Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn tài chính ngân hàng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH thực phẩm cao cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.59 KB, 50 trang )

i

MỤC LỤC


ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ

BẢNG BIỂU

HÌNH VẼ


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào kinh doanh nào muốn quá trình sản
xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đều đòi hỏi phải có một lượng
hàng tồn kho nhất định. Bởi hàng tồn kho được xem như là “miếng đệm an toàn“
giữa cung ứng và sản xuất.
Hàng tồn kho có vai trò quan trọng – thường chiếm 40% giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị phải kiểm soát lượng hàng tồn kho thật cẩn thận
thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, cũng như các biện
pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho. Vì nếu tồn kho với lượng
quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn kho cao sẽ làm tăng chi phí
đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hoắc đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn kém cho việc đặt hàng,
hoạt động sản xuất có thể bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.


Trong nền kinh tế hiện nay đã có không ít các công ty sản xuất và kinh doanh
trong lĩnh vưc thực phẩm. Do đó sự cạnh tranh là tất yếu của quy luật thương
trường, quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý
phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động của
doanh nghiệp.
Cụ thể trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp em
được biết, trong 3 năm trở lại đây sản lượng hàng tồn kho của công ty đạt mức khá
cao, có sự tăng giảm giữa các năm, nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài
sản lưu động của doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp cũng đã có rất nhiều biện
pháp và chiến lược trong quá trình quản trị hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả
trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị tồn kho trong doanh nghiệp, em
quyết định chọn đề tài : “ Công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Thực
Phẩm Cao Cấp”


2
2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, tổng hợp khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị
hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
Thứ hai, tìm hiểu tình hình quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH Thực
Phẩm Cao Cấp.
Thứ ba, đánh giá, nhận xét và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị hoàn thiện
công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH
Thực Phẩm Cao Cấp

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận được nghiên cứu tại Công ty TNHH Thực
Phẩm Cao Cấp trong giai đoạn 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài,em đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề
tài trong các giáo trình, sách, tài liệu..
- Phương pháp thu thập số liệu:
• Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người cung cấp
thông tin, dữ liệu. Trực tiếp đến công ty để quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế.
• Số liệu thứ cấp: tham khảo, thu thập thông tin, số liệu thực tế từ các đơn từ,
báo cáo, văn bản của công ty.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh các số liệu thu thập được.
5. Kết cấu của đề tài

Nội dung của báo cáo ngoại trừ phần mở đầu, bao gồm 3 phần: Chương 1: Cơ
sở lý luận về quản trị hàng tồn kho
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Thực
Phẩm Cao Cấp.
Chương 3: Giải pháp – kiến nghị


3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản trị hàng tồn kho
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hàng tồn kho
a) Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02-Hàng tồn kho, quy định hàng tồn
kho là tài sản:

- Được giữ để bán trong kì sản xuất, kì kinh doanh bình thường;
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn và có
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn dự
trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh
nghiệp, bao gồm: hàng hóa đang đi đường; hàng gửi đi bán; hàng hóa gửi đi gia
công chế biến; hàng trong kho, trong quầy; bất động sản tồn kho..
b) Đặc điểm
- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý
và sử dụng đúng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nguồn khác nhau với
chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố
chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hoạch toán
đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định
lợi nhuận thực hiện trong kỳ,
- Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó
hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài
sản ngắn hạn khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm…
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm về
tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho


4
thường được bảo quản , cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo

không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc
kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí
lớn.
- Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc
khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho và xác định giá trị như các tác
phẩm nghệ thuật, các loại linh kiện điện tử, đồ cổ…
1.1.2 Vai trò và phân loại hàng tồn kho
a) Vai trò
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông
thường chiếm 40 – 50%). Do vậy việc quản lý, kiểm soát tốt tồn kho có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Để đảm bảo sản xuất liên tục và có hiệu quả, tránh gián đoạn, đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cần phải tìm cách tăng dự trữ; ngược lại dự trữ
tăng kéo theo các chi phí liên quan đến dự trữ cũng tăng. Do vậy các doanh nghiệp
cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho và
lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí
thấp nhất.
b) Phân loại
 Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn
kho
Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:
- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để
phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, công cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang…
- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự
trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa, thành phẩm…
 Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành
Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành
- Hàng tồn kho được mua vào, bao gồm:
+ Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ
các nhà cung cấp ngoài hệ thống tở chức kinh doanh của doanh nghiệp



