Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hãy trình bày sơ đồ qui trình triển khai sản xuất tại phân xưởng MAY và các thông số kỹ thuật của các quá trình công nghệ (RÁP NỐI CÓ CHỈ RÁP NỐI KHÔNG CHỈ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.88 KB, 20 trang )

BÀI TẬP QT 2.2. Hãy trình bày sơ đồ qui trình triển khai sản xuất tại phân xưởng
MAY và các thông số kỹ thuật của các quá trình công nghệ (RÁP NỐI CÓ CHỈ & RÁP
NỐI KHÔNG CHỈ)
1.

Sơ đồ quy trình triển khai sản xuất tại phân xưởng May
Nhận yêu cầu sản xuất từ phòng kế hoạch

Nhận tài liệu kĩ
thuật

Xem xét điều kiện
thiết bị

Nhận BTP từ phân
xưởng cắt

Nhận phụ kiệu từ
kho NPL

Triển khai may mẫu đầu chuyền
Không đạt
Kiểm tra mẫu ĐC
Đạt

Chuẩn bị cư
gá lắp

Bố trí thiết
bị


Phân tích Quy
trình lắp ráp

Áp dụng thiết kế
chuyền

Tay nghề
công nhân

Phân phối BTP

Phổ biến yêu cầu kỹ thuật và bố trí lao động cho từng công đoạn

2. Các thông số kỹ thuật của các quá trình công nghệ:
A..Ráp nối có chỉ
Triển khai lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm (Điều hành sản xuất ,kiểm soát chất lượng)
1.1.Bản chất mối liên kết may
Mối liên kết may được tạo thành do quá trình phối hợp giữa kim may ,chỉ may và vật liệu
Sửa chữa

may .
Trong quá trình tạo mũi may cũng như trong quá trình sử dụng sản phẩm maqy ,các tác
Cắt chỉ,vệ sinh sản phẩm

động cơ học lên đường may diễn ra rất phức tạp .Các lực có thể là rất lớn gây phá hủy tức thời
đường may và mối liên kết giữa các vòng chỉ may.Mặt khác ,trong nhiều trường hợp ,lực tác
dụng bị suy yếu dần và sẽ bị phá hủy sau một thời gian sử dụng Đạt
.
Để đảm bảo mối liên kết,ghép nối các chi
tiếthóa

của sản phẩm may ,các đường Thành
may sau
kjhi
phẩm
Kiểm
tạo thành phải đạt được 1 độ bền nhất định và tạo ra ứng suất đồng đều giữa các lớp vải tham


gia liên kết .Ngoài ra,giữa độ bền đường may và độ bền của vải phải cần có 1 sự tương thích
nhất định,phụ thuộc vào đặc trưng kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm .
Để đánh giá sự tương thích về độ bền giữa vải và đường may ,các nhà công nghệ thường
sử dụng “ hệ số hiệu dụng đường may” , hệ số này đặc trưng cho tính hiệu quả của các đường
liên kết là Hs và được xác định theo công thức sau :
Hs =
Trong đó ,Pdm : độ bền kéo đứt của đường may
Pv : độ bền kéo đứt của vật liệu may
Theo kết quả của một công trình nghiên cứu ,một đường may đạt yêu cầu về độ bền
đường may có hệ số hiệu dụng đường may lớn hơn 0,8 .
Như vậy,với sản phẩm may mặc thông dụng ,để đường may đạt yêu cầu về đọ bền ,hệ số
hiệu dụng đường may phải đạt giá trị xấp xỉ 1 .
1.2.Cấu trúc và tính chất chỉ may ,kim may
1.2.1.Chỉ may
Chỉ may là 1 bộ phận cấu thành đường may và được làm bằng nhiều chất liệu như
bông,tơ tằm ,các vật liệu nhân tạo ,… gồm nhiều sơi xoắn lại .Chỉ có 2 hướng xoắn là hướng
xoắn phải và hướng xoắn trái .
Thông số chỉ may được đặc trưng bằng nhiều yếu tố,trong đó quan tronhj là chi số chỉ ,đọ
bền ,độ đồng đều của sợi chỉ .Chỉ may được kí hiệu theo chỉ số bằng các phân số .Ví dụ :
120/2 ,60/3 ,.. Trong đó,tử số biểu diễn độ mảnh của sợi chỉ (số mét chỉ có trong 1 gam chỉ )
và mẫu số biễu diễn độ bền của chỉ ( số sợi chập xe)
1.1.2.Kim may

Kim may là dụng cụ được dùng xuyên qua vải để liên kết các lớp vải bằng cách mang
theo sơi chỉ may .Muốn thế,nó gồm có 1 lỗ kim ,qua đó có xỏ 1 sợi chỉ .Đầu tiên ,mui kim
được thiết kế để may những mũi liên tiếp .Nhưng sau đó ,nó đã được sử dụng trong phạm vi
của công nghiệp may.
Cấu tạo của kim may công nghiệp :
-

Mũi kim : được nhiên cứu phù hợp với các yêu cầu của vải .Các loại thông

thường được sử dụng là : mũi kim đầu tròn bình thường ,mũi kim đầu tròn trung bình .mũi
kim đầu tròn đặc biệt .
-

Lỗ kim : để xỏ chỉ qua .Bề rộng lỗ kim bằng ½ đường kính thân kim .Độ tinh chế

của nó phụ thuộc vào các gia công : phay hoặc dập .
-

Chỗ phình : là nơi chủ yếu làm nguội cây kim

-

Rãnh lớn : là rãnh khoét dài ,cho phép sợi chỉ trượt tự do khi kim xuyên qua vải

để may nối


-

Rãnh nhỏ : bảo vệ sợi chỉ khi kim xuyên qua vải,có ảnh hưởng đến sự tạo vòng


của sợi chỉ
-

Chỗ khuyết : dùng để giữ lấy vòng sợi bằng móc



Cách chọn kim : kim may được xác định theo loại máy may bợi kí hiệu ,chỉ rõ

trên các hộp kim
-

Hệ kim : do nhà chế tạo quy định

-

Dạng mũi kim

-

Độ lớn của kim



Đặc tính quan tronhj của kim

-

Đường kính thân kim : cần phải được chọn phù hợp với loại vải may


-

Hình dạng mũi kim : có nhiều dạng mũi kim tròn bầu hoặc hơi tròn



Trạng thái bề mặt : Thông thường ,kim được mạ niken hoặc crom ,bóng sáng.Có

các loại kim với các bề mặt được gia công đặc biệt ,hạn chế sinh nhiệt và thoát nhiệt


