Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.68 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước về đất đai.
1. Điều kiện tự nhiên:
 Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, trong khoảng toạ độ địa lý từ 20độ
54' đến 21độ 22' vĩ độ Bắc, từ 105 độ 4' đến 106 độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây,
Vĩnh Phúc. Vị trí này rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân trù phú, có các
đầu mối giao thông quan trọng, là nơi qui tụ và toả rộng của mạng luới giao thông
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt
độ trung bình hàng năm là 23,9
0
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các con sông lớn như sông Hồng,
sông Kim Ngưu, Tô Lịch...,có nhiều đầm hồ tự nhiên với tổng diện tích hiên nay là
3620ha với các hồ đầm lớn như hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Linh Đàm.. 
Các nguồn tài nguyên :
Hà Nội có nguồn tài nguyên đất phong phú với 8 loại đất chính. Trong đó đất phù
sa là 36769ha phân bố tập trung ở nhiều huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm. Đất
bạc màu là 16819ha tập trung ở hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh.
Về tài nguyên rừng: Có 6128ha đất lâm nghiệp chủ yếu phân bố ở huyện Sóc Sơn.
Về tài nguyên khoáng sản: Nhóm nhiên liệu than bùn ở Đông Anh, Sóc Sơn với trữ
luợng 65,661tấn, có vàng sa khoáng ở Minh Trí huyện Sóc Sơn phân bố kéo dài
500m, bề rộng từ 30 đến 50m.
Về môi trường: Hà Nôi chưa phải là thành phố ô nhiễm nhưng đang tồn tại những
thực tế đáng lo ngại. Mật độ dân số cao 2919 người/km
2
và 16995 người/km
2
ở khu


vực nội thành. Nồng độ bụi ở các nhà máy thường cao hơn từ 4 đến 14 lần tiêu
chuẩn cho phép, ô nhiễm đất và nguồn nước trong lòng đất đang ở mức báo động.
2. Điều kiện kinh tế:
Hà Nội là trung tâm Kinh tế- Chính trị- Văn hoá của cả nước. Kinh tế của Hà
Nội đã có mức tăng trưởng khá kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới. GDP không
ngừng tăng lên qua các năm. Từ năm 1993 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Hà Nội diễn ra như sau: Năm 1993 là 12,6%, năm 1994 là 13,4%, năm 1995 là
15%, năm 1996 là 13%, năm 1997 là 12,5%, năm 1999 là 6,5%, năm 2000 là 7,1%,
năm 2001 là 8,4%. Cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội là Thương mại - dịch vụ -
công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội được thể
hiện ở bảng sau:
BIỂU SỐ 1: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HÀ NỘI
Ngành 1991-1995 1996-2000 2001
Tổng GDP (%) 100 100 100
- CNXD 32.8 43.2 43.57
- NLN 2.9 1.5 1.41
- DV 64.3 55.3 55.06
Tổng GDP( tỉ) 5356.3 7936.6 1998.05
- CNXD 1757.4 3430 870.6
- NLN 153.8 117.6 28.2
- DV 3445.1 4389 1200.25
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2001
 Thực trạng phát triển các ngành gây áp lực đối với đất đai:
+Ngành nông lâm thuỷ sản:
BIỂU 2: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH NN- LN-TS
Đơn vị : nghìn
Ngành 1996 1999 2001
1.Nông nghiệp 1.020.823 1.181.379 1.294.163
- Trồng trọt 641.387 728.194 790.294
- Chăn nuôi 379.436 423.969 473.556

