Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển các dịch vụ trực tuyến của công ty điện toán và truyền số liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 117 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn là TS. Trần Hoài Nam. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức
khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Đỗ Thanh Toàn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô giáo Trường Đại
học Thương mại đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới TS.
Trần Hoài Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu đề tài luận văn này.


2

Xin chân thành cảm ơn quý Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC
đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
6. Đóng góp mới của luận văn...................................................................................7
7. Kết cấu luận văn....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN.......................................................................................9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN
9
1.1.1. Khái niệm dịch vụ trực tuyến..........................................................................9
1.1.2. Khái niệm chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến.......................................12
1.1.3.Vai trò của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến.......................................14
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
16
1.2.1. Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.....................16
1.2.2. Xây dựng mục tiêu chiến lược.......................................................................19


3
1.2.3. Xây dựng cơ chế, chính sáchđể thực hiện chiến lược....................................21
1.2.4. Xây dựng (hoạch định) chiến lược.................................................................22

1.2.5. Tổ chức thực hiện..........................................................................................24
1.2.6. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược................................................................26
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRỰC TUYẾN......................................................................................................27
1.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH
VỤ TRỰC TUYẾN................................................................................................28
1.4.1. Môi trường vĩ mô...........................................................................................28
1.4.2.

Yếu tố môi trường ngành kinh doanh..........................................................30

1.4.3.

Yếu tố môi trường bên trong.......................................................................33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC
TUYẾN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC)..........35
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ
LIỆU VDC.............................................................................................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền của công ty Điện toán và Truyền số liệu
VDC

.............................................................................................................35

2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty Điện toán và Truyền số liệuVDC....36
2.1.3. Một số kết quả kinh doanh của công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC....37
2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH VỀ CÁC DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA
CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC.....................................41
2.2.1.


Nhóm dịch vụ Hosting................................................................................45

2.2.2.

Dịch vụ thoại Internet (iFone)....................................................................46

2.2.3.

Nhóm dịch vụ quảng cáo trực tuyến, Email................................................47

2.3. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN
Ở CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC.................................48
2.3.1. Phân tích và dự báo môi trường....................................................................52
2.3.2. Xây dựng mục tiêu chiến lược........................................................................57
2.3.3. Xây dựng cơ chế, chính sách.........................................................................58
2.3.4. Xây dựng chiến lược......................................................................................60
2.3.5. Tổ chức thực hiện..........................................................................................61


4
2.3.6. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược................................................................64
2.4. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN
SỐ LIỆU 64
2.4.1. Yếu tố môi trường vĩ mô................................................................................64
2.4.2. Yếu tố môi trường ngành kinh doanh.............................................................68
2.4.3. Yếu tố môi trường nội bộ công ty...................................................................77
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DVTT CỦA
CÔNGTY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC......................................79
2.5.1. Thành công....................................................................................................79

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU.................................................................82
3.1. DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU
VDC 82
3.1.1. Dự báo môi trường, thị trường dịch vụ trực tuyến của Việt Nam giai đoạn
2016-2020 .............................................................................................................82
3.1.2. Quan điểm phát triển dịch vụ trực tuyến của công ty Điện toán và Truyền số
liệu VDC

.............................................................................................................86

3.1.3. Mục tiêu chiến lược.......................................................................................87
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ
LIỆU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN 2030............................90
3.2.1. Đề xuất định hướng chiến lược......................................................................90
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển DVTT của công ty VDC......97
3.3. KIẾN NGHỊ..................................................................................................101
3.3.1. Kiến nghị với Tập đoàn VNPT....................................................................101
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan liên quan.......................................102
KẾT LUẬN..........................................................................................................104


5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................105
PHỤ LỤC