Kí hiệu kim : gồm 2 phần

-

Loại kim : được kí hiệu bằng cũm chứ hoặc số

-

Chỉ số kim : được kí hiệu bởi dấu # và 1 hoặc 2 con số .Chi số kim là số để xác

định đường hình của thân kim .Có 2 hệ thông dụng ghi chi số kim là hệ quốc tế và hệ Anh
+ Hệ quốc tế (đơn vị mét ) : 1 đơn vị chi số kim = 1/100mm = 0,01mm .Vậy để tình
đường kính thân kim,ta lấy chi số nhân 0,01 mm
+ Hệ Anh :1 đơn vị chi số kim = 1/ 400 inch = 0,0635 mm .Vậy,để tình đường kính thân
kim ,ta lấy chỉ số kim nhân 0,0635mm.
1.1.3. Mối quan hệ giữa kim – chỉ - vải
Để may các loại vải ,người ta sử dụng các loại kim có đầu tròn dạng thông thường
nhất.Kim có đầu để cắt chỉ dùng để may các loại vải da,vải giả da và các loại tương tự .

Kim có đầu tròn không xuyên thủng vải mà bị sợi vải đẩy vào khoảng trống giữa các sợi
vải.Do vậy,đầu kim càng phải to tròn khi sợi vải càng thô.Hầu hết các loại vải đều được may
dễ dàng bằng kim có đầu tròn .
Kim có đầu tròn nhọn chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt,chẳng hạn để may cá
đường may kín .Ở đây,kim đâm thửng sợi vải ở góc tiếp tuyến hoặc trong trường hợp đường
may yêu cầu đặc biệt thẳng.


Theo nguyên tắc chọn kim – chỉ -vải ,chỉ số vải phải phù hợp vơi chỉ số sợi tạo vải va
fđường kính của kim .Khả năng may của một loại chỉ đươc đánh giá theo mức độ đứt của chỉ
khi may .Vì vậy,khả năng may của một loại chỉ được xác định trong mỗi quan hệ trực tiếp với
số lần đứt của chỉ khi may,hoặc thời gian giữa 2 lần đứt liên tiếp nhau khi may với tốc độ lớn
nhất của máy .
1.3. Các dạng đường may
- Nhóm đường may can : là cách thức kết nối giữa hai hay nhiều lớp vật liệu lại với nhau
bởi một dạng đường may.Đường may dạng này còn được gọi là đường kết cấu.Các đường
may cần càng phẳng va càng khó nhìn thấy càng tốt,trừ trường hợp đường may được sử dụng
cho mục đích trang trí hay chần diễu.
- Nhóm đường may lộn : là dạng đường may không để đường chỉ lộ ra ngoài
- Nhóm đường may ép cuốn : là những đường may giúp các mép may của các lá vải được
cuộn đan vào nhau ,tạo độ cứng cấp và tăng tình thẩm mĩ
- Nhóm đường may viền : là những đường may bẻ,cuộn,bọc xung quanh chi tiết sản
phẩm,giúp mép chi tiết không bị bung,sút và mang tính thẩm mỹ cao
- Nhóm đường may tra : dùng khi lắp ráp cụm chi tiết vào thân sản phẩm
- Nhóm đường may trang trí : gồm những đường may nằm trên mặt phải của sản phẩm
nhằm đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ ,thời trang trên sản phẩm
1.3.1.Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đường may
- Đường may phải êm phẳng : các lớp vải phải êm ,không đùn,không vặn,không căng,…
đảm bảo độ mo,độ le cần thiết
- Đường may phải đúng quy cách : mỗi dạng đường may sẽ có những yêu cầu khác

nhau ,phụ thuộc vào jeets cấu sản phẩm và tính chất nguyên phụ liệu.Do đó,đường may phải
đảm bảo các quy cách ,độ rộng đường may ,thẳng,song song mép,..
- Đường may phải đảm bảo tiêu chuẩn mũi may : đúng dạng,mật độ chỉ,chỉ trên và chỉ
dưới liên kết tốt ,…
- Đường may phải đạt yêu cầu thẩm mĩ ,các đường may phải thẳng,cong hoặc vuông góc
theo đúng kỹ ,các đường may phải sắc xảo,không cớ chỗ to,chỗ nhỏ,đứt chỉ,nối chỉ,sùi chỉ,…
1.3.2.Yêu cầu kĩ thuật của một số đường may căn bản
1.3.2.1.Nhóm đường may can
a. Đường may can : lsf đường may được sử dụng nhiều nhất,tạo độ mềm dẻo nhất,thuộc
nhím đường may không nhìn thấy được trên mặt của sản phẩm
Yêu cầu : đường may can thẳng,êm phẳng,mũi chỉ đều ,đường may cách mép đúng thông
số


b.Đường may can rẽ : là đường may can 2 lớp vải vào nhau .Khi may xong 2 lớp vải
được ủi rẽ sang 2 bên
Yêu cầu : Đường may can thẳng ,êm phẳng,2 mép vải bằng nhau
c.Đường may can kê mí : là dạng đường may cho phép gấp một mép vải về mặt trái
,được kê lên mặt phải của 1 lớp khác .Đường may mí cần được đạt gần sát với mép của lá vải
trên
Yêu cầu: đường may phải thẳng,hoặc lượn đều mép,êm phẳng,không tuột mép,đảm bảo
độ bền chắc
d.Đường may kê mí tạo khe : là một dạng biến thể của may kê mí ,được đặt ở giữa thân
trước,thân sau váy,,áo khoắc ,áo đầm .Chúng để trang trí hoặc tạo các khe màu khác
nhau,giữa 2 đường may kê mí.
Yêu cầu :đường may phải thẳng,lượn đều mép,êm phẳng,không tuột mép và dảm bảo độ
bền chắc
1.3.2.2.Nhóm đường may lộn
a.Đường may lôn xỏa : là dạng đường may lộn, được thực hiên trên 1 lá vài
Yêu cầu : đường may phải may thẳng, đều, êm phẳng ,dây vải lộn ra đều và đảm bảo

