Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

luận văn kinh doanh quốc tế nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm máy làm đất từ thị trường nhật bản của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.93 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự
ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và
thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS.Phan Thu Giang, người đã hết
lòng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài khóa luận này. Xin gửi
lời tri ân nhất của em đối với những điều mà Cô đã dành cho em.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc, cũng như toàn thể anh chị
trong phòng Nhập Khẩu của Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam đã
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em có thể hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của
Thầy Cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 18 tháng 4 năm 2019

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ



3

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
VNĐ
NK
KNNK
KT-TC
HC-NS
TMĐT
ĐH-CĐ
CP
CSVC
BGĐ

4

Nghĩa tiếng việt
Việt nam đồng
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
Kế toán-tài chính
Hành chính-nhân sự
Thương mại điện tử
Đại học-Cao đẳng
Cổ phần

Cơ sở vật chất
Ban giám đốc

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

CIF

Insurance and Freight

Tiền hàng bảo hiểm và cước phí

5


5


CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu
thế nổi bật của kinh tế thế giới. Phù hợp với xu thế đó,từ năm 1986 đến nay, Việt Nam
đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương
châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của
tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình,độc lập và phát triển” . Việt Nam
luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế,
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
nhiều lĩnh vực. Đến nay Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy với 189 quốc gia và vùng
lãnh thổ, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực 1.
Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao vị thế,vai trò của Việt
Nam trên trường quốc tế. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu bước hội nhập
Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tính đến tháng 11/2018, Việt Nam đã tham gia thiết
lập 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới,
trong đó có cả các FTA thế hệ mới như là Hiệp định Việt Nam – EU. Đây là FTA thế
hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu. Ngoài cam kết về tự do hóa thương
mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như
mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu
tư. 2
Theo thông tin từ tổng cục hải quan, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập

khẩu là 62,7 tỷ USD),thì tới năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
1 Trang thông tin điện tử bộ ngoại giao Việt Nam
2 Th.S Nguyễn Hải Thu – Tạp chí tài chính ngày 30/12/2018

6


Việt Nam đã tăng gấp hơn 4 lần đạt 480,17 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 243,48 tỷ
USD và nhập khẩu là 235,69 tỷ USD),tăng 12,2% so với thống kê năm 20173
Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam hiện nay, ngành
xây dựng đang đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập.Chính vì
thế, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng thì nhu cầu của khách hàng trong nước
về máy móc và thiết bị xây dựng vô cùng lớn và đa dạng. Theo thống kê của Tổng cục
hải quan thì nhiều năm liền Máy móc,thiết bị phụ tùng là một trong những những mặt
hàng nhập khẩu chính của nước ta; trong năm 2018 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng
này lên tới 33,73 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2017-11,12 tỷ USD) 4.Trong đó
mặt hàng máy móc thiết bị xây dựng chiếm kim ngạch lớn,mỗi năm nước ta phải bỏ ra
từ 4-5 tỷ USD để nhập các loại máy xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước.
Đây là một nguồn ngoại tệ lớn nên cần thiết phải có những giải pháp để nâng cao hiệu
quả nhập khẩu,tránh lãng phí nguồn ngoại tệ này.
Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam hiện là một trong những nhà
cung cấp hàng đầu máy móc và thiết bị xây dựng ở nước ta. Từ kinh nghiệm nhiều
năm và thiết lập mối quan hệ với hầu hết các nhà cung cấp máy xây dựng lớn nhỏ trên
thế giới như Nhật Bản,Hàn Quốc,EU,…, công ty có thể đáp ứng được các nhu cầu của
khách hàng về các chủng loại máy móc thiết bị xây dựng của đa số các hãng trên thế
giới.Thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng đầu của công ty kể từ khi thành
lập. Với mong muốn tìm hiểu hoạt động nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất cũng như
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng Máy làm đất từ
thị trường Nhật Bản, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
sản phẩm Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần phát triển máy

xây dựng Việt Nam” để nghiên cứu trong khóa luận của mình.
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiệu quả nhập khẩu là một trong những vấn đề rất quan trọng trong hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của một công ty. Nó là
chỉ tiêu tiên quyết thể hiện mức độ thành công cũng như năng lực cạnh tranh của một
3 Sở công thương TP. Hồ Chí Minh – Bản tin công thương ngày 27/11/2018
4Trang web />
7


