Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương luận văn dế mèn phiêu lưu ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.56 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THOA

Ý NGHĨA GIÁO DỤC
CỦA “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ”
VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2014


2

Phụ lục viết tắt trong Đề cương
DMPLK: Dế Mèn phiêu lưu ký
HSTH: Học sinh tiểu học


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Vai trò to lớn của văn học thiếu nhi với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam.
Ông là nhà văn viết nhiều cho thiếu nhi và có nhiều tác phẩm đặc sắc trong
đó có DMPLK.
- Sự thành công của tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký. Tác phẩm đã được
giảng dạy trong chương trình phổ thông, đặc biệt chương trình tiểu học.


- Những bài học đạo đức trong tác phẩm DMPLK có ý nghĩa rất lớn đối với
việc hình thành và phát triển nhân cách của cho học sinh tiểu học.
Đó là những lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Ý nghĩa giáo dục
của Dế Mèn phiêu lưu ký với học sinh tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề.
Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài, chúng tôi
thấy các nhà nghiên cứu tập trung nhiều vào việc nghiên cứu, đánh giá các
sáng tác dành cho thiếu nhi của ông, đặc biệt là DMPLK, nhưng nghiên cứu
về ý nghĩa giáo dục của DMPLK hầu như chưa có.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị đạo đức sâu sắc của tác phẩm DMPLK đối với HSTH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Cuộc sống của loài vật nhỏ bé và những bài học đạo đức được gửi gắm
trong tác phẩm.
- Ảnh hưởng của những bài học đạo đức đó đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ.
- Nghiên cứu dựa trên tác phẩm DMPLK in ở NXB Kim Đồng, năm 2013
(lần thứ 9), 143 trang.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những giá trị đạo đức trong truyện DMPLK nhằm giúp HSTH
yêu thích hơn các tác phẩm văn học thiếu nhi nói chung đồng thời thông qua
đó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển nhân cách cho các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


4

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu, nghiên cứu những
giá trị đạo đức trong tác phẩm DMPLK

- Hệ thống những bài học đạo đức cho HSTH trong tác phẩm DMPLK.
- Ảnh hưởng của những giá trị đạo đức trong tác phẩm với sự hình thành và
phát triển nhân cách cho HSTH.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp khảo sát văn bản.
- Phương pháp so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác như phân tích, thống
kê, tổng hợp, hệ thống hoá, miêu tả, …
7. Dự kiến đóng góp mới.
Kết quả của luận văn có thể được sử dụng để làm tư liệu trong quá trình
dạy – học tiếng Việt ở tiểu học; trong quá trình giáo dục đạo đức cho HSTH.
8. Cấu trúc luận văn
- Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong ba chương.
Cuối luận văn là danh mục Tài liệu tham khảo.
Chương 1: Tổng quan về văn học thiếu nhi và DMPLK trong hành trình sáng
tác của Tô Hoài.
Chương 2: Dế Mèn phiêu lưu ký và những bài học dành cho học sinh tiểu học.
Chương 3: Việc giảng dạy DMPLK trong chương trình tiểu học.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ DẾ MÈN PHIÊU
LƯU KÝ TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI.

1.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc giáo dục đạo
đức cho học sinh.


5


1.2. Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
CHƯƠNG 2: DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ VÀ NHỮNG BÀI HỌC DÀNH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
2.1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm.
2.2. Bài học đạo đức trong tác phẩm DMPLK
2.2.1 Bài học về khát vọng sống tốt đẹp
2.2.2 Bài học về tình mẫu tử
2.2.3. Bài học về tình bạn
2.2.4. Bài học về kinh nghiệm ứng xử
2.2.4.1. Bài học về thói kiêu căng, hợm hĩnh
2.2.4.2. Bài học về cách đánh giá người khác.
2.2.4.3. Bài học về thái độ sống
2.2.4.4. Bài học về ý thức lao động, kỉ luật, sự đoàn kết
2.2.4.5. Bài học về cách ứng xử
2.3. Vai trò của những bài học đạo đức trong tác phẩm DMPLK đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách của HSTH.

CHƯƠNG 3: VIỆC GIẢNG DẠY DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC.
3.1.Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm DMPLK trong chương trình tiểu học.
3.2. Thiết kế bài giảng.
3.3. Thực nghiệm và đánh giá kết quả.


6

KẾT LUẬN
- DMPLK là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi của
Tô Hoài. Tác phẩm chiếm được sự yêu thích không chỉ của các độc giả là
bạn nhỏ Việt Nam mà còn của các bạn nhỏ trên thế giới.



7

- Hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm là Dế Mèn vừa chứa đựng
những bài học nhân sinh của con người trải nghiệm vừa có những nét ngộ
nghĩnh, đáng yêu rất phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ.
- Đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu trong chương trình tiểu học cần được
nghiên cứu và giảng dạy một cách cặn kẽ, cụ thể hơn. Có thể đưa thêm
một số đoạn trích có ý nghĩa giáo dục cao vào chương trình tiểu học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài An (2001), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.


8

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
3. Phan Cự Đệ (2004), Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài, tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Hà Minh Đức (1994), Truyện viết về loài vật của Tô Hoài, Nxb Tác phẩm
mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (2006), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà
Nội.
7. Đỗ Đức Hiểu, (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
8. Tô Hoài (2004), Hồi kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Tô Hoài (2013), Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
10. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2001), Tô Hoài về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Luận án Tiến sĩ)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
12. Trần Đình Sử (2006), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. SGK + SGV Tiếng Việt lớp 4, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
TT

Các giai đoạn

Thời gian thực hiện

Công việc


9

1

Giai đoạn 1

11/2013- 1/2014

- Viết đề cương.
- Bảo vệ đề cương.

2


Giai đoạn 2

2/2014 – 7/2014

- Thu thập, xử lí tài liệu.
- Thực nghiệm.
- Viết bản thảo lần 1.

3

Giai đoạn 3

8/2014 – 10/2014

- Viết bản thảo lần 2.
- Viết bản thảo lần 3.

4

Giai đoạn 4

11/2014

- Hoàn thiện luận văn.
- Bảo vệ đề tài.



×