thông số ,mí vải lé đều,…
b,Đường may lộn kín : là dạng đường may lộn
Yêu cầu : Đường may phải thẳng ,đều ,êm phẳng,gọn và sạch xơ vài ở mặt phải của sp
c.Đường may lộn viền : là đường may mà ở giữa 2 lớp có 1 miếng vải nhỏ gấp đôi
Yêu cầu : đường may phải đều ,êm ,phẳng,bền chắc ,vải viền le đều,không bị vặn
1..3.2.3.Những đường may cuốn ép
a.Đường may ép 4 lớp : là dạng đường may 2 mặt trái được cuốn kín mép ,mặt phải có 2
đường may song song và cách đều nhau
Yêu cầu : đường may thẳng đều ,không co rút,không vặn,các đường may song song,đúng
thông số yêu cầu
b.Đường may ép 3 lớp : cũng là dạng đường may ép nhưng được áp dụng đối với những
vật liệu dày ,để may trang phục nam hoặc trag phục 2 mặt
Yêu cầu : đường may phải thẳng đều ,không co rút,không vặn ,các đường may đúng
thông ssố yêu cầu
1.3.2.4.Nhóm đường may viền
a.Đường may viên gấp xỏa : là đường may bẻ gấp về mặt trái của bản thân lớp vải đó,rồi
may 1 đường giữ mép vừa bẻ gấp
Yêu cầu : đường bẻ gấp và đường may phải thẳng ,êm hoặc may lượn theo hình dáng của
mép chi tiết sản phẩm,không vặn
b.Đường may viền cuốn mí : là đường may bẻ gấp kín 2 mép về mặt trái của bản thân lớp
vải đó rồi may 1 đường sát mép bẻ nó


Yêu cầu : đường bẻ gấp và đường may phải thẳng ,êm hoặc may lượn theo hình dáng của
mép chi tiết sản phẩm,không vặn
c.Đường may viền bọc xỏa : là đường may giúp giữ chắc và bọc kín mép vải bởi 1 miếng
vải viền chỉ gấp 1 mép
Yêu cầu : đường viền phải thẳng,êm sát ,đều ,không vặn
d.Đường may viền bọc kín : là đường may viền tương tự như bọc xỏa ,chỉ khác là mép
vải được gấp cả 2 bên.

Yêu cầu : đường viền phải thẳng,êm ,sát đều ,mép viền dưới không bị bung súc tuột mép
1.3.2.5.Nhóm đường may tra
a.Đường may tra lật mí lọt khe:là đường may dùng để kiên kết các bộ phận rời lên thân
chính của sản phẩm
Yêu cầu : đường may êm ,phẳng,không đùn ,không vặn, đường mí đều trên 1 mặt của sản
phẩm ,mặt kia lọt khe
b.Đường may tra cặp mí : là đường may tường tự như tra lật mí lọt khe,nhưng trước khi
may,gấp mép lớp ngoài và lớp trong vào mặt trái may 1 đường may trên cả 5 lớp vải
Yêu cầu :đường may êm ,phẳng ,không đùn ,không vặn,đường mí đều trên 2 mặt của chi
tiết
1.3.2.6.Nhóm đường may trang trí : nhóm này gồm nhiều đường may chần,diễu,may tự
do ,… có tác dụng gia tăng độ bền tạo thẩm mĩ cho sản phẩm
1.4.Nghiên cứ về kỹ thuật lắp ráp sản phẩm may
Lắp ráp sản phẩm may là 1 công đoạn có tầm quan trọng lớn nhất trong quá trình sản xuất
may để có được những san rphaamr đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mang tính thẩm mỹ cao
1.4.1.Các nguyên tắc lắp ráp sản phẩm may
- Cần hiều rõ bản chất các loại đường may của từng loại maý ,để có cơ sở chọn đường
may cho phù hợp
- Cần hiều rõ về vật liệu may được làm từ nguyên liệu gì ,dày hay mỏng,1 chiều hay 2
chiều,kiểu dệt ra sao,… của chúng ra sao .
-Cần hiểu rõ về quy trình lắp ráp sản phẩm
- Cần nắm kỹ các yêu cầu lắp ráp ,quy cách lắp ráp sản phẩm trenen từng đường may,mật
độ chỉ ,màu sắc,…
- Cần hợp lý hóa các thao tác may dữa trên việc phân tích các quy trình may
- Cần lựa chọn các dụng cụ thiết bị công nghiệp phù hợp với mô hình sản xuất của doanh
nghiệp
- Vận dụng kinh nghiệm ,trình độ trong quá trình may để tìm ra những thao tác may tiên
tiến hơn mưnahwmf tiết kiệm thời gian,công sức,nguyên phụ liệu ,..
- Với quá trình sản xuất hàng loại ,việc lắp ráp sản phẩm cần càn được chuẩn hóa về thao
tác ,thời gian,định muwcs nguyen phụ liệu



- Tromg quá trình lắp ráp ,có thể kết hợp các phương pháp may đã biết nhằm tạo ra
những hiệu ứng mỹ thuật,kỹ thuật ,góp phần định hình sản phẩm cao hơn .

* Các công đoạn ủi trong quá trình may
1. Khái niệm về ủi
Ủi là một quá trình tác động lên vải dồng thời 4 yếu tố :nhiệt độ ,áp suất ,độ ẩm ,thời
gian.Đây là một khâu qun trọng trong sản xuất sản phẩm may.Sản phẩm may không đẹp cũng
có thể do ủi không tốt mà bị giảm giá trị ,hay một sản phẩm có một khuyết tật nhỏ trong khi
may,cũng có thể dùng phương pháp ủi để sửa chữa ,làm đẹp thêm lên .
1.

Giới thiệu các loại hình ủi trong may công nghiệp may

1.1.

Phân loại theo nhiệm vụ và mục đích công nghệ

-

Ủi thiết kế : tạo hình dạng mới quan uốn ,gập ,kéo giãn hay nén ép và nén phồng

những vùng nhất định trên sản phẩm .
-

Ủi làm phẳng : hồi phục hình dạng ,làm phẳng xơ hay sợi,loại bỏ hình dạng không

mong muốn hay sự tahy đổi bề mặt vải không đúng theo yêu cầu .
1.2.


Phân loại theo tiến độ ủi

-

Phương pháp ủi sơ bộ : tiền xử lý chi tiết cắt .

-

Phương pháp ủi trung gian : dùng trong quá trình may hoàn thành sản phẩm hay

liên kết các chi tiết quần áo .
-

Phương pháp ủi sau cùng /ủi kết thúc : để tổ chức tạo dựng và định hình hình

dạng bên ngoài sau cùng của sản phẩm quần áo.
1.3.