doanh nghiệp nhập khẩu. Và đề tài“ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu” một
mặt hàng cụ thể không còn quá mới mẻ và được rất nhiều sinh nghiên cứu.Có một số
công trình nghiên cứu tương tự như là:
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu tại Tổng công ty cơ
khí giao thông vận tải” do tiến sĩ Nguyễn Như Bình hướng dẫn, khoa thương mại và
kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đề tài này chủ yếu nghiên cứu và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua nâng cao hiệu quả
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và hoàn thiện quy trình nhập khẩu vật tư thiết
bị phục vụ giao thông vận tải.
- “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị gia dụng của công
ty cổ phần XNK khoáng sản Minexport”, của tác giả Nguyễn Tiến Cường, khóa luận
năm 2013, khoa Thương mại quốc tế,trường Đại học Thương mại đã phân tích và đánh
giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị gia dụng thông qua quy trình nhập khẩu
của công ty.
- “Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị Vật tư thông tin”. Đề tài nêu lên
thực trạng và các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua
các công cụ về marketing, từ đó đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu.
Các công trình nghiên cứu trên trên đều phân tích và đánh giá hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu thành phẩm cụ thể nhưng chưa có đề tài nào phân tích hiệu quả kinh

doanh nhập khẩu mặt hàng từ một thị trường cụ thể qua các yếu tố ảnh hưởng và chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Và đề tài của em khác biệt hơn so với
các đề tài trên ở chỗ: khác về số liệu trong khóa luận, khác về doanh nghiệp, khác về
phương pháp và thời gian nghiên cứu. Hơn nữa, đề tài của em tập trung vào phân tích
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất từ một thị
trường cụ thể là Nhật Bản.
1.3.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
sản phẩm Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần phát triển máy xây
dựng Việt Nam, các mục tiêu nghiên cứu hướng tới các vấn đề sau:

8


-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu.
-Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty thông qua các yếu tố ảnh
hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
-Trên cơ sở phân tích và đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu Máy làm đất của công ty từ thị trường Nhật Bản.
1.4.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy
làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam
Nội dung: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Mặt hàng: Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản
Công ty: công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam
1.5.Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng
Việt Nam, chủ yếu tại phòng Nhập khẩu của công ty.
-Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu của công ty trong giai

đoạn 2016-2018.
-Nội dung nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Máy
làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt
Nam.
1.6.Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình viết bài khóa luận, em đã tiến hành thu thập dữ liệu và
phân tích dữ liệu thu được từ công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam bằng
nhiều cách khác nhau.
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thu được từ nguồn có sẵn bên trong và bên ngoài công ty như :Báo cáo
tài chính trong giai đoạn 2016-2018, website của công ty: Vinacoma.com.vn và các ấn
phẩm, bài viết từ nhiều nguồn khác như google.com.vn, Tổng cục Hải quan,…. các
giáo trình chuyên ngành Kinh tế quốc tế và Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế
• Phương pháp phân tích dữ liệu:

9


-Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu, phân tích các dữ liệu, rút ra được các
kết luận về sự thay đổi, tăng trưởng qua các năm, đồng thời đánh giá được hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của công ty từ thị trường Nhật Bản có hiệu quả không, những
tác động đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và làm thế nào để nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu. Có thể tiến hành so sánh theo cặp, đối chiếu giữa các nguồn
cung cấp hiện tại, năm sau so với năm trước…
-Phương pháp phân tích tổng hợp:Tiến hành đánh giá một cách tổng quát các dữ
liệu thu được, tiến hành tổng hợp lại để rút ra các kết luận cần thiết cho việc viết luận
văn.
1.7.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,tài
liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được kết cấu làm 4 chương:

Chương 1:Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Chương 3:Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất
từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam
Chương 4:Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty Cổ
phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam.

10


Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU
2.1.Lý thuyết về Nhập khẩu
2.1.1.Khái niệm “nhập khẩu”
Nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương,là
hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Nó không
phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền
kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Do đó, nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ
nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mặt đất thu
lợi nhuận.Vậy bản chất của nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các
công ty tổ chức nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội
địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
2.1.2. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương. Nó thể hiện sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
Thông qua hoạt động nhập khẩu, các quốc gia bổ sung cho nhau những hàng hóa trong
nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa với

chi phí thấp hơn hay cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước. Hiện nay
thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng:
-Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt
buộc và các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển
xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.
-Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ
tự cấp tự túc.
-Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt: hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại
mà trong nước không thể sản xuất được.
-Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước khác
nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế,phát huy được lợi thế sánh
của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa.
11


