Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 7 trang )

Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

98(10): 53 - 59

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
KHU ĐÔ THỊ Ở TỈNH QUẢNG NINH
Trần Đình Tuấn1*, Phan Doãn Thức2, Nguyễn Thị Châu3
1

2

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, 3Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao. Từ năm 2006 trở lại đây trên địa bàn
tỉnh có 105 dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị. Tổng diện tích
đất thu hồi để quy hoạch thực hiện các dự án là 2.185ha. Tổng mức đầu tư thực hiện các dự án là
15.295 tỷ đồng. Tổng tiền sử dụng đất các dự án đóng góp cho Ngân sách tỉnh là 2.195 tỷ đồng,
đến nay đã thu được 1.520 tỷ đồng. Năm 2011, tỉnh Quảng Ninh đã phát triển 15 đô thị với 04
thành phố và 11 thị trấn, tỷ lệ đô thị hoá đạt 50,33%, tổng diện tích đô thị là 1.051,12 ha, với qui
mô dân số là 650.323 người. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, để quản lý quá trình xây dựng
cơ sở hạ tầng đô thị, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách có liên
quan đến công tác quản lý và tổ chức thực hiện dự án. Những chính sách đó đã góp phần đáp ứng
có hiệu quả yêu cầu phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh theo mục tiêu đã đề ra. Quá trình đô thị hoá
mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà
nước xây dựng hạ tầng đô thị liên quan đến các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường. Để
tăng cường công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị có hiệu quả cần
xem xét, nghiên cứu để thực hiện các quan điểm và giải pháp theo đề xuất của tác giả. Đó là những


vấn đề trong công tác quản lý xây dựng hạ tầng đô thị mà tỉnh cần phải giải quyết trong tương lai.
Từ khóa: Quản lý xây dựng hạ tầng đô thị, Quản lý xây dựng hạ tầng đô thị ở Quảng Ninh

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đô thị hoá là một quá trình tất yếu của bất kỳ
quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, đô thị hoá ồ ạt, thiếu quy hoạch khoa
học sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu
dài, thiếu tính bền vững. Quảng Ninh là một
trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao. Từ
năm 2006 trở lại đây trên địa bàn tỉnh có 105
dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng
các khu dân cư, khu đô thị. Tổng diện tích đất
thu hồi để quy hoạch thực hiện các dự án là
2.185ha. Các dự án khu đô thị mới đã góp
phần giải quyết phần lớn nhu cầu về nhà ở,
lao động việc làm, tạo lập được những khu
dân cư có cảnh quan kiến trúc đẹp, có hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn
minh, hiện đại, góp phần quan trọng vào tăng
thu ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị mới
còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như ô
nhiễm môi trường, tiến độ thi công các dự án
*

Tel: 0912 039920, Email:

chậm, công tác quản lý Nhà nước còn thiếu

hiệu lực,... dẫn tới hiệu quả thấp. Nguyên
nhân là do chưa thực hiện tốt công tác quy
hoạch và quản lý quy hoạch, thẩm định và
phê duyệt dự án đầu tư, công tác giải phóng
mặt bằng để giao đất sạch cho nhà đầu tư,
công tác thanh kiểm tra xử lý sai phạm,... Vì
vậy, cần phải có các giải pháp để nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu
đô thị ở tỉnh Quảng Ninh.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2006-2011
Tỉnh Quảng Ninh tiến hành mạnh mẽ công
cuộc đổi mới tận dụng mọi tiềm năng, thế
mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có sự
chuyển biến mạnh về kinh tế, quá trình đô thị
hoá của tỉnh đã có cơ hội phát triển nhanh.
Năm 2000, tỉnh Quảng Ninh có 15 đô thị,
gồm 01 thành phố, 03 thị xã và 11 thị trấn, tỷ
lệ đô thị hoá đạt 44,6%, với diện tích đô thị là
844,24 ha, qui mô dân số đô thị là 594.215
53


Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

người. Sau 11 năm phấn đấu, năm 2011 tỉnh

Quảng Ninh đã phát triển 15 đô thị với 04
thành phố và 11 thị trấn, tỷ lệ đô thị hoá đạt
50,33%, tổng diện tích đô thị là 1.051,12 ha,
với qui mô dân số là 650.323 người.
Trước năm 1995 việc đầu tư xây dựng các
khu dân cư và các khu đô thị chủ yếu do Nhà
nước thực hiện. Từ năm 1995 trở lại đây, do
chính sách pháp luật về đất đai thay đổi và do
yêu cầu phát triển đô thị hoá và chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã khuyến
khích, thu hút các Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
xây dựng các khu đô thị. Tính từ năm 2006
đến nay trên địa bàn tỉnh có 105 dự án đầu tư
xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu dân
cư đô thị. Tổng diện tích đất giao thực hiện
các dự án là 2.185ha (trong đó có 06 dự án bị
thu hồi do quy hoạch treo, dự án treo). Tổng
mức đầu tư thực hiện các dự án là 15.295 tỷ
đồng. Tổng tiền sử dụng đất các dự án đóng
góp cho Ngân sách tỉnh là 2.195 tỷ đồng, đến
nay các dự án đã nộp ngân sách 1.520 tỷ
đồng. Một số chỉ tiêu đóng góp của các dự án
khu đô thị mới vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Ninh như sau (xem bảng 1).
Trong quá trình phát triển tỉnh Quảng Ninh
chủ yếu áp dụng 4 phương thức: (1) Phương
thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng (Có 02 dự án,
phương thức này đến nay không thực hiện do
không phù hợp với Luật Đất đai); (2) Phương
thức thanh toán tiền đầu tư cơ sở hạ tầng bằng

quỹ đất kinh doanh (26 dự án); (3) Phương
thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (Hiện
nay, tỉnh Quảng Ninh đang chủ yếu thực hiện
phương thức này với tổng số dự án đang thực
hiện là 72 dự án); (4) Đấu giá quyền sử dụng
đất (Có 02 dự án). Tỉnh Quảng Ninh chưa có
dự án khu đô thị mới do nước ngoài đầu tư
nên chưa áp dụng phương thức thuê đất đối
với khu đô thị mới.

98(10): 53 - 59

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CỦA TỈNH
QUẢNG NINH
Thực trạng việc ban hành các thủ tục hành
chính liên quan đến việc lập, phê duyệt và
thực hiện dự án.
Giai đoạn trước đây theo cơ chế quản lý cũ đã
gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Từ năm
2006 đến nay thủ tục hành chính về đầu tư đã
được cải thiện rõ rệt, các văn bản liên quan
đến trình tự, thủ tục cơ bản đầy đủ và công
khai minh bạch đã tạo điều kiện cho các Nhà
đầu tư dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư, tiếp
cận nhanh chóng với các thủ tục hành chính,
tiết kiệm được thời gian và chi phí. Trong
những năm gần đây, Nhà đầu tư cơ bản hài
lòng với việc giải quyết thủ tục hành chính

của tỉnh. Tuy nhiên, công tác ban hành cơ chế
chính sách chung về bồi thường, hỗ trợ tái
định cư còn chậm, không đồng bộ, thiếu sự
thống nhất.
Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý
quy hoạch.
Đến nay, tất cả 14 địa phương cấp huyện đều
đã có quy hoạch chung xây dựng đô thị. Một
số đô thị, quy hoạch chung xây dựng được
duyệt đã quá 5 năm, nay được trình lập quy
hoạch xây dựng điều chỉnh cho phù hợp với
tiến trình lịch sử, phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ hội nhập.
Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý và giúp cho các Nhà đầu tư thuận lợi
hơn trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư các
dự án khu đô thị.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu đóng góp của các dự án khu đô thị mới
vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
Chỉ tiêu\năm