- Dịch vụ NN - 29.216 30.313
2.Thuỷ sản 51.298 58.068 59.343
3.Lâm nghiệp 12171 11828 10752
Nguồn : Niên giám thống kê 2000-2001
Nhìn chung sản xuất nông ngiệp phát triển tốc độ chậm, chuyển dịch cơ cấu
chưa mạnh thêm vào đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô
thị hoá, nhân khẩu ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2010 diện tích đất nông
nghiệp sẽ giảm 2,3% một năm
+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Năm 2001, Hà Nội có 290 doanh nghiệp nhà nước, 180 doanh nghiệp công
nghiệp trung ương và 120 doanh nghiệp địa phương, 15030 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, 250 đơn vị hợp tác xã, 580 công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần, 70
doanh ngiệp tư nhân và 14230 đơn vị kinh tế hộ gia đình, cá thể... nên nhu cầu sử
dụng đất đai của các tổ chức đơn vị này là rất lớn để thực hiện phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thành phố.
3. Điều kiện xã hội:
Quá trình đô thị hoá với việc gia tăng dân số cơ học đang gây áp lực lớn về nhu
cầu sử dụng đất ở cho số dân phát sinh. Dân số thành phố Hà Nội năm 1995 là 2431
nghìn người, trong đó dân số nông thôn là 1156,1 nghìn người, đô thị là 1274,9
nghìn người. Năm 1998 là 2621 nghìn người, trong đó khu vực nông thôn là 1125,1
nghìn người, khu vực đô thị là 1496,4 nghìn người. Năm 2000 là 2739,2 nghìn
người, trong đó khu vực nông thôn là 1152,7 nghìn người, khu vực đô thị là 1586,5
nghìn người. Năm 2001 là 2841,7 nghìn người, trong đó khu vực nông thôn là
1198,1 nghìn người, khu vực đô thị là 1643,6 nghìn người. Có sự phân bố chênh
lệch rất lớn giữa các khu dân cư, giữa các quận nội thành với các huyện ngoại
thành. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa 33404 người/km
2


thấp nhất là

ở huyện Sóc Sơn 794 người/km
2
. Dân số Hà Nội tăng cơ học là chủ yếu và ngày
càng cao đang là vấn đề đáng lo ngại, vấn đề này gây áp lực to lớn tới mọi mặt của
đời sống kinh tế xã hội. Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm dần do Hà Nội thực hiện biện pháp
kế hoạch hoá gia đình. Từ đó có thể thấy Hà Nội là nơi hội tụ dòng di cư tự do từ
khắp các vùng trên cả nước kèm theo các hoạt động kinh tế xã hội của dòng di cư
đó, khiến cho tốc độ đô thị hóa nhất là ở các vùng nông thôn bị thúc ép tăng nhanh
hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý. Việc nâng cấp cải tạo xây
dựng mới cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá -
hiện đại hoá cũng chiếm một phần diện tích đất đai không nhỏ và phải giải quyết
hàng loạt các vấn đề về kinh tế xã hội như giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt
hại thu hồi đất, tái định cư...
4. Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thành phố:
Hà Nội là một trong những thành phố lớn và đông dân của cả nước. Sự phát
triển của nền kinh tế làm tăng số lượng các đối tượng sử dụng đất, các mối quan hệ
sử dụng đất ngày càng phức tạp và đan xen lẫn nhau. Mặt khác, quỹ đất lại được
phân chia ra làm 6 loại: đất nông nghiệp, lâm nghiệp đất khu dân cư nông thôn, đất
đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Mỗi loại đất được quy định chế độ sử
dụng, hạn mức riêng. Đối với loại đất sử dụng vào mục đích gì thì được nhà nước
giao có thu tiền sử dụng và không thu tiền sử dụng, loại đất nào thì không được
giao cho hộ gia đình, cá nhân, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cũng được quy
định đối với từng loại đất. Ví dụ như trên địa bàn thành phố Hà Nội, rừng đặc dụng
chỉ được giao cho Ban quản lý rừng hoặc UBND xã quản lý mà không giao cho hộ
gia đình hay cá nhân… Sự phức tạp của nhiều loại đất đòi hỏi các cơ quan quản lý
nhà đất phải nắm rõ những quy định cụ thể đối với từng loại đất đảm bảo cho quản
lý được thực hiện tốt.
Hà Nội là thành phố có vị trí thuận lợi và vai trò đặc biệt là Thủ đô của cả nước
nên sự phức tạp đó cũng làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các

