Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác than ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.95 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

TRẦN ĐỨC HOÀNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TIỀN CẤP QUYỀN
KHAI THÁC THAN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. HÀ VĂN SỰ

HÀ NỘI, NĂM 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi với đề tài “Quản lý nhà nước về thu tiền
cấp quyền khai thác than ở nước ta hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.


Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Tác giả

Trần Đức Hoàng


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
MỤC LỤC...............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN........................................................................................................................ 10
1.1. Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản.............................................................................................................10
1.1.1. Bản chất của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản....................................................................................................................... 10
1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản..................................................................................................14
1.2. Những nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản...........................................................................................15
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản.............................................................................15
1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản........................................................................................16

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước
về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...................................................20
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong quản lý nhà nước
về thu tiền cấp quyền...........................................................................................24
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản......................................................................................................................24


iii
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về quản lý thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản.............................................................................30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THAN
TẠI VIỆT NAM....................................................................................................32
2.1. Một số khái quát về thực trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam..........32
2.1.1. Khái quát về tiềm năng khoáng sản và thực trạng khai thác khoáng
sản than tại Việt Nam........................................................................................32
2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với khai thác khoáng sản tại Việt Nam.......35
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản than tại Việt Nam...............................................................................37
2.2.1. Việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động khai thác
khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.....................................38
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và quy trình tính, thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản..........................................................................................41
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về thực hiện
thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản........................................................52
2.2.4. Công tác tuyên truyền đến các đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản.........................................................................................................54
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản tại Việt Nam thời gian qua.....................................................56

2.3.1. Những thành công trong quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản........................................................................................56
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản................................................................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC THAN TẠI...61
VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI.............................................................................61


iv
3.1. Một số dự báo và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản than tại Việt Nam thời gian tới..................61
3.1.1. Một số dự báo về thực trạng khai thác khoáng sản than thời gian tới....61
3.1.2. Một số định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản thời gian tới.......................................................64
3.2. Một số giải pháp đối với quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản than tại Việt Nam thời gian tới..............................................66
3.2.1. Về chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản....................66
3.2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý thu và chế độ thu, nộp, sử dụng tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản.............................................................................71
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản.......73
3.2.4. Chủ động tham gia sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai
khoáng (EITI)...................................................................................................73
3.3. Một số kiến nghị đối với cấp trên..................................................................75
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ.........................................................................75
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố....................76
KẾT LUẬN............................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
EITI
GDP
NĐ-CP
NSNN
TNMT
TKV
VLXDTT
UBND
WB

Chữ viết đầy đủ
Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác
(Extractive Industries Transparency Initiative)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Nghị định Chính phủ
Ngân sách Nhà nước
Tài nguyên Môi trường
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
Vật liệu xây dựng thông thường
Ủy ban nhân dân
Ngân hàng Thế giới(WorldBank)


vi
DANH MỤC BẢNG

TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Tên bảng

Trang
25
26

Mức thu tiền cấp quyền
Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Bảng 2.1

tại Việt Nam
Thống kê trữ lượng tài nguyên một số loại khoáng sản chính

33

Bảng 2.2

ở Việt Nam năm 2015
Bảng phân loại qui mô các mỏ khoáng sản theo trữ lượng –

45

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

tài nguyên năm 2014
Bảng Giá tính thuế tài nguyên năm 2016
Tổng số tiền cấp quyền đã thu được vào NSNN 2014-2016
Công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2014 - 2016
Dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước đến năm 2030
Tổng hợp tài nguyên trữ lượng than dự báo đến năm 2030
Tổng hợp khả năng khai thác than đến năm 2030
Tổng hợp số tiền cấp quyền dự kiến thu tiền đến năm 2025

47
52
53
61
62
63
63

Bảng 3.5
Bảng 3.6

một số loại khoáng sản chính
Bảng phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn
Tỷ lệ thu nộp tiền cấp quyền KTKS để lại

68

72


vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
TT
Hình 2.1

Tên bảng, hình
Quy trình thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhóm

Trang
42

mỏ do Trung ương quản lý
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Tên bảng, hình
Sản lượng tiêu thụ than giai đoạn năm 2011-2016
Tình hình xuất nhập khẩu than giai đoạn 2009 - 2016
Tổng hợp hệ số thu hồi khai thác than 2011-2015