Đvt

1. Số lượng dự án

dự án

2. Thu ngân sách


tỷ.đ

3. Tạo việc làm
4. Đóng góp vào GDP

2006

2007

2008

24

26

18
125

250

450

2009

2010

14
560

18

680

2011

Cộng

05

105

130

2.195

việc làm

2.700

4.600

4.900

2.100

2.600

900

17.800


tỷ.đ

1.928

2.571

2.785

1.500

1.800

500

11.084

Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh

54


Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt và
quản lý giám sát quá trình thực hiện các dự
án đầu tư
Theo phân cấp quản lý của tỉnh Quảng Ninh,
việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô

thị do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh là
cơ quan đầu mối chủ trì cùng các ngành, các
địa phương tổ chức thẩm định trình UBND
tỉnh phê duyệt. Công tác thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tư các khu đô thị trong những
năm gần đây có bước đổi mới rõ rệt và có
chất lượng tốt, đảm bảo các quy định của
pháp luật. Trong khâu tổ chức thực hiện dự án
giao rõ trách nhiệm của từng cấp của từng
ngành và trách nhiệm của Nhà đầu tư. Công
tác kiểm tra giám sát được sát sao hơn. Việc
tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình kịp
thời đảm bảo tiến độ thanh toán vốn đầu tư,
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất giúp chủ đầu tư sớm huy động vốn
đầu tư mua đất của Nhà đầu tư thứ cấp và
người dân để đầu tư công trình. Tuy nhiên,
công tác này cũng còn một số tồn tại như:
Trong công tác thẩm định và phê duyệt dự án
mới chỉ quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và tổ
chức thực hiện; Công tác xây dựng giá đất
còn chưa thay đổi kịp thời, phù hợp với tình
hình mới; Tiến độ thực hiện dự án còn chậm
so với kế hoạch; Việc huy động vốn của Nhà
đầu tư còn yếu so với yêu cầu; Việc phê duyệt
các dự án dàn trải, ít quan tâm đến nhu cầu
thực tế của thị trường, năng lực kỹ thuật và
năng lực tài chính của Nhà đầu tư dẫn đến tình
trạng dư thừa nguồn cung về đất, từ đó dẫn đến


98(10): 53 - 59

việc các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án hoặc
giữ đất không thi công đợi giá đất lên.
Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã tập
trung cao độ cho công tác giải phóng mặt
bằng (GPMB) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư nhằm sớm giải ngân vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, thúc đẩy chủ trương kích
cầu của Chính phủ. Vì vậy, công tác bồi
thường GPMB trên địa bàn tỉnh trong những
năm qua được chuyển biến rõ nét và đã đạt
được nhiều kết quả tốt. Bên cạnh những kết
quả đạt được, công tác bồi thường GPMB vẫn
còn tồn tại một số vấn đề sau: (1)Trình tự thủ
tục thu hồi đất và thực hiện GPMB quá dài
làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Trong số 105 dự án thì có 90 dự án phải thực
hiện GPMB, trong đó 15 dự án GPMB trong
thời gian 1 năm, 30 dự án kéo dài trong 2
năm, 18 dự án kéo dài trong 3 năm, 12 dự án
kéo dài trong 4 năm, 18 dự án GPMB kéo dài
từ 5 năm trở lên; (2)Thực trạng này đã ảnh
hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất,
mặt khác làm chậm tiến độ GPMB các dự án
do người bị thu hồi đất không đồng tình với
chính sách cũ, yêu cầu thực hiện theo chính
sách mới. Vì vậy đã làm nẩy sinh các tranh

chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Theo thống kê cho thấy, các dạng tranh chấp
dẫn đến khiếu nại về đất đai chủ yếu là khiếu
nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, thể hiện qua biểu đồ sau:
Khiếu nại hành chính về bồi
thường, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất (70,64%)
Tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật của cán bộ quản lý nhà nước
trong các cơ quan hành chính
(10,03%)
Khiếu nại về quyết định hành
chính đối với giải quyết tranh
chấp về đất đai (8,59%)
Đòi lại đất cũ hiện do người khác
đang sử dụng (6,8%)

Các dạng khiếu nại, tố cáo khác
(3,94%)