dự án phát triển kinh tế xã hội. Để xứng đáng với vai trò là Thủ đô và trở thành
một thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị- văn hoá- kinh tế xã hội của cả nước,
Hà Nội đã tiến hành mở rộng và xây dựng mới nhiều công trình, cơ sở hạ tầng như
hệ thống thông tin liên lạc, đường sá giao thông, bệnh viện trường học và đặc biệt
là những công trình trọng điểm của quốc gia như xây dựng sân vận động, nhà thi
đấu để phục vụ cho SEAGAMES 22 tới đây hay việc mở rộng sân bay Nội Bài, xây
dựng làng quốc tế Thăng Long... Việc dành đất cho các nhu cầu này là tất yếu, tuy
vậy sự phát triển này không tránh khỏi việc mất đi một diện tích đất nông nghiệp
màu mỡ. Trong những năm gần đây Hà Nội đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao. Tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo sự gia tăng dân số kèm theo các nhu cầu của
đời sống và sản xuất gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng của thành
phố đặc biệt là giao thông, điện, nước, nhà ở và địa điểm sản xuất cho người dân.
Diện tích chỗ ở bình quân đầu người rất thấp chưa được 10 m
2
/người, nhất là ở các
khu phố cổ của Hà Nội, con số này chỉ đạt từ 5-6 m
2
/người. Điều kiện chỗ ở không
đảm bảo cho người dân bởi vậy tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xẩy ra. Họ
cũng tìm mua những mảnh đất ở vùng ven đô, làm gây ra những cơn sốt đất. Dân
số tăng chủ yếu là do các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị nhất là trong những
vụ nông nhàn. Người nông dân đổ xô ra thành phố để làm thêm, ngoài ra một số
lượng lớn sinh viên từ các tỉnh đổ về Hà Nội học. Phần lớn dòng người di cư này
đều cố gắng bám trụ ở lại Hà Nội bởi vậy làm cho dân số Hà Nội ngày càng đông
trong điều kiện diện tích đất đai chật hẹp. Vì vậy nhu cầu lương thực, thực phẩm
hàng ngày để đáp ứng cho cuộc sống của người dân là rất bức xúc và cần có nhiều
cơ sở xí nghiệp, địa điểm sản xuất kinh doanh để đáp ứng cho việc cung cấp lương
thực cho người dân. Hiện nay cơ cấu kinh tế của Hà Nội là dịch vụ- thương mại-
công nghiệp- nông nghiệp trong đó dịch vụ thương mại được ưu tiên phát triển
hàng đầu và cùng với quá trình đô thị hoá, loại hình cơ cấu kinh tế này ngày càng

được phát triển và mở rộng về các vùng nông thôn. Điều này buộc phải chuyển đổi
diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích đó và nó đặt ra nhiều vấn đề cần
phải giải quyết để nhằm tạo sự trật tự, ổn định ở nông thôn. Điều này có ảnh hưởng
không nhỏ tới công tác quản lý đất đai, đòi hỏi chính quyền thành phố phải kịp thời
giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý hiện nay.
II. Quỹ đất của Hà Nội và biến động đất đai thời gian qua:
1.Quỹ đất của Hà Nội: Quỹ đất của Hà Nội được thể hiện ở bảng sau:
BIỂU SỐ 3: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Loại đất Năm 1995 Năm 2000
Diện tích
(ha)
%so với
tổng số
Diện tích
(ha)
% so với
tổng số
Tổng diện tích 918067.5 100 92097 100
1. Đất nông nghiệp 43865.25 47.78 43612.43 47.35
2. Lâm nghiệp 6717.02 7.31 6127.6 6.65
3. Chuyên dùng 19305.72 21.03 20534.39 22.29
4. Đất ở đô thị và nông thôn 11508.33 12.53 11688.65 12.69
5. Đất chưa sử dụng và sông
suối núi đá
10410.25 11.34 10134.39 11
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai- Phòng QL-ĐC nhà đất
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích nhiều nhất
so với các loại đất khác trong tổng quỹ đất với 47,36% diện tích đất tự nhiên của

×