thế giới
Kinh tế nhiều nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái và khủng
hoảng nợ công vẫn còn đang tiếp diễn tại rất nhiều nơi trên thế giới.
3.1.1.3 Môi trường kinh doanh vẫn chưa hoàn thiện
Hiện nay, trên thị trường chưa có các nhà môi giới ngoại hối chuyên
nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau, hiện nay chức năng này

chỉ có Vụ quản lý ngoại hối NHNN đảm nhiệm.
Thứ hai, thiếu một thị trường tiền tệ hoàn hảo. Thị trường ngoại hối
và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cuối cùng, trình độ hiểu biết của dân chúng về thị trường ngoại hối
và các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường này còn rất hạn chế.
19
3.1.1.4 Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước
Một loạt các biện pháp thắt chặt quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà
nước như: Xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng,
quy định trần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, giảm trạng thái ngoại tệ từ +/-
30% xuống còn +/- 20%, giới hạn ngành nghề được vay bằng ngoại tệ
3.1.2 Thách thức
Sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong nước và các ngân
hàng nước ngoài trong khi các ngân hàng nước ngoài lại là những ngân
hàng có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại tệ.
3.1.2.1 Thói quen kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Đối với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các
công cụ tài chính ngoại tệ để phòng tránh các rủi ro trong kinh doanh, đặc
biệt là rủi ro về tỷ giá vẫn còn rất xa lạ, hầu như các doanh nghiệp chỉ
dừng lại ở việc mua đi, bán lại ngoại tệ khi có nhu cầu.
3.2 Định hướng của ngân hàng trong thời gian tới
VPBank đặt mục tiêu trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng
đầu Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển, VPBank tập trung khai thác cơ hội
trong phân khúc khách hàng bán buôn và tín dụng tiêu dùng, với các
nhóm sản phẩm chính như tín dụng, huy động, quản lý dòng tiền,
tài trợ thương mại, bảo lãnh…
3.3 Các giải pháp cụ thể đối với ngân hàng VPBank
3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động nghiệp
vụ cụ thể trong hoạt động KDNT của VPBank

3.3.1.1 Tập trung khai thác nguồn cung ngoại tệ giá rẻ.
20
3.3.1.2 Từng bước đa dạng hóa các loại hình giao dịch.
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngoại tệ
Thứ nhất, VPBank phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh
giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách
hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện
các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán.
Thứ hai, xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép
quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.
Thứ ba, VPBank cần xây dựng hệ thống hạn mức và các báo cáo
phân tích ngoại hối.
3.3.3 Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT
3.3.4 Xây dựng chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực
3.3.5 Các giải pháp khác
Mở rộng và liên kết các nghiệp vụ có liên quan đến kinh doanh
ngoại tệ.
Hoàn thiện văn bản quy định, quy trình về kinh doanh ngoại tệ.
VPBank cũng cần nhanh chóng nghiên cứu phương án ký kết hợp
đồng khung các sản phẩm phái sinh ISDA để tạo tiền để triển khai các
sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống.
3.4 Một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
3.4.1 Điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường
3.4.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối
3.4.3 Xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngoại tệ
21
KẾT LUẬN
Hoạt động KDNT tại VPBank trong thời gian qua từ những bước

khởi đầu bỡ ngỡ, dần dần đã có những dấu hiệu tích cực và đem lại kết
quả, tuy nhiên, các nghiệp vụ KDNT vẫn còn chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng và vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, đặc biệt về lĩnh vực ngân hàng hiện đại. Vì vậy,
nghiên cứu các giải pháp để phát triển hoạt động KDNT có ý nghĩa
không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Trên
cơ sở đó, luận văn với đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại VPBank” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn
thành những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Làm rõ đặc điểm của hoạt động KDNT và các tiêu chí
đánh giá sự phát triển hoạt động KDNT của NHTM, đồng thời phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KDNT.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động KDNT tại VPBank
một cách khách quan, trung thực, đưa ra những bất cập và nguyên nhân
của những bất cập đó. Qua đó, tác giả đi vào phân tích sự phát triển hoạt
động KDNT của VPBank thông qua những tiêu chí đánh giá đã được đề ra
tại chương 1.
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích một số thách thức cũng như khó
khăn mà VPBank đã, đang và sẽ phải đối mặt, tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển hoạt động KDNT tại VPBank.
22
Tuy nhiên, hoạt động KDNT của ngân hàng là một lĩnh vực rộng
và phức tạp, với sự hiểu biết và thời gian hạn chế nên tác giả không thể
tránh khỏi được những sai sót. Kính mong Hội đồng khoa học, nhà quản
trị ngân hàng và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để
tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn tốt hơn.
23

24

×