2.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước và có
nhũng đặc điểm sau:
-Hoạt động nhập khẩu cần sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc
tế và ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán TMQT.
-Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C…
-Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ có sức chuyển đổi cao
như:USD, Euro, Bảng Anh…
-Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là theo điều kiện
CIF, FOB…
-Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ
tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
-Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hóa. Để đề
phòng rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
2.2. Lý thuyết về Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

2.2.1. Khái niệm “hiệu quả kinh doanh nhập khẩu”
Nếu hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất, trình độ
tổ chức và quả lý của doanh nghiệp trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ
chức và quản lý của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi hoạt động nhập khẩu:
-Xét trên góc độ doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được khi thu
được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, thể hiện trình độ khả năng sử dụng các yếu tố
nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
-Xét trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt được khi
tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hóa dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí bỏ ra để
sản xuất những hàng hóa dịch vụ này trong nước, nghĩa là hoạt động nhập khẩu góp
phần làm nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và giảm giá thành sản
phẩm.

12


2.2.2.Quan điểm đánh giá hiệu quả
Hiệu quả là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được
mục đích đó.Do đó khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp phải trải qua 2
bước cơ bản:
-Phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã xác định
-Sau đó so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có những hiệu quả kinh tế tăng nhưng mục tiêu của doanh nghiệp lại không thực
hiện được. Hiệu quả là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục
tiêu xuên suốt mọi hoạt động kinh tế.
2.2.3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng có vai
trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Hiệu quả kinh
doanh xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn sản xuất kinh doanh, nó có quyết định sự

sống còn của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào mà hoạt động càng có hiệu quả thì
càng mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn và
tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì bản thân nó phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Trong
quả trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ nghĩ đến việc đạt doanh
thu hàng năm cao, mà còn nghĩ đến việc làm sao để kết quả đạt được năm sau cao hơn
năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.2.4.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
a.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp
-Lợi nhuận nhập khẩu
Trong đó
P là lợi nhuận nhập khẩu
P=R-C

R là doanh thu nhập khẩu

C là chi phí nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu là chi tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình kinh
doanh nhập khẩu. Nó phản ánh các mặt số lượng và chất lượng hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản

13


xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa cho
biết hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chi phí nào.
-Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Pdt)
Trong đó
Dr là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Dr = P ÷ R

P là tổng lợi nhuận nhập khẩu

R là tổng doanh thu nhập khẩu
Chi tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì thu
được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lợi
của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại
• Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (Pcp)
Trong đó
Dc là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Dc = P ÷ C

P là tổng lợi nhuận nhập khẩu

C là tổng chi phí
Chi phí này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (Pv)
Trong đó
Dv là tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
Dv = P ÷ V

P là tổng lợi nhuận nhập khẩu

V là tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận thu về. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lợi của

vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
b.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ( Svlđ)
14


Trong đó
Svlđ là số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Svlđ = Rn ÷ Vn

Rn là doanh thu thuần nhập khẩu

Vn là vốn lưu động nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu
thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
• Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (Tv)
Trong đó
Tn là thời gian của kỳ phân tích
Tv = Tn ÷ Sn

Sn là số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

Tv là thời gian một vòng quay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho kinh doanh nhập
khẩu quay được 1 vòng. Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ tốc độ
luân chuyển càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao và ngược lại.



Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu (Hvlđ)
Trong đó
Hvlđ là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu
Hvlđ = Vn ÷ Rn

Vn là vốn lưu động nhập khẩu

Rn là doanh thu thuần nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một dòng doanh thu nhập khẩu cần bao nhiêu
đồng vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
lưu động nhập khẩu càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
-Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu:
• Mức sinh lời một lao động nhập khẩu:
Trong đó
D là mức sinh lời một lao động nhập khẩu
D=P÷L
L là số lao động

15

P là lợi nhuận nhập khẩu


Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng lao động càng cao.


