Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

luận văn kinh tế luật xây dựng mô hình ƣớc lƣợng chi phí kinh doanh của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi pháp việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.21 KB, 48 trang )

TÓM LƯỢC
Chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp, phản ánh mức
độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển. Vì vậy làm thế nào để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý luôn là mối quan
tâm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như sự biến động của nền kinh tế vĩ mô, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
và quan trọng nhất trong đó là những nhân tố chủ quan thuộc về chính doanh nghiệp
nên rất khó khăn trong việc kiểm soát. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt, tác giả thấy rằng công tác quản lý chi phí của công ty
chưa thực sự hiệu quả, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Chính
vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình ước lượng chi phí kinh doanh của
Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt”.
Với đề tài này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lý luận chung về chi phí, các chỉ tiêu
phân tích cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. Qua đó, tác giả đi sâu vào tìm
hiểu thực trạng thực hiện chi phí của công ty. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu
phân tích chi phí như tỷ suất chi phí trên doanh thu, tỷ suất chi phí quản lý doanh
nghiệp trên doanh thu…tác giả thấy rằng hiệu quả sử dụng chi phí của công ty chưa
cao. Bên cạnh đó, chi phí của công ty còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: sự
biến động của tỷ giá, giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới đã đẩy chi phí
nguyên vật liệu của công ty lên cao. Thêm vào đó, từ những dữ liệu thu thập được về
chi phí biến đổi bình quân, sản lượng sản xuất, tác giả đã xây dựng hàm chi phí biến
đổi bình quân của công ty. Qua đó, tác giả nhận thấy mức chi phí của công ty đang quá
cao, trong khi mức sản lượng hiện tại của công ty chưa đạt đến mức chi phí biến đổi
bình quân nhỏ nhất.
Chính vì vậy, giải pháp điều chỉnh sản lượng về mức tối thiểu hóa chi phí chỉ là
giải pháp tiết kiệm chi phí trong ngắn hạn, trong dài hạn công ty cần có những biện
pháp tiết kiệm triệt để hơn. Để đạt được những điều này, tác giả đã mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp tiết kiệm chi phí cho công ty, đồng thời có những kiến nghị đối với
Nhà nước và các ban ngành có liên quan để có thể tiết kiệm chi phí cho công ty.

LỜI CẢM ƠN


1

1


Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Thầy, Cô trường Đại
học Thương Mại, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ
ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang quý giá giúp em
vững bước trên con đường sự nghiệp của mình sau này. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị
Quỳnh Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình
làm khóa luận tốt nghiệp. Nhờ đó, em đã hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của
mình. Em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn mạnh khỏe, giảng dạy và công tác tốt.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ban lãnh đạo, các cô chú,
anh chị trong Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt – nơi em thực tập đã quan
tâm, tạo cơ hội giúp em có thể trải nghiệm thực tế, tìm hiểu rõ hơn về môi trường, hoạt
động thực tế của một doanh nghiệp, giúp em trau dồi kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
làm việc cho bản thân đồng thời thu thập được những thông tin quý báu và phát hiện ra
những khó khăn của công ty trong giai đoạn 2013 – 2015. Từ đó giúp em lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Xây dựng mô hình ước lượng chi phí kinh doanh của Công ty Cổ
phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt”. Qua quá trình thực tập tại công ty các cô chú, anh
chị trong công ty cũng đã giúp em có được nhiều thông tin phục vụ cho bài khóa luận
tốt nghiệp. Em xin kính chúc các cô chú, anh chị tại quý công ty luôn mạnh khỏe, công
tác tốt, chúc công ty luôn đạt kết quả kinh doanh cao nhất và hoàn thành tốt các mục
tiêu đã đề ra.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp vì chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tế, chỉ với những kiến thức lý thuyết đã học và với những kinh nghiệm
thực tế tích lũy trong thời gian hạn hẹp nên bài khóa luận tốt nghiệp của em khó tránh
khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô
để bài khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn và giúp em rút ra được
những kinh nghiệm bổ ích để có thể áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả

trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC
2

2


DANH MỤC, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
APEC
ASEAN
WTO
CP

Diễn đạt hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức thương mại thế giới
Chi phí

CPCĐ

Chi phí cố định


CPBĐ

Chi phí biến đổi

CPLV

Chi phí lãi vay

CPQLDN
DT
KHTSCĐ
NHTM

3

Nội dung

Quản lý doanh nghiệp
Doanh thu
Khấu hao tài sản cố định
Ngân hàng thương mại

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới của Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc
độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của các tổ

chức, diễn đàn khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO… và gần đây là việc ký
kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, mang lại cơ hội tận dụng các nguồn lực lợi
thế bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi liền với cơ hội đó là
những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam
nói riêng đó là tác động đến chính trị, sự điều chỉnh về pháp luật, thủ tục, quy định, sự
cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam
nếu không tự tìm cách tăng cường năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, chất lượng
sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí kinh doanh thì sẽ tự động bị hất ra khỏi sân chơi khu
vực và thế giới.
Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, nó ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây là
một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hoạt động giữa các kỳ với nhau hoặc
với các đơn vị cùng ngành khác, biểu hiện hiệu quả của trình độ quản lý và công tác sử
dụng các nguồn lực hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi phí kinh doanh mà vẫn đạt được
kết quả mong muốn. Tuy nhiên, chi phí kinh doanh lại chịu tác động của nhiều yếu tố
nên việc kiểm soát chi phí tương đối khó khăn. Vì vậy, để nắm được biến động của chi
phí các nhà quản lý doanh nghiệp có nhiều cách thực hiện nhưng cách thường dùng đó
là phải tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chi phí của doanh
nghiệp và xây dựng hàm ước lượng chi phí.
Trong những năm vừa qua bắt nhịp cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền
kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt đang từng bước phấn
đấu trở thành đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi dẫn đầu khu vực miền Bắc. Tuy
nhiên, sự biến động thất thường của chi phí kinh doanh trở thành vấn đề cản trở công
tác sản xuất, quản lý và thực hiện mục tiêu của công ty. Cụ thể, trong giai đoạn 20132015, chi phí của công ty ở mức cao và biến động không ổn định qua các năm. Năm
2013, tổng chi phí là 524.582.978.000 VNĐ. Năm 2014, chi phí tăng đột biến đạt mức
560.907.716.000 VNĐ tăng 6,92% so với năm 2013. Năm 2015, chi phí của công ty
giảm 1,87% so với năm 2014. Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí kinh doanh
đối với công ty, tác giả chủ động tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc thực hiện chi
4



phí của công ty đồng thời tiến hành đi xây dựng mô hình ước lượng chi phí. Từ đó, tác
giả mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm góp phần tiết kiệm chi phí của công ty.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chi phí cũng như các biện pháp giảm thiểu chi phí không chỉ là vấn đề được các
nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Những năm gần đây, chi phí cũng là khía cạnh
được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Có thể tổng quan một số công trình nghiên
cứu như sau:
“Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ
Quảng An I”, Nguyễn Thị Nghĩa (2009) lớp K43F6 – Trường Đại học Thương mại.
Đây là một đề tài có liên quan đến chi phí của doanh nghiệp. Đề tài sử dụng số liệu từ
2007-2008 ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí và mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận của công ty. Bài viết làm rõ được lý luận về chi phí, mối quan hệ giữa chi phí và
lợi nhuận của công ty Quảng An I, từ đó tính được sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của
công ty. Tuy nhiên, đề tài không tập trung nghiên cứu sâu vào chi phí mà là mối quan
hệ giữa chi phí và lợi nhuận nên những giải pháp tiết kiệm chi phí chưa thực sự khả
thi..
Tác giả Đồng Thị Thủy (2012) lớp K44F1 – Trường Đại học Thương mại với đề
tài: “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp tối đa hóa
lợi nhuận tại Công ty TNHH May Tinh Lợi”. Tác giả đã đi sâu nghiên cứ lý luận về chi
phí, lợi nhuận, mô hình mối quan hệ hai chiều giữa chi phí và lợi nhuận, phân tích
thực trạng về chi phí, lợi nhuận mối quan hệ giữa chúng tại Công ty qua việc xây dựng
mô hình ước lượng. Tuy vậy, mô hình thể hiện quan hệ chi phí – lợi nhuận tác giả đưa
ra còn đơn giản với hai biến (chi phí và lợi nhuận). Các giải pháp tối đa hóa lợi nhuận
còn chung chung, chưa gắn với tình hình thực tiễn của Công ty.
Tác giả Nguyễn Thị Miến (2013) lớp K45F3 – Trường Đại học Thương mại đã
nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm
tối đa hóa lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Hòa”. Tác giả
đã đưa ra được lý luận về chi phí, lợi nhuận, xây dựng được mô hình kinh tế lượng về

chi phí và lợi nhuận từ đó kiểm định mối quan hệ giữa chúng, xác định mức giá và sản
lượng để tối đa hóa lợi nhuận, phân tích được sự biến động của các loại chi phí, lợi
nhuận, các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích được nguyên nhân cũng
như các nhân tố tác động đến chi phí và lợi nhuận trong thực tế. Do đó các giải pháp
đưa ra để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty chưa thực sự thuyết phục, chưa gắn với thực
tiễn của công ty.
Tác giả Lê Thị Hồng Cẩm (2011) lớp 33K15 – Trường Đại học Kinh tế – Đại học
Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại Công
5


ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng” đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi phí và lợi
nhuận như lý luận về sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của Công ty,
phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận trên lí thuyết và thực tiễn qua
một số chỉ tiêu như số dư đảm phí, điểm hòa vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động cho Công ty. Tuy vậy, tác giả mới nghiên cứu trên phương diện kế toán quản
trị mà chưa nghiên cứu mối quan hệ này trên góc độ kinh tế học, chưa đưa ra mô hình
thể hiện quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, chưa đánh giá được quan hệ này trong thực
tiễn. Vì vậy, tác giả chưa đưa ra các giải pháp giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận.
“Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu từ đó đưa ra một số biện pháp
làm tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh công ty TNHH Giao nhận vận tải Quang
Hưng”, Đoàn Thị Thu Hiền, trường Đại học dân lập Hải Phòng, luận văn tốt nghiệp
(2013). Đề tài này tác giả đã chỉ ra rất cụ thể lý luận về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận. Đề tài cũng đã trình bày rõ tình hình sử dụng và quản lý chi phí, thực trạng về
doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình hồi quy
tuyến tính để kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Phương pháp ước
lượng bình quân nhỏ nhất OLS và phần mềm SPSS được tác giả sử dụng để tiến hành
ước lượng đưa ra hàm hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Tuy
nhiên, đề tài của tác giả cũng chủ yếu tập trung xác định mối quan hệ giữa doanh thu
và chi phí chứ chưa tập trung sâu nghiên cứu chi phí.

Tiếp đó là, Howard Senter (2006) với cuốn sách “Kiểm soát chi phí, nâng cao
hiệu quả chi tiêu”, Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát được những lý luận về chi
phí, đưa ra được cách xây dựng định mức chi phí và kiểm soát chi phí trong doanh
nghiệp. Đặc biệt, trong cuốn sách này, cuối mỗi phần đều có các ví dụ giúp người đọc
có thể hiểu được kĩ hơn những nội dung của tác giả trình bày. Tuy nhiên đây mới chỉ là
những lý luận chung nhất, việc áp dung vào thực tế từng doanh nghiệp còn nhiều vấn
đề phải bàn tới.
Johnes, Geraint (1996), "Multi-product cost functions and the funding of tuition
in UK universities." Trong chuyên đề này, một hàm chi phí sản phẩm bình phương
được ước tính cho các trường Đại học Vương quốc Anh. Các tham số của hàm chi phí
sản phẩm bao gồm học phí đại học, học phí sau đại học và nghiên cứu và trong mỗi
trường hợp này được xác định riêng cho nghệ thuật và khoa học. Tác giả sử dụng
phương pháp OLS để ước tính chi phí gia tăng trung bình. Kết quả từ OLS và kết quả
từ phương pháp điều tra ngẫu nhiên được so sánh. Chuyên đề nghiên cứu này khá hữu
ích cho đề tài của tác giả do cũng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, xây dựng hàm
chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp khác với hàm chi phí trong trường đại học. Nên
6


cần tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng riêng biệt để xây dựng hàm chi phí trong
doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và
lợi nhuận, tuy nhiên hầu hết chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu về chi phí kinh
doanh và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi
Pháp Việt. Đề tài “Xây dựng mô hình ước lượng chi phí kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt” sẽ tập trung nghiên cứu về chi phí và từ đó
đưa ra những kiến nghị, giải pháp khả thi nhất giúp công ty có thể tiết kiệm chi phí.
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển
của bất cứ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong thời gian tới khi nước ta thực thi hàng loạt

các hiệp định, thị trường trong nước mở cửa rộng lớn hơn đối với các doanh nghiệp
nước ngoài gây ra áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy,
làm sao để tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm hiện là vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt, chi phí kinh doanh của
công ty những năm qua biến động thất thường, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khiến
công tác ước lượng và các biện pháp tiết kiệm chi phí không đạt nhiều hiệu quả. Điều
này có thể sẽ gây ra những trở ngại to lớn cho công ty trong thời gian tới. Nhận thấy
được tầm quan trọng và ảnh hưởng của chi phí đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình ước lượng chi phí
kinh doanh của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt”. Dựa trên sự kế
thừa các lý luận về chi phí cùng với quá trình thực tập tại công ty, tác giả sử dụng
phương pháp thu thập số liệu về chi phí, tiến hành xử lý số liệu, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện chi phí và xây dựng mô hình ước lượng chi phí kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt. Từ đó, tác giả có căn cứ để
đưa ra các kiến nghị đề xuất đóng góp cho việc kiểm soát, tiết kiệm chi phí kinh doanh
của công ty.
Đề tài của tác giả dựa trên cơ sở lý luận về chi phí cũng giống như một số đề tài
trước đây đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, những đề tài trước tập trung đi nghiên cứu
mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí hay lợi nhuận và chi phí chứ không đi sâu vào
nghiên cứu riêng chi phí. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận mới nghiên cứu về
chi phí thông qua việc xây dựng hàm chi phí của công ty.
4. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Chi phí kinh doanh phát sinh trong hoạt động sản xuất
kinh doannh của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
7


Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu chung: Hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến chi phí như tổng chi

phí, chi phí bình quân, chi phí cận biên… tiến hành xây dựng mô hình ước lượng chi
phí của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt từ đó mạnh dạn đưa ra các đề
xuất, kiến nghị giúp công ty tiết kiệm chi phí.
-Mục tiêu cụ thể:
Làm rõ lý luận về chi phí của doanh nghiệp như tổng chi phí ngắn hạn (TC), chi
phí bình quân biến đổi (AVC), chi phí cận biên (MC)…
Phân tích tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp và đưa ra một số đánh giá.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chi phí và đánh giá sự ảnh
hưởng của các nhân tố này đến việc thực hiện chi phí của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và những kết luận rút ra từ mô hình xây dựng
được, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn
nuôi Pháp Việt tại thị trường nội địa.
-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu về chi phí của công ty trong khoảng thời
gian từ quý I năm 2013 đến quý IV năm 2015, định hướng giải pháp đến năm 2020.
-Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Công
ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã có được tổng hợp từ những nguồn khác
nhau. Như sách báo, tài liệu nghiên cứu của tổ chức, công ty, tìm kiếm trên mạng…
Để xác nhận tính chính xác của thông tin thì cẩn phải tìm những thông tin tương tự ở
những nguồn khác để so sánh.
Về phân loại, dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài.
Dữ liệu thứ cấp nội bộ là những dữ liệu bên trong công ty như các báo cáo của
công ty về chi phí, doanh thu, lợi nhuận…
Dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ các hiệp hội thương mại, các ấn phẩm thương mại…

Như vậy có thể hiểu rằng, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp chính là việc
tiến hành, tổng hợp hệ thống thông tin từ những nguồn khác nhau như báo, sách, tài
liệu, báo cáo… nhằm phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
Cách tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp cụ thể như sau:
8


Bước 1: Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu.
Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ
loại và nơi cung cấp) và nguồn bên ngoài (xác định loại dữ liệu và nguồn).
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp.
Bước 4: Tiến hành nghiên cứu giá trị dữ liệu.
Ở bước này cần xem lại mục tiêu nghiên cứu, xếp loại và đánh giá mức độ tin
cậy của dữ liệu.
Bước 5: Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.
Cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu thứ cấp để tổng hợp dữ liệu thứ cấp nội bộ như chi phí, doanh thu, sản lượng từ
báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và dữ liệu thứ cấp
bên ngoài là chỉ số CPI các quý từ Tổng cục Thống kê. Từ đó sử dụng phương pháp xử
lý số liệu hợp lý phục vụ nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Các phương pháp phân tích dữ liệu được tác giả sử dụng trong bài để tìm
hiểu về thực trạng thực hiện chi phí của Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
bao gồm các phương pháp phân tích chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế,
tài chính. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt, biến động hay những đặc trưng
riêng có của đối tượng nghiên cứu. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là chỉ tiêu
được so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và

đơn vị đo lường.
Các dạng so sánh thường gặp trong phân tích đó là so sánh bằng số tuyệt đối, số
tương đối và số bình quân.
Trong đề tài này, thông qua những dữ liệu về các chỉ tiêu như chi phí, doanh
thu… đã thu thập được qua các năm, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu tình hình thực
hiện của năm sau so với năm trước, từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng chi phí của
công ty. Trong quá trình phân tích, tác giả sử dụng hai phương pháp là so sánh số
tương đối và tuyệt đối qua các năm.
- So sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ cơ sở.
- So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu
kỳ cơ sở để thể hiện mức độ biến động, tăng trưởng.
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính là kỹ thuật thống kê nhằm ước lượng
giá trị các tham số của một phương trình và kiểm định ý nghĩa thống kê.
9


Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định phương trình hàm cần ước lượng
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu
Bước 3: Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng mô hình
Bước 4: Kiểm tra ý nghĩa của các tham số ước lượng và sự phù hợp của mô hình
rồi đưa ra kết luận.
Trong bài khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp này để xây dựng mô hình hàm
chi phí biến đổi bình quân (AVC) dựa trên số liệu đã thu thập được về sản lượng và chi
phí sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews để tiến hành
ước lượng mô hình này, từ đó đưa ra kết luận về tình hình thực hiện chi phí của công
ty, tìm ra các biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi phí kinh doanh cho công ty.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam kết, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu,

tài liệu tham khảo thì kết cấu bài khóa luận gồm 3 chương nội dung.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng thực hiện chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Thức
ăn chăn nuôi Pháp Việt giai đoạn 2013-2015
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt đến năm 2020
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.165) nêu rõ “Chi phí sản xuất là toàn bộ
phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải
gánh chịu trong một thời kỳ nhất định”. Ví dụ như: Chi phí để mua nguyên vật liệu,
chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí cho bộ phận quản lý, chi phí khấu hao
máy móc…
Nguyễn Văn Dần (2007) cho rằng chi phí sản xuất là những phí tổn mà doanh
nghiệp đã bỏ ra (gánh chịu) để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Trên phương diện này, chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các hao
phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp
phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính
cho một kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp
luôn được xác định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và
gắn liền với mục đích kinh doanh.
10


Nói tóm lại, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Hay nói
cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.

1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Có rất nhiều tiêu thức phân loại chi phí của doanh nghiệp tùy theo mục đích
nghiên cứu mà ta có thể phân loại chi phí của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau
theo các tiêu thức khác nhau như:
1.2.1. Theo đối tượng tiếp cận chi phí
Chi phí kinh tế
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.165): “Chi phí kinh tế là toàn bộ các chi
phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được đưa vào trong sản xuất. Nó bao gồm cả chi
phí cơ hội hiện (chi phí hiện) và chi phí cơ hội ẩn (chi phí ẩn)”.
Chi phí kế toán
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.165): “Chi phí kế toán là toàn bộ các
khoản chi được thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để
sản xuất kinh doanh, các chi phí kế toán sẽ được hạch toán trong các sổ sách kế
toán”.
Từ những định nghĩa trên có thế thấy rằng chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán.
Chi phí cơ hội
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.25): “Chi phí cơ hội là giá trị của phương
án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn”.
1.2.2. Theo sự thay đổi của các yếu tố đầu vào
Chi phí ngắn hạn
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.167) nêu rõ “Chi phí sản xuất ngắn hạn
là các chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong giai đoạn mà trong đó có ít nhất
một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không thay đổi”.
Chi phí ngắn hạn được tích lũy trong suốt quá trình sản xuất. Chi phí cố định
không có tác động tới chi phí ngắn hạn, chỉ có chi phí biến đổi ảnh hưởng đến chi phí
ngắn hạn.
Chi phí dài hạn
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.174) chỉ ra rằng: “Chi phí trong dài hạn
là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất ứng với từng mức sản
lượng đầu ra”.

11


Trong khoảng thời gian dài, doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ
các đầu vào. Hãng có thể tăng hoặc giảm các khoản chi cho sản xuất như: chi phí
nguyên vật liệu, nhân công… từ đó ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra.
1.2.3. Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Chi phí cố định (TFC)
Theo Robert S. Pindyck (2004), “Chi phí cố định là chi phí không đổi ở các mức
đầu ra khác nhau và chi phí mất đi khi hãng phá sản”.
Như vậy, bản chất của chi phí cố định trong sản xuất là khoản chi phí không phụ
thuộc vào mức sản lượng đầu ra, bao gồm các chi phí thuê nhà xưởng, chi phí mua
sắm trang thiết bị…
Chi phí biến đổi (TVC)
Theo Robert S. Pindyck (2004), “Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi đầu ra
thay đổi”.
Vì vậy, chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với mức sản lượng của hãng, bao gồm: chi phí
nguyên vật liệu, chi phí trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp…
1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Xem xét các chỉ tiêu phân tích chi phí ngắn hạn và dài hạn
Các chỉ tiêu phân tích chi phí ngắn hạn
Các chỉ tiêu chi phí ngắn hạn bao gồm:
- Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC)
- Chi phí bình quân ngắn hạn (ATC)
- Chi phí cận biên (MC)
- Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC): Phan Thế Công & các tác giả (2014,
tr167), “Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn là toàn bộ những phí tổn dùng để tiến hành
sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn”.
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn gồm 2 bộ phận: Chi phí cố định (TFC) và chi phí
biến đổi (TVC)

TC = TFC + TVC
Trong đó:
Chi phí biến đổi (TVC), Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.167), “Chi phí
biến đổi (TVC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào biến đổi”.
Khi sản lượng đầu ra tăng lên, doanh nghiệp phải dùng nhiều yếu tố đầu vào biến
đổi hơn và do vậy chi phí biến đổi cũng tăng lên, còn khi không sản xuất thì chi phí
biến đổi của doanh nghiệp bằng 0.
Chi phí cố định (TFC): Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.167), “Tổng chi
phí cố định không thay đổi với mức sản lượng là một hay một triệu đơn vị”.
12


Hình 1.1: Đồ thị các đường chi phí
Nguồn: Giáo trình Kinh tế học vi mô I
TFC là một số cố định nên TFC là một đường thẳng nằm ngang song song với
trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ chính bằng giá trị của TFC. Có nghĩa là
trong ngắn hạn thì dù sản xuất hay không sản xuất thì doanh nghiệp vẫn phải mất một
khoản chi phí cố định là C0. Đường TC và TVC có cùng độ dốc, khoảng cách giữa 2
đường TC và TVC đúng bằng TFC. Do đó trong ngắn hạn TC chỉ phụ thuộc vào TVC.
- Các chỉ tiêu chi phí bình quân
Tổng chi phí bình quân (ATC – Average Total Cost): Phan Thế Công & các tác
giả (2014, tr.170), “Tổng chi phí bình quân (ATC, AC) là mức chi phí tính bình quân
cho mỗi đơn vị sản phẩm”.
ATC =
Đường ATC có dạng chữ U, dạng lòng chảo. Đường ATC được xác định bằng
cách cộng theo chiều dọc 2 đường AFC và AVC.
Chi phí cố định bình quân (AFC – Average Fixed cost): Phan Thế Công & các
tác giả (2014, tr.169), “Chi phí cố định bình quân (AFC) là mức chi phí cố định được
tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm”.
AFC =

Do trong ngắn hạn tổng chi phí cố định không thay đổi nên chi phí cố định bình
quân chỉ phụ thuộc vào sản lượng Q và đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi sản lượng
Q tăng thì AFC giảm và ngược lại. Vì vậy, đường AFC có độ dốc âm.
Chi phí biến đổi bình quân (AVC – Average Variable Cost): Phan Thế Công &
các tác giả (2014, tr.170), “Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là mức chi phí biến đổi
tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm”.
AVC =

13


Đường AVC có dạng hình chữ U. Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên
chi phí biến đổi bình quân (AVC) ban đầu giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng và
sau đó có xu hướng tăng lên.
- Chi phí cận biên (MC – Marginal Cost)
Phan Thế Công & các tác giả (2014, tr.171), “Chi phí cận biên trong ngắn hạn
là sự thay đổi trong tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm”.
MC = = TC’(Q)
Đường MC có hình chữ U do ảnh hưởng của quy luật năng suất cận biên giảm
dần. MC bằng AVC và ATC lần lượt tại điểm cực tiểu của AVC, ATC.
Mối quan hệ giữa MC, ATC, AVC, AFC

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các đường MC, ATC, AVC, AFC
Nguồn: Giáo trình Kinh tế học vi mô I
Khi ATC = MC thì ATCmin.
Khi MC < ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm dần.
Khi MC > ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng dần.
Tương tự về mối quan hệ giữa AVC và MC.
Khi AVC = MC thì AVCmin.

Khi AVC > MC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ giảm dần.
Khi AVC < MC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ tăng dần.
Các chỉ tiêu phân tích chi phí dài hạn
Tổng chi phí dài hạn (LTC – Long-run Average Cost): Phan Thế Công & các tác
giả (2014, tr.174), “Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà

14


doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ
trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể thay đổi”.
Chi phí bình quân dài hạn (LAC – Long-run Average Cost): Phan Thế Công &
các tác giả (2014, tr.175), “Chi phí bình quân dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân
tính trên mỗi đợn vị sản phẩm trong dài hạn”.
LAC =
Chi phí cận biên dài hạn (LMC – Long-run Marginal Cost): Phan Thế Công &
các tác giả (2014, tr.175), “Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng
chi phí dài hạn khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm”.
LMC = = LTC’(Q)
Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn và dài hạn

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn và dài hạn
Nguồn: Giáo trình Kinh tế học vi mô I
Chi phí trong dài hạn thực chất được hình thành từ chi phí trong ngắn hạn thấp
nhất tương ứng với từng mức sản lượng. Chi phí bình quân dài hạn là đường bao của
các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đường chi phí bình quân dài
hạn không nhất thiết phải đi qua tất cả các điểm cực tiểu của các đường chi phí bình
quân ngắn hạn. Điểm tiếp xúc giữa đường LAC và ATC phản ánh chi phí ngắn hạn
thấp nhất tại mức sản lượng đó. Tại mức sản lượng ở điểm tiếp xúc này SMC = LMC.
Vì vậy, chi phí trong dài hạn thực chất là chi phí trong ngắn hạn thấp nhất tại từng mức

sản lượng.

15


1.4. VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Chi phí có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó là điều kiện cần của sản xuất, nếu không có chi phí thì doanh nghiệp không
thể tồn tại và hoạt động được.
Chi phí là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất. Bất kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh nào đều phải có chi phí. Chi phí là khoản đầu tiên doanh nghiệp phải bỏ ra
và cũng là công tác đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện trong chu kỳ kinh doanh của
mình. Bên cạnh đó, chi phí còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội.
Giảm chi phí sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh
tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, chi phí được sử dụng để đưa ra các quyết định và đánh giá hiệu quả
trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi khi đưa ra một quyết định doanh
nghiệp luôn phải chú ý đến chi phí của nó và người quản lý sẽ chọn phương án nào
mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.
Bởi vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, nếu chi
phí phát sinh không hợp lý, không đúng với thực chất của nó thì đều gây ra những khó
khăn trong quản lý và làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ
- Tỷ suất chi phí trên doanh thu = 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh
thu, qua đó đánh giá việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả không.
- Tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu =100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cố định bỏ ra thu được bao nhiêu đồng
doanh thu.

- Tỷ suất chi phí biến đổi trên doanh thu = 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí biến đổi bỏ ra thu được bao nhiêu đồng
doanh thu.
- Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu = 100 %
Chỉ tiêu này cho biết tình trạng sử dụng chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nếu
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí quản lý của doanh nghiệp
càng thấp.
- Tỷ suất chi phí trả lãi vay trên doanh thu = 100 %
Chỉ tiêu này phản ánh cứ thu về được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp vay vốn càng nhiều để tiến hành sản xuất kinh doanh.
16


Và cũng tương tự cho các chỉ tiêu tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh
thu, tỷ suất chi phí lương theo sản phẩm trên doanh thu.
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ
1.6.1. Giá cả
Giá cả là một nhân tố khách quan tác động đến chi phí của doanh nghiệp. Có hai
loại giá:
a. Giá cả các yếu tố đầu vào hay giá phí
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc thiết bị... những yếu tố này
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, khi có sự thay đổi nhỏ trong giá cả các yếu
tố đầu vào sẽ có tác động rất lớn đến tổng chi phí. Giá cả các yếu tố đầu vào tỷ lệ
thuận với tổng chi phí. Khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho tổng chi phí
tăng lên và chi phí bình quân cũng tăng lên tương ứng và ngược lại.
Công thức tính: TC = w.L + r.K
Trong đó:
w: là giá thuê một đơn vị lao động
L: là số lao động được sử dụng trong sản xuất

r: là giá thuê một đơn vị vốn
K: là lượng vốn được sử dụng trong sản xuất
TC: là tổng chi phí
Giá cả các yếu tố đầu vào tác động rất lớn đến sự biến động của chi phí. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn đầu vào tối ưu tối đa hóa sản lượng với mức
chi phí hợp lý nhất.
b. Giá bán hàng hóa
Giá bán hàng hóa không ảnh hưởng đến tổng mức chi phí nhưng ảnh hưởng đến
tỷ suất chi phí. Nếu khối lượng hàng hóa tiêu thụ không thay đổi, giá tăng lên làm mức
tiêu thụ hàng hóa tăng lên do tỷ suất chi phí giảm xuống và ngược lại.
1.6.2. Khối lượng hàng hóa sản xuất (Q)
Giữa khối lượng hàng hóa sản xuất với tổng chi phí và chi phí bình quân có mối
tương quan với nhau. Khối lượng hàng hóa hãng sản xuất ra phản ánh quy mô sản xuất
của hãng. Khối lượng hàng hóa hãng sản xuất ra tỷ lệ thuận với tổng chi phí. Khi Q
tăng lên thì TVC tăng lên, TFC không đổi, từ đó làm tăng TC và ngược lại.
Mặt khác, khi Q tăng lên thì ATC có xu hướng giảm dần cho đến khi đạt đến một
mức sản lượng mà tại đó ATC min(Q0). Sau đó nếu hãng tiếp tục tăng khối lượng hàng
hóa sản xuất ra vượt quá Q 0 thì ATC có xu hướng tăng trở lại do hãng phải tiếp tục đầu
tư thêm.
1.6.3. Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
17


Cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại càng giúp cho doanh nghiệp rút bớt chi phí
vận chuyển, bao gói, phân loại hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa,
thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên khi trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì chi phí
cố định tăng lên khiến thời điểm hòa vốn bị dịch chuyển. Bởi vậy đòi hỏi phải cân
nhắc, lựa chọn phương án đầu tư cho cơ sở vật chất của hoạt động kinh doanh sao cho
có lợi nhất.


1.6.4. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố đã phân tích ở trên thì chi phí kinh doanh còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác như trình độ quản lý trong doanh nghiệp, diễn biến thị trường,
hệ thống chính sách, pháp luật, các công cụ kinh tế của nhà nước… Mức độ ảnh hưởng
của những yếu tố này đến tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp còn phụ thuộc
vào đặc điểm hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp
cần sẵn sàng chuẩn bị những kế sách, chiến lược để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đến
chi phí của đơn vị mình.
1.7. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN
CỦA DOANH NGHIỆP
Xây dựng mô hình ước lượng chi phí của doanh nghiệp được tiến hành qua các
bước sau
 Bước 1: Xác định hàm chi phí
Ở bước này cần chọn ra một hàm chi phí để tiến hành xây dựng mô hình ước
lượng chi phí.
Hàm tổng chi phí biến đổi có dạng:
TVC = a.Q + b.Q2 + c.Q3
Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân là
AVC = = a + b.Q+ c.Q2
Điều kiện về dấu của các tham số hàm chi phí: a > 0, b < 0, c > 0
 Bước 2: Thu thập số liệu
Ở bước này, ta cần thu thập số liệu về các biến xuất hiện trong mô hình cần ước
lượng. Đối với hàm chi phí biến đổi bình quân, số liệu cần thu thập là: sản lượng của
doanh nghiệp, chi phí biến đổi. Vì chi phí biến đổi bình quân và tổng chi phí biến đổi
có thể tinh thông qua nhau, nên khi ước lượng chỉ cần ước lượng một hàm và có thể
suy ra hàm còn lại. Số liệu thu thập ở dạng thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ các phòng ban của công ty.
 Bước 3: Ước lượng mô hình
18



Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng hàm
chi phí biến đổi bình quân trong ngắn hạn.
• Sử dụng phần mền Eviews, thu được các ước lượng về các hệ số a, b, c. Ta có hàm chi
phí như sau:
AVC = a + b.Q+ c.Q2
• Kiểm tra xem dấu của các hệ số có đúng với dự tính ban đầu hay không. Cụ thể
a > 0, b < 0, c > 0
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số
Ví dụ kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số b được tiến hành như sau:
Giả thiết:
Sử dụng giá trị P-value so sánh với mức ý nghĩa . Nếu :
P-value < chấp nhận H1, hệ số b có ý nghĩa thống kê.
P-value > không thể bác bỏ H0, hệ số b không có ý nghĩa thống kê.
Hệ số b cho biết khi sản lượng thay đổi 1% thì chi phí biến đổi bình quân thay
đổi b%.
• Kiểm định sự phù hợp của mô hình có phù hợp hay không
Bài toán kiểm định :
Sử dụng giá trị P-value so sánh với mức ý nghĩa . Nếu :
P-value < → mô hình phù hợp.
P-value > α → mô hình không phù hợp.
Hệ số R2 cho biết các biến giải thích trong mô hình giải thích bao nhiêu phần
trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HỆN ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
PHÁP VIỆT GIAI ĐOẠN 2013-2015
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
PHÁP VIỆT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2013-2015
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Tên giao dịch: PHAVICO.,JSC
Địa chỉ: Thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Thành lập năm: 2005
Giấy phép kinh doanh số 0900243220
19


Giám đốc: Vũ Thanh Thủy
Vốn điều lệ: 382.770.000.000 VNĐ
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Về chức năng
Chức năng chính của công ty là thương mại nguyên vật liệu và sản xuất thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Ngoài ra, công ty còn đảm nhiệm những chức năng như: Tổ chức ứng dụng
những công nghệ, kỹ thuật, chính sách và cơ chế quản lý tiên tiến để khai thác tối đa
tiềm năng về lao động của địa phương; xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối
của công ty…
Về nhiệm vụ
Căn cứ kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để lập kế hoạch
mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, thực hiện
tốt sứ mệnh của công ty; thực hiện đúng chính sách về chất lượng, về môi trường đã
cam kết, quản lý sử dụng lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật một cách tiết kiệm và
hiệu quả…
2.1.2. Các nhân tố tác động đến tình hình thực hiện chi phí tại Công ty Cổ
phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt giai đoạn 2013-2015
• Các nhân tố khách quan
Tỷ giá hối đoái
Giai đoạn 2013-2015 có thể đánh giá là một giai đoạn đầy biến động của tỷ giá.

Trước mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, chống nguy cơ đô la hóa,vàng hóa thị trường,
hạn chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục điều chỉnh biên độ tỷ giá
trong giai đoạn này.
Bảng 2.1: Các đợt điều chỉnh tỷ giá giai đoạn 2013-2015
Ngày hiệu lực
Biên độ dao động

28/06/2013
(+/-) 1,00%

19/06/2014
(+/-) 1,00%

07/01/2015
(+/-)1,00%

12/08/2015
(+/-)2,00%

19/08/2015
(+/-) 3,00%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Với đặc thù phần lớn nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và dây
chuyền sản xuất phải nhập khẩu nước ngoài với giá trị lớn. Đồng tiền thanh toán cho
các hoạt động nhập khẩu là đồng đô la (USD) nên sự biến động của tỷ giá có tác động
trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như chi phí của công ty. Trong giai đoạn 20132015, tỷ giá kém ổn định khiến Ngân hàng Nhà nước thường xuyên phải điều chỉnh
biên độ tỷ giá, đặc biệt là trong năm 2015. Đây là một năm với đầy biến động, nhiều
thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trước bối cảnh USD liên tục
lên giá do kỳ vọng điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng

20


Nhân dân tệ. Chính những sự bất ổn của tỷ giá đã phần nào khiến tổng chi phí của
công ty trong giai đoạn này ở mức cao và có sự biến động
Môi trường chính trị, pháp luật
Ngành thức ăn chăn nuôi cung cấp đầu vào cho ngành chăn nuôi tạo ra nguồn
thực phẩm cho xã hội. Vì vậy, những quy định về quản lý, nhập khẩu thức ăn chăn
nuôi cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Cụ thể:
Thứ nhất, nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của chính phủ quy định
về quản lý thức ăn chăn nuôi, về điều kiện sản xuất và những chất cấm trong thức ăn
chăn nuôi, … Nghị định này đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực đến công ty.
Về tác động tích cực: Những quy định trên của nhà nước nhằm bảo vệ sức khỏe,
quyền lợi của người tiêu dùng. Vì thế khi công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
trên đã góp phần bảo vệ cộng đồng, từ đó uy tín của công ty được cải thiện, sản phẩm
của công ty được khách hàng tin dùng hơn.
Về tác động tiêu cực: Để tuân thủ các yêu cầu trong quy định, công ty phải đầu
tư công nghệ, nhân lực, vốn cho công tác kiểm tra chất lượng kỹ thuật sản phẩm từ đầu
vào cho đến đầu ra dẫn đến phát sinh thêm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Thứ hai, thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10-10-2011, quy định từ 1-72012, bắt buộc kiểm tra, kiểm soát các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
vào Việt Nam nhằm loại bỏ các chất cấm (trong đó có chất tạo nạc và tăng trọng).
Công ty cho biết thời gian đầu khi thông tư được ban hành, công ty đã gặp phải không
ít khó khăn khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi do vướng mắc quy định gây
ra tốn kém chi phí hàng tỷ đồng cho công ty. Trên giấy chứng nhận phân tích lô hàng
thức ăn chăn nuôi công ty nhập về thể hiện các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế, hoặc
thỏa thuận giữa công ty và đối tác bán hàng. Tuy nhiên về Việt Nam tất cả các lô hàng
nhập khẩu của công ty đều phải lấy mẫu kiểm tra định lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam
chứ không theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi lấy mẫu, công ty phải chờ đợi lấy kết quả
phân tích mới được thông quan đưa hàng vào sản xuất. Vì vậy không những công ty

phải mất chi phí cho kiểm nghiệm các chất trong thức ăn chăn nuôi mà còn mất thời
gian chờ đợi lấy kết quả kiểm định khiến lô hàng chậm thông quan đẩy chi phí lưu kho
tại cửa khẩu lên cao hơn.
Lãi suất
Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt là một công ty có quy mô vừa,
nguồn lực tài chính còn yếu. Do nhu cầu luôn phải đổi mới đầu tư thêm trang thiết bị
sản xuất nên công ty thường xuyên phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó một nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay từ các NHTM. Do đó, mọi sự
21


biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
trả lãi vay, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, tháng 02 năm 2014, do nhu cầu
mua thêm hệ thống điều khiển phối trộn thức ăn, công ty đã phải vay 40 tỷ đồng từ
ngân hàng MB với mức lãi suất cho danh mục trung và dài hạn là 9,0%/năm. Thời
điểm này lãi suất vẫn chưa được NHNN điều chỉnh giảm. Mức lãi suất này giải thích
cho việc chi phí trả lãi vay của công ty vào năm 2014 ở mức cao nhất.
Giá cả các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào của công ty gồm vốn và lao động. Tổng chi phí chịu ảnh
hưởng của 2 nhóm chi phí cho lao động và chi phí cho vốn.
Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô vốn còn hạn chế nên nhiều khâu trong
quá trình sản xuất của công ty như đóng gói, bốc dỡ của công ty vẫn còn sử dụng
nhiều lao động thủ công. Vì thế, yêu cầu chi phí cho cán bộ, công nhân cũng tương đối
lớn.
Bên cạnh đó, chi phí cho vốn của công ty cũng bao gồm nhiều khoản mục như
chi phí nhà xưởng, văn phòng, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị…Trong
đó cần lưu ý đến chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đây là hạng mục chi phí phát
sinh thường xuyên nhằm đảm bảo sản xuất thông suốt. Do chưa tự chủ được nguồn
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nên chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc rất
lớn vào giá cả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới và tỷ giá hối đoái.

• Nhân tố chủ quan
Quy mô kinh doanh của công ty: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi
phí của công ty. Trong những năm qua, công ty không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô
kinh doanh. Ngoài những thị trường trọng điểm trước đây, tập trung ở khu vực Đồng
bằng sông Hồng, Đông Bắc thì gần đây công ty đã mở rộng thị trường sang khu vực
Duyên hải miền Trung. Khi thị trường được mở rộng đồng nghĩa với khối lượng hàng
hóa sản xuất của của công ty phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng điều
đó cũng khiến chi phí tăng cao và khó kiểm soát do sự tăng thêm chi phí quản trị, chi
phí mua sắm tài sản cố định, thuê nhân công…
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đòi hỏi công ty phải đầu tư một khoản chi phí
lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư này có thể giúp cho công ty thu về thêm lợi nhuận trong
tương lai khi nó giúp công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian,
giảm hao phí sức lao động. Điều này được thể hiện qua năm 2014, công ty đã đầu tư
thêm một dây chuyền điều khiển phối trộn thức ăn tự động trị giá 40 tỷ cho phòng
kiểm tra chất lượng và nghiên cứu sản phẩm. Mua sắm trang thiết bị cũng là một trong
những nguyên nhân giải thích cho việc chi phí của công ty năm 2014 có sự biến động.
22


Trình độ quản lí
Với đội ngũ nhân viên trình độ cao đẳng, đại học giàu kinh nghiệm đã giúp đỡ Công
ty rất nhiều trong hoạt động hạch toán kinh doanh, tính đúng, tính đủ các khoản chi phí
phát sinh của doanh nghiệp, quản lí hiệu quả các nguồn lực và phân bổ chúng một cách
hợp lí, tránh thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó, công ty ngày càng chú trọng đến các thiết
bị hỗ trợ cho công việc của các nhà quản lí, luôn tạo điều kiện làm việc thuận lợi, thường
xuyên có các chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÁP VIỆT GIAI ĐOẠN 2013-2015
Tổng chi phí của công ty bao gồm hai loại chính đó là chi phí cố định và chi phí

biến đổi. Chúng ta có thể thấy được sự biến động chi phí của công ty thông qua biểu
đồ 2.1.

Đơn vị tính: 1000đ
Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện chi phí của công ty
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Biểu đồ 2.1 thể hiện tình hình thực hiện chi phí của công ty. Từ năm 2013-2015,
tổng chi phí đã tăng gấp 1,04 lần do sự tăng lên của cả chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Cụ thể: Qua phụ lục 1, tổng chi phí năm 2013 là 524.582.978 nghìn đồng. Năm
2014, chi phí tăng lên mức 560.907.716 nghìn đồng tăng 6,92% so với năm 2013
nguyên nhân chủ yếu do có sự tăng lên của tổng chi phí cố định cụ thể tăng 48,97%.
Năm 2015, tổng chi phí của công ty giảm 1,87% so với năm 2014 đạt mức
550.426.710 nghìn đồng, nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm của chi phí cố định
19.11%. Tỷ suất chi phí trên doanh thu của công ty lại có xu hướng giảm từ 94,18%
năm 2013 xướng 93,5% năm 2015 thể hiện qua phụ lục 5. Mặc dù, chỉ tiêu này của
công ty trong giai đoạn 2013-2015 luôn ở mức cao tuy nhiên hiệu quả sử dụng chi phí
cũng đã phần nào được cải thiện hơn.
Để tìm ra nguyên nhân của việc tăng và những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
sự thay đổi của tổng chi phí, tác giả phân tích hai bộ phận cấu thành nên tổng chi phí
là tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi.
23


2.2.1. Tổng chi phí cố định
Qua phụ lục 4, ta thấy tổng chi phí cố định giai đoạn 2013-2015 trung bình chiếm
khoảng 23,06% trên tổng chi phí của công ty. Chi phí cố định của công ty bao gồm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay.

Đơn vị tính:1000đ
Biểu đồ 2.2: Tình hình thực hiện tổng chi phí cố định của công ty

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Qua biểu đồ 2.2, chi phí cố định của công ty nhìn chung có sự tăng lên trong giai
đoạn 2013 – 2015. Chi phí cố định tăng lên do công ty vay vốn đầu tư trang thiết bị
phục vụ sản xuất từ đó làm cho chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí lãi vay tăng
lên. Hiệu quả sử dụng chi phí cố định giai đoạn này cũng chưa cao. Cụ thể, tỷ suất
CPCĐ/DT của công ty nhìn chung tăng lên. Qua phụ lục 5, năm 2013, tỷ suất
CPCĐ/DT bằng 19,36%. Năm 2015, tỷ suất này bằng 22,08%.
Để lý giải cho sự biến động của tổng chi phí cố định, ta xem xét cơ cấu tổng chi
phí cố định trong giai đoạn 2013-2015.

24


Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng chi phí cố định của công ty giai đoạn 2013-2015
Nguồn: Phòng kế toán công ty và tính toán của tác giả
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy trong tổng chi phí cố định của công ty chi phí QLDN
chiếm tỷ trọng lớn nhất, xếp sau đó là chi phí trả lãi vay và chi phí khấu hao tài sản cố
định.
Chi phí QLDN: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức
quản lý và phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về tiền lương
nhân viên bộ phận QLDN, kinh phí công đoàn, bảo hiểm, chi phí vật liệu, dụng cụ,
công cụ văn phòng, chi phí trang thiết bị cho phòng kiểm tra chất lượng và nghiên cứu
sản phẩm. Đây là khoản mục chi phí công ty luôn chú trọng đầu tư chiếm trung bình
khoảng 76%/ tổng CPCĐ và khoảng 17,7%/ tổng CP.
Qua phụ lục 2, ta thấy chi phí QLDN của công ty có sự biến động không đều qua
các năm. Cụ thể, chi phí QLDN năm 2013 đạt 84.775.050,95 nghìn đồng chiếm
78,59% tổng CPCĐ. Năm 2014, chi phí QLDN tăng lên mức 122.122.641,2 nghìn
đồng tăng 44,05 % so với năm 2013 và chiếm 76,00% trên tổng CPCĐ. Nguyên nhân
của sự gia tăng này là do trong năm 2014 công ty thay thế hệ thống máy tính cũ ở

phòng kế toán và phòng kinh doanh, đầu tư thêm hệ thống đo lường phối trộn thức ăn
tự động tại phòng kiểm tra chất lượng và nghiên cứu sản phẩm. Năm 2015, chi phí
QLDN giảm xuống thấp nhất trong giai đoạn này còn 83.282.692,02 nghìn đồng
chiếm tỷ trọng 75,69 % trên tổng chi phí cố định. Nguyên nhân do trong năm 2015,
công ty giảm bớt chi phí mua sắm, thay thế trang thiết bị nên đã phần nào giảm bớt
được chi phí QLDN.

25


×