UBND HUYỆN ĐỒNG PHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Số : /PGDĐT-GDTH Đồng Phú, ngày tháng năm 2009
Về việc thực hiện nhiệm vụ
năm học 2009-2010
Kính gửi :
- Hiệu trưởng các trường Tiểu học trong huyện;
- Hiệu trưởng trường TH&THCS Tân Hưng.
Căn cứ công văn số 7312/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009
– 2010 đối với giáo dục tiểu học;
Căn cứ Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2009 của
UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2009 -
2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường thực hiện nhiệm vụ
năm học 2009 - 2010 như sau:
A - NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2009 - 2010 được xác định là "Năm học đổi mới quản lí và
nâng cao chất lượng giáo dục", giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những
nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực" ở tất cả các trường tiểu học trong huyện.
Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học, bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; đổi mới đánh
giá, xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh;
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học và quản lí; tiếp tục tổ chức đánh giá sự phù hợp
của chương trình, sách giáo khoa cấp Tiểu học.
Duy trì, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ,
đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xây dựng trường
1
DỰ THẢO
chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, 7 buổi/tuần đặc biệt là
ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.
B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành
1. Triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong
giáo dục gắn với cuộc vận động “Hai không” gắn với giáo dục đạo đức nghề
nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể
học sinh. Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương
tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi
phạm đạo đức nhà giáo.
2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và
Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động :
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh cho học sinh và
giáo viên.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tăng cường
mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong
các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương. Tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực,
các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu "Trường học thân thiện,
học sinh tích cực" theo tiêu chí đã ban hành. Tổ chức giao lưu, học tập kinh
nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
- Bồi dưỡng cho các hiệu trưởng trường tiểu học nội dung “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục.
1.1. Đối với các lớp dạy học 1 buổi/ ngày
Năm học 2009 - 2010, giáo dục tiểu học tiếp tục thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) được thực
hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, theo hướng
dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn
hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà
trường).
1.2. Đối với các lớp dạy học 2 buổi/ ngày.
- Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ
sở đảm bảo các yêu cầu:
+ Về nội dung: dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình
và sách quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1.1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III
của công văn này; thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các
hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học
sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng
khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp.
Đối với những trường ở vùng khó khăn, việc tổ chức dạy học 2 buổi/
ngày không thêm nội dung dạy học, chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho học sinh
đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng.
+ Về thời lượng: đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ ngày.
1.3. Đối với các lớp học 7 buổi/tuần :
- Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 7 buổi/ tuần trên cơ
sở đảm bảo các yêu cầu :
+ Về nội dung: dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình
và sách quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1.1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III
của công văn này; thực hành kiến thức đã học trú trọng môn Toán và môn
Tiếng Việt; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương
nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu
cầu học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn;
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Về thời lượng: tăng thêm 6 tiết/tuần so với lớp học 1 buổi/ngày.
1.4. Đối với các trường có tổ chức lớp bán trú :
- Thiết lập hồ sơ quản lí hoạt động bán trú đầy đủ, khoa học.
- Khuyến khích những đơn vị không có điều kiện nấu ăn tại trường hợp
đồng các cơ sở nấu ăn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm bên ngoài
nhà trường nấu ăn hàng ngày cho học sinh.
3
- Tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm trong phạm vi trường
học để đảm bảo sức khoẻ học sinh.
2. Kế hoạch thời gian năm học
Thực hiện theo quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm
2009 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học
2009 - 2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên.
Trong trường hợp đặc biệt như: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch
bệnh…, đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo cho học sinh nghỉ học và bố trí
dạy học bù.
III. Thực hiện Chương trình, sách, thiết bị dạy học.
1. Chương trình
- Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính
vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học của Bộ.
- Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng
giới; an toàn giao thông.... đặc biệt, tích hợp dạy học tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
- Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/ tuần
theo chương trình của Bộ. Khuyến khích các chương trình tiếng Anh tăng
cường và làm quen tiếng Anh ở những nơi có điều kiện.
- Khuyến khích trường TH Tân Lập A tổ chức dạy môn Tin học, trường
TH Tân Phú chuẩn bị các điều kiện để dạy môn Tin học vào năm học sau.
2. Sách
- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh:
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
1. Tiếng Việt 1
(tập 1)
2. Tiếng Việt 1
(tập 2)
3. Vở Tập viết
1 (tập 1)
4. Vở Tập viết
1. Tiếng Việt 2
(tập 1)
2. Tiếng Việt 2
(tập 2)
3. Vở Tập viết 2
(tập 1)
4. Vở Tập viết 2
(tập 2)
5. Toán 2
1. Tiếng Việt 3
(tập 1)
2. Tiếng Việt 3
(tập 2)
3. Vở Tập viết
3 (tập 1)
4. Vở Tập viết
3 (tập 2)
5. Toán 3
1. Tiếng Việt 4
(tập 1)
2. Tiếng Việt 4
(tập 2)
3. Toán 4
4. Đạo đức 4
5. Khoa học 4
6. Lịch sử và
Địa lí 4
1. Tiếng Việt 5
(tập 1)
2. Tiếng Việt 5
(tập 2)
3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và
Địa lí 5
4
1 (tập 2)
5. Toán 1
6. Tự nhiên và
Xã hội 1
6. Tự nhiên và
Xã hội 2
6. Tự nhiên và
Xã hội 3
7. Âm nhạc 4
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4
7. Âm nhạc 5
8. Mĩ thuật 5
9. Kĩ thuật 5
Riêng các môn Tin học, Tiếng Anh cần lưu ý:
+ Đối với môn Tin học, sử dụng các cuốn "Cùng học Tin học" quyển 1,
quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hoặc các tài liệu do
trường lựa chọn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông.
+ Đối với môn Tiếng Anh, các trường có thể lựa chọn các bộ sách phù
hợp để đưa vào giảng dạy : bộ sách "Let’s Learn English” quyển 1, quyển 2 và
quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ sách “Let's Go” của nhà xuất
bản trường Đại học Oxford; các tài liệu tiếng Anh tăng cường, làm quen với
tiếng Anh.
- Thực hiện nghiêm túc việc cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với
học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; các trường tiểu học xây dựng tủ sách
dùng chung; bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa
để học tập. Hiệu trưởng kiểm soát và chịu trách nhiệm về việc sử dụng sách
tham khảo trong nhà trường.
- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh
không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường. Những trường dạy học 2
buổi/ngày có thể tổ chức cho học sinh để sách, vở và đồ dùng học tập tại lớp;
những nơi có điều kiện, tổ chức cho học sinh lớp 1 để bộ đồ dùng học Toán và
Tiếng Việt tại lớp.
3. Thiết bị dạy học
- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
(TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị
dạy học tối thiểu của Bộ (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009).
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các
hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn
các sản phẩm tốt lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.
- Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH một cách
hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH. Có kế hoạch
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức phụ trách
thiết bị dạy học.
- Đánh giá tổng thể việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.
4. Tiếp tục tổ chức đánh giá sự phù hợp của chương trình, sách giáo khoa
cấp Tiểu học theo kế hoạch của Bộ.
5