Doanh thu bình quân một lao động ( W)

Trong đó
W là doanh thu bình quân một lao động
W =R/L

R là tổng doanh thu nhập khẩu

L là số lao động
Chỉ tiêu phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử
dụng lao động càng cao.
c.Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là những
mặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc
lựa chọn phương án nhập khẩu để triển khai trong thực tế. Nội dung của việc xem xét
hiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện thông qua tác động:
-Tác động tới việc phát triển kinh tế xã hội: Đóng góp vào gia tăng sản phẩm,
tăng tích lũy
-Tác động tới việc phát triển xã hội: giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, xóa bỏ giàu nghèo
-Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa.
2.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
a.Các nhân tố bên ngòai doanh nghiệp
• Môi trường văn hóa
Yếu tố này tác động khá lớn đến hiệu quả nhập khẩu. Các yếu tố của môi trường
văn hóa như ngôn ngữ, thói quen,tôn giáo…có tác động lớn đến hiệu quả nhập khẩu
của doanh nghiệp. Mỗi vùng miền một đất nước khác nhau có văn hóa khác nhau, nó
gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện nhập khẩu, từ đó đòi hỏi các công ty
phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ văn hóa vùng miền đó thể thực hiện hợp đồng
nhập khẩu hiệu quả hơn.
• Môi trường pháp lý

16


Trong hoạt động nhập khẩu, môi trường pháp lý bao gồm các quy định của pháp
luật bên nhập khẩu,bên xuất khẩu, các quy định quốc tế hay các tập quán thương mại
quốc tế.Với những quy định này doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện một cách nghiêm
túc mà không thể tác động để thay đổi.Nếu các chính sách quy định một cách rõ
ràng,minh bạch,nhất quán sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện một cách dễ
dàng các nghiệp vụ ngoại thương.Ngoài ra,các chính sách đối ngoại giữa các nước
xuất và nhập khẩu cũng tạo nên các tác động khác nhau tới hiệu quả nhập khẩu.Các
biện pháp được áp dụng như cấm hay hạn chế nhập khẩu,các ưu đãi thuế quan,hạn
ngạch.. đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nhập khẩu.
• Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới hiệu quả nhập
khẩu của doanh nghiệp:
-Các quan hệ kinh tế quốc tế
Liên kết kinh tế là xu hướng tất yếu và tác động đến các nhà kinh doanh nước
ngòai theo 2 hướng:Dễ dàng tiếp cận khai thác nguồn lực có lợi cho sản xuất mà
không vướng rào cản thương mại.Và ngược lại tạo nên môi trường kinh doanh bất lợi
cho các doanh nghiệp ở quốc gia ngoài khối liên kết so với các quốc gia trong khối
liên kết kinh tế.
-Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sự cách biệt về mặt
không gian. Vì vậy có thể nói kinh doanh nhập khẩu không thể tách rời hệ thống giao
thông vận tải và thông tin liên lạc. Ngày nay rất nhiều sản phẩm đã được tiêu chuẩn
hóa, do vậy việc cung cấp hàng hóa đầy đủ,nhanh chóng, chính xác đã trở thành một
trong những nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
-Hệ thống ngân hàng tài chính
Hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh thì khả năng đáp ứng nhu cầu về
vốn cho doanh nghiệp cũng như những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của ngân hàng sẽ

được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và
nắm bắt cơ hội.Các doanh nghiệp lần đầu hợp tác có sự bảo đảm của ngân hàng về mặt
tài chính sẽ góp phân nâng cao uy tín với bạn hàng.

17


b.Nhân tố bên trong doanh nghiệp
• Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng nhất thuộc về bản thân doanh
nghiệp. Người lao động chính là chủ thể thực hiện tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp, duy trì và điều hành các hoạt động đó. Họ nắm bắt được chắc các nghiệp vụ
nhập khẩu, am hiểu thông thạo các quy định của pháp luật về thủ tục thông quan hàng
hóa,thủ tục thanh toán quốc tế, quy định về hạn ngạch,giấy phép...sẽ giúp cho các giao
dịch của doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt và nhanh chóng.
• Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp chính là khả năng sắp xếp thành hệ
thống, quản lý hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh.Trình độ tổ chức của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng
các nguồn lực đó càng lớn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng từ đó được
nâng cao.
• Nguồn vốn
Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải vay vốn để đặt cọc, ký quỹ hoặc thanh
toán hàng nhập khẩu.Nếu nguồn vốn hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lỡ các cơ hội kinh
doanh,hay khi tiến hành cùng lúc nhiều hợp đồng, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp là rất thấp.Doanh nghiệp cần xác định cho mình cơ cấu vốn hợp lý để có thể
tăng hiệu quả sử dụng vốn, đem lại tích lũy cho doanh nghiệp.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh nhập khẩu bao gồm hệ thống kho
bãi, phương tiện vận chuyển, thiết bị bảo quản hàng hóa,…Nếu được trang bị cơ sở vật

chất đầy đủ, doanh nghiệp sẽ giảm bớt chi phí thuê mượn,chủ động trong kinh
doanh.Doanh nghiệp không có điều kiện trang bị cơ sở vật chất sẽ bị tăng chi phí đầu
vào, dễ mất cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.Phân định nội dung nghiên cứu
Từ thực tế quá trình thực tập tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt
Nam,việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và đánh giá những mặt
đạt được cũng như tồn tại trong kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất từ thị
trường Nhật Bản của công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam,em sử dụng
18