5
+ Hàng mua nội bộ; là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các
nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng
giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty Tổng công ty…
- Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản
xuất, gia công tạo thành
- Hàng tồn kho nhập từ các nguồn khác nhau: Hàng tồn kho được nhập từ
liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng…
 Phân loại theo yêu cầu sử dụng
Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:
- Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn
kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình
thường
- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc
mất phẩm chất không được doanh nghiệp dùng cho mục đích sản xuất
 Phân loại hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
- Hàng tồn kho an toàn: phản ánh hàng tồn trữ an toàn để kinh doanh được
tiến hành thường xuyên liên tục
- Hàng tồn trữ thực tế
 Phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất
Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành: hàng tồn kho chất lượng
tốt, hàng tồn kho kém phẩm chất và hàng tồn kho mất phẩm chất
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định và đánh giá hàng tồn kho
trong doanh nghiệp. Xác định giá trị tổn thất của hàng tồn kho, xác định số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập, đồng thời giúp doanh nghiệp có kế hoạch
mua vào bán ra hợp lý.
 Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang

được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ,
nguyên vật liệu….
- Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang
được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi
bán, hàng đang đi đường..
 Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho được phân thành
- Hàng hóa mua để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến…


6
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm
chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho,
thành phẩm
1.1.3 Quản trị tồn kho và chức năng quản trị hàng tồn kho
a) Khái niệm
Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm:
- Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình
bán ra không bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ
đọng hàng hóa
- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm
giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức
độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản
hàng hóa
Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trị
tài chính doanh nghiệp.
b) Chức năng
- Chức năng liên kết

Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị tồn kho là liên kết giữa 3 giai đoạn
Cung ứng – Sản xuất – Tiêu thụ. Khi cung và cầu của một hàng tồn kho nào đó
không đều đặn giữa các kì thì việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm
tích lũy cho một kì cao điểm là một vấn đề hết sức càn thiết. Thực hiện tốt chức
năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự thiếu hụt lãng phí trong sản
xuất.
- Chức năng đề phòng tăng giá, đề phòng lạm phát
Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay hàng háo,
họ có thể dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vây, tồn kho sẽ là một đầu tư tốt.
- Chức năng khấu trừ theo sản lượng
Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn.
Việc mua hàng với số lượng lớn có thể giảm bớt chi phí sản xuất, tuy nhiên với số
lượng hàng lớn sẽ phải chịu chi phí tồn trữ cao. Do đó, cần phải xác định một lượng


7
hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ, mà chi phí tồn trữ tăng không đáng kể.
1.2 Các lý thuyết liên quan đến quản trị hàng tồn kho
1.2.1 Nội dung quản trị hàng tồn kho
1.2.1.1 Xác định nhu cầu tồn kho
- Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng
Lượng vật tư cần dùng là lượng vật tư được sử dụng một cách hợp lý và tiết
kiệm nhất trong kỳ kế hoạch. Lượng vật tư cần dùng phải đảm bảo hoàn thành chỉ
tiêu tổng sản lượng trong kỳ kế hoạch.
Việc xác định lượng vật tư cần dùng là cơ sở để lập kế hoạch mua sắm vật tư.
Khi tính toán cần dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm. Tùy
thuộc vào từng loại vật tư, tùng loại sản phẩm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp.
Để xác định nhu cầu vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch của doanh nghiệp cần
căn cứ vào :

