Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

luận văn kinh doanh quốc tế quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH công nghệ và thương mại quốc tế eworld

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.5 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
giám hiệu, phòng Đào tạo và Khoa Thương Mại Quốc Tế cùng các giảng viên
trường Đại Học Thương Mại đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức làm nền
tảng để em có thể lựa chọn và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận, em đã nhận sự hướng dẫn nhiệt
tình của giáo viên hướng dẫn, cô giáo Ths.Mai Thanh Huyền. Em xin được gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tới Ban giám đốc công ty TNHH Công
Nghệ và Thương Mại Quốc tế Eworld cùng toàn thể cán bộ, nhân viên công ty đã
tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thiện kỹ năng, nghiệp vụ tại công ty,
nhiệt tình cung cấp số liệu và các thông tin hữu ích giúp em hoàn thành tốt các nội
dung của khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã
động viên em và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Sinh viên
Đỗ Thúy Ngân

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu..................................................................1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu..............................................................................1
1.3 Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2


1.4 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
1.7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.........................................................................4
Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.......................................................................................5
2.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
................................................................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về giao nhận....................................................................................5
2.1.2 Vai trò của giao nhận trong thương mại...........................................................6
2.1.3 Phân loại giao nhận.........................................................................................6
2.1.4 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận.......................................................7
2.1.5 Trách nhiệm của người giao nhận....................................................................8
2.1.6 Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không.....................................10
2.2 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu của hàng không Việt Nam........................16
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ EWORLD................................20
3.1 Khái quát về công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld.........20
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.................................................................20
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh.......................................................................................20
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban của công ty........................21

ii


3.1.4 Nguồn nhân lực của đơn vị.............................................................................23
3.1.5 Cơ sở vật chất của Công ty.............................................................................23
3.2. Tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty
TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld................................................24

3.3 Phân tích thực trạng về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
của công ty TNHH Công nghệ và Thương mại quốc tế Eworld..............................27
3.1.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không của công ty
................................................................................................................................. 27
3.4 Đánh giá thực trạng về quy trình giao hàng XK bằng đường hàng không của
công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld....................................31
3.4.1 Thành công mà công ty đạt được....................................................................31
3.4.2 Hạn chế của công ty.......................................................................................32
CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH GIAO
NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.....................................35
4.1 Định hướng mảng kinh doanh chung của Doanh nghiệp...................................35
4.2. Định hướng về hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không trong
thời gian tới.............................................................................................................36
4.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
của Doanh nghiệp....................................................................................................37
4.3.1. Giải pháp đối với Doanh nghiệp...................................................................37
4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ...........................................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÊN
Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hóa
Sơ đồ 3.1: Tổ chức quản lý của Công ty
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động trong công ty Eworld

TRANG

8
21
23

Bảng 3.2 Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.
25
Biểu đồ 1.1: Mức độ tăng trưởng của hoạt động giao nhận hàng hóa
26

bằng đường hàng không

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TMQT
VN
XK
XNK
AWB
MAWB
HAWB
HCM
TPP

Tiếng Anh

Airway bill
Master bill

House airway bill
Trans-pacific partnership
Agreement

v

Tiếng Việt
Thương mại Quốc tế
Việt Nam
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Vận đơn hàng không
Vận đơn chủ
Vận đơn thứ cấp
Hồ Chí Minh
Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình dương


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Vận chuyển hàng hóa quốc tế xuất hiện từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời,
nhất là khi trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phát triển,
vận chuyển hàng hóa quốc tế đã có những bước phát triển đáng khích lệ và góp
phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Trong những thập niên gần
đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và các châu lục đã
kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa, điển hình là
phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Riêng đới với Việt Nam,
khi đã là thành viên của Hiệp Hội Thương Mại Thế Giới (WTO), chúng ta lại càng
phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bán quốc tế, về các phương

thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không,
để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong tương lai.
Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung
của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trên thế giới hiện nay, ở nước
ta trong những năm gần đây cũng nổi lên một số Công ty giao nhận và vận tải. Công
ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld là một trong những công ty
tiêu biểu trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển trong nước cũng như quốc tế. Tuy
nhiên nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu nói chung và công tác giao nhận xuất khẩu nói riêng, Công ty
TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld thấy rằng có nhiều vấn đề công
ty cần phải làm để không ngừng hoàn thiện quy trình giao hàng hóa xuất khẩu để
ngang hàng với thị trường quốc tế, đặc biệt là mảng giao hàng hóa xuất khẩu bằng
đường hàng không. Hơn nữa trong một số khâu của quy trình giao nhận thể hiện
một số bất cập chưa hợp lý, thể hiện ở những rủi ro đáng tiếc gặp phải. Vì vậy em
nhận thấy là việc nghiên cứu đề tài hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất
khẩu bằng đường hàng không ở công ty là hết sức cần thiết.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc: " Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không tại công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld " tập trung

1


nghiên cứu đi sâu vào quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của
công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld. Bên cạnh những thành
tựu công ty đạt được, đề tài cũng phản ánh những tồn tại trong công tác thực hiện
quy trình giao hàng xuất khẩu của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân của
những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại
và đưa ra các kiến nghị với công ty, với Nhà nước nhằm hoàn thiện hơn công tác
quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu tại công ty.

Một vài năm gần đây có một số bài khóa luận cũng viết về đề tài này như:
- Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại
công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinamilk, khóa luận tốt nghiệp/
Phan Vân Quyên, An Thị Thanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013-52 trang.
- Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải đường hàng không của chi nhánh
Kintetsu World Express VN, khóa luận tốt nghiệp/ Nguyễn Đức Hoàng Nam, An
Thị Thanh Nhàn hướng dẫn- khoa TMQT, 2013- 36 trang.
- Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành,
khóa luận tốt nghiệp/ Lữ Hồng Nhung, An Thị Thanh Nhàn, 2013
Các đề tài trên đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quy trình giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không nói chung và quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không nói riêng; đưa ra một số định hướng phát triển cho
hoạt động giao nhận tại công ty; các đề xuất, kiến nghị đối với các công ty cũng như
Nhà nước để quản trị tốt quy trình này.
Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu đều có một đối tượng khác nhau, phạm vi
nghiên cứu khác nhau, nên trong quá trình thực tập, căn cứ vào thực trạng của công
ty thực tập, em thấy đây là một đề tài phù hợp, và chưa có bài nghiên cứu nào về đề
tài này tại công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể cho hoạt động giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc
tế Eworld em nhận thấy cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề sau:

2


- Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quy
trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu, tập hợp, so sánh, đối chiếu các khái niệm, định nghĩa, các lý thuyết,

các quan điểm từ đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các kiến
nghị sau này.
- Mục tiêu thứ hai của khóa luận là khảo sát tình hình thực tế giao hàng xuất
trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, đặc biệt là hoàn thiện quy trình giao
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
- Mục tiêu cuối cùng của khóa luận là đưa ra những đánh giá sát thực với tình
hình thực tế, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao
nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Công nghệ và
Thương mại Quốc tế Eworld .
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không gắn liền với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị thực tập.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu về không gian được thực hiện tại Công ty TNHH Công
nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld
1.5.2 Phạm vi về thời gian
Phạm vi nghiên cứu về thời gian trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017
1.5.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng
không. Vì khuôn khổ của bài khóa luận là có hạn, không thể trình bày hết những
vấn đề liên quan nên em xin phép được phép giới hạn các nội dung nghiên cứu về lý
thuyết cũng như thực tế tập trung vào các bước trong thực hiện giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không nhằm tiếp nhận vấn đề một cách trọng tâm và khoa học
hơn. Từ đó rút ra những tồn tại để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động giao nhận cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.