5 chỉ tiêu để tìm ra những mặt tồn tại,nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra
những giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó:
-Chỉ tiêu thứ 1:các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp
- Chỉ tiêu thứ 2: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 3: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 4: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 5: Hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

19


CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM
MÁY LÀM ĐẤT TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM
3.1.Giới thiệu về công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam
Vinacoma
3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam,tên tiếng Anh là Vietnam

Contruction Machine Development Joint Stock Company.Công ty với tiền thân là một
trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu nhỏ lĩnh vực thiết bị xây dựng,được khởi nghiệp
từ những năm 2002-2005 tại Hà Nội.Trung tâm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư
vấn,hỗ trợ xúc tiến xuất nhập khẩu ngành xây dựng và giao thông và dành được nhiều
uy tín từ các doanh nhiệp tư nhân và quốc doanh thời bấy giờ.
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển,đến nay Vinacoma đã trở thành đơn
vị hàng đầu Việt Nam về phân phối máy và thiết bịxây dựng,đã hợp tác với nhiều đối
tác lớn,cung cấp nhiều máy móc cho các công trình lớn.Định hướng chiến lược phát
triển của Vinacoma là trở thành tập đoàn số 1 Việt Nam,phát triển ra khắp thế giới và
hướng tới một tập đoàn đa ngành:máy móc, thương mại điện tử…nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững trong tương lai.
Tên giao dịch:Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam-Vinacoma
Group
Tên tiếng Anh: Vietnam Contruction Machine Development Joint Stock
Company
Trụ sở:Tầng 2,tòa nhà Hà Nội Group,số 442 Đội Cấn,quận Ba Đình,TP Hà Nội.
Tổng kho & trung tâm dịch vụ:Cầu Đông Trù,Trường Sa,Đông Anh,Hà Nội.
Mã số thuế:0102935771
Điện thoại:(+84-024)7034 2888-Fax:(+84-4)222 1950.
Email:
Website: />Người đại diện:Ông Phan Văn Hải
 Các mảng hoạt động chính của công ty
20

Chức danh:Tổng Giám đốc


-Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng
Với đa dạng các sản phẩm như:Máy móc thiết bị thi công (Máy xúc đào,máy
ủi,xe lu,xe san gạt…);Xe tải và thiết bị khoan;Khoan cọc nhồi;Xe và thiết bị cẩu(cẩu

bánh xích,bánh lốp,xe nâng người…);Xe và thiết bị khai khoáng mỏ.
Các dịch vụ cung cấp về máy móc thiết bị xây dựng bao gồm:Nhập khẩu máy
móc thiết bị theo yêu cầu,dịch vụ ký gửi xe,vận chuyển thiết bị nội địa,cung cấp phụ
tùng chính hãng
-Hệ thống Showroom và bán lẻ:các dịch vụ cung cấp tại đây bao gồm:
1.Nhận đặt hàng và bán lẻ trực tiếp tới khách hàng
2.Nhận ký gửi và liên doanh với các đối tác cùng ngành nghề
3.Dịch vụ cho thuê
Showroom I:438-440 Phạm Văn Đồng-Từ Liêm-Hà Nội
Showroom II:470 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội
-Thương mại điện tử:Vinacoma cũng tiến hành xúc tiến bán hàng qua các sàn
giao dịch thương mại điện tử lớn về lĩnh vực máy và thiết bị xây dựng:
www.mayxaydung.vn – Sàn giao dịch máy móc thiết bị trong nước
www.machinfo.com –sàn giao dich máy móc thiết bị quốc tế
3.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 3.1:Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam
Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Điều Hành