Trang
34
35
49



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Khoản 1 Điều 77 “Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 năm 2010 quy định: Tổ
chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không
đấu giá”.
Triển khai thực hiện quy định này Chính phủ đã ban hành “Nghị định số
203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản” vào ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đây là một chính sách mới, lần đầu
tiên được áp dụng tại Việt Nam, chính sách này là tiền đề quan trọng để tiếp tục các
nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, giải phóng các nguồn lực xã hội, phát huy tính
sáng tạo, thu hút đầu tư, tạo việc làm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa.
Công tác quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (sau
đây viết tắt là thu tiền cấp quyền KTKS) ở các nước trên thế giới có ý nghĩa quan
trọng trong việc tăng cường và nâng cao tính hiệu lực quản lý nhà nước và góp phần
tăng thu ngân sách. Ở nước ta chính sách này càng quan trọng nhằm thực hiện
quyền sở hữu nhà nước đối với tài nguyên của quốc gia đồng thời là một chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong các loại khoáng sản rắn
đang khai thác tại Việt Nam Than đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm khoảng 65%
tổng giá trị thu tiền cấp quyền KTKS ở nước ta.
Tuy là một chính sách rất quan trọng, song do lần đầu tiên triển khai, cho nên
quá trình để thực hiện trong thực tế còn gặp một số những bất cập cụ thể:

(i) Việc ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động khoáng sản, các Nghị
định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật chậm so với thời điểm“Luật Khoáng sản


2
số 60/2010/QH12”năm 2010 có hiệu lực. Một số quy định không bao quát hết thực
tế, khó triển khai áp dụng trong thực tiễn.
(ii) Công tác tổ chức thực hiện tính, thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ tiền
cấp quyền KTKS vẫn còn những bất cập; các quy định về cơ quan tổ chức xác định,
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cũng như mối quan hệ, phối hợp giữa các cơ quan
phê duyệt và cơ quan thu còn chưa chặt chẽ.
(iii) Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản,
trước đây không phải nộp tiền, nay phải chấp hành chính sách mới cho nên ý thức
chấp hành chưa nghiêm, cần có chế tài đủ mạnh để thực thi chính sách.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên. Học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý Nhà
nước về thu tiền cấp quyền khai thác than ở nước ta hiện nay” làm luận văn tốt
nghiệp khóa học của mình nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn đòi hỏi là có tính
cấp thiết cao.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
a) Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Công tác thu tiền cấp quyền KTKS nói chung và khoáng sản than nói riêng là
một chính sách mới, do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các
công trình khoa học chủ yếu có liên quan có thể nêu ở đây là:
(i) Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản
ở Việt Nam” của tác giả Phạm Chung Thủy. Luận văn được thực hiện với mục tiêu
làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh pháp luật về các hoạt
động khai khoáng và chế biến khoáng sản ở Việt Nam.
Các giải pháp mà luận văn đưa ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của pháp luật
về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Đó chính là đề xuất hoàn thiện pháp
luật và cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản cụ thể là cần quy

định rõ các tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục để khoanh định khu vực không đấu giá
quyền khai thác khoáng sản; điều kiện nội dung thủ tục chuyển nhượng quyền thăm
dò, quyền khai thác khoáng sản. Công khai và minh bạch hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản.


3
(ii)

Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu phương pháp xác định tiền cấp quyền

khai thác khoáng sản than vùng Quảng Ninh” của tác giả Quách Đức Điệp. Luận
văn thực hiện nhằm mục đích xác lập các phương pháp, công thức để tính và thu
tiền tiền cấp quyền KTKS than có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tế nhằm
đảm bảo tạo ra thêm nguồn thu hợp lý vào ngân sách nhà nước và tăng cường hiệu
quả của công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác than vùng Quảng Ninh và
đưa Luật khoáng sản mới đi vào thực tế cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn trên tiếp cận từ góc độ so sánh số tiền cấp
quyền KTKS mà nhà đầu tư phải nộp với lợi nhuận hàng năm mà chủ đầu tư thu
được, kết hợp với bài học kinh nghiệm về các mức thu tiền của các nước khác, tác
giả đưa ra các kiến nghị lựa chọn mức thu tiền của các mỏ than Atraxit Quảng Ninh
từ 1,5 – 2% doanh thu thu được hàng năm của nhà đầu tư.
(iii)

Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn

tỉnh Hà Nam” của tác giả Nguyễn Thị Khánh Thiệm. Luận văn với mục tiêu tìm ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao công tác và tính hiệu lực của quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác

khoáng sản tại tỉnh Hà Nam, trong đó đề xuất kiên quyết tước quyền sử dụng giấy
phép, thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân cố tình chây ỳ, trốn tránh
nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền KTKS và đề xuất truy thu đối với trữ lượng khoáng sản
đã khai thác mà các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai khoáng chưa kê khai hoặc
kê khai thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
(iv)