3



1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu thêm về hoạt động kinh doanh cũng như quy trình giao nhận hàng của
công ty, trong thời gian thực tập tại đơn vị thực tập em đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như:
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã thu thập được một số thông tin, tài
liệu sẵn có ở phòng Kế toán- tài chính và phòng Marketing. Những số liệu này đã
được phân tích, giải thích và thảo luận, nguồn thu thập và xử lý được các phong ban
lưu trữ qua các năm tổng hợp lại trong quá trình hoạt động, thấy được tốc độ phát
triển và thu chi của công ty trong các giai đoạn.
1.6.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các đối tượng như khách hàng
của doanh nghiệp cũng như nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là những dữ liệu
gốc, chưa được xử lý. Không những vậy trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp
bằng sự quan sát, ghi chép và tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra. Đặc biệt em
đã phỏng vấn và đặt một số câu hỏi cho các anh chị phòng Nghiệp vụ chứng từ và
Phòng kế toán- tài chính về các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp. Và từ những
thông tin thu thập được đó giúp ích cho em rất nhiều trong bài khóa luận này sát đi
sát với tình tình phát triển của doanh nghiệp hơn.
1.7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không
Chương 3: Phân tích thực trạng của quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng
đường hàng không của Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworld
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình giao hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại
Quốc tế Eworld


4


Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường
hàng không
2.1.1 Khái niệm về giao nhận
Trong thương mại quốc tế, người bán và người mua thường cách xa nhau.Việc
di chuyển hàng hóa do người vận chuyển đảm nhận đóng vai trò quan trọng trong
việc thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế. Để cho quá trình vận chuyển được Bắt
đầu – Tiếp tục – Kết thúc, tức là hàng hóa đến được với người mua, thì cần thực
hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng
ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến.
Tất cả những công việc này được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận – Forwading.
Có thể hiểu, giao nhận là một hoạt động kinh tế rất rộng liên quan tới hầu hết
các công việc trong quá trình đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận nhanh chóng và
hiệu quả nhất.
Theo điều 36 Luật Thương Mại" Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác( gọi chung là khách hàng)".
Theo hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế ( FIATA) thì "Giao nhận vận tải là bất
kỳ loại dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng
gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các
dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu
thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Như vậy nói một cách ngắn gọn: Giao nhận hàng hóa quốc tế là một dịch vụ
liên quan tới quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi giao

hàng tới nơi nhận hàng, từ quốc gia này sang tới quốc gia khác. Trong đó, người
giao nhận ( freight forwader) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng
ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Người giao nhận có thể

5


làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người
thứ ba khác.
2.1.2 Vai trò của giao nhận trong thương mại
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng
giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có
vai trò quan trọng:
Thứ nhất, giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng
của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích
và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương
tiện hỗ trợ khác.
Thứ hai, giao nhận giúp giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ ba, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như chi phí xây dựng kho cảng bến bãi của người giao nhận hay do
người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.
2.1.3 Phân loại giao nhận
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Giao nhận nội địa (Giao nhận truyền thống): Là hoạt động giao nhận phục vụ
chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
- Giao nhận quốc tế: Là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc
tế, ra khỏi phạm vi quốc gia.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận:
- Giao nhận thuần túy: Là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng và
nhận hàng.

- Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động giao nhận
thuần túy còn bao gồm cả việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn
và hoạt động kho hàng.
Căn cứ vào phương thức vận tải:
- Chuyên chở bằng đường hàng không
- Chuyên chở bằng đường biển
- Chuyên chở bằng đường sông
- Chuyên chở bằng đường sắt

6


- Chuyên chở bằng đường ô tô
- Vận tải đa phương thức
2.1.4 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận
Trừ phi bản thân người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tự mình tham
gia làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có
thể thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển
hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có
thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại lý và thuê dịch vụ của
những người thứ ba khác.
- Dịch vụ giao nhận thay mặt người gửi hàng ( người XK). Theo những chỉ
dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ:
+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
+ Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc.
+ Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…
+ Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của
chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như
ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết.

+ Đóng gói hàng hóa ( trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa và những
luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến.
+ Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần.
+ Cân đo hàng hóa
+ Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu
cầu thì mua bảo hiểm cho hàng.
+ Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
+ Lo việc giao dịch ngoại hối ( nếu có)
+ Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước.
+ Nhận vận đơn đã kí của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
+ Thu xếp việc chuyển tải trên đường ( nếu cần).