6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu và tỷ trọng doanh thu DVTT của VDC
Bảng 2.2: Doanh thu các dịch vụ hosting VDC 2012-2015
Bảng 2.3: Kết quả thông tin thu được từ phiếu điều tra
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Bảng 3.3: Mô hình ma trận SWOT
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter.................................31
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Của Công ty VDC....................................................37
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu và tốc độ tăng trưởng của VDC........................38
từ 2012–2015 ...............................................................................................38
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu Internet của VDC..........................39
từ 2012 – 2015 ...............................................................................................39
Hình 2.4: Thị phần dịch vụ Internet ADSL Việt Nam 2015............................40
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ trực tuyến...........................43
từ 2012-2015 của công ty Điện toán và truyền số liệu VDC..........................43
Hình 2.6: Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ VDC năm 2015.............................45
Hình 2.7: Kết quả điều tra khảo sát.................................................................50
Hình 2.8: Mô hình chuỗi giá trị cung cấp nội dung........................................55


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết

tắt
DVTT
EFE

Ý nghĩa Tiếng Anh

Dịch vụ trực tuyến
External Factor Evaluation
Matrix

FPT
GDP
IFE

Internal

Factor

Evaluation

Matrix

thông
Công ty Điện toán và Truyền số
liệu
Trung tâm Internet Việt Nam
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

VNNIC
VNPT

VoIP

WTO
3G

Ma trận các yếu tố nội bộ
Công ty phần mềm và truyền

VDC

TPP

Ma trận các yếu tố bên ngoài
Công ty cổ phần viễn thông FPT
Tổng sản phẩm quốc nội

VASC

R&D

Ý nghĩaTiếng Việt

Research & Development
Trans-Pacific

Việt Nam
Dịch vụ thoại qua Internet
Công tác nghiên cứu và phát

triển

Partnership Hiệp định đối tác kinh tế xuyên

Agreement
World trade organization

Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại thế giới
Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 3


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh
khỏi đối với mọi doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp đang tiến hành kinh
doanh ở lĩnh vực nào, vấn đề cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp đó. Gắn liền với mỗi doanh nghiệp là sản phẩm mà
doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Đây cũng là yếu tố quyết định chính
đến việc mua sản phẩm của khách hàng và thành công của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vòng đời của một sản phẩm là có thời hạn. Cũng theo thời gian,
các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp sẽ bộc lộ những nhược điểm khi nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi. Do đó, việc phát triển sản phẩm
đối với mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết như một giải pháp hữu hiệu để tồn
tại và phát triển doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC đến
tháng 03/2016, số người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng hơn 60
triệu người. Đây là yếu tố tiềm năng để thị trường quảng cáo trực tuyến tại
Việt Nam phát triển. Nếu vào năm 2011, tỷ trọng ngân sách các kênh truyền
thông truyền thống và truyền thông trực tuyến dao động trong khoảng 95% –

5%, thì hiện nay con số này đang chuyển dịch 80% – 20%. Thị trường dịch vụ
trực tuyến nước ta những năm gần đây tăng trưởng gần như gấp đôi. Điều này
thu hút không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp quốc
tế như đại gia Dotcom. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là
nếu không có những thay đổi về mặt chiến lược phát triển, thì thị trường hấp
dẫn này sẽ rơi vào tay các công ty nước ngoài.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC là một trong những công ty
hàng đầu kinh doanh DVTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, để giữ vững tốc độ tăng


2

trưởng như trước đây đang là một thách thức lớn đối với công ty khi mà nhu
cầu của khách hàng ngày càng cao hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn,
đặc biệt là sự đe dọa từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang
muốn xâm nhập vào thị trường DVTT Việt Nam. Sự cần thiết phải có một
chiến lược phát triển đúng đắn đảm bảo cho Công ty đủ sức cạnh tranh trên
thị trường trở thành vấn đề cấp bách. Trên thực tế, VDC đã triển khai chiến
lược phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình và đã đạt được một số các
thành tựu. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn từ sự cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay, đòi hỏi VDC phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả chiến
lược phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình hơn nữa mới đảm bảo vị thế
của mình trên thị trường kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Xuất phát từ lý do
trên học viên chọn đề tài: “Chiến lược phát triển các dịch vụ trực tuyến của
Công ty Điện toán và Truyền số liệu” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chiến lược phát triển các nhóm sản phẩm nói chung và phát triển các
dịch vụ trực tuyến nói riêng của các công ty truyền thông và cụ thể ở tại công
ty Điện toán và Truyền số liệu là một nội dung quan trọng và được nhiều sự
quan tâm của các nhà quản lý và các công ty truyền thông. Đã có nhiều công

trình nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này, cụ thể:
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Những vấn đề liên quan đến lý luận về các cấp chiến lược và quá trình
xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia trên thế
giới nghiên cứu. Cụ thể như sau:
- Cuốn “Khái luận quản trị chiến lược” của Fred David - NXB Thống Kê
(2006). Quản trị chiến lược là một môn khoa học quan trọng và giúp cho nhà
quản trị có cái nhìn tổng quát về cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh


3

nghiệp. Cuốn sách này đưa ra cái nhìn tổng quan về quản trị chiến lược, chiến
lược và các cấp chiến lược của doanh nghiệp.
- Cuốn “Quản trị marketing” của Philip Korler - NXB Thống Kê (2006).
Cuốn sách này nói về các hoạt động quản trị marketing của doanh nghiệp, các
chiến lược các cấp và hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp mà tác giả
tham khảo được rất nhiều.
- Cuốn “Building businesses with small producers Successful business
development services in Africa, Asia and Latin America” của Sunita Kapila,
Donanld Mead. Cuốn sách này là bài học kinh nghiệm mà tác giả chia sẻ về
việc phát triển các sản phẩm trên thị trường kinh doanh. Những kinh nghiệm
này là kinh nghiệm thực tiễn đã được các doanh nghiệp thực hiện và đạt được
những thành tựu nhất định trên thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước
Hiện nay việc phát triển các sản phẩm tại các doanh nghiệp Việt Nam
cũng đã được quan tâm nhiều hơn và có khá nhiều công trình nghiên cứu về
lĩnh vực này. Một số các công trình nghiên cứu liên quan trong nước như:
- Về các cuốn sách: cuốn “Giáo trình Marketing căn bản” của GS.TS. Trần
Minh Đạo, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2013. Tại cuốn sách này, tác giả đã

trình bày một cách cơ bản nhưng tổng quát đầy đủ các vấn đề liên quan đến
marketing. Trong đó, tác giả có thể tham khảo được các kiến thức về việc
hoàn thiện chiến lược marketing và các chiến lược xúc tiến thương mại,…để
phát triển một sản phẩm của doanh nghiệp.
- Về các bài báo: “Kinh tế phát triển dịch vụ ở Nhật Bản, Trung Quốc và
một số gợi ý cho Việt Nam” số 10 của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Bài
viết tiếp cận vấn đề rất hay và ý nghĩa thực tiễn cho Việt Nam. Bài viết đã
cung cấp được một số các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển
dịch vụ từ một số quốc gia lớn có nhiều đặc điểm giống với nước ta. Tuy nhiên,


4

bài viết tiếp cận từ góc nhìn vĩ mô chứ không tiếp cận ở góc nhìn vi mô như luận
văn của tác giả.
- Luận văn “Chiến lược phát triển sản phẩm mới sữa đậu nành
Numberone Soya Đậu Phộng của Tập đoàn Tân Hiệp Phát” của Nguyễn Thu
Giang, 2013, Trường Đại học Thương Mại. Đây là luận văn điển hình về
chiến lược phát triển sản phẩm hữu hình của một tập đoàn lớn. Luận văn này
đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về chiến lược phát triển sản phẩm, cách
thức triển khai của công ty. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu ở đây là sản
phẩm hữu hình khác với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu là dịch vụ vô hình.
Do đó, triển khai chiến lược kinh doanh có những sự khác nhau.
- Luận văn “Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số tại các doanh
nghiệp kinh doanh truyền thông trực tuyến” của Nguyễn Tiến Thịnh, 2013,
Học viện Bưu Chính viễn thông. Luận văn này là một luận văn có đối tượng
nghiên cứu gần với đối tượng nghiên cứu của luận văn này, đó là các dịch vụ
số của doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, dịch vụ nội dung số chỉ là một
trong những dịch vụ trực tuyến mà VDC đang cung cấp thôi nên luận văn này
chưa có sức bao quát chung cho cả nhóm hàng như luận văn của tác giả.