Bài báo khoa học “Quản lý nhà nước về khoáng sản” do Tiến sĩ Lại

Hồng Thanh thực hiện đã tổng quan về hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản
và nêu ra những vấn đề còn tồn tại, chưa phù hợp trong quản lý nhà nước về hoạt
động khai khoáng, cụ thể như còn nhiều quy định, nhiều loại khoản trong các văn
bản pháp luật về khoáng sản hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh
đó các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân còn bị tác
động và điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác như: Luật Môi trường, Luật


4
Đất đai, Luật Đầu tư.....Qua thời gian triển khai thì một số các văn bản này đã được
ban hành mới hoặc sửa đổi một số điều cho phù hợp với thực tiễn, trong khi đó một
số văn bản pháp luật quy định về khoáng sản vẫn chưa được bổ sung sửa đổi để phù
hợp với tình hình thực tế. Trong khi hầu hết các quy định, quy hoạch về khoáng sản
chưa được cập nhật hoặc chỉ nêu chung chung tên loại mỏ, khu vực có mỏ do Trung
ương hoặc do địa phương quản lý theo phân cấp mà không ghi chi tiết các tọa độ,
các diện tích cụ thể, chính vì chưa cụ thể như vậy dẫn đến gây khó khăn cho các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối chiếu để xác định các khu vực mỏ nằm
trong hoặc ngoài quy hoạch của nhà nước làm căn cứ cơ sở để xác định thẩm quyền
cấp giấy phép khoáng sản. Bài báo cũng nêu ra những tồn tại trong ngành công
nghiệp khai khoáng ở nước ta như việc áp dụng các công nghệ cũ còn lạc hậu, chưa
tận dụng khai thác triệt để được nguồn tài nguyên khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân

có hoạt động khai thác hầu hết đều có quy mô nhỏ lẻ, vốn và nhân lực thiếu, khó
khăn trong việc đầu tư tiếp cận các công nghệ và thiết bị hiện đại, tình trạng khai
thác trái phép, cạnh tranh mua bán không lành mạnh dẫn đến hậu quả là gây mất trật
tự trị an và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
(v)

Bài báo khoa học “Thu ngân sách nhà nước về thuế tài nguyên trong khai

thác khoáng sản: những tồn tại và giải pháp” của Tiến sĩ Trần Bình Trọng đã khẳng
định việc thu ngân sách nhà nước trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
là hết sức cần thiết và thuế tài nguyên là công cụ quan trọng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng
sản đồng thời cho thấy rõ vai trò sở hữu của nhà nước đối với tài nguyên của quốc
gia. Áp dụng chính sách thuế đồng bộ và thống nhất, không phân biệt sẽ tạo được
môi trường pháp lý công bằng, tạo được một môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp khai khoáng, đồng thời
nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản và đảm bảo ổn định nguyên liệu đầu vào cho
các ngành công nghiệp mũi nhọn và giúp phát triển kinh tế của địa phương nơi có
các mỏ khoáng sản và kinh tế của cả đất nước.


5
Bài báo cũng đưa ra những thách thức và vấn đề tồn tại đó chính là sản lượng
và giá tính thuế tài nguyên. Hiện nay việc quản lý khai thác khoáng sản ở nhiều nơi
còn lỏng lẻo, nên vẫn còn hiện tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây
thất thu về sản lượng tài nguyên; nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn
khi người mua yêu cầu để trốn sản lượng và giá tính thuế. Hàm lượng, chất lượng
tài nguyên khoáng sản khai thác lên cùng tạp chất không đồng đều, nên khó khăn
trong việc xác định trữ lượng khai thác, xác định giá tính thuế tài nguyên và khó
đảm bảo sự thống nhất khi áp tính đối với cùng một loại khoáng sản nhất định. Bên