7


+ Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng
thông qua những mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài.
+ Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa nếu có.
+ Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn
thất của hàng hóa ( nếu có).
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng ( người nhập khẩu). Theo những chỉ dẫn

giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:
+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khi người
nhận hàng lo liệu vận tải hàng.
+ Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
+ Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước ( nếu cần).

+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí thức và những chi phí khác cho
hải quan và những nhà đương cục khác.
+ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh ( nếu cần)
+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
+ Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên
chở về những tổn thất của hàng hóa nếu có.
+ Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
2.1.5 Trách nhiệm của người giao nhận
2.1.5.1 Khi làm đại lý vận tải
Người giao nhận luôn được đề cập đến như là chiếc cầu nối giữa người gửi
hàng với người chuyên chở trong sơ đồ sau:
Người gửi hàng/

Người giao nhận 1

Người XK

( forwarder)
Người chuyên
chở ( Carrier)

Người nhận hàng/

Người giao nhận 2

Người nhập khẩu

( Forwarder)

Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hóa


8


Người giao nhận với tư cách là 1 đại lý, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm thiếu
sót như:
o Giao không đúng chỉ dẫn
o Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm mặc dù đã có hướng dẫn
o Chở hàng sai quy định.
o Sai sót khi làm thủ tục hải quan
o Gửi hàng mà không thu tiền của người nhận hàng
o Người giao nhận cũng bị bên thứ ba ( người chuyên chở) khiếu nại về việc
hư hỏng hay mất mát hàng hóa, tổn thất cá nhân mà mà bên đó gây ra trong quá
trình thực hiện nghiệp vụ.
2.1.5.2 Khi làm người chuyên chở
Trong trường hợp này, Người giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh
mình chịu trách nhiệm về những sai sót, mất mát của mình, của người giao nhận
khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở như thế nào là do
luật lệ của các phương thức vận tải liên quan quy định, người chuyên chở thu ở
khách hàng một khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta chuyên chở chứ không
phải tiền hoa hồng.
Khi người giao nhận cung cấp các loại dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng
gói, lưu kho, bốc xếp hoặc phân phối... thì người giao nhận chịu trách nhiệm như
người chuyên chở. Thời gian này hàng hóa được làm các thủ tục thông quan như
kiểm tra số lượng theo tờ khai, kiểm tra mã hàng, kẹp chì,… cũng mất khá nhiều
thời gian nếu xảy ra sai xót hoặc nhầm lẫn.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà sẽ áp dụng công ước quốc tế hoặc các quy tắc do phòng

Thương mại quốc tế ban hành.
Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng
của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau:
Do lỗi của khách hàng hoặc người của khách hàng ủy thác.
Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp.
9


Do bản chất của hàng hóa.
Có tính chất bất khả kháng.
Ngoài ra người giao nhận không phải chịu trách nhiệm khi mất một khoản lợi
đáng lẽ khách hàng được hưởng hay về sự chậm trễ của người giao nhận khi sai địa
chỉ mà không phải do lỗi của mình.
2.1.6 Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không
2.1.6.1 Vai trò của vận tải đường hàng không
Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đới với nền kinh tế thế giới nói chung
và buôn bán quốc tế nói riêng. Hiện nay, theo thống kê của Liên Hợp Quốc thì
lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm gần 1/3 giá trị hàng hóa
mua bán trên thế giới. Số hàng hóa này chủ yếu được luân chuyển qua các đại lý
hàng không. Tuy chỉ chiếm phần không lớn trong tổng lượng hàng hóa chuyên chở
quốc tế, nhưng đối với việc vận chuyển hàng hóa cần giao khẩn cấp, hàng mau
hỏng, dễ thối... thì vận tải hàng không lại chiếm vị trí số 1. Do vậy vận tải hàng
không không những có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các nước mà
còn là cầu nối văn hóa giữa các nước, vận tải hàng không còn là mắt xích quan
trọng trong quy trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
2.1.6.2 Ưu điểm của vận tải đường hàng không
- Tốc độ nhanh, đáp ứng được yêu cầu của các mặt hàng cần vận chuyển
nhanh chóng, Tốc độ của máy bay dân dụng hiện nay xấp xỉ tốc độ âm thanh, có thể
gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa.
Hàng hóa cần vận chuyển nhanh có thể chia làm 3 nhóm chính là:

Thư, bưu kiện ( Air mail) như bưu kiện, bưu phẩm, vật kỉ niệm
Hàng chuyển phát nhanh ( Express) như chứng từ, sách báo, tạp chí và hàng
cứu trợ
Hàng hóa thông thường ( Air freight)
Trong đó hàng hóa thông thường được vận chuyển bằng máy bay gồm hàng
hóa có giá trị cao ( High value commondity) như vàng, bạch kim, đá quý, tác phẩm
nghệ thuật; hàng hóa dễ hư hỏng do thời gian ( Perisable) như hoa quả tươi, hoa
tươi, thực phẩm đông lạnh; hàng hóa nhạy cảm với thị trường ( market sensitive air
freight) như hàng thời trang; động vật sống ( live animals) như động vật nuôi trong
10


nhà, vườn thú. Ngày nay hàng hóa thông thường vận chuyển bằng đường hàng
không còn bao gồm các link kiện điện tử, các nguyên phụ liệu phục vụ cho quy
trình sản xuất JIT tại các nhà máy.
- Tính an toàn và hành trình đều đặn
So với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất, do
thời gian vận chuyển ngắn, trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy
bay bay ở độ cao trên 9000m trên tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy
bay không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên như sét, mưa bão..trong hành
trình chuyên chở.
- Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên
Khoảng cách vận chuyển giữa hai điểm gần như trên một đường thẳng, không
phải đầu tư xây dựng tuyến đường ( trừ việc xây dựng sân bay) khả năng thông qua
trên một tuyến đường gần như là không hạn chế.
- Vận tải hàng không có tính cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh nhu cầu
chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt
bay trên một tuyến đường.
- Vận chuyển hàng không giúp chuyên chở hàng hóa đến những nơi mà nhiều
phương tiện vận chuyển khác không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện nhưng vô

cùng khó khăn.
2.1.6.3 Hạn chế của vận tải đường hàng không
- Cước phí vận chuyển cao: giá thành vận chuyển hàng không cao hơn rất
nhiều lần các ngành vận tải khác ( 5-6 lần vận tải biển). Nguyên nhân dẫn đến giá
cước đắt do giá máy bay cao, chi phí khấu hao lớn. lượng tiêu hao nhiên liệu lớn,
trọng tải nhỏ.
- Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng lại ở các sân bay ( airport to airport ). Hạn
chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hóa và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian.
Đòi hỏi công sức, phi công,.. có trình độ kỹ thuật cao và giàu kinh nghiệm.
- Sức chở hạn chế: Khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang
chứa hàng và sức nặng của máy bay. Ví dụ một chiếc Boeing 747 giá 100 triệu
USD chỉ chở được 400 người, tương đương 80-100 MT

11


- Lịch trình bay bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Khi gặp
thời tiết xấu, máy bay buộc phải hoãn hoặc hủy chuyến bay. Đối với các máy bay hạ
cánh, gặp thời tiết xấu có thể phải chuyển địa điểm hạ cánh.
- Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả
thảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được.
2.1.6.4 Các chứng từ có liên quan tới quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường hàng không
Vận đơn hàng không( Airwaybill-AWB)
Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014 vận đơn hàng không là chứng
từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết
hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.
Vận đơn hàng không có các chức năng sau đây:
+ Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không.
+ Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên

chở và người gửi hàng
+ Là chứng từ bảo hiểm.
+ Là tờ khai hải quan của hàng hóa
+ Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
AWB là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Khác với vận đơn đường
biển, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Nguyên nhân là
do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và
hàng hóa được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi
chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của
người nhập khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu.
Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người
khác không phải do hãng hàng không phát hành.
Các loại vận đơn hàng không:
- Căn cứ vào việc gom hàng:
Vận đơn chủ ( Master AWB- MAWB ): là vận đơn mà hãng hàng không cấp
cho người gom hàng( người giao nhận) khi người này gửi hàng cho hãng hàng
không một lô hàng gồm nhiều chủ hàng.

12


 Vận đơn thứ cấp ( House AWB - HAWB ): là vận đơn do người gom hàng cấp

cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở
nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ
hàng lẻ và dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ.
- Căn cứ vào người phát hành:
 Vận đơn của hãng hàng không ( Airline airway bill): Vận đơn này do hãng


hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người
chuyên chở ( issuing carrier identification).
 Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác

chứ không phải do người chuyên chở phát hành, trên vận đơn không có biểu tượng
và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người
chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
Bảng lược kê khai hàng hóa xuất khẩu ( Cargo List)
Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta
dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết.
Nội dung chính của bản khai chi tiết:
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
- Tên hàng;
-

Ký mã hiệu của hàng;

-

Số kiện hàng;

- Trọng lượng toàn bộ;
- Trọng lượng tịnh;
-

Kích thước của hàng hóa;

-

Ô tả hàng hóa;


-

Chữ ký của người lập

Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List)
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng
được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói,
kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói… Phiếu đóng gói được đặt
trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một
túi gắn bên ngoài bao bì.

13


Bản lược khai hàng hóa:
Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở. Lược khai hàng hóa do
người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường
hợp gom hàng).
Lược khai hàng hóa bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ người gửi;
- Tên, địa chỉ người nhận;
-

Số thứ tự của vận đơn;

- Tên hàng;
-


Ký mã hiệu;

- Trọng lượng;
-

Số kiện hàng của từng vận đơn;

-

Nơi đi;

-

Nơi đến.

Hóa đơn thương mại( Commercial Invoice)
Là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng
đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ
thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương
thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…
Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin- C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất
khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất
khẩu xác nhận.
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà
nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi
thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm
chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng
tới chất lượng hàng hoá.
Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, ký và

được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là Phòng
Thương Mại và Công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương).

14


Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
-

Phương tiện và tuyến vận tải;

-

Mục đích sử dụng chính thức;

-

Số thứ tự của lô hàng;

-

Mã và số hiệu bao bì;

- Tên hàng và mô tả hàng hóa;
-

Số lượng hàng hóa;


- Trọng lượng hàng hóa;
-

Số và ngày của hoá đơn thương mại;

-

Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hóa;

-

Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng hàng hóa( Certificate
of Quality/ Quantity/ Weight)
Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu
nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao
Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể
yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết
lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất.
Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh và hun trùng(Phytosanitary Certificate)
Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch (động vật hoặc thực vật) cấp, để xác
nhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Mục đích của công việc này là
để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tờ khai hải quan
Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan
hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.
Giấy phép XNK
Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước
cấp, ở Việt Nam là Bộ Công Thương.

Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính: Loại một là giấy

15


phép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một
khối lượng hay trị giá hàng trong một năm. Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho
từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử
dụng phổ biến hơn.
Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của người xuất nhập;
-

Số giấy phép; Ngày cấp;

- Thời hạn hiệu lực;
-

Cơ sở cấp giấy phép;

-

Loại hình kinh doanh;

-

Cửa khẩu nhập;

-


Hợp đồng số;

-

Ngày;

-

Dạng hợp đồng;

-

Chi tiết về vận tải;

-

Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng;

- Thời hạn giao hàng;
-

Phương thức thanh toán;

-

Ðồng tiền thanh toán;

- Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hóa;
-


Ký mã hiệu hàng hóa;

-

Số lượng hàng hóa;

-

Ðơn giá;

- Trị giá;
-

Người và ngày xin cấp giấy phép;

-

Xác nhận của hải quan;

-

Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu.

2.2 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu của hàng không Việt Nam
Ngoài việc chuyên chở hành khách, ngành Vận tải hàng không còn chuyên
chở hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Sau đây là một số thông
tin về thủ tục giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng

16



hóa và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hóa để giao hàng cho hãng
hàng không.
Thông thường, họ ủy thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng
một hợp đồng ủy thác giao nhận
Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho
phép khai thác hàng hóa.
Quy trình giao hàng xuất khẩu như sau:
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn
của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận
đơn.
Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội
dung chính sau:
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
-

Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển;

-

Số kiện; Trọng lượng;

-

Kích thước của hàng;

-

Ðặc điểm và số lượng hàng hóa;


-

Giá trị hàng;

-

Phương pháp thanh toán cước phí;

-

Ký mã hiệu hàng hóa;

-

Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hóa;

-

Liệt kê các chứng từ gửi kèm.

Bước 2: Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã
nhận hàng của người giao nhận (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt). Ðây là
sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.
FCR gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
- Tên, địa chỉ của người nhận hàng;
-

Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa;


-

Số lượng kiện và cách đóng gói;

- Tên hàng;

17


- Trọng lượng cả bì;
- Thể tích;
-

Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.

Bước 3: Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao
nhận (FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport), nếu người giao nhận có trách
nhiệm giao hàng tại điểm đến.
Nội dung chính của FTC gồm:
- Tên địa chỉ của người ủy thác;
-

tên và địa chỉ của người nhận hàng;

-

Ðịa chỉ thông báo;

-


Phương tiện vận chuyển;

- Từ/qua;
-

Nơi hàng đến;

- Tên hàng;
-

Ký mã và số hiệu hàng hóa;

- Trọng lượng cả bì;
- Thể tích;
-

Bảo hiểm;

-

Cước phí và kinh phí trả cho;

-

Nơi và ngày phát hành chứng từ.

Bước 4: Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR
– Frwarder’s Warehouse Receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận
trước khi gửi cho hãng hàng không.

FWR gồm những nội dung chính sau:
- Tên và người cung cấp hàng;
- Tên người gửi vào kho;
- Tên thủ kho;
- Tên kho;
-

Phương tiện vận tải;

- Tên hàng;
- Trọng lượng cả bì;

18


- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận;
-

Mã và số hiệu hàng hóa;

-

Số hiệu và bao bì.

-

Bảo hiểm;

-


Nơi và ngày phát hành FWR.

Bước 5: Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành
tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không.
+ Giấy phép xuất nhập khẩu:
+ Bản kê chi tiết hàng hóa:
+ Bản lược khai hàng hóa:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ:
+ Tờ khai hàng hóa XNK (khai hải quan)
+ Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)

Bước 6: Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không và thanh toán các chi
phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:
-

Các bản còn lại của MAWB và HAWB

-

Hoá đơn thương mại

-

Bản kê khai chi tiết hàng hóa

-

Giấy chứng nhận xuất xứ

-


Phiếu đóng gói

-

Lược khai hàng hóa

- Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc
HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có
liên quan.

19


Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ EWORLD
3.1 Khái quát về công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế
Eworld
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ EWORLD
được đánh giá là một trong những công ty giao nhận chuyên nghiệp ở Việt Nam,
cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng đến khách hàng Người đại diện theo pháp luật của
công ty là ông Lại Minh Tùng - chức danh: Tổng Giám đốc, ông Vũ Hoàng Hải
( giám đốc chi nhánh) và bà Lã Thị Thu Hiền ( phó giám đốc chi nhánh)
- Tên doanh nghiệp đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG
NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ EWORLD
- Địa chỉ trụ sở chính: Nhà số 10, Ngõ 168 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 17 tháp A tòa nhà Sông Đà, 36 Mễ Trì Nam Từ

Liêm, Hà Nội.
- Chi nhánh HCM: Tòa nhà Blue diamond, Y2-Y3-Y4 Hồng Lĩnh, Phường 15
Quận 10, Thành phố HCM.
- Điện thoại: 096.543.1266 hoặc 096.270.1266
- Website: www.nhaphangkinhdoanh.com
- Email:
- MST: 0106446394 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày
13/2/2014.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Sau gần 5 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH công nghệ và thương
mại Eworld đã đứng lên là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
giao nhận và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật có uy tín trên thị
trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng và không ngừng hoàn thiện cũng như mở
rộng phạm vi hoạt động.

20


×