21phận Kinh Doanh
Bộ

Bộ Phận Kỹ thuật-bảo vệ k
Bộ phận
BộHC-NS
phận Tài chính - Kế toán


Bộ
phận

Nhập
Khẩu

Bộ
phận
Chứng
từ

Bộ
phận
Marke
ting

(Nguồn:Bộ phận Hành chính-nhân sự)
Nhìn chung các phòng ban trong công ty có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ lẫn
nhau, hoạt động thông suốt nhằm đẩy mạnh kinh doanh có hiệu quả trong bối cảnh thị
trường ngành đang có tính cạnh tranh như hiện nay.
3.1.3.Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần phát triển máy xây dựng
Việt Nam giai đoạn 2016-2018(Đơn vị:Người)
S
T
T

Năm 2016
Số
lượng
20

Tỷ lệ

%
55,6

Số
lượng
25

30 – 50

14

38,9

>50
≥ Đại học

2
36
23

Cao đẳng
Trung cấp, lao
động phổ thông

Tiêu chí
< 30

1

Độ

tuổi
Tổng

2

Trình
độ

Tổng

Năm 2017

Năm 2018

56,8

Số
lượng
26

Tỷ lệ
%
53,7

18

40,9

21


42,6

5,5
100
63,9

1
44
28

2,3
100
63,6

2
49
35

3,7
100
64,8

11

30,6

14

31,8


15

27,8

2

5,5

2

4,6

4

7,4

36

100

44

100

49

100

Tỷ lệ %


(Nguồn:Bộ phận Hành chính-nhân sự)
Nhận xét: Cơ cấu nhân lực của công ty tương đối ổn định,có xu hướng tăng dần
qua các năm.Nguồn nhân lực của công ty hiện nay khá trẻ,độ tuổi <30 chiếm tỷ lệ lớn
nhất.Vì là ngành liên quan đến thị trường quốc tế và thị trường năng động nên nguồn
22


lao động đa phần ở trình độ ĐH,CĐ chuyên ngành kế toán,xuất nhập khẩu,kỹ thuật
,đòi hỏi phải có sự nhạy bén,năng động,tư duy đổi mới.Nguồn lực chủ yếu tập trung ở
bộ phận Nhập khẩu, Kinh doanh và các nhân viên kỹ thuật tại kho của công ty.
3.1.4.Cơ sở vật chất của công ty
Trải quan 15 năm thành lâp,Vinacoma.,JSC đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật
chất,hạ tầng đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển của mình.Trụ sở công ty
đặt tại tầng 2,tòa nhà Hà Nội,Số 442,Đội Cấn,Hà Nội,văn phòng công ty đều được
cung cấp,trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy tính,các hệ thống
phần mềm chuyên dụng,điện thoại,điều hoà cùng các tài sản vô hình và hữu hình
khác.Tổng kho của công ty được đặt ở Cầu Đông Trù,Đông Anh,Hà Nội có diện tích
5000 mét vuông .Kho bãi rộng rãi có vị trí thuận tiện,phù hợp cho việc vận chuyển
máy móc,xe và thiết bị xây dựng.
3.1.5.Năng lực tài chính của công ty
Vốn điều lệ ban đầu:2.000.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ hiện tại:30.000.000.000 VNĐ
Với vốn kinh doanh điều lệ ban đầu chỉ 2.000.000.000VND,sau hơn 15 năm hình
thành và phát triển,công ty đã có những bước phát triển cả về mặt tài chính,nhân lực
và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
Bảng3.2: Năng lực tài chính của công ty Vinacoma giai đoạn 2016-6 tháng đầu
năm2018
(Đơn vị: tỉ VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu

Tổng TS
Vốn chủ SH
Tổng nợ

Số tiền

2016
TL %

76,7
36,9

100
47,1

Số tiền

2017
TL %

Số tiền

2018
TL %

97,3
45,8

100
47,1


102,15
48,05

100
47,03

39,8
52,9
51,5
53,9
54,10
52,97
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinacoma giai đoạn 2016- 2018)

Nhận xét: Nhìn chung, trong 3 năm gần đây, tổng nguồn vốn của công ty có xu
hướng tăng khá đồng đều.Qua các năm, vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh do hoạt động
công ty được mở rộng hơn và doanh thu được bù đắp.Tuy nhiên nguồn vốn lưu
động(vốn nợ) vẫn còn ở mức cao.
23


3.2.Khái quát về hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của công ty Cổ phần
phát triển máy xây dựng Việt Nam
3.2.1Tình hình hoạt động kinh doanh chung
Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
Kinh doanh máy và thiết bị xây dựng trong hơn 15 năm hình thành và phát triển,cung
cấp các thiết bị và máy móc liên quan đến ngành xây dựng:
-Máy làm đất:máy xúc đào,xe ủi,xe lu,máy san gạt…
-Xe tải và thiết bị khoan

