Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Người đại diện theo pháp luật của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75 KB, 4 trang )

2. Người đại diện theo pháp luật
2.1. Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện
Căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định tại Điều 35, BLDS 2015:
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và
người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định
của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”
Như vậy, đối với người đại diện theo pháp luật thì có 3 căn cứ xác lập
quyền đại diện bao gồm quyết định của cơ quan nhà nước, điều lệ của pháp nhân
và theo quy định của pháp luật.
2.2. Xác định đại diện theo pháp luật của đương sự
Thứ nhất, về đại diện theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 136 BLDS 2015
quy định đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm 2 chủ thể:
Cha mẹ của con chưa thành niên: Con chưa thành niên là người chưa đủ
18 tuổi khi tham gia tố tụng dân sự sẽ được cha, mẹ đại diện theo pháp luật.
Trong trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tham gia lao động
theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì
được tự mình tham gia tố tụng nếu quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó có
liên quan đến vụ án dân sự. Tuy nhiên Tòa án cũng có quyền triệu tập người đại
diện là cha, mẹ có mặt trong trường hợp này.
Người giám hộ1: là người đại diện theo pháp luật của người được giám
hộ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
Thứ hai, đối với người đại diện do Tòa án chỉ định. Đó là 3 trường hợp
ngoại lệ liên quan đến người giám hộ cần phải được Tòa án chỉ định để trở thành
người đại diện theo pháp luật bao gồm: Người được giám hộ là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Người được giám hộ là người chưa
1 Người giám hộ được quy định tại Điều 47 BLDS 2015



thành niên không xác định được cha, mẹ hoặc người được giám hộ; Người giám
hộ là vợ hoặc chồng giám hộ cho chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự
mà người giám hộ yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn; Người được giám hộ là một
bên vợ hoặc chồng giải quyết ly hôn thuộc vào trường hợp 2 vợ hoặc chồng do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây
ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Ngoài ra, đối với pháp nhân thì người đại diện tham gia tố tụng dân sự sẽ
phụ thuộc vào quy định của pháp luật hay quyết định, quy định cụ thể được ban
hành hợp pháp mà có tính bắt buộc thực hiện (ví dụ như quyết định của Tòa án
hay Điều lệ của pháp nhân).
2.3. Phạm vi áp dụng:
Phạm vi tố tụng dân sự của người đại diện theo pháp luật là phạm vi
những lĩnh vực của quan hệ pháp luật nội dung phát sinh quan hệ tố tụng dân sự
của đương sự mà người đại diện được tham gia tố tụng nhân danh đương sự.
Người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng nhân danh đương sự để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị yếu thế, không thể tự mình
thực hiện mà đang bị xâm phạm. Chính vì sự quan trọng của người đại diện đối
với đương sự nên phạm vi áp dụng của người đại diện là rất rộng, hầu như
không bị giới hạn.
Tuy nhiên đối với phạm vi áp dụng của người đại diện của cá nhân rộng
hay hẹp hơn phụ thuộc một phần vào đương sự. Thứ nhất, trong trường hợp
đương sự là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình hay đối với trẻ em dưới 6 tuổi vẫn chưa có năng
lực hành vi tố tụng dân sự, người đại diện sẽ thay mặt họ tham gia tất cả các
hoạt động tố tụng dân sự phát sinh với họ. Trong trường hợp này người đại diện
có thể tham gia cả quan hệ pháp luật liên quan đến quyền nhân thân mặc dù theo
quy định quyền nhân thân là không thể chuyển giao. Tuy nhiên nếu cá nhân là
2 Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014



người không còn minh mẫn, không tự bảo vệ được quyền nhân thân của mình
thì phải có người đại diện giúp đỡ bằng việc thực hiện thay cho họ. Ví dụ trong
trường hợp người vợ bị mắc bệnh không thể nhận thức và là nạn nhân của bạo
lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình thì bố mẹ ruột của
người vợ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn giữa 2 vợ chồng. Thứ hai,
trong trường hợp đương sự chưa đủ năng lực chủ thể để tham gia tố tụng nhưng
trong một số quan hệ lao động hay giao dịch dân sự mà họ có thể tự mình xác
lập và thực hiện thì họ có thể tự mình tham gia vào hoạt động tố tụng khi có phát
sinh những quan hệ tố tụng dân sự. Người đại diện khi này không nhất thiết phải
thay mặt đương sự thực hiện. Tuy nhiên trong trường hợp này đương sự vẫn
không thể đảm bảo chắc chắn tự mình bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp
pháp tốt nhất thì người đại diện vẫn có thể tham gia vào hoạt động tố tụng để
giúp đỡ đương sự.
Đối với trường hợp đương sự là pháp nhân thì phạm vi của người đại diện
là không giới hạn. Tổ chức hay cơ quan là một tập thể mang tính cộng đồng nên
khi tham gia hoạt động tố tụng phải có người đại diện được cử ra thay mặt cho
cả cộng đồng thực hiện các quan hệ tố tụng phát sinh và thể hiện ý chí của cả
cộng đồng.
2.4.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật:

Phạm vi áp dụng của người đại diện là rất rộng, gần như không có sự giới
hạn nên quyền và nghĩa vụ của người đại diện sẽ được tiếp nhận gần như toàn
bộ từ đương sự theo Điều 70 BLTTDS 2015. Nếu đương sự là nguyên đơn 3 hay
bị đơn4 hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan5 thì người đại diện còn được
tiếp nhận thêm cả quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại BLTTDS 2015.
Tuy nhiên theo Khoản 3 Điều 207 BLTTDS 2015 quy định những vụ án dân sự
không tiến hành hòa giải được có bao gồm trường hợp đương sự là vợ hoặc

chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường
3 Xem Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
4 Xem Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
5 Xem Điều 73 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015


hợp này Thẩm phán sẽ không tiến hành hòa giải 6 khi đó người đại diện theo
pháp luật không thể tham gia hòa giải bởi hoạt động này đòi hỏi đương sự phải
bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân mà ý kiến của người đại diện không
thể đảm bảo được tính chính xác với đương sự.
2.5. Chấm dứt quan hệ đại diện và hậu quả pháp lí:
Theo Khoản 4 Điều 140 BLTTDS 2015 quy định:
“4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi
dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan.”
Theo đó thời hạn đại diện theo pháp luật của cá nhân sẽ chấm dứt khi cá
nhân chết vì không còn cần đến sự đại diện hoặc cá nhân đã tự thực hiện, bảo vệ
được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động tố tụng. Thời hạn đại
diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ kết thúc khi pháp nhân đó chấm dứt tồn tại.
Ngoài ra có một số căn cứ chấm dứt đại diện theo pháp luật như nhiệm vụ đại
diện trong những vụ việc cụ thể đã hoàn thành. Khi hết thời hạn đại diện sẽ dẫn
đến những hậu quả pháp lí đó là người đại diện mất tư cách đại diện của đương
sự, không còn những quyền và nghĩa vụ của đương sự và không được nhân danh
đương sự tham gia hoạt động tố tụng.

6 Xem Khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015




×