cạnh đó là sự khó khăn về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, dẫn đến
sự hạn chế nhất định trong hoạt động thăm dò, khai thác và đánh giá trữ lượng tài
nguyên, khoáng sản của quốc gia. Các hoạt động khai khoáng thu được lợi nhuận
cao, trong khi việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa thực hiện một
cách triệt để dẫn tới hoạt động khai thác diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai
thác vượt phép...dẫn đến tổn thất tài nguyên, khoáng sản, thất thu ngân sách và gây
ô nhiễm môi trường.
b) Những giá trị khoa học được kế thừa và khoảng trống cần được nghiên cứu
(i) Những giá trị khoa học được kế thừa:
Qua một số công trình nghiên cứu trên có thể thấy được tài nguyên khoáng sản
là tài sản, là nguồn lực rất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản lại có đặc
thù là hầu hết là tài nguyên không tái tạo, trên thế giới, tài nguyên khoáng sản đang
dần cạn kiệt và diễn ra ngày một nhanh, Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng
chung đó. Như vậy để thực hiện việc quản lý tài nguyên khoáng sản một cách có
hiệu quả đòi hỏi:
Thứ nhất, cần phải có sự quản lý một cách chặt chẽ của Nhà nước về hoạt
động thăm dò, khai thác khoáng sản bằng các chính sách pháp luật của Nhà nước về
khoáng sản phù hợp với thực tiễn và xác định được giá trị của khoáng sản. Bởi vì
giá trị của khoáng sản là cơ sở thực tiễn quan trọng cho định hướng phát triển kinh
tế, đặc biệt đối với ngành công nghiệp khai khoáng và các lĩnh vực công nghiệp
khác có sử dụng tài nguyên.


6
Thứ hai, công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách pháp luật của nhà
nước cần được thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương, phải xây
dựng được một bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản cùng với các quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kết hợp với quy hoạch về quản lý khai thác nguồn tài nguyên
khoáng sản một cách hợp lý. Đồng thời sử dụng các công cụ về kinh tế kết hợp với

các chính sách thuế để tạo được sự đồng nhất trong công tác thực thi các chính sách
pháp luật về tài nguyên khoáng sản và tạo được một môi trường pháp lý hiệu quả và
công bằng.
Thứ ba, để đảm bảo việc tổ chức triển khai và thực thi các chính sách pháp
luật có hiệu quả thì cần phải tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
khai thác tài nguyên khoáng sản liên tục và có các chế tài đủ mạnh để tránh tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và tổn
thất, làm kiệt quệ tài nguyên khoáng sản có hạn.
(ii) Tuy nhiên vẫn có khoảng trống cần phải nghiên cứu tiếp do các công trình
nghiên cứu trên mức độ nghiên cứu còn chưa đầy đủ, hạn chế như:
Thứ nhất, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về thu tiền cấp quyền chỉ mang định hướng chung, không có những giải pháp cụ thể
đồng bộ và chỉ áp dụng riêng cho những vùng khác nhau. Các công cụ, phương
pháp xác định tính và thu tiền cấp quyền chỉ mới xây dựng để áp dụng thử ở quy mô
nhỏ và chưa đưa ra được phương thức tính chung cho cả nước.
Thứ hai, chưa hệ thống hóa được các cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính
sách pháp luật về khoáng sản.
Thứ ba, chưa nêu ra được những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các chính
sách pháp luật về khoáng sản vào thực tiễn.
Vì vậy vấn đề đặt ra là khi xác định tính và thu tiền cấp quyền KTKS cần phải
bám sát thực tiễn xã hội, yêu cầu của quản lý nhà nước mà ở đây chính là các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tế của các
tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản.


7
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: là những lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Thực tiễn được nghiên
cứu đối với khoáng sản than tại Việt Nam.

b) Mục tiêu nghiên cứu:
(i) Mục tiêu chung: đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về thu tiền cấp quyền KTKS than ở nước ta hiện nay.
(ii) Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản.
+ Nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng thu tiền cấp quyền KTKS than
nhằm rút ra các kết luận về tình hình thực hiện chính sách trong thực tiễn triển khai.
+ Đề xuất các quan điểm, giải pháp định hướng nhằm hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về thu tiền cấp quyền KTKS than.
4. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi về nội dung:
Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản bao gồm rất nhiều nội dung như:
cấp phép hoạt động thăm dò khoáng sản, cấp phép khai thác khoáng sản; đấu giá
quyền khai thác khoáng sản, bảo vệ khu vực khoáng sản chưa khai thác; điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản; phân loại các khu vực khoáng sản; bảo vệ môi trường,
sử dụng đất, nước…trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do
thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên Luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi
chính sách thu tiền cấp quyền KTKS than mà cụ thể là:
(i) Việc ban hành các văn bản pháp luật về thu tiền cấp quyền KTKS.
(ii) Công tác tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thu tiền cấp quyền
KTKS.
(iii)

Phương pháp tính, phương thức thu, mức thu và chế độ quản lý, sử

dụng tiền cấp quyền KTKS than đối với các giấy phép khai thác than do trung ương
cấp; mà cụ thể ở đây là các giấy phép khai thác khoáng sản than do Bộ Tài nguyên