Phạm vi của luận văn này dành cho tất cả các doanh nghiệp truyền thông chứ
không cụ thể đối với công ty VDC như luận văn của tác giả.
- Luận án “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của Đào Lê Kiều Oanh, 2012, Trường
Đại học Thương mại. Ở luận án này, tác giả đã viết khá cụ thể về hoạt động
phát triển dịch vụ, trong đó phân tích chi tiết các chiến lược phát triển dịch vụ
của ngân hàng. Mặc dù đều là chiến lược phát triển dịch vụ nhưng với đặc
điểm hai loại dịch vụ khác nhau nên cách tiếp cận của hai đề tài là khác nhau.
Nhìn chung các tài liệu đều nêu bật vấn đề cấp thiết của chiến lược phát
triển sản phẩm tại doanh nghiệp và một số các vấn đề trong lĩnh vực kinh


5

doanh các dịch vụ trực tuyến ở nước ta đồng thời cũng đưa ra được những
giải pháp và hướng phát triển cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề tài “Chiến
lược phát triển các dịch vụ trực tuyến của Công ty Điện toán và Truyền số
liệu” của tôi không chỉ dừng lại ở việc nêu ra tầm quan trọng của chiến lược
phát triển đối với công ty mà còn cụ thể ở cấp sản phẩm đó là các dịch vụ trực
tuyến của công ty.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp
hoàn thiện chiến lược phát triển các dịch vụ trực tuyến của Công ty Điện toán
và Truyền số liệu VDC.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, lý thuyết chung về chiến lược phát triển
dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược phát triển các dịch vụ trực
tuyến của Công ty Điện toán và Truyền số liệu.

- Trên cơ sở các đánh giá về những thành công và tồn tại, đưa ra các
định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển các dịch vụ trực
tuyến của Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chiến lược phát triển các
dịch vụ trực tuyến tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các dịch vụ trực tuyến của Công ty Điện toán
và Truyền số liệu.


6

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được khảo sát trong 5 năm từ năm
2011đến năm 2015, giải pháp phát triển giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng, tiêu chí và giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển các
dịch vụ trực tuyến của công ty năm 2011 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng cách gửi phiếu đến 300 khách hàng
của Công ty Điện toán và Truyền số liệu để thu thập các thông tin liên quan
đến phản hồi của khách hàng về chất lượng, sự đa dạng hóa, tiện ích và phù
hợp của DVTT tại công ty. Kết quả thu được là 290/ 300 phiếu hợp lệ.
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng bảng hỏi phỏng vấn các chuyên gia, cụ
thể là 5 nhà quản trị các cấp ở các đơn vị khác nhau của công ty. Điều này
giúp tác giả thu thập được các dữ liệu sơ cấp có tính khách quan và thực tiễn

cao. Những đánh giá trực tiếp về quy trình thực hiện, chất lượng, hiệu quả
chiến lược phát triển DVTT của công ty.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Tiến hành phân tích thống kê mô tả bằng kỹ
thuật lập bảng, sắp xếp theo thứ tự các dữ liệu đã thu được, sử dụng phần
mềm Microsoft Excel, SPSS để phân tích, lập biểu đồ…Từ đó đưa ra ý nghĩa
và mục đích của nghiên cứu đã thực hiện, qua đó rút ra kết luận thực trạng
cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nguồn dữ liệu bên trong: Thu thập các báo cáo kiểm định chất lượng
hàng năm, các kết quả kinh doanh được công bố và ở bộ phận tài chính kế


7

toán, bộ phận kinh doanh của công ty để thu thập các dữ liệu liên quan đến
kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu về số lượng DVTT, doanh thu, lợi
nhuận,…
- Nguồn dữ liệu bên ngoài: Thu thập các thông tin liên quan đến lĩnh
vực dịch vụ trực tuyến nói chung và các công ty kinh doanh dịch vụ này nói
riêng thông qua các tạp chí và sách về lĩnh vực, các trang báo điện tử khác
cùng các công trình khoa học có liên quan. Phương pháp xử lý dữ liệu chủ
yếu với các dữ liệu bên ngoài là qua phương pháp so sánh.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với nguồn dữ liệu bên trong thì tiến
hành tổng hợp các dữ liệu có được bằng phần mềm Microsoft Excel để có thể
đưa ra những thông tin chính xác nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Đối với
nguồn dữ liệu bên ngoài, vì có từ nhiều nguồn khác nhau nên phải so sánh
xem các nguồn cung cấp khác nhau đưa ra những lý luận có gì giống và khác
nhau. Nếu khác nhau thì so sánh xem cách tiếp cận nào phù hợp với vấn đề
nghiên cứu hơn, từ đó đi đến hệ thống lý luận hợp lý làm nền tảng cho hoạt

động nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu, phân tích, trình bày một cách đầy đủ hệ thống các vấn đề lý
luận về chiến lược phát triển các dịch vụ trực tuyến của doanh nghiệp như
khái niệm dịch vụ trực tuyến, chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến là gì,
vai trò của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến, quy trình xây dựng và
thực hiện chiến lược, các tiêu chí đánh giá,... Bên cạnh đó đối chiếu với thực
trạng và rút ra bài học kinh nghiệm cho các chiến lược phát triển dịch vụ của
một số doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông.


8

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu, phân tích, trình bày một cách đầy đủ hệ thống các vấn đề lý
luận về chiến lược phát triển DVTT của công ty từ năm 2011 đến nay. Bên
cạnh đó đối chiếu và rút ra bài học kinh nghiệm cho các chiến lược phát triển
sản phẩm của một số doanh nghiệp truyền thông.
Riêng đối với công ty VDC, thông qua việc phân tích các xu hướng thị
trường, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu hiện tại, công ty có thể nghiên
cứu để áp dụng các chiến lược phát triển DVTT cũng như các giải pháp thực
hiện mà luận văn đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần giữ
vững thị phần của công ty trong phân khúc thị trường DVTT.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến
Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến của Công
ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược
phát triển dịch vụ trực tuyến Công ty Điện toán và truyền số liệu
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRỰC TUYẾN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRỰC TUYẾN
1.1.1. Khái niệm dịch vụ trực tuyến
Khái niệm về dịch vụ theo Philip Kotler: “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động
hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng


9

cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu
một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền
với một sản phẩm vật chất nào.”[11]
Dịch vụ trực tuyến (online service) lần đầu tiên được các công ty
CompuServe và The Source giới thiệu tại Mỹ năm 1979. Ngày nay, dịch vụ
trực tuyến đã trở lên ngày càng phổ biến. Dịch vụ trực tuyến là các dịch vụ
tương tác giữa người sử dụng Internet và tài nguyên trên Internet nhằm tối ưu
các phương thức giao dịch, tiếp cận, chia sẻ trong môi trường ảo nhưng được
bảo đảm chứng thực bằng các tổ chức có uy tín.
Theo dự thảo Nghị định về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ
của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016, “Dịch vụ trực tuyến bao gồm
dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác) của cơ
quan nhà nước được cung cấp và dịch vụ trực tuyến khác do doanh nghiệp
cung cấp”.
Dịch vụ trưc tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà cung cấp DVTT nhắm

chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành cung cấp DVTT
theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông
tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet
và di động mới có khả năng như thế.
Hiện tại ở Việt Nam, theo Bureau veritas Việt Nam, các dịch vụ trực
tuyến được chia ra làm 3 loại chính sau[29]:
- Dịch vụ quảng cáo trực tuyến: Dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên mạng
nhằm cung cấp thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và
người bán.
Cuộc cách mạng về dịch vụ quảng cáo này đã đem đến sức sống mới cho
dân cư lấy internet làm phương tiện kinh doanh. Không còn là những banner
quảng cáo đơn giản, email hay một vài bài viết, quảng cáo trực tuyến trở