Hình 1. Tỷ lệ các dạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

55


Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


98(10): 53 - 59

Nội dung khiếu nại hành chính đối với việc bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
được thể hiện qua biểu đồ sau:
Khiếu nại về giá đất bồi thường
quá thấp so với giá thực tế thị
trường (60%)
Người sử dụng đất đã nhận bồi
thường theo chính sách đất đai
trước đây, nay đòi bồi thường
theo chính sách mới (5%)
Đồi bồi thường đối với đất Nhà
nước đã thu hồi thời kỳ trước
đây chưa được bồi thường (5%)
Khiếu nại về việc chưa giải quyết
tái định cư khi bị thu hồi toàn bộ
đất ở, nhà ở (20%)
Khiếu nại tình trạng bất công
trong bồi thường, tái định cư do
có biểu hiện tham nhũng hoặc sự
bất cập về chính sách (6%)
Các dạng khiếu nại, tố cáo khác
(4%)

Hình 2. Tỷ lệ các dạng khiếu nại hành chính đối với việcbồi thường, tái định cư

Thực trạng công tác thu nộp tiền sử dụng đất.
Tổng tiền của 80 dự án đã được tỉnh phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất là 2.195 tỷ đồng, đến nay
các dự án mới nộp 1.520 tỷ đồng (đạt 69,2%). Hầu hết các dự án chưa nghiêm túc thực hiện
nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất. Nhiều chủ đầu tư chây ỳ, dây dưa kéo dài để chiếm dụng

vốn sử dụng vào mục đích khác. Tình hình thu nộp tiền sử dụng đất qua các năm thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2: Tình hình thu nộp tiền sử dụng đất qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Cộng

1. Tổng tiền phải nộp

125

250

450

560


680

130

2.195

2. Tổng tiền đã nộp vào ngân sách

90

160

290

380

480

120

1.520

3. Tổng tiền còn nợ đọng

35

90

160


180

200

10

675

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh

Nguyên nhân của việc chậm nộp tiền sử dụng
đất là do: (1) Thị trường bất động sản trong
các năm vừa qua chững lại, việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, huy động vốn gặp
nhiều khó khăn, các Nhà đầu tư khó khăn về
nguồn vốn; (2) Một số dự án vướng mắc
trong quá trình thực hiện GPMB, không có
mặt bằng để thi công. (3) Một số Nhà đầu tư
thi công các công trình cho tỉnh phải tập trung
vốn để thi công, song tỉnh chưa bố trí vốn
thanh toán kịp thời nên các Nhà đầ tư đưa ra
lý do này khi đôn đốc nộp tiền sử dụng đất.
(4)Về phía Nhà đầu tư: Năng lực thực hiện dự
án và năng lực tài chính của một số Nhà đầu
tư yếu; Nhà đầu tư chưa chủ động phối hợp
với chính quyền địa phương để có các biện
56

pháp có hiệu quả trong tổ chức GPMB, thực
hiện dự án và triển khai các thủ tục về đầu tư;

Một số Nhà đầu tư còn cố tình chây ì nợ đọng
tiền sử dụng đất để chiếm dụng vốn đầu tư
vào việc khác.
Thực trạng công tác thanh kiểm tra, xử lý
sai phạm và tháo gỡ khó khăn vướng mắc
các dự án.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra một số công
trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất
thoát vốn Nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều
công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vực, nhiều
cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những
công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp
cũng tới 8 -10%, cao thì lên tới 20-30%, thậm


Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

chí có công trình lên đến 60%. Đó là chưa
tính đến những công trình đầu tư kém hiệu
quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra
các sản phẩm với chất lượng kém, giá thành
cao và không tiêu thụ được...
Những vấn đề còn tồn tại đối với công tác
thanh, kiểm tra: (1) Công tác thanh kiểm tra
chưa toàn diện các mặt của quá trình thực
hiện dự án đầu tư; (2) Việc xử lý vi phạm
chưa kiên quyết, còn manh tính hình thức nên
còn nhiều tình trạng vi phạm quy hoạch, vi

phạm ranh giới đất được giao, thi công không
đảm bảo tiến độ, không đảm bảo chất lượng,
cố tình không triển khai dự án đợi giá đất lên,
huy động vốn của người dân không đúng quy
định, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình
thi công…
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
KHU ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG NINH
Quan điểm phát triển: Xây dựng tỉnh Quảng
Ninh trở thành một địa bàn động lực, một
trong những cửa ngõ giao thông quan trọng
của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với
khu vực và quốc tế; Phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng
mạnh về xuất khẩu; Tăng trưởng kinh tế đi
đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói
giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện
công bằng xã hội đặc biệt chú ý đến vùng núi
hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người
trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật
chất tinh thần của nhân dân; Điều chỉnh và cải
thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ; Kết
hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài
nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền
vững. Đẩy nhanh việc nâng cấp và phát triển
đô thị theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã
được duyệt.
Mục tiêu phát triển: Từ nay đến năm 2020,

phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực
hiện công nghiệp hoá trước năm 2020. Một số
chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020 như sau: GDP
đạt 167.405,0 tỷ đồng; Về cơ cấu GDP: Trong
đó Công nghiệp, xây dựng là 48,5%; Thương
mại, dịch vụ là 50,1; Nông, lâm nghiệp, thuỷ

98(10): 53 - 59

sản là 1,4%; GDP/người/năm là 6.292,7 USD.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt
từ 14% đến 15%.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng khu đô thị trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh: Để đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội,
phát huy những tiềm năng và lợi thế so sánh
của tỉnh Quảng Ninh, trong công tác quản lý
nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cơ
bản sau. (1) Cải cách thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả,
công khai, minh bạch. Nếu cắt giảm 30% thủ
tục hành chính như hiện nay thì chi phí quản
lý Nhà nước và chi phí của doanh nghiệp
cũng cắt giảm khoảng 30%. Như vậu, vừa tiết
kiệm được thời gian giải quyết công việc của
các cơ quan quản lý Nhà nước, vừa giảm giá
thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
(2) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
và tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy
hoạch. Cải tiến công tác quản lý quy hoạch và
tuân thủ quy hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong qua hoạch và quản lý quy hoạch.
(3) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư và quản lý giám sát
quá trình thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án. Thực hiện việc lựa chọn các
Nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Áp
dụng rộng rãi hình thức đấu giá đất dự án, đấu
thầu công trình; Bổ sung nội dung thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư gồm các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án; Tăng
cường chế độ trách nhiệm trong quản lý đầu
tư và xây dựng; Nâng cao hoạt động quản lý
dự án; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
đầu tư. (4) Làm tốt công tác GPMB và đặc
biệt chú trọng đến việc tạo quỹ đất sạch. Các
cấp chính quyền cần tập trung và phối hợp
với Nhà đầu tư đề giải quyết dứt điểm vấn đề
GPMB tạo điều kiện cho dự án triển khai.
(5) Tăng cường công tác thu nộp tiền sử dụng
đất. (6) Làm tốt công tác thanh kiểm tra, kiên
quyết xử lý sai phạm các dự án. Chấn chỉnh
và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát trong đầu tư xây dựng; Kiện toàn
57



Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

tổ chức, bộ máy Thanh tra Nhà nước tỉnh và
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng để nâng cao chất lượng hoạt động
thanh tra, kiểm tra; Công tác thanh tra, kiểm
tra cần phải tiến hành thường xuyên, toàn
diện song không chồng chéo để đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Việc xử lý vi phạm cần phải kiên quyết, hình
thức xử phạt phải đảm bảo được tính răn đe.
KẾT LUẬN
Phát triển đô thị đã góp phần giải quyết phần
lớn nhu cầu về nhà ở, lao động việc làm, tạo
lập được những khu dân cư có cảnh quan kiến
trúc đẹp, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội văn minh, hiện đại, góp phần quan
trọng vào tăng thu ngân sách và sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là yêu cầu tất
yếu của phát triển xã hội hiện đại. Vận dụng
lý luận cơ bản về kinh tế đầu tư vào giải quyết
các vấn đề tồn tại trong quản lý Nhà nước các
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đô thị
mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị là vấn đề
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay
không chỉ với chính quyền tỉnh Quảng Ninh
mà cho cả các địa phương khác đang trong
quá trình đô thị hóa. Qua nghiên cứu thực
trạng cho thấy, để quản lý quá trình xây dựng
cơ sở hạ tầng đô thị, trong những năm qua
tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính
sách có liên quan đến công tác quản lý và tổ