8
và Môi trường cấp phép, để nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản than nói tiêng.
b) Phạm vi về không gian: các địa phương có hoạt động khai thác than ở Việt Nam
đã có các tổ chức, cá nhân được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác.
c) Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn và thu thập số liệu từ ngày 01 tháng 7
năm 2011 thời điểm “Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12” có hiệu lực đến nay và đề
xuất các giải pháp từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, dự kiến các phương pháp
nghiên cứu sau được sử dụng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn
bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến Luận văn.
- Phương pháp khảo sát thực tế: triển khai việc thu thập, tổng hợp các tài liệu,
số liệu thực tế tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam và Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản để làm căn cứ cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp: các tài liệu được thu thập, thống kê sẽ được
tổng hợp, phân tích và đánh giá để làm cơ sở nghiên cứu nội dung của Luận văn.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh
nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam.
Mỗi phương pháp sẽ được sử dụng trong những nội dung phù hợp nhằm giải
quyết các nhiệm vụ đặt ra của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
(i) Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ
những lý luận cơ bản và cơ sở pháp lý trong quá trình xác định tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản nói chung và khoáng sản than nói riêng ở Việt Nam.”



9
(ii) Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả phân tích của đề tài sẽ chỉ ra được thực
trạng quá trình thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nói chung hiện nay và
khoáng sản than nói riêng cùng với những mặt mạnh và những tồn tại của nó. Đồng
thời các giải pháp tháo gỡ những bất cập trong phương pháp tính tiền, mức thu, tổ
chức công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản
than nói riêng của đề tài nêu ra có ý nghĩa tham khảo đối với các đề tài, đề án về
tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản khác sau này.
Mặt khác đề tài còn là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập và những
người quan tâm khác.”
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm
03 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà nước về thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản than tại Việt Nam.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp đối với quản lý nhà nước về thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản than tại Việt Nam thời gian tới.


10
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản
1.1.1. Bản chất của quản lý nhà nước về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản

a) Khái niệm về khoáng sản, đặc điểm vai trò của tài nguyên khoáng sản
* Khái niệm về khoáng sản:
Trong địa chất học: “Khoáng sản được định nghĩa là các khoáng vật tự nhiên,
các đá hoặc tập hợp có trong“vỏ trái đất và được hình thành do các quá trình địa
chất xác định, mà từ đó con người có thể lấy được kim loại, các hợp chất hay các
loại khoáng vật để sử dụng”trong nền kinh tế quốc dân”.[13]
Dưới góc độ về pháp luật,“Luật khoáng sản số 60/2010/QH12”quy định:
“Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng
chất ở bãi thải của mỏ”.[12]
Tóm lại, có thể nói “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích
tụ tự nhiên hàng ngàn, hàng triệu năm ở thể rắn, lỏng, khí tồn tại trong lòng đất, trên
mặt đất. Khoáng sản là loại tài nguyên hầu hết không tái tạo được và có số lượng
hạn chế trong lòng đất”, do đó cần có các quy định, quy hoạch chặt chẽ để quản lý
và khai thác một cách hợp lý cũng như để bảo vệ khoáng sản theo quy hoạch của
nhà nước để sử dụng khai thác một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.”
* Đặc điểm của tài nguyên khoáng sản
Tính“hữu hạn và không có khả năng tái tạo: Tài nguyên khoáng sản
được”hình thành, tích tụ ở quy mô nào đó trong quá trình hoạt động địa chất rất lâu
dài hàng triệu năm trước đó và không phải là vô hạn. Hầu hết các loại tài nguyên


11
khoáng sản (trừ một số loại ở thể lỏng như nước khoáng, nước nóng) khi đã được
khai thác để chế biến, sử dụng đều không thể tái tạo. Chính vì vậy khi khai thác, sử
dụng phải tính đến những lợi ích lâu dài sao cho hiệu quả khai thác và sử dụng là
cao nhất.
Tính rủi ro địa chất: Mức độ rủi ro địa chất có tính chất riêng và tùy thuộc vào
đặc điểm của các loại tài nguyên khoáng sản khác nhau. Thường thì các loại tài