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch
- Định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm
- Tình hình giá cả vật tư trên thị trường
- Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần mua
Sau khi đã xác định lượng vật tư cần dùng, cần dự trữ thì phải tiến hành tổng
hợp và cân đối các nhu cầu để xác định lượng vật tư doanh nghiệp cần mua để đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp.
Xác định lượng vật tư cần mua theo công thức sau :
Vcm=Vcd - Vd

Trong đó :Vcm : lượng vật tư cần mua

Vcd : lượng vật tư cần dùng
Vd : lượng vật tư tồn kho cuối kỳ
1.2.1.2 Các chi phí ảnh hưởng đến hàng tồn kho
- Chi phí mua hàng ( Cmh)
Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị.
Cmh= khối lượng hàng x đơn giá
- Chi phí đặt hàng (Cđh)
Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng.


8
Bao gồm:
+ Các chi phí tìm nguồn hàng, chi phí hoa hồng cho người giới thiệu
+ Chi phí thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng…)
+ Các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hoá đến kho của doanh
nghiệp.
-Chi phí tồn trữ (Ctt)
Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ, như : chi phí về

nhà cửa và kho; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chi phí về nhân lực cho hoạt
động quản lý dự trữ; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thiệt hại hàng dự trữ
do mất mát... Tỷ lệ từng loại chi phí phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, địa điểm
phân bố, lãi suất hiện hành... Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ
40% giá trị hàng dự trữ.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho
1.2.2.1 Chu kì vận động của tiền mặt
Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình
quản lý tài sản lưu động vừa là căn cứ để phân loại tài sản lưu động. Hàng tồn kho
là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động, vì thế ta cũng có thể dựa vào chỉ
tiêu này để đánh giá phần nào thực tiễn hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh
nghiệp.
Chu kỳ vận động của tiền mặt được hiểu là độ dài thời gian từ khi thanh
toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do
việc bán sản phẩm cuối cùng.
Nếu ở đây chỉ bàn đến thời gian vận động của nguyên vật liệu ảnh hưởng thế
nào đến chu kỳ vận động của tiền mặt, ta thấy rằng nếu thời gian vận động của
nguyên vật liệu càng giảm (thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn), chu kỳ vận
động của tiền mặt cũng được rút ngắn.
Thời gian vận động của nguyên vật liệu là độ dài thời gian trung bình để
chuyển nguyên vật liệu đó thành sản phẩm cuối cùng và thời gian bán những sản
phẩm đó
1.2.2.2 Các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho


9
Đây là nhóm chỉ tiêu khá quan trọng phân tích tài chính để đánh giá hoạt
động sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như hiệu hoạt động quản lý
hàng tồn kho tại doanh nghiệp đó.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ cho hàng tồn kho

Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho =

x 100%

Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỉ trọng của giá trị hàng tồn kho trong
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư
vào hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh
doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho. Từ
chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàng
tồn kho (hàng lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập
kho) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi
đã loại trừ ảnh hưởng từ giá cả.
- Vòng quay dự trữ có thể được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các
năm, kỳ tài chính của doanh nghiệp hoặc dùng để so sánh hoạt động của doanh
nghiệp với tỷ số trung bình của ngành.
Vòng quay hàng tồn kho =
Trong đó:
Giá trị hàng tồn kho bình quân =
Các doanh nghiệp luôn mong muốn tăng số vòng quay dự trữ . Tỷ số này có
thể giúp các nhà phân tích nhận định về hiệu quả về quản lý hàng tồn kho ở
doanh nghiệp đã tốt chưa, có sự bất hợp lý nào không.
1.2.3 Các mô hình quản trị hàng tồn kho
1.2.3.1 Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ - Basic Economic Order


10
Quantity Model)
Mô hình EOQ được Ford W.Haris đề xuất và ứng dụng từ năm 1915, cho đến
nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm soát dự trữ theo
mô hình này rất dễ áp dụng. Những giả thiết quan trọng của mô hình là:

- Nhu cầu phải biết trước và không đổi
- Phải biết trước khoảng thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được
hàng và thời gian đó không đổi.
- Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện ở một thời điểm đã định trước.
- Chỉ tính đến 2 loại chi phí là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng
- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện
đúng.
- Không có việc khấu trừ theo sản lượng.
Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện
trong hình sau:
Sản lượng

Q*

Q

0

A

B

C

Thời gian

Hình 1.1: Mô hình EOQ
Trong đó:
Q*: Lượng hàng của một đơn hàng (Lượng hàng dự trữ tối đa Qmax= Q*)

0 : Mức dự trữ tối thiểu (Qmin = 0)


11

Q=

: là lượng dự trữ trung bình
• 0A = AB = BC là khoảng thời gian kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết

hàng của một đợt dự trữ. Với mô hình này lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ
không đổi vì nhu cầu không thay đổi theo thời gian. Xác định các thông số cơ bản
của mô hình EOQ
Mục tiêu của hầu hết các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí
dự trữ. Với giả định đã nêu ra ở trên thì có hai loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ
thay đổi. Đó là chi phí lưu kho (Clk) và chi phí đặt hàng (Cđh), còn chi phí mua hàng
(Cmh) thì không thay đổi. Có thể mô tả mối quan hệ giữa các loại chi phí bằng đồ thị
trong hình sau:


12
Chi phí
T
C

Trong đó:
Cđh :

Đường chi phí đặt hàng


Cl
k

Clk : Đường chi phí lưu kho

TC

TC : Đường tổng chi phí dự trữ
Q*:

min

Lượng dự trữ tối ưu
Cd
0

Q*

h

Khối lượng

Hình 1.2: Các chi phí trong mô hình EOQ
Từ mô hình trên chúng ta có : TC = Cđh + Clk
Hay

TC = Da/Q*S + H*Q/2

Trong đó:
Da – Nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn

Q – Lượng hàng trong một đơn đặt hàng
S – Chi phí đặt một đơn hàng
H – Chi phí lưu kho 1 đơn vị dự trữ trong 1 giai đoạn
Ta sẽ có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất
Mức đặt hàng hiệu quả: EOQ =

2 × Da × S
là mức đặt hàng tại đó chi phí
H

đặt hàng bằng chi phí tồn kho.
1.2.3.2. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ – Production Order
Quantity Model)
Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất được áp dụng trong trường hợp: lượng
hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng đặt
hàng được tập kết hết.
Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất
vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp
này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức
cung ứng của nhà cung ứng.


13
Trong mô hình POQ, các tác giả thiết kế về cơ bản giống như mô hình EOQ,
điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến.. Bằng phương pháp
giống như EOQ có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q*.
Nếu ta gọi:

Sản lượng


Q: Sản lượng của đơn hàng
p: Mức sản xuất (Mức cung ứng hàng ngày) Qmax

Qmax

d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày
t: Thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1
đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng)
Mô hình POQ được biểu diễn qua hình bên:
0

t

Thời gian
T

Hình 1.3: Mô hình POQ
Trong mô hình POQ:
Mức dự trữ tối đa (Qmax) = Tổng số đơn vị hàng cung ứng ( sản xuất) trong
thời gian t - Tổng số đơn vị hàng được sử dụng trong thời gian t
Công thức để tìm được lượng đặt hàng tối ưu :
POQ =

2 × Da × S
H (1 − d / p )

1.2.3.3

Mô hình khấu trừ theo sản lượng


Để tăng doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách giảm giá
khi số lượng mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu
trừ theo lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp.
Nhưng dự trữ sẽ tăng lên và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt
hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu
đặt ra là chọn đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất.
Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM.
Để xác định được lượng hàng tối ưu trong 1 đơn hàng ta thực hiện 4 bước sau:


14
Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức giá i theo công thức:
Q*=

2 DP
CVri

- C: tỉ trọng chi phí lưu kho tính theo giá mua;
- Vri: giá mua một đơn vị hàng mức I;
- i: các mức giá.
Bước 2: Xác định lượng đăt hàng điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác
nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều
kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu
để hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống
bằng mức tối đa.
Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dữ trữ nêu trên để tính
tổng chi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2.
Bước 4: Chọn Q** có tổng chi phí về hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở
bước 3. Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng.
1.2.3.4 Mô hình xác suất

Phạm vi áp dụng :
- Nhu cầu cầu không ổn định, xác suất thiếu hụt có thể xảy ra
- Cần dự trữ an toàn để giải quyết sự thiếu hụt đó
- Dự trữ an toàn tối ưu là mức dự trữ có :
TC= Chi phí tồn trữ + chi phí thiệt hại do thiếu hàng  min
Để xác định mức dự trữ an toàn tối ưu cần căn cứ vào các thông tin sau :
- Xác suất tính cho các mức nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng
- Thời điểm đặt hàng lại (ROP)
- Chi phí tồn trữ một đơn vị hàng
- Chi phí thiệt hại do thiếu hàng
- Số lần đặt hàng tối ưu trong năm.


15
1.2.3.5 Áp dụng kỹ thuật biên tế để quyết định chính sách tồn kho
Nội dung của mô hình này là khảo sát lợi nhuận biên trong mối quan hệ tương
quan với tổn thất cận biên.
Gọi lợi nhuận cận biên tính cho một đơn vị dự trữ là MP (Marginal Profit) và
thiệt hại cận biên tính cho một đơn vị dự trữ là ML (Marginal Loss); gọi P là xác
suất bán được và do đó (1 – P) là sác xuất không bán được.
Lợi nhuận cận biên mong đợi được tính bằng cách lấy xác suất P nhân với lợi
nhuận cận biên P x MP.
Tổn thất cận biên được tính tương tự bằng cách lấy xác suất không bán được
nhân với tổn thất cận biên (1 – P)ML.
Nguyên tắc: chỉ tăng thêm hàng khi: MP >= ML
Nguyên tắc nêu trên được thể hiện bằng bất phương trình sau:
P x MP ≥ (1 – P) x ML

Điều kiện để tăng thêm hàng:


=> P x MP ≥ ML – P x ML
=> P x (MP + ML) ≥ ML

P


ML
ML+MP

Từ biểu thức cuối cùng này, ta có thể đưa ra chính sách dự trữ: chỉ dự trữ thêm
một đơn vị nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng tỷ số giữa thiệt hại cận biên và
tổng lợi nhuận cận biên với thiệt hại cận biên.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho
1.3.1 Nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài
- Môi trường vĩ mô
• Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thì sự không ổn
định của tỷ giá hồi đoái là một rủi ro lớn trong công tác quản trị hàng tồn kho
vì nó tác động đến giá cả hàng hóa khi tiến hành xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột
ngột của tỷ giá và sự trở ngại trong công tác dự báo chính xác tỷ giá là những khó
khăn then chốt
• Sự thay đổi về tỷ giá làm các chi phí giao dịch gia tăng khi khoảng không
gian mua bán trong các thị trường ngoại hối được mở rộng


16
- Môi trường ngành
• Sự gián đoạn về nguồn cung ứng là một trong những khó khăn thường gặp
khi sản phẩm mua về mang tính chât thời vụ hoặc nhập khẩu rừ nước ngoài. Tuy
nhiên sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể xảy ra khi hoạt động mua hàng của
doanh nghiệp không được thực hiện

• Khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng, nó quyết định về mức độ
kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hàng tồn kho của công ty.
• Trong quá trình kinh doanh thì vốn vẫn là một vấn đề rất quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh. Do đó người cho vay cũng là một
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị hàng tồn kho
• Trong thời buổi kinh tế năng động như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu. Do đó đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty và tất nhiên nó cũng
tác động đến vấn đề quản trị hàng tồn kho
1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: chiến lược tiêu thụ, nguồn lực tài
chính của công ty, trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh, vị trí địa lý, danh tiếng
của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh, đặc tính
của sản phẩm
- Do đó, các nhân tố trên có ảnh rất lớn đến lượng sản phẩm hàng hóa tồn
kho của doanh nghiệp
- Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thì trường lớn hay khả năng dự báo
chính xác nhu cầu sử dụng hàng hóa trong kỳ, vì thế lượng sản phẩm hàng hóa tồn
kho cũng phải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên thị trường
- Còn nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường thấp thì phải xác định
mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng để hàng hóa ứ đọng do không khai thác được
nhu cầu thị trường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TRONG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH Thực Phẩm Cao Cấp



17
Tên viết tắt: Hifood Co., Ltd
Trụ sở chính: số 55B-Phố Hàng Bài-Phường Hàng Bài-Quận Hoàn Kiếm-Tp
Hà Nội
Mã số thuế: 0101311971
Ngày đăng kí kinh doanh: 21/11/2002
Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng (năm 2014)
Giám đốc điều hành: Đặng Thị Thanh Hà
Website:
Điện thoại: 38229000/38228704
Công ty TNHH Thực phẩm Cao Cấp là một trong những doanh nghiệp tư nhân
hàng đầu hoạt động trên các lĩnh vực,nhập khẩu phân phối thực phẩm cao cấp tại
Việt Nam với các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng và uy tín trên thế giới
“Thực phẩm sạch - Thức ăn ngon - Sức khoẻ cho người Việt” là triết lý hoạt động
và phát triển bền vững của công ty, luôn đảm bảo đem đến cho thị trường những sản
phẩm sạch, cao cấp và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cho người Việt Nam
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

a) Chức năng
Hifood là một doanh nghiệp chuyên hoạt động trên các lĩnh vực nhập khẩu,
phân phối thực phẩm cao cấp ở Việt Nam.
Các mặt hàng nhập khẩu và phân phối: Cá hồi Na Uy, thịt bò Úc, thịt cừu Úc
và New Zealand, thịt lợn hưu cơ chăn nuôi theo công nghệ Nhật Bản (được tổ chức
E.M Nhật Bản chứng nhận); bơ, sữa, pho mát Anchor của New Zealand; trái cây và
rượu vang nhập khẩu.
Trải qua 15 năm kinh doanh trên thị trường, công ty trở thành là đối tác tin cậy
chuyên cung cấp thực phẩm cao cấp cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị lớn trên
toàn quốc như Vinmart, Big C, Metro, Lotte, Sophitel Metropol, Marriott,....


b) Nhiệm vụ
Công ty không ngừng tìm kiếm những đối tác trên toàn thế giới để đem đến
cho người tiêu dung những sản phẩm chất lượng quốc tế và giá cả phù hợp với túi
tiền. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dụng mối trường làm việc chuyên
nghiệp năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhâp cao và cơ hội phát


18
triển công bằng cho tất cả các nhân viên. Đồng thời, cũng phát triển thêm các địa
điểm giao dịch mới, mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của
người tiêu dùng. Trong thời gian tới, công ty sẽ không ngừng phát triển để đưa thực
phẩm tươi sạch đến cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
• Cơ cấu tổ chức của công ty dược xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám Đốc

Phó Giám
Đốc I (phụ
trách kinh
doanh)

Phòng
kinh
doanh
bán
buôn

Cửa hàng
trưng bày
và giới

thiệu sản
phẩm

Phó Giám
Đốc II
(phụ trách
xuất nhập
khẩu)

Phòng
maketing

Phòng
xuất
nhập
khẩu
hàng
hóa

Phó Giám
Đốc III
(phụ trách
kho +logic
tich)

Phòng
nhân
sự

Kế

toán
kho

Kế Toán
Trưởng

Kho
hàng

Kế
toán
công
nợ

Giao
nhận
hàng
hóa

Phòng
sơ chế
sản
phẩm


toán
thuế

Kế
toán

tổng
hợp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng nhân sự
• Trách nhiệm của từng vi trí
Bảng 2.1: Trách nhiệm của từng vị trí trong bộ máy quản lý công ty
Vị trí
Giám đốc

Trách nhiệm
Là người đứng đầu và là người đại diện của công ty. Quyết định
mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động


19
của công ty
Phó Giám đốc 1 Phụ trách về các hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra các ý
kiến, đề xuất về chiến lược kinh doanh của công ty
Phó Giám đốc 2 Phụ trách mảng xuất nhập khẩu và bộ phận nhân sự. Kiểm soát
các hoạt động xuất nhập khẩu và các công việc liên quan đến
nhân sự của công ty
Phó Giám đốc 3 Phụ trách kho và logistic. Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng và
phân phôi sản phẩm cho các khách hàng mua lẻ
Kế toán trưởng
Kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp
Phòng
kinh Kiểm soát và phân phối phối sản phẩm hàng hóa cho các khác
doanh bán buôn hàng bán buôn

Cửa hàng trưng Nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm của công ty đến với người
bài và giới thiệu tiêu dung trực tiếp
sản phẩm
Phòng
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và có các hoạt động quảng
marketing
cáo đối với sản phẩm công ty
Phòng xuất nhập Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
khẩu hàng hóa
Phòng nhân sự
Thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự như tuyển dụng,
đào tạo, các chính sách cụ thể đối với người lao động
Kho hàng
Kiểm soát toàn bộ hàng trong kho
Giao nhận hàng Chuyển hàng hóa tới khách hàng bán buôn cũng như bán lẻ
hóa
Phòng sơ chế Sơ chế, chế biển sản phẩm của công ty
sản phẩm
Kế toán kho
Thường xuyên kiểm tra hoạt động xuất kho, nhập kho một cách
chính xác, đúng quy định
Lập báo cáo tồn kho, nhập xuât tồn
Kế toán công nợ Kiểm tra giám sát tình hình công nợ nội bộ cũng như công nợ
khách hàng
Kế toán thuế
Thu thập, xử lý các hóa đơn thuế
Lập các báo cáo thuế và nôp thuế theo đúng quy định
Nguồn: Tự tổng hợp



20
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014-2016
Đơn vị: triệu đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chỉ tiêu
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Các
khoản
giảm
trừ
doanh thu

Doanh
thu
thuần
Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận gộp
Doanh
thu
hoạt động tài
chính
Chi phí tài
chính
Chi phí quản
lý kinh doanh
Lợi nhuận từ
hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi
nhuận
khác
Lợi
nhuận
trước thuế
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau
thuế


Chênh lệch
2016/2015
Số tiền
TL (%)

Chênh lệch
2015/2014
Số tiền
TL (%)

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

318.961

305.709

331.517

25.808

8,44

(13.252)


(4,15)

264

47

189

142

302,13

(217)

(82,20)

318.697

305.662

331.328

25.666

8,40

(13.035)

(4,09)


300.877

284.547

302.092

17.545

6,17

(16.330)

(5,43)

17.821

21.115

29.236

8.121

38,46

3.294

18,48

22


21

11

(10)

(47,62)

(1)

(4,55)

482

596

376

(220)

(36,91)

114

23,65

15.907

18.784


24.901

6.117

32,56

2.877

18,09

1.454

1.756

3.970

2.214

126,08

302

20,77

64

997

310


(687)

(68,91)

933

1458

64

997

310

(687)

(68,91)

933

1458

1.518

2.753

4.281

1.528


55,5

1.235

81,48

334

606

856

250

41,25

272

81,44

1.184

2.147

3.425

1.278

59,48


963

81,33

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2016
- Về doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 305.709 triệu đồng,
giảm 4,15% so với năm 2014 tương đương với giảm 13.252 đồng, nhưng đến năm


