III- PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐCSVN
Căn cứ vào những điều kiện trên, cần Làm gì? Phấn đầu như thế nào?
1- Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn
* Động cơ vào Đảng:
- Động cơ: Cái có tác dụng thúc đẩy người ta suy nghĩ, hành động.
- Động cơ vào Đảng: trả lời câu hỏi: Tại sao vào Đảng? Vào Đảng để làm gì?
+ Để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của
người đảng viên. Bác Hồ khuyên: “Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ
được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào Đảng”.
Sứ mệnh của Đảng: Đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc,
CNXH.
+ Nay, trong công cuộc đổi mới: Đảng vẫn kiên định mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây là
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc dưới nhiều hình thức.
- Thực hiện CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém
phát triển.
- Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công.
- Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng, hành động sai trái, tiêu cực.
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch.
- Bảo vệ độc lập dân tộc.
Bác Hồ: “Chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
* Làm thế nào để xây dựng động cơ đúng đắn khi vào Đảng?
Động cơ đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định vì: Đảng chỉ kết nạp những người
giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng. Không thu nhận những người mang động
cơ lệch lạc, thiếu trong sáng, nhất là không để những kẻ cơ hội lọt vào Đảng.
- Cần hiểu bản chất, mục đích của Đảng: Độc lập dân tộc ....văn minh”
- Thể hiện nhận thức bằng việc làm cụ thể: hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường
xuyên trau dồi tư cách đạo đức, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, thực dụng, vụ lợi.
- Mọi lúc, mọi nơi, cả trong lời nói việc làm đều nghĩ đến làm lợi cho Đảng, cho dân.
* Liên hệ:
- Trước ma lực của đồng tiền và sự chống phá của các thế lực thù địch, biết bao
người vẫn nêu cao lý tưởng sống, chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, tận tuỵ phục
vụ nhân dân. Chúng ta tự hào vì trong bất cứ tình huống nào Đảng ta vẫn không
ngừng trưởng thành, lớn mạnh. (Trước, trong và sau khi giành chính quyền, lãnh đạo
hai cuộc kháng chiến và công cuộc đổi mới; khi Liên Xô -Đông Âu sụp đổ, VN vẫn
kiêu hãnh ngẩng cao đầu; những nhân tố mới trong đổi mới...)
- Tồn tại:
Một bộ phận những người vào Đảng với động cơ thiếu trong sáng:
Những kẻ cơ hội vào Đảng vì lợi ích cá nhân: để thăng quan tiến chức, tìm kiếm danh
vọng, địa vị, thu hái lợi lộc.
Những kẻ phản động vào Đảng để “leo cao, chui sâu” phá hoại Đảng từ bên trong.
2- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng
* Bản lĩnh chính trị: Là tính kiên điịnh mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn (trong bất kỳ
tình huống nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu).
- Khí tiết của người cách mạng: Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Độc lập, sáng tạo, không thụ động, trì trệ.
* Bản lĩnh chính trị thể hiện:
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Lấy CN Mác - Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hoạt động.
- ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam (không chấp nhận đa nguyên, đa
Đảng).
- Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của
Đảng.
- Độc lập, sáng tạo, không thụ động, trì trệ.
* Muốn có bản lĩnh chính trị:
- Phải thường xuyên rèn luyện trong thực tế hoạt động.
- Đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng, giữ vững niềm tin vào con đường
mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.
- Phấn đấu góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Trong khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hướng về
chính trị.
- Tỏ thái độ, chính kiến rõ ràng, không mập mờ, “ba phải”.
* Đạo đức cách mạng: Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: “Quyết tâm suốt đời
đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”.
Phẩm chất đạo đức theo tư tưởng HCM:
- Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa: Trong di chúc, 3 năm (1965 - 1968 )
người chỉ thêm có 1 dòng: “ Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”.
- “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”: Theo HCM đây là “tứ đức” của con người.
+ Cần: siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.
+ Kiệm: Không xa xỉ hoang phí nhưng không bủn xỉn.
+ Liêm: Là trong sạch, không tham lam.
+ Chính: Không tà, ngay thẳng, thẳng thắn, đứng đắn.
“Trời có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông
Đất có 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc
Người có 4 đức: Cần - Kiệm - Liêm - Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
+ Chí công vô tư: ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh,
vinh hoa phú quý.
- Có tinh thần Quốc tế cao cả, trong sáng.
* Rèn luyện đạo đức cách mạng:
- Tại sao phải rèn luyện đạo đức cách mạng?
+ Trong lãnh đạo cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà quan hệ lợi ích
len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội thì vấn đề này phải đặt lên hàng đầu.
Nếu không sẽ mất cán bộ, sự thoái hoá biến chất của đảng viên làm xói mòn lòng tin
của nhân dân với Đảng.