10

thành một ngành công nghiệp thực sự với quy trình và chiến lược hẳn hoi.Theo
cách định nghĩa phổ biến, quảng cáo trực tuyến liên quan đến các công cụ (cỗ
máy) tìm kiếm và các liên kết.
- Dịch vụ nội dung số trên Internet: Dịch vụ nội dung số trên Internet đây
là dịch vụ thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản
phẩm nội dung và dịch vụ liên quan. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: mạng
xã hội, tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến,
học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội dung cho mạng băng
rộng, mạng di động 3G.
- Các dịch vụ thương mại điện tử: Thương mại điện tử (còn gọi là ECommerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là trực tuyến qua
máy tính và mạng Internet.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của
nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương

pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện
công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ
công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có
giấy tờ").
Các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến (Internet banking), thanh toán điện tử,
… cũng đều thuộc một dạng trong thương mại điện tử. Nó cho phép người
dùng có thể giao dịch ngân hàng, thanh toán, mua sắm mà không cần trực tiếp
đến Ngân hàng và nhà sản xuất.
Các DVTT phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Quảng cáo trực tuyến logo – banner: Đặt logo hoặc banner quảng cáo
trực tuyến trên các website nổi tiếng, những website có lượng khách hàng truy
cập lớn hay những website được ranking cao là cách dịch vụ quảng cáo trực


11

tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Nó không những quảng bá được thương hiệu
mà còn nhắm đến các khách hàng tiềm năng trên Internet. Có 3 loại hình
quảng cáo trực tuyến banner phổ biến:
+ Quảng cáo trực tuyến bằng banner truyền thống (traditional banner
ads): là hình thức quảng cáo trực tuyến banner thông dụng nhất, có dạng hình
chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF và JPEG,
có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác. Quảng cáo trực
tuyến banner truyền thống là một hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến
nhất và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế
và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.
+ Quảng cáo trực tuyến In-line (In-line ads) : Hình thức quảng cáo trực
tuyến này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải
của một trang web. Cũng như quảng cáo trực tuyến banner truyền thống,
quảng cáo trực tuyến in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và

chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu
liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.
+ Quảng cáo trực tuyến pop-up (Pop up ads): Phiên bản quảng cáo trực
tuyến dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng, khi bạn nhắc chuột
vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó trên website. Sau khi nhấn
chuột, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung được
quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên một số khách hàng tỏ ra không hài lòng về
hình thức quảng cáo trực tuyến này, bởi vì họ phải nhắc chuột để di chuyển
hay đóng cửa sổ đó lại khi muốn quay trở lại trang cũ.
- DVTT bằng đường Text link: Là xây dựng các DVTT bằng chữ có
đường link đến website hay sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn, để đạt
hiệu quả, bạn phải có tiêu đề cho đoạn quảnt cáo, địa chỉ website, thông tin


12

giới thiệu về phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của các cỗ máy
chủ tìm kiếm.
- DVTT dưới hình thức tài trợ: Tham dự với tư cách là một nhà tài trợ,
khách hàng có thể thay đổi các DVTT, làm cho nó xuất hiện nổi bật bằng một
đường nhấn kỹ xảo nào đó nhằm tăng sự thu hút đối với khách truy cập
website hay độc giả của các bản tin điện tử.
1.1.2. Khái niệm chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến
Chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự, theo tiếng Hy
Lạp nó có nghĩa là “ Strategos”, là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế
hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Theo
nhà lý luận quân sự C. Clausewitz- nhà binh pháp của thế kỷ XIX, chiến lược
là lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến. [11]
Trong từ điển tiếng Việt, chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng
lợi trên một hay nhiều mặt trận. Nói chung chiến lược là những sách lược,

chiến lược được người chỉ huy quân sự đề ra để giành chiến thắng trong trận
đấu với kẻ thù.
Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, trong kinh doanh người ta cũng ta cũng sử
dụng đến thuật ngữ chiến lược, gọi là chiến lược kinh doanh. Từ đó, có rất
nhiều cách tiếp cận và những nghiên cứu khác nhau về chiến lược kinh doanh.
Theo cách tiếp cận kiểu mới về chiến lược là phải gắn chiến lược vào với
những gì mà doanh nghiệp có vào trong môi trường kinh doanh. Kenneth
Andrew là người đầu tiên đưa ra ý tường nổi bật trong cuốn “The Concept of
Corporate Strategy”, Chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa
trên những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội
và cả những mối đe dọa.
Nhìn chung, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược cũng
là sự định hướng kinh doanh cho tương lai của doanh nghiệp, doanh nghiệp


13

cần phải sử dụng những gì mình có như thế nào để có được những thứ mà
mình muốn.
Chiến lược phát triển sản phẩm là tiến hành phát triển các loại sản phẩm
mới để tiêu thụ trên thị trường hiện tại hoặc bán cho các khách hàng hiện tại.
Chiến lược này có thể thực hiện đối với một nhóm hoặc toàn bộ các mặt hàng
của công ty.[6]
- Chiến lược phát triển một sản phẩm riêng biệt thông qua 4 cách như
sau:
+ Cải tiến tính năng của sản phẩm
+ Cải tiến về chất lượng
+ Cải tiến về kiểu dáng
+ Thêm mẫu mã mới
- Phát triển cơ cấu mặt hàng: để phát triển cơ cấu mặt hàng, một công ty

có thể bổ sung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện đang
sản xuất thông qua các cách sau:
+ Công ty thực hiện kéo dài cơ cấu mặt hàng: Kéo dãn xuống phía dưới,
kéo dãn lên trên, kéo dãn về hai phía.
+ Công ty thực hiện lấp kín cơ cấu mặt hàng: công ty có thể tăng thêm
danh mục mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng hiện tại.
+ Công ty thực hiện hiện đại hóa cơ cấu mặt hàng: khi chiều dài cơ cấu
mặt hàng giữ nguyên nhưng cần thiết phải đổi mới kiểu dáng hoặc đưa vào
ứng dụng các tiến bộ công nghệ.
Chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến là việc doanh nghiệp tiến hành
phát triển các dịch vụ trực tuyến mới để cung cấp trên thị trường và khách
hàng hiện tại. Thông thường chiến lược này được các doanh nghiệp Điện toán
thực hiện đối với nhóm các dịch vụ trực tuyến đã có của công ty.
1.1.3.Vai trò của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến


14

Vai trò của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến đối với doanh
nghiệp:
- Chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp truyền thông trực tuyến,
tạo hướng đi tốt cho các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, có
thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho sự phát triển nền công nghệ thông tin.
- Là định hướng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp, thông qua
việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh ngành kinh doanh cung cấp
dịch vụ trực tuyến. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt
vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng hướng. Điều đó có
thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình

trên thị trường.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động thống nhất cho doanh nghiệp,
giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý và kiểm tra quá trình thực hiện chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể nắm bắt được
những thay đổi của môi trường kinh doanh, và có những thay đổi lại phù hợp
với tình hình thực tế.
- Chiến lược cũng chính là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các doanh
nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực cung cấp nội dung số. Doanh nghiệp
nào có chiến lược phát triển tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có lợi thế hơn
trong quá trình cạnh tranh.
- Đối với ngành kinh doanh dịch vụ trực tuyến, chiến lược phát triển còn
có thể coi là phương hướng xây dựng và phát triển lâu dài của toàn ngành. Nó
cho thấy tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp cũng như nhà nước về việc
phát triển ngành dịch vụ trực tuyến.


15

- Chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến còn cho thấy sự liên kết giữa
các ngành liên quan, phản ánh mục tiêu, đường lối phát triển của các ngành
như ngành công nghệ thông tin, ngành viễn thông, báo chí.
Vai trò của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến đối với khách
hàng:
- Việc doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển DVTT sẽ giúp cho
khách hàng luôn được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ có chất lượng tốt nhất,
phù hợp nhất.
- Đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy thuận tiện và được sử dụng những
dịch vụ hiện đại.
Với những vai trò to lớn của chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến này
cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn,

phải có sự đồng bộ và tầm nhìn bao quát trong dài hạn.


16

1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
1.2.1. Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh là việc doanh nghiệp đi tìm
hiểu và có những dự đoán trong tương lai về những cơ hội, thách thức ở môi
trường bên ngoài và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu ở môi trường bên trong
doanh nghiệp.
Nếu phân chia môi trường kinh doanh theo phạm vi doanh nghiệp thì ta
có: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Nếu phân chia môi trường kinh doanh theo phạm vi của môi trường thì ta
có: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường cạnh tranh
trong ngành và môi trường nội bộ doanh nghiệp.
Nếu phân chia theo các yếu tố của môi trường thì ta có: môi trường
chính trị và pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường điều kiện tự nhiên, môi
trường cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp luôn phải
phân tích, tìm hiểu để dự đoán là thị trường. Thị trường là tập hợp những
người mua thực hiện hay tiềm năng với một sản phẩm. Ở bước này, công ty
phải phân tích được một số các nội dung sau:
a. Quy mô thị trường, cơ cấu thị trường của công ty
Quy mô thị trường thể hiện số lượng thị trường mà công ty đang hoạt
động kinh doanh, dung lượng thị trường đó là lớn hay nhỏ. Quy mô của thị
trường phụ thuộc vào số các cá nhân có nhu cầu và có những sản phẩm được
người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy sản
phẩm mà họ mong muốn. một thị trường có thể xung quanh một sản phẩm,

một dịch vụ hoặc bất kỳ cái gì có giá trị. Trong xã hội phát triển, thị trường
không nhất thiết là một địa điểm cụ thể. Với những phương tiện truyền thông


17

và chuyên chở hiện đại, một nhà kinh doanh có thể quảng cáo sản phẩm trên ti
vi, nhận đặt hàng của hàng trăm khách hàng qua điện thoại và gửi hàng hóa
qua bưu điện cho khách hang trong thời gian sớm nhất mà không cần bất kỳ
cuộc tiếp xúc trao đổi trực tiếp nào. Do vậy, công ty phải nghiên cứu thị
trường một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong năm loại thị
trường khách hàng:
+ Thị trường người tiêu dùng: gồm những cá nhân và gia đình mua hàng
hóa, dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.
+ Thị trường kỹ nghệ hay thị trường sản xuất: bao gồm các tổ chức mua
hàng hóa và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lợi nhuận hoặc để
hoàn thành các mục tiêu khác.
+ Thị trường bán lại: gồm những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để bán
nhằm thu phần trăm chênh lệch về giá.
+ Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận: gồm các cơ quan
nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa, dịch vụ để tạo các dịch
vụ công ích hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa, dịch vụ này cho những
người cần chúng.
+ Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu
dùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngoài.
Cơ cấu thị trường: là việc công ty lựa chọn những thị trường nào để cung
cấp sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh.
Việc xác định cơ cấu thị trường giúp công ty phân định rõ được khách hàng
mục tiêu công ty hướng tới và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với
từng thị trường.

b. Định vị sản phẩm
Sản phẩm là bất kỳ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được
tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn


18

của con người. khái niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm các hoạt động, vị
trí, nơi chốn, các tổ chức và ý tưởng,…Vì vậy, đôi khi người ta dùng thuật
ngữ khác để chỉ sản phẩm như là vật để làm thỏa mãn hay sự cống hiến. Nhà
sản xuất sẽ rất sai lầm nếu chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm
mà ít quan tâm đến lợi ích của sản phẩm đó đem lại. Nếu như thế, họ chỉ quan
tâm tới việc tiêu thuj sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết nhu
cầu.
Việc định vị sản phẩm là việc xác định sản phẩm của công ty hiện đang
đáp ứng như cầu của khách hàng như thế nào, có cần cải tiến hay phát triển
hay không, công ty nên cung cấp các sản phẩm gì ra thị trường,…
+ Tình hình phân phối – bán sản phẩm:
Các trung gian phân phối là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của công ty đến tận tay người tiêu
dùng. Bao gồm: các trung gian phân phối sản phẩm, các cơ sở hỗ trợ hoạt
động phân phối, các cơ sở dịch vụ marketing, các trung gian tài chính. Ngoài
việc sử dụng các trung gian phân phối, công ty còn sử dụng các dạng kênh
phân phối truyền thống và kênh VMS trong quá trình thực hiện hoạt động
kinh doanh của mình.
+ Môi trường cạnh tranh:
Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở
của hoạch định chiến lược. Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác
định:
o Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? phân tích đối thủ trong mối quan hệ

với khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu
cầu, ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới
hạn về khả năng mua sắm của họ. có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, gồm: đối
thủ cạnh tranh về chủng loaị, đối thủ về nhãn hiệu,…


×