Phân loại theo tính chất và công dụng của kỹ thuật ủi

-

Ủi lật ,ủi rẽ đường may : là cách ủi để làm các đường may can thêm phẳng ,êm và

không bị dày .
-

Ủi định hình : để ủi các chi tiết rời hoặc bộ phận rời cần định hình theo khuôn


mẫu như nẹp ,cầu vai ,cổ,manchette,túi ,…Để tạo điều kiện cho khâu may được thực hiện một
cách dễ dàng đảm bảo chất lượng và năng suất .
-

Ủi tạo hình : kỹ thuật ủi này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao.Khi ủi tạo

hình ,ta ủi tấm vải phẳng thành những hình dáng cong theo hình dáng của cơ thể hay theo mốt
hiện hành .Đôi khi ,ta cũng tạo hình dáng cong cho ôm sát cơ thể ở phần mông và ngực bằng


cách sử dụng các chiết ly thân sau quần và chiết ngực .Phương pháp ủi tạo hình đạt kết quả
tốt hay không ,phụ thuộc rất nhiều vào loại nguyên liệu .Loại nguyên liệu mềm mại ,mỏng thì
chỉ tạo hình theo hình dáng cong mà sản phẩm cần có .Những nguyên liệu sau khi đã ủi tạo
hình ,khi tiến hành ủi hoàn tất cần cẩn thận ,tránh làm hỏng hình dáng đã tạo .Khi ủi tạo
hình ,ta ủi trực tiếp vào mặt trái của vải ,không qua vải lót đệm ,nên nhiệt độ của bàn ủi không
được quá cao để khỏi làm cháy hoặc ố vàng vải .Những chỗ cần ủi tạo hình ,ta thấm nước
sạch vào và ủi sao cho có chỗ bị giãn ra (ủi bai ) ,có chỗ lại co lại (ủi thu ) tùy theo hình dáng
ta cần .Trong công nghiệp ,nếu dùng bàn ủi hơi,ta sẽ loại bỏ được động tác thấm nước vào vải
và tránh được nguy hiểm bị cháy hoặc bẩn vải.
-

Ủi hoàn chỉnh sản phẩm : có tác dụng làm phẳng mặt vải ,loại trừ những vết bóng

và những dấu vết khác có thể để lại sau khi may,đồng thời tạo dáng hoàn chỉnh cho sản
phẩm .Nếu ủi tốt ,ta có thể làm đẹp thêm dnags sản phẩm và làm tăng giá trị của nó .Ngược
lại ,nếu ủi không đạt yêu cầu ,có thể làm hỏng cả dáng của sản phẩm ,mặc dù nó được may rất
khéo léo và vừa vặn .Trong khi ủi hoàn chỉnh ,ta không những phải giữ được hình dáng trong
khi ủi tạo hình mà còn phải chỉnh hình dáng sản phẩm lên mức cao hơn.Đó là : phải giữ được
độ mo ở ngực ,ở bả vai,ở mông, ở vòng eo và dáng đứng của vải .Những chỗ cần phẳng thì ta
ủi trên nệm phẳng ,những chỗ cần độ mo ,ta ủi cao cấp ,ta nên ủi trên máy ủi phom .Máy ủi

phom có nhiều loại được chế tạo theo hình dáng của các sản phẩm khác nhau .Những chi tiết
nhỏ còn lại ,ta ủi lại bằng bàn ủi tay .
2.

Giới thiệu các thiết bị ,dụng cụ ủi

2.1.

Bàn ủi điều chỉnh bằng điện : bàn ủi được cấu tạo như sau :

-

Đế ủi : bằng nhôm hoặc gang được đánh bóng và nhẵn để tránh làm hư vải.Bề mặt

(diện tích ) ủi ,tùy theo loại công việc ủi ,thường trong khoảng 100 -400 cm2 .Mũi nhọn của
đế giúp ủi phẳng đường may và các hình dạng khác của chi tiết sản phẩm .Bên trong đế có đút
bộ phận ống đốt để làm nóng bàn ủi đến nhiệt độ cần thiết.
-

Trọng lượng của vật ép hỗ trợ tác dụng ủi : tùy theo vật liệu ủi nặng hay nhẹ

,trọng lượng của vật ép có thể từ 1- 10 kg .
-

Tay cầm bằng nhựa : có tác dụng cách nhiệt .


-

Điều chỉnh nhiệt độ bằng băng lưỡng kim (hai băng làm bằng kim loại ).Băng


lưỡng kim thường được làm từ băng thứ nhất là các kim loại như : Fe,Ni ,Mn và băng thứ 2 là
băng dẫn nhiệt kém gồm : Fe + Ni (35 -36 %).
-

Thông thường có 5 bậc điều chỉnh nhiệt độ ,cụ thể là :

+ 100⁰C ( ±20⁰C) : vải từ xơ poliamid ,acetat
+150⁰C ( ±20⁰C ) : vải từ xơ polyester
+160⁰C ( ±20⁰C ) : vải từ xơ len
+ 220 ⁰C( ±20⁰C ) : vải từ xơ lanh
2.2.

Bàn ủi hơi

Bàn ủi hơi là loại bàn ủi điện được hỗ trợ tác dụng bằng hơi. Trong khi ủi , hơi nước sẽ
tuôn qua các lỗ khoan của đế ủi để tỏa vào vật liệu . Tác dụng của hơi : chống làm bóng vải ,
không phải làm ẩm vật liệu trước khi ủi .
-

Đế ủi : thường làm bằng các hợp kim Al+Si, có tuổi thọ cao . Ngoài ra người ta

còn dùng loại đế ủi làm bằng nhụa Teflon còn gọi là đế ủi chống làm bóng.
-

Ưu điểm của loại đế ủi chống làm bóng :

+ Nhiệt độ tiếp xúc giảm , làm tăng nhiệt độ ban đầu , tăng chất lượng hơi .
+ Giảm thiểu nguy cơ tạo bóng hay làm nám cháy vải từ xơ , sợi tổng hợp
+ Xơ không bám dính vào đế , làm khả năng trượt tốt

-

Trong công nghệ may , tùy khả năng nối mạch thực tế , ,có thể dùng bàn ỉu hơi

cao áp hay thấp áp :
-

+ Bàn ủi hơi thấp áp : cấu tạo như thùng nước dễ di chuyển , cấp nước qua

đường dẩn cho bàn ủi , để tạo hơi trong đế ủi .
-

+ Bàn ủi hơi cao áp : có hệ thống rãnh nằm trong đế ủi đươc nối với đường dẫn

hơi từ thiết bị sản xuất hơi đến . Mỗi khi nhấn vào nút điều khiển ở tay càm bàn ủi , hơi nước
sẽ được tuôn ra qua các lỗ khoan của đế ủi tỏa vào vật liệu ủi .
2.3.