+ Đạo đức cách mạng là “cái gốc” của người cách mạng: “Cũng như sông có nguồn thì
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”.
“Không phải chúng ta cứ dán lên trán hai chữ Cộng sản mà dân yêu, dân quý, quần
chúng chỉ yêu quý những người có tư cách đạo đức”.
- Làm gì ?
+ Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết: “Mình vì mọi người, mọi
người vì mình”, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
+ Bền bỉ rèn luyện hàng ngày: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó
do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc
gì có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng hết sức tránh.
Nay: đạo đức cách mạng là tự nguyện tự giác góp sức làm giàu cho đất nước, không
tính toán thiệt hơn với Đảng, chống: cơ hội, thực dụng, coi đồng tiền là tất cả, lợi dụng
sơ hở của cơ chế, chính sách để tham nhũng, làm giàu phi pháp...
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ nhận vai trò, lợi ích cá nhân mà
tôn trọng những lợi ích chính đáng .
3- Nâng cao năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
“ Hoàn thành tốt” thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong của đảng viên.
- Để trở thành đảng viên: được giao nhiệm vụ gì phải hoàn thành tốt, có chất lượng,
hiệu quả.
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
+ Có nhiệt tình cách mạng (tinh thần hăng hái, quyết tâm cao).
+ Có đủ năng lực cần thiết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Muốn vậy phải tích cực
học tập, nâng cao học vấn, trình độ am hiểu KHCN, tránh tụt hậu về trí tuệ.
+ Đồng thời với nâng cao trí tuệ phải nâng cao năng lực thực tiễn: Ứng dụng kiến thức
vào thực tế công tác, năng động sáng tạo.
Tóm lại: phải không ngừng học tập, học đi đôi với hành.
- Liên hệ : + Thực tế nhiều mặt của ta còn hạn chế, tình trạng “Học giả, chạy theo
bằng cấp...” còn tồn tại phổ biến, kỹ năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.
+ Không có kiến thức, không có năng lực mọi mặt, nhiều chủ trương của Đảng không
đi được vào cuộc sống.
+ Đảng không thể châm chước, hạ thấp yêu cầu kết nạp những người lười học, học cốt
lấy bằng, làm việc cầm chừng không thể hiện được tính tiên phong.
4- Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác
xã hội.
- Gắn bó máu thịt với nhân dân là truyền thống, là bản chất của Đảng.
- Chỉ có hoạt động trong công tác đoàn thể mới có điều kiện đến với Đảng.
- Công tác xã hội, đoàn thể là môi trường để rèn luyện phấn đấu.
* Yêu cầu:
+ Gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè nơi công tác, bà con nơi cư trú (quý trọng, thông
cảm, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau).
+ Hoà mình với quần chúng nhưng không hùa theo những suy nghĩ, việc làm sai. Đề
cao trách nhiệm vận động mọi người đoàn kết thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ
của Đảng.
+ Nhiệt tình tham gia sinh hoạt và các hoạt động đoàn thể.
+ Sẵn sàng, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ người trồng cây...
Cơ sở và tiền đề để đến với Đảng là cơ hội tốt để tiến bộ trưởng thành về chính trị,
xây dựng tín nhiệm với nhân dân để phấn đấu trở thành đảng viên.
5- Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở
Không chỉ thừa nhận, tôn trọng và chấp hành mọi sự lãnh đạo của Đảng mà còn phải
tích cực tham gia xây dựng Đảng. Đó là trách nhiệm của chúng ta.
- Mỗi chúng ta đều gắn bó với một tổ chức. Do đó, xây dựng Đảng trước hết là xây
dựng Đảng ở cơ sở, đơn vị mình. Điều đó thể hiện ý thức chính trị vì: tổ chức Đảng
vững mạnh là nhân tố đảm bảo cho cơ sở không ngừng đổi mới và phát triển theo định
hướng XHCN.
* Làm gì?
- Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình tham gia đóng góp ý
kiến để tổ chức cơ sở Đảng đề ra nghiên cứu, chủ trương sát đúng; đưa chủ trương,
chính sách của Đảng vào thực tiễn; phát triển nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
công tác, nâng cao đời sống nhân dân.
- Nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết của Đảng vào
thực tiễn: Nhất là về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân
dân, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực.
Kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh, đề xuất những giải pháp giải quyết hoặc
điều chỉnh bổ sung.
- Thường xuyên góp ý, phê bình, thẳng thắn đấu tranh, không lảng tránh, bao che,
giám sát cán bộ.
Xác lập động cơ vào Đảng đúng đắn từ sự giác ngộ sâu sắc, mục đích lý tưởng của
Đảng, mỗi chúng ta cần tự giác, nỗ lực phấn đấu trong đấu tranh thực tiễn sẽ trở
thành đảng viên, người chiến sĩ tiên phong trong đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam.