Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

luận văn kê toán TMU hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.54 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là hoàn toàn trung
thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty cổ phần Xây
dựng Thủy lợi I và các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng kế toán đã tạo
điều kiện giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngà, người đã
nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Em
xin chân thành cảm ơn!

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây..8
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ xây lắp.................................................................3
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi I........5
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính......10
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi I.....11
Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu để sản
xuất......................................................................................................................... 20
Sơ đồ 2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ mua vật tư đưa ngày vào..............21


sử dụng...................................................................................................................21
Sơ đồ 2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................23
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chi phí nhân công trực tiếp..........................33
Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp........................35
Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển khấu hao máy thi công.................................46
Sơ đồ 2.7: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí máy thi công tại công ty cổ
phần Xây dựng Thủy lợi I.....................................................................................47
Sơ đồ 2.8: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung trên phần mềm...........58
Hình 1.1: Giao diện chính của phần mềm Fast Accounting tại công ty xây dựng
thủy lợi I................................................................................................................. 16
Hình 1.2: Giao diện chính của phần mềm Foxman tại xí nghiệp thủy lợi 11....16
Hình 2.1: Giao diện cập nhật chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
................................................................................................................................. 25
Hình 2.2: Giao diện bảng kê chứng từ tài khoản chi phí nhân công.................27
trực tiếp.................................................................................................................. 27
Hình 2.3: Hình giao diện lựa chọn sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.................................................................................................................. 27

iii


Hình 2.4: Hình giao diện cửa sổ lựa chọn tài khoản và thời gian xem sổ chi tiết
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...........................................................................28
Hình 2.5: Hình giao diện sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
................................................................................................................................. 28
Hình 2.6: Giao diện lựa chọn sổ nhật ký chung..................................................29
Hình 2.7: Hình giao diện cửa sổ lựa chọn thời gian xem nhật ký chung...........29
Hình 2.8: Hình giao diện sổ nhật ký chung..........................................................30
Hình 2.9: Giao diện lựa chọn sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
................................................................................................................................. 30

Hình 2.10: Cửa sổ lựa chọn thời gian xem sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp...........................................................................................................31
Hình 2.11: Hình giao diện sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....31
Hình 2.12: Giao diện cập nhật chứng từ bảng thanh toán lương công nhân trực
tiếp sản xuất...........................................................................................................36
Hình 2.13: Giao diện cập nhật chứng từ các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất.........................................................................................39
Hình 2.14: Giao diện bảng kê chứng từ tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 41
Hình 2.15: Giao diện lựa chọn sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp
................................................................................................................................. 41
Hình 2.16: Giao diện cửa sổ lựa chọn thời gian xem sổ chi tiết tài khoản chi phí
nhân công trực tiếp................................................................................................42
Hình 2.17: Giao diện sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp.............42
Hình 2.18: Giao diện lựa chọn xem sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp
................................................................................................................................. 43
Hình 2.19: Giao diện cửa sổ lựa chọn tài khoản và thời gian xem sổ cái tài
khoản chi phí nhân công trực tiếp........................................................................44
Hình 2.20: Giao diện sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp....................44
Hình 2.21: Giao diện cập nhật chứng từ máy thi công đi thuê ngoài................51
Hình 2.22: Giao diện bảng kê chứng từ tài khoản chi phí máy thi công...........52

iv


Hình 2.23: Giao diện lựa chọn sổ chi tiết tài khoản chi phí máy thi công.........53
Hình 2.24: Giao diện lựa chọn thời gian xem sổ chi tiết tài khoản 621.............53
Hình 2.25: Giao diện sổ chi tiết tài khoản chi phí máy thi công.........................54
Hình 2.26: Giao diện lựa chọn xem sổ cái tài khoản chi phí máy thi công........55
Hình 2.27: Giao diện cửa sổ lựa chọn thời gian xem sổ cái tài khoản chi phí
máy thi công...........................................................................................................55

Hình 2.28: Giao diện sổ cái tài khoản chi phí máy thi công...............................56
Hình 2.29: Giao diện cập nhật chứng từ bảng thanh toán lương của nhân viên
gián tiếp..................................................................................................................60
Hình 2.30: Giao diện cập nhật chứng từ các khoản trích theo lương của bộ
phận gián tiếp........................................................................................................61
Hình 2.31: Giao diện cập nhật phiếu chi..............................................................64
Hình 2.32: Giao diện bảng kê chứng từ tài khoản chi phí sản xuất chung.......65
Hình 2.33: Giao diện lựa chọn sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất chung.....66
Hình 2.34: Giao diện cửa sổ lựa chọn thời gian xem sổ chi tiết tài khoản chi phí
sản xuất chung.......................................................................................................66
Hình 2.35: Giao diện lựa chọn xem sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung....68
Hình 2.36: Giao diện lựa chọn thời gian xem sổ cái tài khoản chi phí sản xuất
chung...................................................................................................................... 68

v


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................viii
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI I CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM......................................................................................................................1
1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I...1
1.1.1. Thông tin chung về đơn vị..............................................................................1

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................................1
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm................2
1.1.4. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty.....................................4
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây................7
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty...............................................................9
1.2.1. Hình thức kế toán...........................................................................................9
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................11
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị.........................................................14
1.2.4. Tình hình sử dụng tin học ở công ty............................................................15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY
LỢI I....................................................................................................................... 17
2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Xây dựng Thủy
lợi I.......................................................................................................................... 17
2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất......................................................................................................................... 17

vi


2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần Xây dựng
Thủy lợi I................................................................................................................19
2.1.3. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần xây dựng Thủy lợi I.................32
2.1.4. Kế toán chi phí máy thi công........................................................................45
2.1.5. Kế toán chi phí sản xuất chung....................................................................56
2.1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi I..69
2.2. Kế toán tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi I....................71
2.3. Nhận xét thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty
cổ phần Xây dựng Thủy lợi I................................................................................72
2.3.1. Đánh giá chung về tổ chức kế toán tại đơn vị..............................................72

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
THỦY LỢI I...........................................................................................................77
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I...........................77
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I...................................................................78
3.3. Điều kiện thực hiện.........................................................................................83
KẾT LUẬN............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................86

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng
hội nhập cùng xu thế toàn cầu hóa và trình độ phát triển ngày càng cao của
nền kinh tế thế giới. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào, một thành phần quan
trọng góp phần vào sự đi lên của nền kinh tế đất nước. Hoạt động kinh doanh
của các phần tử này ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và sôi động đòi
hỏi ngày càng cao ở sự quản lý của pháp luật và các biện pháp kinh tế phù
hợp của Nhà nước và một trong các công cụ quản lý khoa học và hiệu quả
hàng đầu chính là kế toán. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương
pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao
của các đối tượng trong xã hội.
Với vai trò là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán cung cấp thông
tin kinh tế hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp
và các đối tượng liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh

nghiệp, trên cơ sở đó, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định phù
hợp nhất cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu đó là: Chi
phí sản xuất và tính giá thành vì chúng gắn liền với kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Để quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cần tập hợp công tác chi phí sản xuất và tính giá thành một cách kịp
thời, chính xác, đúng chế độ và đúng phương pháp. Thông qua số liệu do kế
toán cung cấp, các nhà quản trị sẽ biết được chi phí và giá thành thực tế của
từng loại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện định mức dự toán, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành sản

viii


phẩm, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ chi phí và giá
thành, đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và
yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa
to lớn không chỉ đối với lợi ích của doanh nghiệp mà còn tăng cường tích lũy
và góp phần cải thiện đời sống của người lao động xây dựng đất nước phát
triển giàu đẹp.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán nói chung và
hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng, em xin đi sâu
vào nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I”.
Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và phán ánh đúng, chân thực nhất tình hình thực tế về
công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I. Qua nghiên cứu sẽ thấy được những mặt tốt,
ưu điểm cần phát huy và những điểm hạn chế cần có biện pháp khắc phục, đề

xuất những ý kiến đóng góp kịp thời nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại doanh nghiệp xây lắp.
Phạm vi nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I.
Phương pháp nghiên cứu: Qua quá trình quan sát, thu thập thông tin
cần thiết trong thời gian thực tập tại công ty, từ những số liệu thu thập được,
tiến hành phân tích, đưa ra nhận xét, đánh giá một cách cụ thể, chân thực
nhất.

ix


Sau đây em xin trình bày khóa luận của mình. Trong thời gian thực hiện,
do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian eo hẹp nên em không tránh
khỏi được sai sót. Mong thầy cô chỉ bảo và góp ý.
Khóa luận của em gồm ba phần chính:
- Chương I: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I có ảnh hưởng đến kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I.
- Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I.

x


CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI I CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng
Thủy lợi I
1.1.1. Thông tin chung về đơn vị
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi I
Tên giao dịch quốc tế: Hydraulic Construction Join – Stock Company
No.1
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi I
Tên viết tắt: HCJC 1
Địa chỉ: Khu 2, Phố Vũ, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh
Điện thoại: 0241 3821 351
Fax: 0241 3821 611
Email:
Wedsite: congtycophanxaydungthuyloi1.vn
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xây dựng Thủy lợi I nay là công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi
I được thành lập theo quy định số 483/TL-QĐ ngày 15/07/1965.
Thực hiện quyết định 388/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành lập
theo quyết định số 93 QĐ/TCCB-LĐ ngày 15/02/1993 của Bộ trưởng Bộ thủy
lợi thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Xây dựng Thủy lợi I, quyết
định số: 541QĐ/TCCB ngày 27/10/1994 của Bộ trưởng Bộ thủy lợi về việc
xếp hạng 1 cho doanh nghiệp công ty Xây dựng Thủy lợi I.

1


Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển doanh nghiệp

Nhà nước thành Công ty Cổ phần. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
quyết định số: 4473/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004 chuyển doanh nghiệp
Nhà nước Công ty Xây dựng Thủy lợi I thành công ty cổ phần.
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty
cổ phần, mã số 2103000139, đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 10 năm
2005, đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 19 tháng 7 năm 2007.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành công ty đã
được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương lao động cho tập thể, cá nhân
trong đó có 02 huân chương lao động hạng nhất. Một số thành tựu tại công ty:
- Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010: Công trình hệ
thống thủy lợi Tràng Vinh.
- Công trình chất lượng tiêu biểu: Cống Lân 2 - Thái Bình
- Các công trình công ty thi công đều đạt, vượt tiến độ, chất lượng, mỹ
thuật tốt, phát huy hiệu quả trong khai thác sản lượng đem lại sự đổi thay cho
đất nước.
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I là một trong những công ty xây
dựng thủy lợi đã và đang có uy tín lớn trong ngành xây dựng. Với lĩnh vực
kinh doanh đa dạng nên công ty đã chia thành hai mảng kinh doanh chính là:
- Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, đê đập, hệ thống tưới tiêu,
kênh mương. San lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông, bến cảng, xây
dựng công trình dân dụng, công trình công nghệ. Sản xuất, khai thác và kinh
doanh vật liệu, vật tư xây dựng. Chế tạo lắp đặt cơ khí công trình, kết cấu các
loại. Xây lắp điện cao thế từ 35KV trở xuống. Lắp đặt thiết bị vật tư, nhiên
liệu, vận tải vật tư nhiên liệu, hàng hóa. Dịch vụ tuyển dụng, môi giới lao

2



động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật. Đầu
tư kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhập khẩu các loại mặt hàng theo ngành nghề
của công ty. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao các nghề cơ khí xây lắp. Khoan phụt
vữa xi măng gia cố chống thấm và xử lý nền các công trình thủy lợi.
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định chất lượng công trình (thử
nghiệm cơ lý xi măng, hỗn hợp bê tông và bê tông nặng, thử cốt liệu bê tông
và vữa, thử nghiệm cơ lý đất trong phòng, kiểm tra thép xây dựng, bê tông
nhựa, nhựa bitum, thử nghiệm tại hiện trường, thử nghiệm vữa xây dựng, thử
nghiệm cơ lý gạch xây, thử nghiệm cơ lý bột khoáng trong bê tông nhựa).
1.1.3.2. Quy trình công nghệ xây lắp tại công ty cổ phần Xây
dựng Thủy lợi I
Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty mang tính liên tục và đa
dạng, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế
và địa điểm thi công khác nhau gắn với chức năng của mỗi đội thi công.
Tiến hành đấu
thầu

Trúng thầu

Bàn giao và
quyết toán công
trình

Kiểm tra và
nghiệm thu

Khảo sát thi
công

Thi công


Hoàn thiện
công trình

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ xây lắp
Các giai đoạn của quy trình công nghệ xây lắp của công ty cổ phần Xây
dựng Thủy lợi I được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tiến hành đấu thầu: Sau khi nhận được thông báo mời thầu
công ty tiến hành mua hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ dự thầu.

3


- Giai đoạn trúng thầu: Khi đã trúng thầu, hai bên thống nhất và đi đến
ký kết hợp đồng giao thầu và nhận thầu công trình, công ty tiến hành lập kế
hoạch chuẩn bị cho việc thi công được liên tục đảm bảo công trình thi công đúng
tiến độ.
- Giai đoạn khảo sát thi công: Là giai đoạn quan trọng nhất trong quá
trình thi công. Trong giai đoạn này, công ty lập đội khảo sát thực tế, tìm
phương án thi công hợp lý, để đạt kết quả cao đối với chất lượng công trình.
- Giai đoạn thi công xây lắp: Các đội xây lắp chịu trách nhiệm thi công
công trình, đội trưởng công trình chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi tiến
độ của công trình cũng như chất lượng công trình.
- Giai đoạn hoàn thiện và nghiệm thu công trình: Kiểm tra thực tế
công trình, các hạng mục công trình xem có đúng như thiết kế và yêu cầu của
khách hàng hay không. Quá trình kiểm tra nếu đúng như yêu cầu và đảm bảo
thì tiến hành nghiệm thu công trình.
- Giai đoạn bàn giao và quyết toán công trình: Khi nghiệm thu xong
công trình thì tiến hành bàn giao và quyết toán công trình hoàn thành cho
khách hàng để họ có thể sử dụng.

1.1.4. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học và phù hợp với
sự đổi mới sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân và các bộ phận trong
công ty làm việc có hiệu quả hơn.

4


Bộ máy quản lý điều hành của công ty được thể hiện thông qua sơ đồ:

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Ban giám đốc điều hành

Phòng tổ chức - hành
chính

Nhà
máy
250-1

Phân
xưởng
150

Phòng kế toán - tài
chính


Phòng kỹ thuật kinh
doanh

Xí nghiệp
xây dựng
TL11


nghiệp
xây dựng
TL12

Xí nghiệp
xây dựng
TL13


nghiệp
xây dựng
TL14

Đội
XD

Đội
XD

Đội
XD


Đội
XD

Đội
XD

Đội
XD

Đội
XD

Đội
XD

1

2

21

25

31

32

41

42


: Quan hệ giám sát, kiểm tra trực tiếp, không mang tính chất lãnh đạo.
: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp.
: Quan hệ lãnh đạo và chỉ đạo qua lại trực tiếp.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi I

5


Công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi I là một doanh nghiệp hạch toán độc
lập. Căn cứ vào nhiệm vụ kinh doanh, công ty đã thiết lập bộ máy tổ chức
quản lý một cách tương đối phù hợp, trong đó mỗi bộ phận có chức năng,
quyền hạn riêng, cụ thể là:
- Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ tổ
chức, điều hành mọi hoạt động của công ty: đề ra các nghị quyết, các chủ
trương phát triển sản xuất, phát triển nguồn lực con người và các nguồn lực
khác, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ban giám đốc điều hành: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê.
Các giám đốc điều hành này trực tiếp quản lý các phòng ban, nghiệp vụ, các
xí nghiệp công trường cấp dưới; đứng đầu các xí nghiệp; có nghĩa vụ thực
hiện các Nghị quyết mà hội đồng quản trị đề ra, tổ chức điều hành sản xuất
toàn công ty.
- Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra, có trách nhiệm giám sát
mọi hoạt động của hội đồng quản trị, ban điều hành về mọi hoạt động chấp
hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực hiện các
nghị quyết mà hội đồng quản trị đã đề ra của công ty cổ phần; có nghĩa vụ báo
cáo kết quả giám sát trước hội đồng cổ đông.
- Phòng kỹ thuật kinh doanh: Lập kế hoạch tiến độ sản xuất cho toàn
công ty; quản lý kỹ thuật, lập hồ sơ đấu thầu, lập biện pháp tổ chức thi công
cho các đơn vị, công trình; điều động xe máy, xe ô tô, thiết bị phục vụ cho các

đơn vị, công trình thi công. Bộ phận này có nhiệm vụ can in bản vẽ, tính toán
khối lượng, lập trù vật tư, kinh phí cho các công trình theo tiến độ; nghiệm
thu kỹ thuật, làm hồ sơ thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành,
lập hồ sơ hoàn công và bàn giao công trình cho chủ đầu tư; tham mưu cho các
nhà quản lý về biện pháp tổ chức thi công và quản lý kỹ thuật, quản lý sản
xuất.