-Xe và thiết bị cẩu(cẩu bánh xích,bánh lốp..)
-Xe nâng người,nâng hàng.
-Xe và thiết bị khai khoáng mỏ
-Máy phát điện…
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm chất
lượng tốt, giá thành hợp lý với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên đầy năng
lực, nhiều kinh nghiệm, tận tình và có trách nhiệm cao.Vinacoma.,JSC đã và đang
phát triển với định hướng trở thành tập đoàn số 1 Việt Nam về kinh doanh máy và
thiết bị ngành xây dựng.Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng doanh thu và lợi nhuận
sau thuế của Vinacoma giai đoạn 2016-2018.
Biểu đồ3.1:Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần phát triển máy
xây dựng Việt Nam giai đoạn 2016- 2018
(Nguồn:Báo cáo tài chính của Vinacoma.,JSC giai đoạn 2016-2018)
Nhận xét: Nhìn chung,trong những năm gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh
có xu hướng tăng, tổng doanh thu của công ty tăng đều
Năm 2016, công ty có tổng doanh thu đạt gần 152 tỷ VNĐ và lợi nhuận sau thuế
đạt 6,56 tỷ VNĐ. Đến cuối năm 2017, theo báo cáo kinh doanh công ty tiếp tục có
mức tăng tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ là hơn 176 tỷ VNĐ ( tăng 16,33% so với
năm 2016). Tuy nhiên do trong năm này công ty đã đầu tư đổi mới vào trang thiết bị,
cơ sở vật chất của công ty và đổi vị trí tổng kho nên tổng chi phí đầu tư lớn, kéo theo
lợi nhuận sau thuế của năm 2017 chỉ tăng nhẹ (gần 200 triệu VNĐ), mặc dù tổng
doanh thu tăng hơn 25 tỷ so với năm 2016. Sang năm 2018, công ty tiếp tục đầu tư mở
rộng kinh doanh, phát triển ổn định và đạt được doanh thu vượt bậc.Theo thống kê
cuối năm 2018,công ty đã đạt được tổng doanh thu gần 210 tỷ VNĐ (tăng 28,05% so
24


với năm 2017) và lợi nhuận sau thuế đạt gần 8 tỷ VNĐ. Công ty đang trên đà nỗ lực
mở rộng phát triển nhằm nâng mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn nữa ở những năm
tiếp theo.

3.2.2.Hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng
Việt Nam
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần phát triển máy
xây dựng Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu máy
và thiết bị phục vụ ngành xây dựng. Để phục vụ nhu cầu trong nước, công ty đã NK
các máy móc và thiết bị từ các công ty lớn từ khắp các châu lục trên thế giới.
a.Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 3.3:Kim ngạch NK của Vinacoma.,JSC giai đoạn 2016- 2018
(Đơn vị: VNĐ)
Năm
KNNK

2016

2017

2018

102.852.495.000

125.204.593.000

160.706.062.000

Mức
độ
tăng
trưởng so với năm
_
21,73%

28,36%
trước
(Nguồn:Báo cáo tổng kết của Vinacoma.,JSC giai đoạn 2016- 2018)
Nhận xét: Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu máy và thiết bị xây dựng của công
ty qua các năm gần đây đều tăng mạnh do đội ngũ nhân viên của công ty có
chuyên môn tốt giúp Công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng. Hơn thế nữa,
các mặt hàng mà Công ty cung cấp cho thị trường Việt Nam có chất lượng tốt,
nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng mua sản phẩm mà Công ty nhập về.
b.Cơ cấu mặt hàng NK.
Những thiết bị và máy móc phục vụ ngành xây dựng mà Vinacoma.,JSC kinh
doanh là những sản phẩm chất lượng có năng suất làm việc hiệu quả,động cơ bền
bỉ,thuộc các hãng máy lớn như: HUYNDAI, HITACHI, KOMATSU, KOBELCO,
KANTO, NISAN,…
Các sản phẩm công ty nhập khẩu là:
-Máy làm đất: máy xúc đào, xe ủi, xe lu, máy san gạt…
-Xe tải và thiết bị khoan
-Xe và thiết bị cẩu(cẩu bánh xích, bánh lốp..)
-Xe và thiết bị nâng:nâng người, nâng hàng.
25


×