21
2016 thì doanh số đã tăng lên là 331.517 triệu đồng, tăng 8,44% so với năm 2015
tương đương với mức tăng là 25.666 triệu đồng.
Như vậy, doanh thu tăng đồng nghĩa với hàng hóa của công ty đã được tiêu thụ
nhiều hơn trên thi trường, khách hàng đã chấp nhận và ngày càng chấp nhận những
sản phẩm của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ gói gọn trong
phạm vi Việt Nam mà còn được mơ rộng hơn trên thị trường quốc tế.
Việc tăng 8,44% tổng doanh thu là do khối lượng tiêu thụ sản phẩm của công
ty tăng và giá cả cũng tăng lên. Và một phần cũng do công ty đã mở rộng thêm cơ
sở hoạt động mới, chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự tin
tưởng đến với người tiêu dùng.
- Về chi phí


22
Bảng 2.3: Chi tiết về chi phí
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2014
STT


Chỉ tiêu
Số tiền

1
2
3
4
5

Giá vốn hàng
bán
Chi

phí

tài

chính
Chi phí QLKD
Chi phí khác
Tổng chi phí

TT
(%)

Năm 2015
Số tiền

TT

(%)

Năm 2016
Số tiền

TT
(%)

Chênh lệch

Chênh lệch

2016/2015

2015/2014

Số tiền

TL (%)

Số tiền

TL(%)

300.877

94,83

284.548


93,62

302.092

92,11

17544

6,17

(16329)

(5,43)

482

0,16

596

0,2

376

0,29

220

(36,91)


114

23,65

15.907
0
317.266

5,01
0
100

18.784
0
303.928

6,18
0
100

24.901
0
327.369

7,60
0
100

6117
0

23.441

32,56
0
7,71

2877
18,09
0
0
13.338
4,20
Nguồn: Tự tổng hợp


23
Tổng chi phí của công ty trong năm 2015 là 303.928 triệu đồng, tăng 7,71%
sao với năm 2014 tương đương tăng 23.441 triệu đồng; năm 2016 là 327.369 triệu
đồng, tăng 4,20% so với năm 2015 tương đương tăng 13.338 triệu đồng.
Trong cơ cấu chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng lớn nhất,
chiếm từ 92%-94% và tổng hợp nhiều loại chi phí như chi phí nguyên liệu cho quá
trình sản xuất, vận chuyển, tiền lương nhân viên… nhân tố này ảnh hưởng ngược
chiều đến lợi nhuận và ngược lại. Giá vốn hàng bán năm 2016 là 302.092 triệu
đồng, tăng 6,17% so với năm 2015. Nguyên nhân là do công ty đã gia tăng sản xuất
dể đáp ứng nhu cầu thì trường. Do đó chi phí gia tăng là điều tất nhiên.
Chi phí tài chính của công ty năm 2016 là 376 đồng, giảm 36,91% so với năm
2015 tương đương 220 triệu đồng. Đây là điều rất tốt trong công ty, có thể thấy
công ty chủ động vốn của mình để phục vụ cho sản xuất.
Chi phí quản lý kinh doanh cũng là một yếu tố làm tác động đến sự gia tăng
lợi nhuận và nó chiếm khoảng 5% trong tổng số chi phí. Khoản chi phí này trong

năm 3 năm gần đây là liên tục tăng. Trong năm 2015, chi phí quản lý kinh doanh là
18.784 triệu đồng, tăng 18,09% so với năm 2014 tương đương tăng 2.877 triệu đồng
và năm 2016, chi phí tăng lên là 24.901 triệu đồng, tăng 32,56% so với năm 2015,
tương đương 6117 triệu đồng.
- Về lợi nhuận
Từ năm 2014 đến 2016, lợi nhuận sau thuế đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên,
mức tăng ở năm 2016 là 59,48% thấp hơn so với năm 2015 (81,33%).
Nguyên nhân làm tăng lợi nhuận là do công ty đã tập trung sản xuất những sản
phẩm mang lại lợi nhuận cao, giảm sản lượng những sản phẩm mang lại lợi nhuận
thấp; nhưng vì do chi phí quản lý kinh doanh của công ty được sử dụng chưa tốt
nên mức tăng trong năm 2016 là thấp hơn so với năm 2015.


×