Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.01 KB, 2 trang )
Các thủ thuật trong giảng dạy từ mới
Tất cả chúng ta đều thấy được vai trò của việc trau dồi từ mới trong học tập
tiếng Anh nói riêng, học tập ngoại ngữ nói chung. Tuy nhiên làm thế nào để
giáo viên có thể dạy từ mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất lại không
phải là vấn đề đơn giản.
1. Dạy từ mới dùng tranh ảnh minh hoạ
Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên
giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Chẳng hạn khi
dạy về từ “car” giáo viên có thể chọn một bức ảnh có chiếc xe ô tô trên báo hay tạp chí. Giáo viên giơ
tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học viên dễ nhớ từ mới và giúp
cho giờ học trở nên sinh động hơn.
2. Dạy từ mới bằng kịch câm
Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó học viên quan
sát và đoán nghĩa của từ mới. Phương pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay
cảm xúccủa con người.
3. Dạy từ mới bằng vật thật
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo
viên giơ vật đó lên và yêu cầu cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có
thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học viên vì học viên được luyện tập với các vật có thật trong thực tế.
4. Dạy từ mới bằng giải thích
Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật hay một hiện tượng nào đó.
Học viên sẽ nghe và đoán từ mới ấy bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.
Ví dụ:
Teacher: I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth. What am I? Tell me the word in
Vietnamese, please.
Students: Trung thực ạ!
5. Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví dụ
Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học viên phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra một từ khái quát
nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy khả năng khái quát hoá của học viên đồng thời nó buộc học
viên phải tư duy sáng tạo và lôgic.
Ví dụ: