Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3918:1984

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.39 KB, 6 trang )

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3918 : 84
TÀI LIỆU THIẾT KẾ
KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
System for design documentation Normocontrol
Tiêu chuẩn này quy định trình tự và nội dung kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn các cấp, quy trình,
quy phạm và các bản hướng dẫn... trên tài liệu thiết kế của tất cả các ngành công nghiệp
1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
1.1. Tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn (KTTC) tài liệu thiết kế nhằm đảm bảo:
a) Tuân thủ các chỉ tiêu và yêu cầu đã quy định trong các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn
ngành, tiêu chuẩn địa phương và tiêu chuẩn xí nghiệp đối với sản phẩm được thiết kế;
b) Tính đúng đắn của việc lập tài liệu thiết kế theo các quy định của hệ thống tài liệu thiết kế
tương ứng;
c) Mức tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa đạt được cao trong sản phẩm thiết kế;
Chú thích. Cơ sở để kiểm tra mức thống nhất hóa là việc sử dụng trong sản phẩm được thiết kế
các sản phẩm đã thiết kế từ trước, các sản phẩm đã đưa vào sản xuất và các sản phẩm tiêu
chuẩn.
d) Sử dụng hợp lý chủng loại sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa, kết cấu tiêu chuẩn (ren, đường kính,
mối ghép then hoa, mô đun bánh răng, dung sai lắp ghép, độ côn, rãnh lùi dao, lỗ tâm và các
phần tử kết cấu khác của chi tiết), mác vật liệu, profin và kích thước của vật cán...
1.2. Tất cả tài liệu thiết kế sản phẩm sản xuất chính và sản phẩm sản xuất phụ do bất kỳ bộ phận
nào thiết kế, cũng phải kiểm tra tiêu chuẩn trước khi Thủ trưởng cơ quan (xí nghiệp) duyệt.
Việc kiểm tra tiêu chuẩn do bộ phận tiêu chuẩn hóa của cơ quan (xí nghiệp) thực hiện.
1.3. Khi nhận xét tài liệu thiết kế do xí nghiệp và cơ quan khác gửi đến, phải tiến hành kiểm tra
tính đúng đắn của các đặc tính kỹ thuật và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo những chỉ tiêu
và những yêu cầu đã quy định trong tiêu chuẩn các cấp.
Kết quả kiểm tra phải ghi vào phiếu kiểm tra. Phiếu kiểm tra phải có chữ ký của người kiểm tra
tiêu chuẩn, người lãnh đạo bộ phận tiêu chuẩn hóa.
1.4. Xí nghiệp có quyền kiểm tra tiêu chuẩn tài liệu thiết kế của cơ quan hoặc xí nghiệp khác gửi
đến.
Khi kiểm tra, thấy cần phải sửa đổi vào tài liệu thiết kế thì phải được sự đồng ý của cơ quan ban


hành tài liệu.
2. NỘI DUNG KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
2.1. Tùy từng dạng tài liệu và giai đoạn lập, kiểm tra tiêu chuẩn được tiến hành theo các nội dung
như trong bảng:
Dạng tài liệu thiết kế
1. Tất cả tài liệu thiết kế các
dạng

Nội dung kiểm tra
a) Ký hiệu tài liệu thiết kế theo tiêu chuẩn Nhà nước;
b) Tính trọn bộ của tài liệu;
c) Việc ghi trong khung tên;
d) Các chữ được viết tắt;
đ) Ghi tham chiếu ở các tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật


khác.
2. Tài liệu nhiệm vụ kỹ thuật và
dự án kỹ thuật.

a) Những điều ghi ở mục 1 của bảng này;
b) Sự phù hợp của các thông số cơ bản của sản phẩm thiết
kế với tiêu chuẩn và sản phẩm mẫu;
c) Sự phù hợp của các chỉ tiêu và yêu cầu kỹ thuật đối với
chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng các phương pháp thử
theo quy định trong các tiêu chuẩn;
d) Mức tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa của sản phẩm thiết
kế và khả năng mở rộng các chỉ dẫn này.

3. Tài liệu bằng chữ (bản thuyết

minh, điều kiện kỹ thuật...)

a) Những điều ghi ở mục 1 và 2 của bảng này;
b) Việc tuân theo các yêu cầu của TCVN 3822-83; TCVN
3823-83; TCVN 3824-83 và TCVN 3825-83
c) Các chỉ tiêu và giá trị tính toán phù hợp với những số liệu
định mức đã quy định trong tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật
khác.

4. Bảng kê và các bản kê

a) Những điều ghi ở mục 1 và 3 của bảng này;
b) Sự phù hợp của bảng kê và bản kê với TCVN 3824-83 và
TCVN 3823-83;
c) Tên gọi và ký hiệu sản phẩm ghi trong tài liệu;
d) Khả năng giảm bớt chủng loại sản phẩm tiêu chuẩn và sản
phẩm mua.
d) Hạn chế hợp lý các kích thước cơ bản của sản phẩm mua
và sản phẩm tiêu chuẩn;

5. Các loại bản vẽ

a) Những điều ghi ở mục 1 của bảng này
b) Việc lập bản vẽ phù hợp với các tiêu chuẩn nhà nước về
khổ giấy, tỷ lệ, hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,
hình, trích), ghi kích thước, vẽ quy ước phần tử kết cấu, ghi
lớp phủ, ghi tính chất vật liệu, ghi nhám bề mặt, yêu cầu
chung đối với bản vẽ…;
c) Sử dụng hợp lý các phần tử kết cấu kích thước profin của
vật liệu cán, các dạng dung sai và lắp ghép;

đ) Khả năng thay thế sản phẩm trên bản vẽ bằng các sản
phẩm đã thiết kế hoặc đã sản xuất.

6. Bản vẽ lắp, bản vẽ chung, bản
vẽ choán chỗ và bản vẽ lắp đặt.

a) Những điều ghi ở các mục 1 và 5 của bảng này;
b) Ghi các số vị trí;
c) Việc áp dụng các yêu cầu trong bộ tài liệu thiết kế về vẽ
quy ước và vẽ đơn giản các phần tử kết cấu đã được các
tiêu chuẩn quy định.

7. Bản vẽ chi tiết.

a) Những điều ghi ở mục 1 và 5 ở bảng này;
b) Kiểm tra theo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn tài liệu thiết
kế về vẽ quy ước các chi tiết (kẹp chặt, bánh răng, lò xo…),
về ghi nhám bề mặt, gia công nhiệt, lớp phủ, ghi sai lệch giới
hạn kích thước và hình dáng, vị trí các bề mặt…;
c) khả năng thay thế kiểu kết cấu cũ bằng kiểu kết cấu tiêu


chuẩn hoặc mẫu;
d) Khả năng sử dụng những chi tiết có hình dáng và công
dụng chức năng tương tự được thiết kế từ trước và đã áp
dụng trong sản xuất;
d) Tên gọi, mác vật liệu, dung sai lắp ghép, profin, kích thước
vật liệu cán.
8. Sơ đồ


a) Những điều ghi ở mục 1 và 5 của bảng này;
b) Ký hiệu quy ước của các phần tử trong sơ đồ đúng với tiêu
chuẩn tài liệu thiết kế;
c) Tên gọi, ký hiệu và số lượng của các phần tử trên sơ đồ
đúng với trong bảng kê;
d) Việc sử dụng các sơ đồ điển hình.

9. Thông báo sửa đổi.

a) Những điều ghi ở mục 1 của bảng này;
b) Sự phù hợp của mẫu thông báo sửa đổi với TCVN 382783;
c) Nội dung sửa đổi phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn
và tài liệu quy định kỹ thuật khác.

3. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
3.1. Kiểm tra tiêu chuẩn là bước hoàn chỉnh việc lập tài liệu thiết kế, trước khi trình Thủ trưởng
cơ quan (xí nghiệp) duyệt.
3.2. Căn cứ vào số lượng và nội dung tài liệu thiết kế đã lập, kiểm tra tiêu chuẩn có thể do một
hoặc nhiều người tiến hành. Nếu tài liệu do nhiều người tiến hành kiểm tra thì:
a) theo đặc điểm và nội dung, phân cho từng người theo chuyên môn để kiểm tra việc trình bày,
các quy tắc biểu diễn, ký hiệu và các loại vật liệu, việc thống nhất hóa...
b) phân cho từng người kiểm tra từng dạng tài liệu như bản vẽ, các tài liệu bằng chữ, sơ đồ,
bảng kê...
3.3. Tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn phải thực hiện theo hai bước:
Bước một : kiểm tra bản gốc của tài liệu bằng chữ và bản vẽ của tài liệu thiết kế, trước khi đưa
bản gốc đi làm bản chính. Bản gốc đưa cho người kiểm tra tiêu chuẩn phải có đủ chữ ký của
những người có trách nhiệm đối với việc lập tài liệu trong khung tên, ví dụ: trưởng phòng, tổ
trưởng thiết kế viên, kiểm tra công nghệ...
Bước hai: kiểm tra bản chính của tài liệu bằng chữ và bản vẽ khi có đủ các chữ ký của những
người có trách nhiệm đối với việc lập tài liệu, trước khi đưa Thủ trưởng cơ quan ký duyệt.

3.4. Tài liệu thiết kế sản phẩm đưa kiểm tra tiêu chuẩn phải trọn bộ theo từng giai đoạn lập như
đã quy định trong TCVN 3820 – 83, và đã dự kiến trước trong nhiệm vụ kỹ thuật hoặc biên bản
thông qua giai đoạn thiết kế ngay trước đó.
Đối với tài liệu chế tạo, phải đưa trọn bộ theo từng đơn vị lắp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ
lắp đặt, bảng kê...).
3.5. Quy định ký vào tài liệu thiết kế (ô KTTC trong khung tên) như sau:
nếu tài liệu do một người kiểm tra thì người đó ký vào chỗ quy định trong khung tên.
Nếu tài liệu do nhiều người kiểm tra thì người phụ trách bộ phận tiêu chuẩn của cơ quan (xí
nghiệp) ký vào chỗ quy định trong khung tên, còn những người khác sau khi kiểm tra thì ghi
chứng nhận ở lề của tài liệu.


3.6. Nếu chưa được sự đồng ý của người KTTC thì không ai được quyền thay đổi các bản gốc
và bản chính của tài liệu đã được người KTTC ký.
4. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
4.1. Người KTTC chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm do việc áp dụng mọi quy định
hiện hành và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác ngang với người lập tài liệu thiết kế.
4.2. Người kiểm tra tiêu chuẩn có trách nhiệm hướng dẫn một các có hệ thống cho bộ phận thiết
kế, áp dụng các tiêu chuẩn, yêu cầu của tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật khác khi những tiêu chuẩn
và tài liệu này còn hiệu lực.
4.3. Khi kiểm tra tiêu chuẩn tài liệu thiết kế, người KTTC phải dựa vào những tiêu chuẩn hiện
hành, và tài liệu kỹ thuật khác đang còn hiệu lực.
Việc áp dụng yêu cầu của các tiêu chuẩn đã ban hành và tài liệu kỹ thuật khác mà thời hạn có
hiệu lực chưa đến thì trong mỗi trường hợp riêng, do người phụ trách bộ phận tiêu chuẩn hóa
của cơ quan (xí nghiệp) căn cứ vào thời hạn quy định đưa sản phẩm thiết kế vào sản xuất mà
quyết định.
4.4. Người kiểm tra tiêu chuẩn có quyền:
a) Không kiểm tra tiêu chuẩn trong các trường hợp sau:
tài liệu không có tính trọn bộ đã quy định;
thiếu những chữ ký bắt buộc phải có (người lập tài liệu, người phụ trách bộ phận thiết kế...);

tài liệu lập cẩu thả.
b) đòi hỏi người thiết kế cung cấp các tài liệu khác có liên quan như bản thuyết minh, bản tính
toán... theo các vấn đề nảy sinh ra khi kiểm tra.
4.5. Nếu người KTTC phát hiện ra sai sót hoặc vi phạm các tiêu chuẩn hiện hành thì người thiết
kế phải sửa đổi lại trên tài liệu cho phù hợp với các tiêu chuẩn đó.
4.6. Việc kiến nghị thay đổi kết cấu chi tiết, đơn vị lắp bằng các phần tử kết cấu tiêu chuẩn, các
chi tiết và đơn vị lắp tiêu chuẩn hoặc mượn chi tiết, đơn vị lắp từ sản phẩm khác sẽ được đưa
vào tài liệu thiết kế khi người lập tài liệu chấp thuận.
4.7. Mọi sự không nhất trí giữa người KTTC và người lập tài liệu đều do người phụ trách bộ phận
tiêu chuẩn của cơ quan (xí nghiệp) bàn bạc với người phụ trách bộ phận thiết kế, trong đó quyết
định của người phụ trách bộ phận tiêu chuẩn là kết luận cuối cùng.
Nếu người phụ trách bộ phận thiết kế vẫn chưa nhất trí với quyết địnnh của người phụ trách bộ
phận tiêu chuẩn hóa, thì vấn đề đó sẽ do Thủ trưởng cơ quan (xí nghiệp) giải quyết.
5. GHI NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI KTTC
5.1. Người KTTC phải dùng bút chì đánh dấu quy ước vào các phần tử phải sửa chữa hoặc thay
thế trên tài liệu thiết kế. Những chỗ đánh dấu được giữ cho đến khi người KTTC ký vào tài liệu
và người KTTC sẽ tẩy bỏ các dấu quy ước đã đánh.
5.2. Kết quả KTTC phải ghi vào phiếu kiểm tra. Mẫu của phiếu kiểm tra tiêu chuẩn trình bày ở
phụ lục của tiêu chuẩn này.
5.3. Toàn bộ nhận xét và đề nghị của người kiểm tra tiêu chuẩn là tài liệu đầu tiên để đánh giá
chất lượng của bản thiết kế.

PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
Phiếu kiểm tra tiêu chuẩn lập trên tờ có khổ A4 TCVN 2-74 với kích thước và các bố trí
như sau:


Ví dụ về lập phiếu kiểm tra tiêu chuẩn
Phòng tiêu chuẩn

PHIẾU KIỂM TRA TIÊU CHUẨN
Cho…..máy búa rơi 529-345000
Do: phòng thiết kế thiết bị

thiết kế

Ký hiệu tài liệu

Dấu quy ước

Nội dung sai sót và đề nghị

529-345.000LA



Vít đặc biệt thay bằng vít tiêu chuẩn theo TCVN.



Vẽ quy ước mặt cắt sai – cần sửa lại chiều gạch
gạch ký hiệu mặt cắt như đã quy định trong
TCVN 7-74



Dung sai đặc biệt đổi thành H8, TCVN 2245-77.


592-345.010


592.345.012



Lỗ tâm đặc biệt, thay bằng lỗ tâm A5 TCVN
1031-71



Đoạn đầu ren và cuối ren lấy theo TCVN 48-63
để sử dụng dao tiêu chuẩn



Các kích thước cũng như sai lệch hình dáng bề
mặt ghi theo quy định trong TCVN 9-74 và TCVN
10-74.



Kiểu trục vít cũ thay bằng kiểu trục vít trong cơ
cấu đảo chiều … xxx … để sử dụng dao phay
cần có. Kiểu trục vít cũ bỏ đi.

Ngày 22 tháng 7 năm 1982

Người KTTC

Kiểm tra bản chính

Chú thích: Ký hiệu tài liệu và dấu quy ước, tên người KTTC trong ví dụ chỉ là tượng trưng.



×