58

98(10): 53 - 59

chức thực hiện dự án. Những chính sách đó
đã góp phần đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát
triển đô thị tỉnh Quảng Ninh theo mục tiêu đã
đề ra. Hiện nay Quảng Ninh có 4 thành phố
và 11 thị trấn, là tỉnh có số đô thị cấp thành
phố nhiều nhất cả nước. Quá trình đô thị hoá
mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quản
lý Nhà nước xây dựng hạ tầng đô thị liên
quan đến các khía cạnh về kinh tế - xã hội và
môi trường. Xu hướng hiện nay, ở Việt Nam
đang nổi lên vấn đề phát triển đô thị một cách
ồ ạt, thiếu tính bền vững. Quảng Ninh cũng
không phải là ngoại lệ, vì vậy vấn đề quy
hoạch, kế hoạch phát triển đô thị trong giai
đoạn tới cần chú ý tới sự phát triển đô thị một

các bền vững. Để tăng cường công tác quản lý
Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
đô thị có hiệu quả cần xem xét, nghiên cứu để
thực hiện các quan điểm và giải pháp theo đề
xuất của tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám
thống kê các năm 2000-2011.
[2]. Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tình hình
thu tiền sử dụng đất các năm từ 2006-2011.
[3]. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2006), Văn kiện
Đại hội đại biểu lần thứ XII, Quảng Ninh.
[4]. Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh, Báo cáo
tổng kết các công tác hàng năm.
[5]. Sở Xây dựng Quảng Ninh, Báo cáo Tổng kết
hàng năm.
Sở Tài chính Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết các
công tác hàng năm.


Trần Đình Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

98(10): 53 - 59

SUMMARY
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS ON URBAN
INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION IN QUANG NINH PROVINCE
Tran Dinh Tuan1*, Phan Doan Thuc2, Nguyen Thi Chau3

1

College of Economics and Business Administration – TNU,
2
Quang Ninh Department of Finance,
3
College of Agriculture and Forestry - TNU

Quang Ninh is one of the provinces with the high speed of urbanization. Since 2006, in the
province, there have been 105 construction projects - infrastructure business of residential and
urban areas. The total area of reclaimed land to implement the project planning is 2,185ha. Total
investment in the implementation of the project is 15,295 billion. Total land use projects contribute
to the provincial budget of 2195 billion, far collected 1,520 billion. In 2011, Quang Ninh province
has developed 15 urban centers with 04 cities and 11 towns, the urbanization rate reached 50.33%,
the total urban area is 1051.12 ha, with a population size of 650 323 people. Through research
reality shows, to manage the process of building urban infrastructure, in recent years, Quang Ninh
Province has issued many policies related to the management and organization of the project.
Those policies contributed to responding effectively required urban development in Quang Ninh
Province in goals. The process of urbanization brings many positive effects, but also raises many
issues inadequacies in state management of urban infrastructure construction related aspects of the
socio-economic and environmental. To strengthen the state management of investment and
construction projects in urban infrastructure needs to consider efficiency, to perform research
perspectives and solutions proposed by the author. These are the problems in the management of
urban infrastructure construction that province to be solved in the future.
Key words: Urban infrastructure construction management, construction management, urban
infrastructure in Quang Ninh

Ngày nhận bài: 12/9/2012, ngày phản biện:21/9/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*


Tel: 0912 039920, Email:

59



×