Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đề cương môn Quản lý Nhà nước về nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.68 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG THÔN
7. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
* quan điểm phát triển nông thôn bền vững trên các mặt:
 Phát triển bền vững kinh tế nông thôn:
­ quan điểm trong phát triển nền nông nghiệp bền vững:
+ phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền 
vững, phát huy lợi thế của nên nông nghiệp nhiệt đới  để tiến tới phát 
triển nông nghiệp hàng hóa lớn có năng suất chất lượng hiệu quả và 
khả  năng cạnh tranh cao.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp 
với công nghiệp chế biến, ngành nghề; gắn sản xuất thị trường để 
hình thành sự liên kết công­ nông nghiệp­ dịch vụ và thị trường. Tạo ra 
sự phân công lao động mới, nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo, thu 
hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn…
+ phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến 
bộ khoa học và công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, 
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu 
công nghiệp.
+ phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó 
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, từng bước xây 
dựng HTX theo luật HTX, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ 


nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh 
doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
­ Quan điểm trong việc mở rộng các nguồn thu nhập phi nông nghiệp:
+ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm 
cụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước.
+ là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính tri, xã hội củng cố liên 


minh công nnoong với tầng lớp trí thức đẩy mmanhj công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN
­ Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là 
cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế ­ xã hội bền vững, 
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát 
huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất 
nước.
+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết 
đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là 
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, 
nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây 
dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ 
và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, 
hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.


+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ 
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh 
thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây 
dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn 
hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển 
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
 Phát triển bền vững xã hội nông thôn.
+ giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm cụ ưu tiên xuyên suốt 
trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước; đảm bảo 
hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, 

giữa nông thôn và thành thị.
+ có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm 
cho nông dân nhất là ở các vùng chuyển đôi mục đích sử dụng đất.
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; 
thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỷ lệ sinh con ở 
nông thôn
+ ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc
+ Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn
+ đấu tranh ngăn chặn các hành vi tiêu cực giữ vững an ninh trật tự an 
toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện của nhân dân.
 Phát triển kinh tế nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản ký của 
nhà nước.


+phát triển nông nghiêp nông thôn nâng cao dời sống vật chất tinh thần 
của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa.
+ Nhà nước điều tiết  quản lý các quá trình phát triển kinh tế xã hội 
nông thôn bằng hệ thống pháp luật.
+ nhà nước khuyến khích các hộ làm giàu và có chính sách hỗ trợ cấc 
vùng nghèo tụt hậu
+ khuyến khích tự do cạnh tranh nhưng có biện pháp làm cạnh tranh 
lành mạnh dân chủ trong nông thôn.
 Tăng cường bảo vệ và quản lý moi trường thiên nhiên.
Coi trọng bảo vệ môi trường; quản lý khai thác hiệu quả tiết kiệm 
TNTN đảm bảo cân bằng sinh thái; chủ động phòng chống thiên tai 
ứng phó với biến đổi khí hậu.
*Mục tiêu
­ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, 
hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều 

khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các 
nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ 
nông thôn mới. 
­ Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền 
vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng 
cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước 
mắt và lâu dài.
­ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội hiện đại; cơ 
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với 
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông 
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường 
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của 
Đảng được tăng cường. 


­ Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân ­ nông dân ­ trí 
thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế ­ xã hội và chính trị vững chắc cho sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa.

8. Định hướng phát triển NN, NT VN giai đoạn 2011­2020?
1. Thực hiện có hiệu quả việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 
nghiệp nông thôn theo  hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành 
nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền công nghiệp hóa lớn phù hớp 
với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng.
2. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp
3. Tăng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đưa nhanh 
công nghệ mới và sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Nâng cao 
năng lực quản lý và chuyên môn của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, 
khuyến ngư.

4. Hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát 
lũ, tưới tiêu đảm bảo an toàn, ổn định cho sản xuất nông nghiệp và đời 
sống nôn g dân. Đối với những khu vực thường bị bão lũ , cùng với các 
giải pháp hạn chế tác hại của thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản 
xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên.
5. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp , 
các làng nghề với công nghệ thích hợp gắn với thị trường trong nước, 
xuất khẩu. thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào việc phát 
triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
6. Quy hoạch, xây dựng và cải tạo các điểm dân cư nông thôn


7. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ và ngày càng hiện đại.
9. Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn là gì? Phân tích vai 
trò và đặc điểm của nó?
Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn là các biện pháp kinh tế và 
biện pháp khác của nhà nước tác động đến nông nghiệp, nông thôn và các 
ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn nhằm 
đạt được những mục tiêu đặt ra tron phát triển kinh tế xã hội.
* vai trò:
­ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn là mặt chủ yếu tạo lập các 
môi trường pháp lý và kinh tế  để khuyến khích nông nghiệp, nông thôn 
phát triển phù hợp với mục tiêu phat triển nông nghiệp nông thôn thôn 
trong từng giai đoạn;
+Nó là môi trường pháp lý trong  việc khuyến khích khai thác tiềm năng 
đất đai, sức lao động và các yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nông 
nghiệp và kinh tế nông thôn
+ là môi trường pháp lý cho việc phát triển các thành phần kinh tế nhằm 
khai thác các thành phần kinh tế nông thôn.
­ Điều tiết, hạn chế sự phát triển không phù hợp; xóa bỏ những xu hướng 

phát triển mang tính tiêu cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị 
trường.
+ hạn chế sự phát triển tự phát của nuôi trồng thủy sản ẫn đến phá hoại 
môi trường
+ hạn chế và phá bỏ việc trồng cây thuốc  phiện gây nên tện nạn xã hội


­ Điều tiết ccs mối quan hệ trong nông nghiệp, nông thôn ,nông dân và 
giữa các vùng trong nông thôn
+ chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trong mối tương quan với 
trồng trọt
+ phát triển ngành nghề trong mối tương quan với nông nghiệp
+ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn ngân sách cho các vùng đặc 
biệt khó khăn trong mối tương quan với các vùng nông thôn khác.
­ phát huy vai trò dân chủ kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với kinh tế, 
VH,XH nông thôn, XD nông thôn mới;
* đặc điểm
­ mang tính chất hỗ trợ
­ có tính vùng, tính khu vực rõ rệt
­ cos tính kinh tế và tính phi kinh tế
­việc tổ chức triển khai văn bản chính sách phụ thuộc vào các đặc điểm 
tâm lý tập quán của người nông dân, của nguồn lao động nông thôn.

10.Chính sách đất đai? Tại sao nói đất đai là hàng hóa đặc biệt? So 
sánh mức hạn điền? Hạn chế của CS dồn điền đổi thửa và cánh 
đồng mẫu lớn? Tích tụ đất đai có ảnh hưởng gì đến phát triển 
NT?
Chính sách đất đai: là tổng thể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế  của 
nhà nước tác động đến quá trình vận động của đất đai và tạo lập các môi 



trường cho đất đai vận động nhằm khai thác đất đai một cách đầu đủ hợp 
lý và có hiệu quả.
* đất đai là hàng hóa đặc biệt vì:
­ Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là 
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các 
sinh vật khác trên trái đất. 
­ Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, 
­ Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con 
người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu 
cầu của cuộc sống
­ Đất đai là có hạn, một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai 
luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian.
­ Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai 
và phù hợp với từng vùng địa lý.Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ 
đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, 
chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được 
coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt. Thị trường đất đai có 
liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này 
có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
 * Hạn chế của CS dồn điền đổi thửa và cánh đồng mẫu lớn
­ Việc DÐÐT ở một số nơi không dân chủ, nông dân bị áp đặt, ép nhận 
ruộng, cán bộ thôn, xã "chiếm" những thửa ruộng đẹp.
­ Cán bộ ở cơ sở chưa nhiệt tình trong công việc, thiếu gương mẫu, còn lồng 
ghép quyền lợi cá nhân, thiếu công khai, minh bạch trong DÐÐT cho nên đã 
xảy ra tình trạng khiếu kiện
­Thực hiện dồn đổi thiếu minh bạch, có sự gian lận trong bốc thăm, chia 
ruộng... và để xảy ra tình trạng có những hộ diện tích đã bị đối trừ hoặc bị 
thu hồi bởi các dự án trên địa bàn nhưng khi tiến hành dồn đổi vẫn được 
nhận đủ diện tích...



­Một số cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở chưa thực sự coi trọng công tác 
dồn điền đổi thửa, chưa quan tâm đến quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy 
hoạch sử dụng đất, chưa chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, đặc 
biệt là xây dựng chương trình thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật 
nuôi
­ công tác chuyển đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn 
điền đổi thửa vẫn còn kéo dài.
* Tích tụ đất đai có ảnh hưởng gì đến phát triển NT
* tích cực: 
­ tích tụ đất đai  hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa với quy mô lớn 
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại giúp nâng cao năng suất lao động 
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
­Tích tụ ruộng đất đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô 
lớn, có sức cạnh tranh với thế giới, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết và 
cải tiến đời sống nông thôn hiện nay. Không kể đáp ứng mục tiêu quốc gia 
hiện đại hóa và công nghiệp hóa nông thôn.
­ nhằm hình thành một nền sản xuất lớn ­ đây cũng là định hướng lâu dài để 
phát triển ngành nông nghiệp
­khi người dân sở hữu đất đai với số lượng và thời gian dài hơn sẽ là yếu tố 
quan trọng để giảm tình trạng ly nông
* tiêu cực
­  việc tích tụ ruộng đất có thể dẫn tới hiện tượng “đại điền chủ mới”, nông 
dân nghèo bị áp lực bán rẻ đất, không có ruộng.
­  tích tụ đất đai để chờ giá, chờ cơ hội, lập dự án treo, phân lô bán làm giàu 
bất chính của một nhóm người, bởi luật lệ qúa lỏng lẻo và thiếu hệ thống 
kiểm sóat chặt chẻ.



11. Chính sách vốn và đầu tư vốn trong phát triển nông nghiệp nông 
thôn? Thực trạng
* vai trò 
­ tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, các nguồn lợi tự nhiên và SLĐ 
để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo kịp sự iến đổi của nền 
kinh tế
­ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã 
hội, nâng cao dân trí điều kiện sống cho dân cư nông thôn.
­ đảm bảo nguồn vốn nông nghiệp nông thôn được sử dụng có hiệu quả.
* các hình thức của việc đầu tư  vốn:
­ dàu tư vốn dưới hình thức cấp phát tài chính
­ đầu tư vón ngân sách bằng hình thức tín dụng, vốn tín dụng được hình 
thành từ NSNN để cho vay với lãi suất ưu đãi, cho vay để xd kết cấu hạ 
tầng và cho vay thông qua dự án phát triển kinh tế xã hội.
­ đầu tư vốn tín dụng kinh doanh
­ đầu tư vốn nước ngoài qua liên doanh, liên kết bao gồm: vốn vay hợp tác 
liên doanh, liên kết, vốn vay và vốn viện trợ.
*  các vấn đề cần quan tâm về chính sách vốn  và đầu tư vốn.
­ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho nông 
nghiệp nông thôn qua ưu đãi về thuế trong thời hạn nhất định, cơ sở hạ 
tầng


­ thực hiện hiệu quả việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong 
nông nghiệp, nông thôn.
­ đầu tư vốn đến đúng đối tượng và hình thức hợp lý
* thực trạng chính sách vốn và đầu tư vốn.
­ Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng 
năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương 
thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh; trình độ khoa 

học ­ công nghệ được nâng cao hơn. 
­ Kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là 
thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước 
làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
­ Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh 
tế nông thôn phát triển theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, ngành 
nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
­ Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng 
được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Công 
tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hóa, thông 
tin, thể thao được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
­ Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; phát huy dân chủ cơ 
sở; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an 
toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm  hạn chế như: 


­ Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực NN,ND,NT, nhưng thực 
tế mới chỉ đáp ứng được 55% ­ 60% yêu cầu, vì vậy chưa phát huy hết tiềm 
năng trong nông nghiệp, nông thôn
­ Còn tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, một số nơi 
vẫn xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư. 
­ Kết cấu hạ tầng mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng ở nhiều khu 
vực vẫn còn rất khó khăn. Hiện vẫn còn 149 xã trên hơn 9.200 xã chưa có 
đường ô­tô đến trung tâm xã. Hệ thống thủy lợi tại một số địa phương đầu 
tư còn thiếu đồng bộ. Năm 2011, cả nước vẫn còn 16 xã ở vùng hải đảo, biên 
giới, vùng cao chưa có điện. Hệ thống cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh 
còn thiếu, các công trình đầu mối về thủy lợi chưa đủ điều kiện ứng phó với 
biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa khu vực nông thôn còn chậm,... 
­ Vốn mới chỉ đáp ứng hơn nửa nhu câu nên cơ sở vật chất – kỹ thuật phục 

vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp của nước ta 
về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, lao động cơ bắp của người nông 
dân là chính. Tự động hóa về cơ bản chưa được ứng dụng. Cơ sở vật chất–
kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến năng suất lao động 
của khu vực này rất thấp. Tốc độ tăng năng suất lao động giảm từ 5,7%/năm 
giai đoạn 1991­1995 xuống còn 4,51%/năm giai đoạn 1996­2000; 4,48%/năm 
giai đoạn 2001­2005 xuống chỉ còn 3,51%/năm giai đoạn 2006­2010. Khi năng 
suất lao động thấp và tăng chậm chứng tỏ giá trị thặng dư được tạo ra thấp, 
sẽ ảnh hưởng tới tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng 
cao mức sống của người dân.
­ việc mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp 
khó khăn và diễn ra chậm chạp
­ thiếu vốn để phát triển, nông dân nước ta vẫn là tầng lớp nghèo nhất trong 
xã hội. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 14,2%, khu vực thành 
thị có tỷ lệ này là 6,9%, còn khu vực nông thôn tới 17,4%. Đa số nông dân 
nước ta chưa có nguồn tài chính tích lũy dồi dào để tự đầu tư phát triển các 
hoạt động sản xuất ­ kinh doanh, cải thiện đời sống.

12.Chính sách xã hội chung? Thực trạng


1. Khái niệm
Chính sách xã hội nông thôn là các giải pháp kinh tế  và phi kinh tế  tác  
động đến các vấn đề  xã hội nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu về 
kinh tế xã hội nhất định trong thời hạn và với những điều kiện nhất định.
* Mục tiêu của chính sách xã hội:
­ Bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội
­ Giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, giữa  
các tầng lớp dân cư
­ Xây dựng một xã hội văn minh hiện đại ở nông thôn.

2. Nội dung
2.1. Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
        ­ Chính sách hỗ trợ đất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số để phát triển sản  
xuất, định canh, định cư,  ổn định đời sống. Chẳng hạn: Chương trình 135­ 
QĐ   số   135/1998/QĐ­TTg   của   Thủ   tướng   Chính   phủ   về   việc   phê   duyệt 
chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và 
vùng

 

sâu,

 

vùng

 

xa.

        ­ Giúp đỡ các địa phương miền núi và đồng bào các dân tộc xây dựng và  
thực hiện tốt các dự án thuộc các chương trình của Chính phủ do quốc tế tài  
trợ  như: Quyết  định số  20/2007/QĐ­TTg ngày 05/02/2007 của Thủ  tướng  
Chính phủ  phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm ghèo giai đoạn 
2006­2010, Dự án trồng mới 45 triệu ha rừng…
               ­ Hỗ  trợ  kinh phí để  quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư  nghiệp và 
chuyển đổi cơ  cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ  thể  của  
từng   địa   phương,   nhất   là   những   nơi   có   điều   kiện   tự   nhiên   khắc   nghiệt, 
thường xuyên bị thiên tai.



        ­ Hỗ trợ về giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có  
giá trị kinh tế cao, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư 
cho cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
          2.2.  Chính sách đối với giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm,  
nâng cao dân trí
         Nguồn lao động nông thôn đại đa só có điều kiện khó khăn, lao động  
nặng nhọc, thu nhập thấp. Hầu hết các quốc gia trên thế  giới trong đó có  
Việt Nam đều có chính sách cho giáo dục và nâng cao sức khỏe cộng đồng  
nông thôn để  nâng cao đời sống vật chất, trình độ  dân trí và chất lượng lao  
động cho khu vực nông thôn. Cụ thể:
       ­ Đầu tư vốn cho xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đáp ứng các yêu cầu 
của   đào   tạo   và   nâng   cao   sức   khỏe   cộng   đồng   như   Quyết   định   số 
158/2002/QĐ­TTg về phê duyệt chương trình kiên cố hóa 67500 phòng học.
       ­ Chính sách đào tạo cán bộ  ngành giáo dục, y tế  đáp  ứng yêu cầu đổi 
mới, phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, sinh đẻ  có kế  hoạch trên địa 
bàn nông thôn, nâng cao dân trí, trình độ  khoa học kỹ  thuật, tư  tưởng đạo 
đức, lối sống lành mạnh và việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Chẳng  
hạn: Quyết định số  39/QĐ­TTg ngày 15/10/2002 của Thủ  tướng Chính phủ 
về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.
       ­ Đề  ra nhiều giải pháp việc làm cho lao động nông thôn. Gắn lao động 
với đất đai và các nguồn tài nguyên khác bằng cách thâm canh tăng vụ, trồng 
rừng, phát triển chăn nuôi, khai thác môi tường sinh thái... Tổ  chức các hoạt  
động bổ  trợ  kiến thức về  kỹ  thuật, kinh tế  và tổ  chức cuộc sống để  họ  tự 
vươn lên tự chủ trong sản xuất kinh doanh. 
         Chẳng hạn: Quyết định số 81/ 2005/QĐ­TTg về hỗ trợ dạy nghề ngắn  
hạn cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho người dân tiếp 
cận với việc làm thông qua hỗ  trợ  đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao  



động   và   giới   thiệu   việc   làm   như   Quyết   định   số   126/1998/QĐ­TTg   ngày 
11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc 
gia về việc làm đến năm 2000.
       
       2.3. Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo
         Áp dụng các chính sách  ưu đãi và hình thức thích hợp về  đào tạo, bồi 
dưỡng, sử  dụng, đãi ngộ  người dân tộc và cán bộ  lên công tác tại miền núi  
như:
         ­ Chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ  tỉnh, huyện về xã đảm 
nhận câc cương vị lãnh đạo chủ chốt.
          ­ Thực hiện chế  độ  trợ  cấp ban đầu đối với cán bộ  thuộc diện luân 
chuyển, có chế  độ  tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ  nhiệm, bố  trí công  
tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
­ Hỗ  trợ  và có chế  độ  đãi ngộ  thỏa đáng để  thu hút, khuyến khích trí 
thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo.
1.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở  thiết yếu như: trường học, trạm y  
tế xã đạt tiêu chuẩn, đường giao thông, thủy lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản  
xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ), điện phục vụ sản  
xuất và sinh hoạt, công trình nước sinh hoạt, nhà văn hóa, mặt bằng các cụm  
công nghiệp, làng nghề, xử lý chất thải ...
Điển hình là Quyết định số  167/2008/QĐ­TTg ngày 12/12/2008 của Thủ 
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở ...
Ưu điểm
­ Tăng cường cơ  hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm  

nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ 


gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối  

thông tin thị trường lao động.
­ Mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo  

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy  
giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
­ Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột  

xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả 
năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông 
qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.
­ Tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ  thống dịch vụ  xã hội cơ 

bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.
­ Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước cũng như ở các địa phương, 
bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
­ Tạo điều kiện để  người dân tiếp cận và thụ  hưởng các dịch vụ  y tế,  
giáo dục, nhà ở, đường, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường,  
thông tin và tư vấn, trợ giúp pháp lý.
­ Dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ  chăm sóc sức khỏe tại các vùng 
nghèo, đối với hộ nghèo ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức như việc  
thiết lập các tổ, đội y tế  lưu động đi khám, chữa bệnh, thực hiện các hoạt 
động phòng bệnh theo định kỳ ở các thôn, bản.
­ Trường bán trú dân nuôi, giáo dục từ  xa, từng bước được mở  rộng  
dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều đối tác xã hội, tạo điều kiện  
thuận lợi cho sự tham gia của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn, 
vùng sâu, vùng xa.


­ Tình hình giao thông trong các xã được hưởng thụ  nói riêng và nông 
thôn nói chung được cải thiện đáng kể, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, 

giảm cách biệt về địa lý của các vùng nghèo, xã nghèo.
­ Hệ  thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày 
càng được bổ  sung và hoàn thiện. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở 
rộng, mức hỗ trợ được nâng lên.
­ Ðời sống vật chất và tinh thần của người  người dân được cải thiện, 
góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị­xã hội. Nước  
ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc  
thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ.
Nhược điểm
­ Tạo ra sức ỳ, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước.
­ Hiệu quả chậm được thể hiện. 
­ Việc xây dựng và triển khai các chính sách xã hội chưa gắn liền với sự tăng  
trưởng kinh tế vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
­ Các chính sách xã hội còn chưa cụ thể, thiếu tính hoạch định và dự báo
­ Việc triển khai các chính sách xã hội chưa được thực hiện sát sao



×