nguyên khoáng sản quý, hiếm có mức độ rủi ro cao. Ngược lại, những tài nguyên
khoáng sản phổ biến như khoáng sản làm vật liệu xây dựng có độ rủi ro thấp. Tài
nguyên khoáng sản có độ rủi ro càng cao thì mức độ đầu tư cho hoạt động tìm kiếm,
thăm dò cũng càng lớn và ngược lại. Rủi ro địa chất là nguyên nhân trực tiếp gây ra
những rủi ro về đầu tư trong hoạt động khai khoáng.
Quan hệ hữu cơ với các loại tài nguyên khác: tài nguyên khoáng sản có quan
hệ hữu cơ với một số loại tài nguyên khác như đất, nước, rừng, biển…, tài nguyên
khoáng sản luôn gắn liền với đất, vì vậy khi thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác
tài nguyên khoáng sản luôn phải sử dụng một diện tích đất mặt nhất định và như
vậy, khi giải quyết vấn đề sở hữu tài nguyên khoáng sản, đồng thời chúng ta phải
giải quyết cả vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai đối với phần diện tích có tài
nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản cũng có mối quan hệ hữu cơ với tài
nguyên nước, khi khai thác một số loại khoáng sản, chúng ta phải sử dụng nguồn
nước mặt cũng như nước ngầm. Mặt khác, cũng có trường hợp, hoạt động khai thác
khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn tài nguyên nước nằm trong diện tích mỏ
khoáng sản. Khi đó, chúng ta cũng phải giải quyết vấn đề sở hữu với tài nguyên
nước trong khai thác khoáng sản. Một số mỏ khoáng sản cũng có mối quan hệ với
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, cảnh quan…
Tác động trực tiếp tới môi trường: Hoạt động khai khoáng thường gây hủy
hoại môi trường sinh thái, thậm chí rất lớn (hủy hoại đất mặt, thủy sinh, môi trường
nước, môi trường không khí…). Nó không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi khai thác,
sử dụng mà còn ảnh hưởng tới phạm vi rộng lớn hơn xung quanh khu vực có hoạt
động khai khoáng.


12
Tính liên tục không phân biệt địa giới hành chính, biên giới quốc gia: không
giống như các loại tài nguyên khác, tài nguyên khoáng sản khi hình thành không
phân biệt ranh giới quốc gia cũng như địa giới hành chính giữa các vùng miền trong
một quốc gia.

* Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong nền kinh tế quốc dân
Trên thế giới, hoạt động khai khoáng là một trong những lĩnh vực quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo và chậm
phát triển. Ngành khai thác khoáng sản phát triển có khả năng đem đến những nguồn
thu lớn cho ngân sách của Nhà nước. Nhiều quốc gia có ngành khai thác khoáng sản
trở thành nguồn thu nhập chính như Chi lê, Colombia, Trung Quốc…Ở Việt Nam, tài
nguyên khoáng sản đã được coi là một trong số những nguồn lực hết sức quan trọng để
thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với các vai trò như:”
(i) Khoáng sản có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc cung
cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Đối với công
nghiệp thì khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp như luyện kim, hóa chất, cơ khí…đồng thời, sự phong phú và đa dạng của
các loại khoáng sản đã tạo cho nền kinh tế có điều kiện để phát triển một nền công
nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng. Đối với ngành nông nghiệp, khoáng sản là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tạo
điều kiện cho việc đẩy mạnh điện khí hóa, cơ khí hóa…trong nông nghiệp, nhờ đó
mà năng suất nông nghiệp không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó nhờ có nguồn thu từ
khoáng sản mà có thể tích lũy được một số vốn lớn để đầu tư phát triển các ngành
kinh tế còn lại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
(ii) Khoáng sản là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Nguồn
khoáng sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho việc chế biến phục vụ sản xuất và
phát triển kinh tế trong nước.
(iii) Khoáng sản góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo việc làm giúp
giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, đối với các
vùng miền núi, khoáng sản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội ở đây


13
và giảm khoảng cách chênh lệch với các vùng miền. Khoáng sản cũng là cơ sở để
hình thành các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điều này sẽ dẫn tới sự

phân bố lao động, việc làm…theo lãnh thổ, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
b) Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản
* Khái niệm về quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền KTKS
Hiện nay chưa có tài liệu nào công bố về khái niệm này, tuy nhiên, đứng từ lý
thuyết về quản lý có thể hiểu:
Quản lý Nhà nước về thu tiền cấp quyền KTKS là việc ban hành các chính
sách, tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo
cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản chấp hành đầy đủ nghĩa
vụ nộp tiền cấp quyền vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Đặc điểm của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền KTKS
(i) Sự phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và
thu tiền cấp quyền KTKS nói riêng quy định và xác định rõ trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về tính tiền cấp quyền, bao gồm tổ chức tính, xác định, thẩm
định, phê duyệt và thu tiền cấp quyền. Việc phân cấp, phân quyền căn cứ chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của từng địa phương.
Việc phân cấp trách nhiệm giúp hạn chế được những bất cập và những mặt hạn chế
trong quản lý nhà nước.”
Tăng cường phân cấp là chủ trương đúng đắn, việc“phân cấp, phân quyền
trong cấp phép hoạt động khai khoáng và tính tiền cấp quyền KTKS từ trung ương
đến địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai
khoáng và nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính.”
(ii) Đối tượng chịu sự quản lý thu tiền cấp quyền KTKS là các tổ chức, cá
nhân có các hoạt động khai khoáng. Quá trình để thực hiện và tổ chức các giải pháp
thu tiền cấp quyền KTKS là hết sức phức tạp. Các giải pháp thực hiện không chỉ là
các giải pháp bằng mệnh lệnh hành chính, bằng các biện pháp cưỡng chế mà còn
phải kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính và công tác tuyên truyền.


14

(iii) Tổ chức, quản lý nguồn thu và sử dụng số thu từ tiền cấp quyền KTKS
được quy định bằng các văn bản pháp luật nên khi thực hiện không thể tuỳ tiện đề
ra các biện pháp khác trái ngược lại với những quy định của pháp luật. Nhưng điều
đó không có nghĩa là sẽ thủ tiêu đi tính sáng tạo của từng cơ quan thực thi trong
việc tìm tòi các giải pháp cụ thể.
1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản
Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không thể tái tạo lại được và
thuộc sở hữu quốc gia nên cần thiết phải có nguồn thu đủ để có thể bồi hoàn lại cho
Quốc gia những giá trị bị mất đi vĩnh viễn do quá trình khai thác.
“Mọi chính sách đều phải quản lý nhà nước, đặc biệt là các chính sách về tài
chính, trong đó tiền cấp quyền KTKS được coi là một khoản thu của ngân sách,
chịu sự quy định và điều chỉnh của Luật Thuế. Vì vậy việc quản lý nhà nước về thu
tiền cấp quyền là rất quan trọng và đúng đắn phù hợp với chủ trương, yêu cầu của
Đảng và Nhà nước. Đây là một chính sách hoàn toàn mới, tạo nguồn thu lớn cho
ngân sách và cũng chính là một cơ sở quan trọng để đầu tư cho việc phát triển hạ
tầng cơ sở, cải thiện môi trường nhằm giảm thiểu những tác động xấu do các hoạt
động khai khoáng gây ra.”
Việc thu tiền cấp quyền KTKS sẽ khắc phục cơ chế “xin–cho”, đề cao trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; khuyến
khích đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý; khuyến
khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý trong hoạt
động khai khoáng; đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách. Từ nguồn thu được từ hoạt
động khai khoáng sẽ được cân đối và phân bổ hợp lý nhằm bảo đảm một cách hài hòa
lợi ích giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân, địa phương và người dân nơi diễn ra
các hoạt động khai khoáng.
Bên cạnh đó còn góp phần hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi vì
khi các mỏ khoáng sản đã thuộc về chủ thể được quyền khai thác thì họ sẽ có trách
nhiệm quản lý, lập kế hoạch khai thác phù hợp và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng



15
sản. Đồng thời, nó còn góp phần quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của Quốc gia,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.
1.2. Những nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản
Nguyên tắc quản lý trong thực tế rất phong phú, có những nguyên tắc áp dụng
chung nhưng cũng có những nguyên tắc lại được áp dụng một cách đặc thù riêng
biệt. Các nguyên tắc vừa phản ánh các quy luật khách quan, vừa có cả yếu tố chủ
quan của con người. Các nguyên tắc quản lý thu tiền cấp quyền KTKS hình thành
trên cơ sở phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý Nhà nước về kinh tế và
cả nguyên tắc hành chính Nhà nước:
(i) Nguyên tắc tuân thủ các chính sách pháp luật về khoáng sản: Nguyên tắc
này đòi hỏi các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản và các cơ quan
quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nước. Để thực
hiện nguyên tắc này, phải có ba điều kiện: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách
pháp luật về khai thác khoáng sản; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp
luật cho toàn dân, đặc biệt là các chủ thể khai thác khoáng sản; phải xử lý một cách
nghiêm minh mọi hành vi trái với quy định của pháp luật.
(ii) Đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội, không thất thoát tài nguyên: Nguyên
tắc này là cơ sở để tiến hành ứng dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến để phù hợp
đặc điểm và quy mô của từng loại khoáng sản nhằm khai thác và thu hồi được tối đa.
Đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp loại bỏ được các cá nhân, các tổ chức không đủ
năng lực tài chính, sử dụng các công nghệ lạc hậu đưa vào khai thác tràn làn không
hợp lý sẽ làm suy kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và
không đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
(iii) Bình đẳng công bằng: Hiện nay hoạt động khai khoáng vẫn có những kẽ
hở, việc cấp phép giấy phép khoáng sản khá dễ dàng dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức

không có đủ năng lực khai thác vẫn được cấp phép, không tạo được sức hút đối với


16
các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, công
nghệ tiên tiến và có kinh nghiệm. Đảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo được môi trường
cạnh tranh bình đẳng công bằng trong hoạt động khai khoáng, lựa chọn được các tổ
chức, các cá nhân thực sự có tiềm lực về vồn, về kỹ thuật và có công nghệ khai thác
tiên tiến nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cho hoạt động khai khoáng.
(iv) Công khai và minh bạch là nguyên tắc hết sức quan trọng trong quản lý
thu tiền cấp quyền KTKS. Chỉ khi công khai, minh bạch mới có thể thu hút và tạo
được điều kiện cho người dân và doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động quản
lý thu tiền cấp quyền KTKS. Thông qua nguyên tắc này việc thu và sử dụng tiền
cấp quyền sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước bảo đảm được tính khách quan. Vì
nó cho phép kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện và bổ sung các chính sách liên quan,
giúp cho các quyết định quản lý của Nhà nước chính xác.
(v)”Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các chủ thể hoạt động khai
khoáng là hệ thống các tác động của con người để chuyển hóa tài nguyên khoáng
sản trở thành sản phẩm khoáng sản. Hoạt động khoáng sản có cả một hệ thống các
chủ thể tham gia bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Từ trung
ương đến địa phương); Các cơ quan đơn vị chuyên ngành địa chất khoáng sản; các
chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy việc
đảm bảo nguyên tắc này sẽ đảm bảo được trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động khoáng sản đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội.”
1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản
Quản lý nhà nước về hoạt động khai khoáng có một số nội dung quan trọng đó
là ban hành hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến các hoạt động khai khoáng
như: đấu giá quyền khai thác, cấp phép khai thác, quản lý trữ lượng khai thác và thu
tiền cấp quyền KTKS; tổ chức bộ máy quản lý để triển khai tính, thu tiền cấp quyền

khai thác khoáng sản và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thu tiền
cấp quyền và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động khai khoáng.


17
a) Ban hành hệ thống chính sách liên quan đến hoạt động khai khoáng và thu
tiền cấp quyền KTKS, cụ thể như:
- Cấp phép khai thác tạo cơ sở cho hoạt động khai thác được triển khai. Việc
cấp giấy phép phải đảm bảo được các nguyên tắc và điều kiện như khu vực được
cấp phép chỉ được cấp ở các khu vực chưa có tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai
khoáng; không thuộc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản hoặc cấm hoàn
toàn hoạt động khai khoáng; các khu vực nằm trong quy hoạch dự trữ khoáng sản
của quốc gia. Bên cạnh đó các tổ chức, cá nhân muốn được cấp phép phải được cơ
quan quản lý nhà nước cho phép bằng văn bản, phải có cam kết bảo vệ môi trường
và có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, đồng thời
cam kết đảm bảo về an toàn lao động trong khai thác.
- Đấu giá quyền khai thác nhằm khắc phục tình trạng “xin – cho”, chỉ thực
hiện ở các khu vực được phép khai thác. Các khu vực đã được khoanh định là khu
vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì không được thực hiện đấu giá.
Để thực hiện được việc này thì phải đảm bảo các nguyên tắc điều kiện là khu vực
đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của các văn bản
chính sách pháp luật về đấu giá quyền KTKS.
- Quản lý trữ lượng khai thác khoáng sản là căn cứ để xác định các nghĩa vụ
tài chính của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác phải thực hiện (như tiền cấp
quyền; thuế, phí). Việc phê duyệt xác định trữ lượng khoáng sản và quản lý trữ
lượng khai thác phải được thực hiện dựa trên việc phân cấp, phân quyền trong việc
cấp phép đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Việc quản lý trữ lượng khai
thác khoáng sản cũng chính là cơ sở để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về hoạt động khai khoáng bằng các chính sách quy định về tài chính, đảm bảo

thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích.
- Thu tiền cấp quyền KTKS, các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác phải
có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền KTKS, thuế, phí… theo quy định
của Luật Khoáng sản, Luật Thuế tài nguyên, các Nghị định về Thuế và các Thông
tư hướng dẫn đã được ban hành.


×