Bàn ủi điều khiển bằng điện tử : dùng bộ điều khiển điện tử thích hợp thay thế

cho các bộ phận điều hòa nhiệt từ trước đến nay trong ủi công nghiệp .
-

Các loại bàn ủi khô , cao áp hay thấp áp được nối với một điều khiển điện tử qua

1 đầu cắm chuyên dùng . Sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là bộ điều khiển VEITRONIC của
hãng VEIT.


-


VEITRONIC 2000/2001 : lập trình vô cấp từng nhiệt độ ủi yêu cầu trong phạm vi

từ 85⁰C-200⁰C với độ chính xác là ±3⁰C. Ngoài ra còn có khả năng kết nối với điều khiển hút
và hơi .
2.4.

Bàn để ủi có 2 loại :

-

Bàn gỗ có bọc vải dày flannel dùng để đặt sản phẩm lên và tiến hành ủi.Thường

đặt ở trong chuyền may nơi cần lấy dấu ,ủi các chi tiết .
-

Bàn có hút chân không : nằm trong chuyền may hoặc ở công đoạn hoàn tất .Dùng

để ủi trong quá trình lắp ráp sản phẩm và ủi hoàn tất sản phẩm.
2.5.

Tay đòn bằng gỗ

Có nhiều kích thước khác nhau và có thể di chuyển được trên trục đặt phía trên bàn ủi
.Một mặt to ,phẳng ,phần còn lại hình tròn ,được bọc lớp vải dày (đệm gối ) ,dùng để ủi phẳng
và để ủi các chi tiết cần có độ mo như đỉnh vai ,ngực áo ,… của các sản phẩm.
3.

Các thông số kỹ thuật của các loại hình ủi


3.1.

Nhiệt độ : Có tác dụng rút ngắn thời gian ủi.Nhiệt độ để ủi nằm trong khoảng 110

– 260 ⁰C .Khi ủi ở nhiệt độ cao ,bàn ủi phải được di chuyển liên tục trên mặt vải . Nếu không
tuân thủ điều này ,có thể gây ra cháy xém mặt vải.Nhiệt độ của bàn ủi phải phù hợp với loại
vải được ủi .Trước khi dùng bàn ủi để ủi sản phẩm ,nên ủi thử lên một miếng vải nhỏ làm từ
nguyên liệu ấy ,để tránh làm cháy xém vải .
3.2.

Áp suất : Dưới tác dụng của áp suất ,những chỗ nhàu nát và bị gấp nếp trên vài

được
3.3.

Độ ẩm : Độ ẩm cũng là một tác nhân quna tronhj trong khi ủi .Tất cả các laoij vải

đều dễ thấm ẩm từ không khí và bao giờ chúng cũng có một độ ẩm nhất định ,trừ loại vải sợi
tổng hợp .Khi ủi ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vẩy nước ,thấm nước bằng giẻ ,ủi qua
một tấm vải ẩm đặt trên mặt vải chính hoặc dùng bàn ủi hơi nước .Nhờ có nhiệt độ của bàn
ủi ,nước ở vải lót sẽ bốc hơi và thấm đều vào vải chính.Độ ẩm khiến vải mềm mại ,dễ ủi hơn
và tránh làm bóng mặt vải .Nếu ủi hơi ,thì sau khi ủi ,nhất thiết phải treo sản phẩm lên để hơi
nước còn lại trong sản phẩm bốc hơi đi .
3.4.

Thời gian ủi : Phụ thuộc vào nhiệt độ ,độ ẩm và loại vải được ủi .

4.

Ảnh hưởng của tính chất vật liệu và điều kiện sản xuất đến quá trình công


nghệ ủi
4.1.

Ảnh hưởng của tính chất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi


-

Vải sợi bông : có thể dùng phương pháp ủi nhiệt ,ủi hơi càng tốt .Có thể uor cả

mặt trái và mặt phải .Nhiệt độ ủi từ 180 -200 ⁰C
-

Vải lanh : bao giờ cũng đòi hỏi ủi hơi.Ngoài ra,cũng giống như vải bông ,vải lanh

phải ủi ở nhiệt độ cao thì mới đạt kết quả giữ nếp .Vải lanh chịu được nhiệt độ cao nhất trong
các loại vải .
-

Vải len dạ : đòi hỏi trong khi ủi phải quan tâm đặc biệt .Ta ủi mặt trái vải qua lượt

vải lót ướt ,nếu muốn ủi bai hoặc ủi thu ,thì ta thấm nước vào vải và ủi trực tiếp lên vải ,không
qua vải lót .Nếu vải len có nhiều long ,cần đặt một tấm vải lót khô bên dưới tấm vải lót ướt
,để long không bị dập .Nhiệt độ khoảng từ 165- 109 ⁰C.
-

Vải sợi tơ tằm :ta ủi khô thẳng trên vải hay qua một lớp vải lụa mỏng .Một số vải

lụa tơ tằm ,ta có thể ủi qua vải ướt ,nhưng có một số loại không ủi ướt được ,vì nước làm

loang lố vải .Nhiệt độ ủi từ 140 – 150 ⁰C
-

Vải tơ nhân tạo Visco ,Polyester : ta ủi khô thẳng lên vải .Nhiệt độ từ 150 -160 ⁰C

.Nếp ủi giữ lâu ,và chỉ xóa được dưới nhiệt độ cao .
-

Vải sợi Polyamid và Acetat : ta ủi khô dưới 140 ⁰C

4.2.

Ảnh hưởng của điều kiện sản xuất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi

-

Thành phần cấu tạo xơ :

+ Các xơ dệt có cấu tạo hóa lý khác nhau ,sẽ phản ứng khác nhau dưới tác dụng của lực
ép,độ ẩm và nhiệt độ.
+ Dưới tác dụng của độ ẩm và nhiệt độ ,vải dệt trở nên dẻo hoặc dễ tạo hình .
+ Khả năng tạo hình của vật liệu tùy thuộc đặc biệt vào khả năng hút ẩm và tính chất
nhiệt của xơ .Còn khả năng tạo hình của quần áo có cử động ,phụ thuộc trước hết vào thành
phần cấu tạo của xơ và các tính chất cấu trúc của xơ
-

Phương pháp sản xuất sợi dệt ra vải

+ Tùy theo phương pháp sản xuất sợi ,xuất hiện hiệu ứng bên trong của sợi .Ứng suất này
tác động tạo ra hiện tượng co khi ủi .