6


- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự toàn công ty; tiếp nhận
luân chuyển và đề bạt cán bộ, điều động công nhân, làm các thủ tục liên quan
đến chế độ chính sách người lao động. Tổ chức theo dõi thanh tra, thi đua
khen thưởng, kỷ luật và các công việc nội vụ cơ quan. Tổ chức thi nâng
lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân đến hẹn. Tham mưu cho các lãnh đạo
về tổ chức nhân sự, bố trí dây chuyền tổ chức quản lý sản xuất.
- Các xí nghiệp, nhà máy công trường: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
hội đồng quản trị, ban điều hành và các phòng ban chức năng chuyên môn
nghiệp vụ của công ty; có trách nhiệm tổ chức sản xuất và duy trì sản xuất
theo nhiệm vụ được giao hoặc đứng ra nhận khoán gọn công trình và hạng
mục công trình, chịu trách nhiệm về tiến độ, kỹ thuật trực tiếp tổ chức các dây
chuyền sản xuất và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi chế độ chính sách
của người lao động với Nhà nước; có nghĩa vụ nộp phần trăm chi phí quản lý
cho công ty; tổ chức nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, lập phiếu giá và cùng
công ty thanh toán với các chủ đầu tư theo tiến độ công trình hay điểm dừng
kỹ thuật.
- Các phân xưởng và đội xây dựng: Quan hệ trực tiếp với giám sát thi
công lập kế hoạch xây dựng theo tiến độ công trình hoặc điểm dừng kỹ thuật.
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong
những năm gần đây

Kết quả sản xuất kinh doanh chính là những tín hiệu đầu tiên giúp doanh
nghiệp đánh giá lại một năm, một quá trình hoạt động của chính mình. Và với
công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I cũng không phải ngoại lệ, từng chỉ tiêu
trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp công ty có được những
thông tin quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và những định
hướng tương lai. Kết quả sản xuất của công ty được thể hiện qua bảng sau:

7


8


Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2015 so

Năm 2016 so

với năm 2014

với năm 2015


151.313.212.124 151.424.971.687 331.535.646.868

111.759.563 180.110.675.181

151.313.212.124 151.424.971.687 331.535.646.868
cấp dịch vụ
3. Giá vốn hàng bán
136.587.993.187 139.965.085.786 313.489.658.360
4. Lợi nhuận thuần từ bán hàng và
14.725.218.937 11.459.885.901 18.045.961.508
cung cấp dịch vụ
5. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.967.865.023
2.592.703.379
5.865.928.690
6. Lợi nhuận khác
(267.865.023)
676.906.606
16.758.749
7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
2.700.000.000
3.269.635.985
5.882.687.439
8. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
594.000.000
611.079.917
1.178.537.488
9. Lợi nhuận sau thuế
2.106.000.000

2.658.556.068
4.706.149.951

111.759.563 180.110.675.181

dịch vụ.
2. Doanh thu thuần bán hàng và cung

3.377.092.599 173.524.572.574
(3.265.333.036
6.586.075.607
)
(375.161.644)
3.273.225.311
944.771.629
(660.146.857)
569.635.985
2.613.051.454
17.079.917
567.457.571
552.556.068
2.047.593.883

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

9


Nhận xét:
 Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Năm 2015

tăng 111.759.563đ tương ứng với 0.07% so với năm 2014, năm 2016 doanh
thu tiếp tục tăng 180.110.675.181đ tương ứng với 118.94%. Điều đó chứng tỏ
công ty không ngừng nỗ lực đàm phán mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm
tăng doanh thu.
 Giá vốn cũng tăng mạnh, năm 2015 tăng 3.377.092.599đ tương ứng
với 2,47% so với năm 2014, vì giá vốn nguyên vật liệu để đầu tư vào các
công trình dở dang và biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường ảnh
hưởng làm cho giá vốn tăng lên. Vì thế lợi nhuận thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty năm 2015 giảm 3.265.333.036đ (22.18%) so với năm
2014, công ty cần có biện pháp để giảm chi phí sản xuất. Năm 2016 giá vốn
vẫn tăng cao so với năm 2015 với mức tăng 173.524.572.574đ tương ứng
123.98% nhưng doanh thu tăng khá cao nên lợi nhuận cũng tăng theo với mức
tăng là 5.586.075.607đ tương ứng 57.47%.
 Mỗi năm công ty đều đóng góp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
cho ngân sách Nhà nước, năm 2015 tăng 17.079.917đ tương ứng với 2.88%,
năm 2016 tăng 567.457.571đ tương ứng với 92,54% chứng tỏ công ty hoạt
động có hiệu quả, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
 Năm 2015 tổng lợi nhuận tăng 552.556.068đ (26,24%) so với năm
2014. Năm 2016 công ty lại đạt mức lợi nhuận cao hơn nhiều, tăng
2.047.593.883đ (77,02%) so với năm 2015. Điều đó khẳng định sự phát triển
của công ty, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trưởng cao qua các năm.
=> Như vậy, công ty trong thời gian này kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.2.1. Hình thức kế toán
Hình thức kế toán mà công ty hiện đang áp dụng là hình thức kế toán
máy được thiết kế theo hình thức nhật ký chung.

10



Sổ kế toán:

Chứng từ kế
toán
Phần mềm kế
toán

Bảng kê chứng
từ một tài khoản

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài
chính
Máy vi tính

-Báo cáo kế toán
quản trị

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra
dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập
dữ liệu vào máy vi tính theo trình tự nhất định. Phần mềm kế toán tự động cập
nhật số liệu vào các sổ kế toán tổng hợp và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực

hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm
bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với báo cáo tài chính sau
khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

11


Cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết được in ra
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định giống như sổ
kế toán ghi bằng tay.
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I áp dụng mô hình tổ chức bộ máy
kế toán theo mô hình phân tán. Mô hình tổ chức kế toán này hoàn toàn phù
hợp với điều kiện của công ty là đơn vị có quy mô lớn, địa bàn sản xuất kinh
doanh phân tán, các chi nhánh ở xa trụ sở chính.
Cơ cấu bộ máy kế toán được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán
tổng hợp,
thanh toán
với người
mua

Phòng kế
toán Nhà
máy 250-1


Kế toán
ngân hàng,
vật tư, thuế,
thanh toán
với người
bán

Phòng kế
toán tại xí
nghiệp xây
dựng TL
11

Kế toán
thanh toán
tiền mặt,
tạm ứng,
tiền lương

Phòng kế
toán tại xí
nghiệp xây
dựng TL
12

Kế toán
chi phí
doanh
nghiệp và
thủ quỹ


Phòng kế
toán tại xí
nghiệp xây
dựng TL 13

Kế toán
tài sản cố
định

Phòng kế
toán tại xí
nghiệp xây
dựng TL 14

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi I
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của hình thức này toàn bộ công việc
kế toán được phân định theo hai cương vị quản lý sau:

12


♦ Đối với phòng kế toán công ty:
- Kế toán trưởng: 1 người
Có nhiệm vụ phụ trách phòng, phân công các phần hành nghiệp vụ. Lập
kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất, duyệt các khoản chi; tham mưu giúp ban
lãnh đạo công ty về công tác tài chính, đôn đốc kiểm tra chuyên môn nghiệp
vụ đối với các kế toán đơn vị cơ sở; tổ chức quản lý các nguồn lực tài chính.
Quản lý đầy đủ doanh thu các hoạt động, chi phí phù hợp và đúng chế độ tài
chính doanh nghiệp. Kiểm tra và duyệt báo cáo tài chính cuối niên độ. Báo

cáo và thuyết trình trước Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các cơ quan
chức năng.
- Kế toán tổng hợp (phó phòng): 1 người
Kiểm tra chứng từ gốc, nhập các dữ liệu vào phần mềm của các phần
hành kế toán chi tiết, lên các bút toán điều chỉnh và kết chuyển; kiểm tra các
báo cáo của các đơn vị trực thuộc, đưa dữ liệu vào phần mềm kế toán của toàn
công ty; đề xuất xử lý các sai sót về quản lý tài chính, nghiệp vụ lên báo cáo
tài chính toàn công ty.
- Kế toán ngân hàng, vật tư, thuế, thanh toán với người bán: 1 người
Căn cứ vào nhu cầu chỉ tiêu mà kế toán trưởng và giám đốc điều hành đã
duyệt chi cấp phát vào tài khoản tiền gửi; thanh toán các khoản liên quan đến
mua vật tư, công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài khác cho các đối tượng cung
cấp trên cơ sở hóa đơn hợp lệ; lập kế hoạch chi tiền mặt và phát hành séc, rút
tiền mặt về quỹ để phục vụ cho các khoản chi theo yêu cầu. Nếu dùng tiền
vay thì lập kèm theo khế ước vay nợ, viết séc, ủy nhiệm chi... Làm thủ tục
nhập vật tư và xuất thẳng cho các đơn vị sử dụng. Cuối tháng lập bảng tổng
hợp chứng từ nhập, xuất, tồn vật tư. Tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu ra đầu
vào để báo cáo với cơ quan thuế.

13


- Kế toán thanh toán tiền mặt, tạm ứng, tiền lương: 1 người
Giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn thanh toán đối với các khoản dịch vụ và
chi phí khác, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội,
ốm đau thai sản, tai nạn lao động, lập phiếu chi, phiếu thu để kế toán trưởng
và giám đốc ký và chuyển sang cho thủ quỹ thu tiền, chi tiền.
Cuối tháng đối chiếu với thủ quỹ về thu – chi tiền mặt và lập bảng tổng
hợp chứng từ thu – chi theo các đối tượng.
- Kế toán tài sản cố định: 1 người

Hàng tháng, hàng quý trên cơ sở quyết định điều động thiết bị và nhật
trình theo dõi sử dụng thiết bị xe, máy thi công và kế hoạch đăng ký khấu hao
với cơ quan quản lý doanh nghiệp địa phương tiến hành lập bảng tính kế
hoạch và phân bổ kế hoạch xe, thiết bị cũng như công cụ dụng cụ cho các đối
tượng sử dụng; Vào sổ theo dõi khấu hao, đồng thời lập giấy báo nợ gửi cho
các đơn vị phụ thuộc về tình hình sử dụng xe, máy thiết bị trong tháng, quý.
- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp và thủ quỹ: 1 người
Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được ký duyệt của kế toán thanh toán
tiền mặt, thủ quỹ tiến hành kiểm tra tiếp nhận tiền mặt nhập quỹ hoặc chi tiền
mặt sau đó tiến hành lập sổ quỹ tiền mặt.
Cuối tháng tiến hành đối chiếu với kế toán các bộ phận có liên quan như:
kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán... kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
tiến hành theo dõi, tập hợp và phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh theo từng khoản mục và từng đối tượng sử dụng.
♦ Đối với kế toán tại các đơn vị trực thuộc:
Các đơn vị phụ thuộc: Nhà máy, công trường, xí nghiệp; tùy theo tính
chất và quy mô theo từng thời kỳ mà bộ phận kế toán có thể là ba người hoặc
hơn. Bộ phận kế toán này như là phòng kế toán công ty thu nhỏ, có đầy đủ

14


các phần hành kế toán như ở trụ sở chính như: tiền lương, tài sản cố định, vật
tư, chi phí...
Hàng ngày, căn cứ vào nhu cầu và tình hình sản xuất mà kế toán tại các
đơn vị chi nhánh tiến hành các công việc thường xuyên như: Xuất vật tư,
công cụ dụng cụ cho sản xuất, chi tiền mặt để mua sắm, rút tiền gửi ngân
hàng về nhập quỹ, lập bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, khi
mua vật tư về tiến hành kiểm tra và nhập kho cùng với thủ kho... hay nói một
cách tổng quát kế toán tại các đơn vị phụ thuộc tự thực hiện toàn bộ khối

lượng công tác kế toán từ hạch toán ban đầu đến lập các sổ sách, báo cáo liên
quan đến đơn vị mình.
Cụ thể, đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được
nghiên cứu trong bài thì tại công ty sẽ nhận thầu sau đó giao cho xí nghiệp
thực hiện. Công ty sẽ cấp một khoản vốn đầu tư để đơn vị trực thuộc thi công
công trình. Kế toán tại đơn vị trực thuộc sẽ tổ chức hạch toán toàn bộ các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công trình kể từ khi bắt đầu cho đến khi
nghiệm thu tính giá thành. Sau đó sẽ in sổ sách và báo cáo chuyển lên cho kế
toán công ty kiểm tra, tổng hợp đối chiếu và lập báo cáo tài chính toàn doanh
nghiệp.
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc nào ngày 31
tháng 12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
(VNĐ).
+ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán Doanh
nghiệp Việt Nam theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban
hành ngày 22/12/2014.

15


×