Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số nét đổi mới trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.23 KB, 3 trang )

Xuân 2016

Một số nét đổi mới trong công tác quản lý
khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
"" Lê Thục

T

hực hiện Chương trình hành động số 25
của Thành ủy Đà Nẵng và Kế hoạch số
5679 của UBND thành phố về việc thực
hiện Nghị quyết số 20 của Ban chấp hành TW Đảng
về Phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế, trong năm 2015, Sở
Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã tập
trung xây dựng và tham mưu UBND thành phố ban
hành các quy định để đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng điển hình như
Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015
quy định về quản lý các nhiệm vụ KH&CN thành phố
Đà Nẵng; Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày
09/11/2015 về quy chế khen thưởng trong hoạt
động khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng;

Quyết định số 4993/QĐ-UBND ngày 09/7/2015 về
thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và
các quyết định khác có liên quan đến hoạt động của
Quỹ. Thông qua đó đã thể hiện một số nét đổi mới
căn bản trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn
thành phố như sau:


1. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhiệm vụ
KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành
phố, lấy hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn là
tiêu chí chủ yếu để lựa chọn, đánh giá nhiệm vụ.
Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ nhận
được khá nhiều đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy
nhiên số lượng đề xuất được lựa chọn để triển khai
chưa nhiều (bình quân khoảng 10% đề xuất được
phê duyệt). Nguyên nhân chính là do các đề xuất
chưa chú trọng đến tính cần thiết và tính ứng dụng

27


Xuân 2016
cho thành phố. Đa phần các tổ chức, cá nhân đề xuất
những vấn đề mà họ có khả năng làm được chứ chưa
đề xuất các vấn đề nghiên cứu dựa trên nhu cầu của
thành phố, của các ngành và các doanh nghiệp. Nay,
thành phố tiếp tục khuyến khích các sở, ban, ngành,
quận, huyện, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và cá
nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở thực tiễn
công tác quản lý, sản xuất của mình và đồng thời đẩy
mạnh cơ chế đặt hàng các vấn đề cần nghiên cứu giải
quyết từ Lãnh đạo thành phố, các, sở, ban ngành và
các địa phương. Bên cạnh đó trong quá trình quản lý,
Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức các đoàn khảo
sát, mời các nhà khoa học cùng tham gia để xác định
các vấn đề cần nghiên cứu cho thành phố. Các biện
pháp này nhằm xác định được các nhiệm vụ KH&CN

cần thiết cho thành phố và góp phần nâng cao chất
lượng các đề xuất nghiên cứu.
Về phương thức giao nhiệm vụ, bên cạnh các
nhiệm vụ giao trực tiếp, thành phố sẽ tăng cường
thực hiện phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân
chủ trì theo cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch
nhằm chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực để
triển khai thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đề ra.
Trong quy định cũng đã nêu các yêu cầu đối với
từng loại hình nhiệm vụ KH&CN, trong đó lấy hiệu
quả ứng dụng trong thực tiễn là tiêu chí chủ yếu để
lựa chọn, đánh giá. Đồng thời trong hồ sơ đăng ký
thực hiện nhiệm vụ KH&CN có thành phần hồ sơ bắt
buộc đó là văn bản cam kết ứng dụng kết quả nghiên
cứu của các cơ quan có liên quan. Đối với các nhiệm
vụ có thể ước tính được kinh phí ứng dụng thì cần
phải làm rõ trong thuyết minh đề cương. Các yêu cầu
này nhằm mục đích xác định rõ ngay từ ban đầu khả
năng ứng dụng, địa chỉ ứng dụng cũng như trách
nhiệm của đơn vị cam kết ứng dụng, qua đó hạn chế
dần các đề tài mang tính chất nghiên cứu thuần túy.
2. Có cơ chế hỗ trợ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn
Trong thời gian qua, các nhiệm vụ KH&CN đã
từng bước được quan tâm ứng dụng trong thực tế
Tuy nhiên, việc triển khai chưa thực sự bài bản và hiệu
quả chưa cao. Trong đó có một nguyên nhân cơ bản
là do chúng ta mới chỉ quan tâm đến khâu nghiên
cứu còn việc ứng dụng kết quả đó như thế nào, triển
khai ra sao thì chúng ta chưa có cơ chế cụ thể, chưa


28

có sự gắn kết rõ ràng giữa các cơ quan tham gia. Hầu
hết các đề tài chỉ được cấp kinh phí để triển khai đề
tài chứ không có kinh phí để triển khai ứng dụng sau
khi đề tài được đánh giá nghiệm thu hoặc nhân rộng
sau khi kết thúc. Hiện nay, trong Quyết định số 39
của thành phố đã có quy định về nội dung và trách
nhiệm ứng dụng kết quả nghiên cứu, đặc biệt đã có
cơ chế bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ ứng
dụng sau khi đánh giá nghiệm thu, theo đó sẽ hình
thành giai đoạn tiếp theo sau khi đề tài kết thúc để
tiếp tục hỗ trợ ứng dụng triển khai kết quả nghiên
cứu trong thực tiễn.
3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính
- Về đầu tư của thành phố cho KH&CN: Khác
với những năm trước đây, kể từ năm 2015 ngân sách
thành phố đã bố trí đủ kinh phí dành cho KH&CN
theo quy định để đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai
các nhiệm vụ KH&CN.
- Về những phương thức, chế độ, chính sách
mới trong quản lý tài chính:
UBND thành phố đã có quyết định thành lập
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, kiện toàn bộ
máy và các quy định về hoạt động của Quỹ như các
hoạt động cho vay, tài trợ, hỗ trợ …. Vốn điều lệ của
Quỹ đã được UBND thành phố bố trí đủ 20 tỷ đồng
và đã chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận các hồ
sơ đề nghị cho vay, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá

nhân trên địa bàn thành phố. Đây là một kênh để các
tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn triển khai
các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công
nghệ, đầu tư mạo hiểm trong sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, việc thành lập Quỹ cũng sẽ tiến tới cấp
phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng
ngân sách nhà nước thông qua hệ thống Quỹ. Việc
này tạo điều kiện cho thành phố có thể huy động, đa
dạng được nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước
cho phát triển KH&CN và chủ động sử dụng nguồn
kinh phí từ quỹ để triển khai các nhiệm vụ KH&CN mà
không phụ thuộc vào năm tài chính.
Về định mức chi trong nghiên cứu khoa học: Từ
trước tới nay, việc xây dựng dự toán kinh phí NSNN
thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thực hiện cơ bản
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/
TTLT/ BTC-BKHCN ngày 07/5/2007. Tuy nhiên, sau 7
năm thực hiện Thông tư này đã không còn phù hợp,


Xuân 2016
như định mức chi thấp, chưa quy định một số nội
dung chi cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ KH&CN như tiền công lao động, chi thuê chuyên
gia, tư vấn độc lập, chi đăng ký bản quyền, chi đăng
bài công bố kết quả công trình KH&CN… Khắc phục
những vấn đề này, Bộ Tài chính và Bộ KHCN đã ban
hành Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN
thay thế Thông tư liên tịch số 44, trong đó đã thay đổi
phương pháp tính toán tiền lương, tiền công theo

mức độ tham gia và mức độ đóng góp của các nhà
khoa học trong dự toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN;
tăng định mức và bổ sung một số nội dung chi. Trên
cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà khoa
học trong công tác nghiên cứu.
Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính cũng
đã ban hành Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BTCBKHCN ngày 30/12/2015 quy định về khoán chi thực
hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
Điểm mới nổi bật của Thông tư là phương thức khoán
chi, theo đó, nhà khoa học có thể thực hiện một
trong 2 phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối
cùng hoặc khoán chi từng phần. Việc đổi mới cơ chế
khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN đóng vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động nghiên
cứu KH&CN, trong đó trao quyền chủ động cho chủ
nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng
kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Trên thực tế, trước khi có
Thông tư 27, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện khoán
thí điểm đến sản phẩm cuối cùng đối với 3 nhiệm vụ
KH&CN cấp thành phố. Quá trình triển khai cho thấy,
việc khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng đã đơn
giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân chủ trì tập trung nghiên cứu mà không
phải lo lắng nhiều về chứng từ thanh quyết toán.
4. Đa dạng hóa các hình thức triển khai các
nhiệm vụ và phân cấp phân quyền
Trong Quyết định số 39 của UBND thành phố
Đà Nẵng đã quy định các hình thức triển khai nhiệm
vụ KH&CN khá đa dạng bao gồm đề tài, đề án, dự
án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công

nghệ và phân cấp quản lý để tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình triển khai gồm nhiệm vụ KH&CN cấp
thành phố, nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, nhiệm vụ ứng
dụng. Đặc biệt về tài chính cũng đã phân cấp mạnh
mẽ cho Giám đốc Sở KH&CN trong việc phê duyệt đối
với nhiệm vụ cấp cơ sở, nhiệm vụ ứng dụng đến 100

triệu đồng. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố
sau khi được UBND thành phố phê duyệt danh mục,
Giám đốc Sở KH&CN được quyền phê duyệt dự toán
đến 500 triệu đồng đối với nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
KHXHNV và đến 1 tỷ đồng đối với nhiệm vụ thuộc lĩnh
vực kỹ thuật công nghệ, tự nhiên, nông nghiệp và y
dược. Đồng thời cũng đã quy định rõ thẩm quyền,
trách nhiệm của Giám đốc Sở KH&CN trong việc quản
lý nhiệm vụ như thẩm định, ký kết hợp đồng, điều
chỉnh hợp đồng, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm …
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công
tác quản lý của Sở KH&CN cũng như giảm bớt thời
gian chờ đợi, đơn giản thủ tục hành chính cho cơ
quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài.
5. Khen thưởng
Cũng trong năm 2015, UBND thành phố đã
ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày
09/11/2015 về quy chế khen thưởng trong hoạt động
khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng trong đó
có các nội dung khen thưởng cho các tác giả của các
công trình KH&CN, các giải pháp sáng chế và các bài
báo khoa học đạt tiêu chuẩn và khen thưởng đối với
các tổ chức, cá nhân đạt các giải thưởng về KH&CN

của quốc gia và các bộ, ngành … như giải thưởng
Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước về KH&CN, giải
thưởng sáng tạo KH&CN, giải thưởng chất lượng
quốc gia, giải thưởng Tạ Quang Bửu, Kovalevskaia…
thông qua quy định này thành phố sẽ có những phần
thưởng để động viên khuyến khích các tác giả có
những thành tích nổi bật trong các hoạt động khoa
học và công nghệ nói chung và thành phố nói riêng.
Như vậy, với các nội dung đổi mới trong công
tác quản lý khoa học, sự tham gia tích cực của các
cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân nhà khoa học
hy vọng thời gian tới sẽ có sự thay đổi cả về chất và
lượng trong hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên đây là
nhiệm vụ lâu dài không chỉ ở việc xây dựng cơ chế
chính sách mà đòi hỏi sự nỗ lực của Sở Khoa học và
Công nghệ cũng như sự quan tâm của nhiều cơ quan,
đơn vị, nhiều ngành và nhiều cấp trên địa bàn thành
phố để chất lượng công tác nghiên cứu khoa học
ngày một được nâng cao và có những đóng góp thiết
thực vào sự phát triển chung của thành phố.

29



×