+ Khả năng tạo hình phụ thuộc căn bản vào độ giãn của sợi
-

Phương pháp công nghệ xử lý hoàn tất vải

-

Cấu trúc xốp của vải : cấu trúc xốp có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý và các công

đoạn gia công tiếp theo của vải .Ví dụ : tốc độ ngấm của hơi nước vào trong vải dệt thoi phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng và đường kính của các lỗ rỗng trong vải .


-

Độ thẩm thấu của vải : có quan hệ chặt chẽ với sự truyền nhiệt và truyền ẩm trong

quá trình ủi .Trong quá trình xử lý nhiệt ẩm ,một hỗn hợp khí ,hơi nước được ép đi qua vải
.Các thông số ảnh hưởng đến độ thẩm thấu của vải trong quá trình ủi là : áp lực khí ,cấu trúc
vải ,độ dày vải ,khối lượng riêng của vải ,số lớp chồng lên ,lực ép của vật liệu nén trong xử lý
nhiệt ẩm .
-

Độ ẩm của vải

4.3.

Ảnh hưởng của thiết bị ủi đến quá trình công nghệ ủi

-


Nhiệt độ và áp lực hơi nước

+ Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định đến quá trình ủi .Nhiệt độ được điều chỉnh qua áp
lực cảu hơi nước .Cả 2 đại lượng này phụ thuộc trực tiếp lẫn nhau
+ Để ủi ,về nguyên tắc ,cần sử dụng hơi nước có áp lực cao (0,4 -0,5 Mpa ).Nhiệt hơi bão
hòa khoảng 143 – 158 ⁰C .Khi hơi đi vào vùng trống của vải ,có tác dụng giảm áp .
+ Nhiệt độ của hơi nước quá nhiệt bằng khoảng 135 ⁰C .Trên đường chuyển tiếp đến vật
ủi ,hơi nước sẽ giảm nhiệt va fđạt nhiệt độ 100⁰C .Sản phẩm ủi cũng sẽ nhận được một nhiệt
độ xấp xỉ như vậy.
+Theo nghiên cứu của Bottner ,nhiệt độ của vật liệu nằm trong vùng ép để ủi tăng tỷ lệ
với thời gian xử lý hơi nước đến 1 giá trị nhất định ,sau đó giữ nguyên gần như không đổi.
-

Hút và làm mát

+ Có tác dụng đối với hiệu quả làm co và định hình sản phẩm ủi.
+ Đối với các loại vải có chất lượng khác nhau ,cần ủi thử nghiệm để xác định thời gian
,lực ép ,nhiệt độ độ ẩm cũng như hút và làm mát .Từ đó xây dựng quy trình công nghệ ủi
thích hợp cho từng sản phẩm .
+ Những thay đổi kích thước không kiểm soát được trong quá trình ủi có thể dẫn đến
những thay đổi chỗ hư hại vĩnh viễn trêm sản phẩm ủi.
5.

Kiểm tra trước khi ủi

5.1.

Kiểm tra an toàn đối với người (kiểm tra điện )


Sau khi cắm phích điện xong , ta phải kiểm tra xem điện có truyền qua bàn ủi hay
không .Dễ nhận biết nhất là dùng bút thử điện áp vào vỏ bàn ủi,nếu thấy đèn sáng ,phải đưa
thợ điện sửa lại bàn ủi .Trong khi ủi,để thử độ nóng ,không được sờ tay vào đế bàn ủi,không
đi chân đất ,không đứng chỗ ẩm ướt.
5.2.

Kiểm tra độ nóng đối với sản phẩm


Bất cứ loại bàn ủi nào cũng phải kiểm tra độ nóng xem có thích hợp với tính chất nguyên
liệu hay không.Nếu quá nhiệt độ quy định ,tuyệt đối không được ủi vào sản phẩm vì sẽ làm
biến dạng hoặc cháy sém mặt vải .Với loại bàn ủi tự động ,có đèn báo và các mốc chỉ tên
hàng hóa mà ta cần ủi chưa .Để cho chắc ,có thể có thể kiểm tra thêm nữa bằng cách lật ngược
bàn ủi ,nhỏ một giọt nước ,nếu thấy nước sôi và bắn tung tóe ra những giọt nhỏ li ti và khô
trong khoảnh khắc thì bàn ủi quá nóng .Cũng có thể kiểm tra độ nóng của bàn ủi bằng cách ủi
thử lên một miếng vải vụn của nguyên liệu ấy, nếu bàn ủi quá nóng ,sẽ thấy :
-

Vải màu xanh chuyển sang tím đỏ

-

Hàng tơ nhân tạo thấy có mùi dấm chua bốc lên

-

Hàng len dạ thấy màu vàng ,mùi khét

Nếu bàn ủi nóng quá ,cần phải ngắt điện ,chờ nguội bớt mới ủi
Với một số máy ủi,người ta còn áp dụng hai phương pháp xác định nhiệt độ như sau :

-

Kiểm tra nhiệt bằng đồng hồ điện : khi bàn ủi nóng lên đến nhiệt độ nhất định

,dùng đồng hồ đo điện có hai đầu cắm tiếp xúc vào để bàn ủi để đo dòng điện trở đi qua đế
bàn ủi.Phương pháp này cho kết quả đo chính xác nhiệt độ đi qua đế bàn ủi .
-

Kiểm tra nhiệt độ bằng giấy thử nhiệt độ : điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi để bàn

ủi nóng .Sau đó ,ủi lên giấy thử ,trên giáy thử có các vạch định mức nhiệt độ tương ứng
.Dưới tác dụng của nhiệt độ ,màu sắc trên giấy sẽ thay đổi ở vạch nào là nhiệt độ của bàn
ủi .Màu sắc của giấy thử thay đổi ở vạch nào là nhiệt độ bàn ủi tương ứng ở nhiệt độ đó.Ta
đọc trên giấy là biết nhiệt độ của bàn ủi.Điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi và tiếp tục lên giấy
cho đến khi đạt nhiệt độ thích hợp .
6.

Ủi định hình

Ủi định hình là loại hình ủi giúp cho các chi tiết sản phẩm có được kiểu dáng nhất định
,giúp cho quá trình lắp ráp sản phẩm được dễ dàng và mang tính thẩm mĩ hơn.
Tùy theo chất liệu ,quá trình ủi định hình có nhiệt độ ,áp suất ,thời gian và độ ẩm khác
nhau .Tuy nhiên ,để ủi định hình đạt kết quả cao ,các chi tiết sản phẩm may phải thật nguội
,trước khi tiến hành gia công giai đoạn tiếp theo .
Để tiến hành ủi định hình ,ta có thể tiến hành các loại hình ủi như sau :
6.1.

Ủi gập /cuộn định hình

Thường dùng cho ủi gập lai áo trước khi may gấp lai,ủi nẹp cúc trước khi may cuộn ,ủi

gập trụ trước khi tra trụ áo ,ủi bản cổ/manchette trước khi diễu …


6.2.

Ủi định hình sử dụng rập hỗ trợ

Một số quá trình ủi định hình được thực hiện kết hợp với rập hỗ trợ .Đây là loại rập
cứng ,có kích thước tương tự như rập thành phẩm được đặt trên hoặc dưới lá vải .Sau đó ,công
nhân sẽ gấp phần vải xung quanh sát cạnh rập ,rồi tiến hành ủi theo yêu cầu của từng công
đoạn .
6.3.

Ủi định hình bằng phương pháp ủi lật ,ủi rẽ

Sau khi may một đường may ,để có thể tiếp tục lắp ráp đảm bảo tính thaamt mỹ cao
,người ta còn dùng phương pháp ủi lật ,ủi rẽ để định hình phần vải đã may theo đúng ý đồ của
người thiết kế.
-

Ủi lật : tất cả phần vải của các lá vải sau may đều nằm về cùng một phía của

đường may
-

Ủi rẽ : các phần vải nằm trong khu vực đường may được chia về hai phía của

đường may ,giúp đường may đỡ cộm và dễ thao tác trong các giai đoạn tiếp theo.

B. RÁP NỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CHỈ

Trong công nghiệp người ta còn sử dụng nhiều phương pháp không chỉ khác để tạo được
các mối liên kết giữa các chi tiết sản phẩm may:
- Công nghệ dán: dùng các loại keo để liên kết chi tiết.
- Công nghệ hàn: dùng cho vật liệu tổng hợp hoặc vải tráng phủ (áo mưa)
- Công nghệ tổng hợp: sử dụng 2 loại công nghệ liên kết trở lên để liên kết vật liệu như:
công nghệ dập khuy ( sử dụng công nghệ cắt cơ khí với công nghệ hàn mép hoặc với công
nghệ ráp nối bằng chỉ).
1. Công nghệ dán
a. Phân loại mối liên kết bằng keo dán: có ba loại
- Phương pháp liên kết nối tiếp: trong sản phẩm, các đường liên kết tuần tự với nhau.
- Phương pháp liên kết song song: các đường liên kết cùng thực hiện một lúc


- Phương pháp liên kết vừa nối tiếp vừa song song.
b. Các loại liên kết keo dán:
- Màng keo
- Tấm keo
- Băng keo
- Chỉ keo
- Keo bột
c. Các loại keo dán:
- Keo dẻo nhiệt. Dưới tác động của nhiệt, keo từ trạng thái dẻo cứng sang trạng thái dẻo
mềm. Sau khi làm nguội, keo liên kết chặt với vải.
- Keo cao su, polyetylen, polyamid, epocsi: dạng tuýp, bột keo, màng keo, chỉ keo. Khi
cần dán sản phẩm, người ta quết bằng tay, bằng con lăn hoặc phun keo lên diện tích cần dán.
Các đường may có sử dụng chỉ keo Chỉ keo được quấn thành búp chỉ cho lên máy may, sau
đó dùng nhiệt ép lại tạo nên độ dính ép trên sản phẩm.
- Keo tấm: dáng từng tấm, từng miếng lên chi tiết
d. Đặc điểm của quá trình công nghệ: quá trình bám dính xảy ra hai giai đoạn :
- Giai đoạn 1: xảy ra sự khuếch tán của các phân tử keo lên vật liệu.

- Giai đoạn 2: giai đoạn hút dính bằng các liên kết phân tử và liên kết hóa học.
e. Tính chất các đường liên kết: bao gồm các chỉ tiêu
- Độ bền: đánh giá độ bền trượt của mối liên kết. Độ bền bong tróc càng thấp, độ bền của
mối liên kết càng cao.
- Độ cứng: đánh giá bằng độ mềm mại của mối liên kết. Độ cứng càn nhỏ, độ mềm mại
càng cao. Độ cứng của mối liên kết phụ thuộc vào bề dày, diện tích bề mặt của lớp keo, phụ
thuộc vào tính chất vải và kết cấu mối liên kết đó.
f. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ dán:
- Nhiệt độ: vải càng mỏng, nhiệt độ ép dán càng thấp
- Thời gian gia nhiệt: tùy thuộc vào loại keo và vật liệu.
- Lực ép: làm tăng sự tiếp xúc của vật liệu. Lực ép phải vừa phải.
- Bề dày của lớp keo: bề dày của lớp keo càng mỏng thì độ bền của mối liên kết càng
tăng.
- Tính phân cực: tính phân cực của keo càng cao thì độ bền mối liên kết càng tăng.
2. Công nghệ hàn:
a. Bản chất: chất lượng của mối liên kết phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu, phụ
thuộc vào chế độ hành ( thời gian, lực ép) Có hai phương pháp hàn: hàn nội nhiệt và hàn
ngoại nhiệt Để tăng chất lượng mối liên kết hàn, người ta thường bôi một chất dung môi
mỏng lên vật liệu làm tăng chuyển động của các phân tử trong quá trình hàn.
b. Hàn nội nhiệt: dùng nhiệt lượng sinh ra trong lòng vật liệu và lực nén. Có 2 phương
pháp:


- Hàn bằng điện cao tần: dùng dòng điện xoay chiều có tần số cao tạo ra năng lượng
trong lòng vật liệu có tính phân cực cao, làm cho vật liệu chuyển sang trạng thái nóng dẻo.
Dưới tác dụng của lực ép, các chi tiết liên kết chặt với nhau.
- Hàn bằng siêu âm: dùng sóng siêu âm để tạo năng lượng nhiệt trong lòng vật liệu (vật
liệu tổng hợp), làm cho vật liệu nóng đến trạng thái dẻo. Dưới tác dụng của lực ép, các chi tiết
được liên kết chặt.
c. Hàn ngoại nhiệt: bề mặt của vật liệu được làm nóng bằng mỏ hàn. Có 2 phương pháp:

- Gia nhiệt bên trong: dùng mỏ hàn làm nóng dẻo hai lớp vật liệu. Sau đó dùng lực ép tác
động vào cả hai mặt vật liệu trong thời gian nhất định để liên kết các lớp vật liệu.
- Gia nhiệt bên ngoài: nhiệt độ và lực ép được đưa từ phía ngoài của các lớp vật liệu
trong thời gian nhất định. Vật liệu ép sẽ bị nóng dẻo và liên kết lại với nhau. Quá trình gia
nhiệt bên trong thường có nhiệt độ nhỏ hơn gia nhiệt bên ngoài.
- Sản phẩm sử dụng phương pháp hàn ngoai nhiệt có thể là quần áo chống thấm ,áo khoác
làm bằng vải dù ,lều ,các loại giày dép .
d.Những ứng dụng của hàn ngoại nhiệt :
- Cắt và hàn mép những vật liệu dài và hẹp như dây đeo hoặc ở mép vải va flai áo
- Hàn khoen móc của lót áo .Loại dây áo lót có thể điều chỉnh cũng sẽ được hàn vào sản
phẩm ,giúp sản phẩm rẻ tiền hơn phương pháp may truyền thống .Tuy nhiên,đường lắp ráp
này sẽ gây ra 1 số bất tiện khi tiếp túc với da
- Được sử dụng rất nhiều trên các sản phẩm mặc khoác .Các đường may được may với độ
rộng 5 mm bằng phương pháp may truyền thống .Sau đó ,các đường may sẽ được cạo rẽ ra 2
bên và được hàn đè lên phía trên 1 băng keo chống thấm để ngăn ngừa nước thấm qua các lỗ
kim
- Hàn nhựa PVC với ứng dụng điển hình là sản xuất lều nhỏ ,đồ lót bơi,biểu ngữ ,bong
bóng hơi ,nêm ghế ô tô ,…
-Tiến trình hàn ngoại nhiệt cho phép giảm thời gian định mức nhưng khá tốn kém .
e. Đặc điểm quá trình công nghệ
- Trong cùng một lực ép, nếu tăng thời gian hàn sẽ tăng được độ bền của mối hàn. Nếu
tiếp tục tăng thì độ bền mối liên kết sẽ giảm.
- Thời gian hạn định phụ thuộc vào từng loại vật liệu và đặc điểm của mối hàn ( bề rộng
của mối hàn – thường từ 0,5 đến 0,6 giây cho một mối hàn)
- Khi tăng lực ép, sẽ tăng được độ bền của mối hàn. Lúc này, thời gian phải giảm xuống
để đảm bảo không cháy mối hàn.
- Bề rộng mối hàn càng tăng thì phải tăng lực ép để đảm bảo độ bền mối liên kết.
f. Tính chất các đường liên kết:
- Ứng dụng hàn siêu âm để hàn các vật liệu vải sợi tổng hợp hoặc pha tổng hợp, da nhân
tạo, các màng mỏng tổng hợp, màng nhựa có bề dày từ 0,02 - 10 mm



- Người ta cũng sử dụng công nghệ hàn với các vật liệu có tính dẫn nhiệt, dẫn điện thấp
và không thể liên kết bằng phương pháp khác được như vật liệu Polyetylen.
g. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ hàn:
- Tần số dao động của đầu hàn: càng tăng thì độ bền mối liên kết càng tăng.
- Công suất hàn: khi vật liệu càng dày thì Công suất hàn phải tăng tùy vật liệu.
- Biên độ dao động của đầu hàn: tăng biên độ thì thời gian hàn sẽ giảm, tăng năng suất,
chất lượng của mối hàn.
- Cự ly giữa đầu hàn và bệ đỡ: thông thường, cự ly này phải lớn hơn biên độ dao động và
phải nhỏ hơn 75% bề dày của mối liên kết thì mới đảm bảo độ bền cao.
- Thời gian hàn
- Lực ép
3. Công nghệ tán đinh revit
Công nghệ này thường được dùng để trang trí trên sản phẩm may : cố định miệng túi
quần jean hoặc dính nút nhiều thành phần trên sản phẩm may .Cần có sự nghiên cứu về các
loại đinh được gắn trên sản phẩm sao cho đảm bảo được độ bền ,không bị gỉ sét,gây hại quần
áo và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng .Cần lựa chọn vị trí tán đinh : thường là
góc của các chi tiết .Để tán đinh,người ta có thế sử dụng các công cụ thủ công như búa ,kìm
bấm đinh ,các máy tán đinh .Lực tán cũng cần được xem xét ,sao cho khoomng làm hỏng,vỡ
đinh,phá vỡ liên kết của vải
Đinh tán có nhiều kích cỡ,kiểu dáng và nhiều thành phần thường là thép không gỉ,thép
mạ đồng ,mạ kẽm .
Vật liệu sử dụng công nghệ đinh tán thường có đặc điểm : dày,cứng,(vải denim,kaki,giả
da ,…)
4.Công nghệ tổng hợp: thường dùng để tạo đường liên kết mở trên sản phẩm


ứng dụng dập khuy trên bản lưng:


-

Đặc điểm : tương tự như công nghệ đục lỗ cơ khí ở công đoạn cắt

-

Thiết bị : máy dập khuy,khuôn dập,dao đục lỗ ,máy thùa ,máy hàn nhiệt

-

Ứng dụng : làm khuy trên bản lưng của quần short .Bản lưng đã được may theo

phương pháp truyền thống.Sau đó,người ta dùng phương pháp hàn ngoại nhiệt hàn chính xác
vị trí của khuy trên lưng ,rồi cắt hoàn tất phần thauwf của khuy .
-

Yêu cầu kỹ thuật :

Đường chém khuy phải sạch,đúng vị trí,đúng kích thước
Dao dập cần phải lựa chọn dao phù hợp với kết cầu vậy liệu của sản phẩm may
Mép khuy phải cân đối ,không bị tưa chỉ hay quăn mép


5. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng các phương pháp ráp nối không chỉ
- Chỉ áp dụng được cho các loại vải có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cao nhưu :
polycarbonate,polystyrene,PVC, giả da ,… hoặc những loại vải sơi thiên nhiên với thành phần
tối thiểu là 65% chất nhiệt dẻo
- Khi sử dụng thêm các bang keo dính ,công nghệ sản xuất trở nên phức tạp hơn ,giá
thành sảnh phẩm gia tăng
- Để nối các vật liệu có thành phần khác nhau là vấn đề hết sức khó khan ,cần có quá

trình nghiên cứu và thực nghiệm thật kỹ
- Khi quá trình gia công hàn bị hỏng sẽ làm giá thành sản phẩm tăng và phải vứt bỏ các
chi tiết hỏng
- Đường hàn có thể dễ dàng được nhận ra d sự bóng bẩy của chúng so với những đường
may bằng các đường may truyền thống có kết cấu tương đương



×