Đặng Văn Bắc
Mã tài liệu: 16-LNH
0368.345.396
ÔN TẬP MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
BÀI 1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Khái niệm, đặc điểm
a. Khái niệm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là
Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Khoản 1 Điều 2 Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010).
b. Đặc điểm
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ: quản lý nhà
nước trong lĩnh vực tiền tề, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính
phủ. Việc có thừa nhận một loại tiền là đồng tiền quốc gia hay không phải thông qua Ngân
hàng Nhà nước xác nhân. Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước không công nhận Bitcoin là một loại
tiền.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam:
+ Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD): Tái cấp vốn cho
các tổ chức tín dụng (cho vay, cho vay trong trường hợp đặc biệt, cung ứng một số dịch vụ
thanh toán cho các TCTD), thanh toán liên ngân hàng.
+ Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của Chính phủ: Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước,
cung ứng một số dịch vụ cho Chính phủ.
+ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước không vì lợi nhuận mà nhằm ổn định giá
trị đồng tiền (ổn định giá trị sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam), đảm
bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD.
Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở
chính tại Thủ đô Hà Nội.
c. Một số mô hình ngân hàng nhà nước
Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, ...
Quốc hội
Hợp tác
Chính Phủ
NHTW
Đặc điểm
+ Ngân hàng TW độc lập với chính phủ.
+ Chính phủ không giám sát, kiểm tra hoạt động của Ngân hàng TW.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
+ Ở hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật,Thụy Điển, Thụy Sỹ... thì mô
hình tổ chức là độc lập với Chính phủ.
Ưu điểm:
+ Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt
ngân sách và ổn định hệ thống tài chính.
+ Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không bị sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính phủ.
+ Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ
của chính sách tiền tệ.
+ Tự chủ về cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự.
+ Nguồn tiền hữu hạn, quản lý chặt nguồn tiền.
Nhược điểm:
+ Ngân hàng vẫn chịu sự chi phối chính trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền
tệ với chính sách tài khóa.
+ Không thể quy định rõ quan hệ hợp tác này là như thế nào.
+ Hai người đứng đầu Chính phủ và Ngân hàng TW thuộc hai phe đối lập nên rất khó
thực thi và hợp tác, khó thống nhất được chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác của
Nhà nước có thể bỏ lỡ các dự án tốt cho nền kinh tế.
+ Khó thực hiện công tác quản lý do tồn tại độc lập.
Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ: ví dụ Việt Nam
Quốc hội
Chính Phủ
Ngân hàng TW
Đặc điểm
+ Ngân hàng TW là cơ quan ngang Bộ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp bởi Chính phủ.
+ Chính phủ kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng TW.
+ Các nước áp dụng mô hình này: Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, ....
Ưu điểm
+ Chính phủ dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của Ngân hàng TW đồng bộ với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và sự tác động hiệu quả của tổng thể các
chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
+ Mô hình này được coi là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác
tiềm năng xây dựng trong thời kỳ tiền phát triển.
Nhược điểm
+ Ngân hành TW không được độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ.
+ Chính phủ là cơ quan hành pháp – chủ thể tiêu tiền khổn lồ nhất Tham những,
thâm hụt ngân sách, lạm phát gia tăng.
+ Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho Ngân hàng TW xa rời mục tiêu dài hạn
của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNNVN
a. Chức năng (Điều 5 Luật NHNNVN 2010)
Chức năng quản lý:
Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Chức năng Ngân hàng TW
Cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ.
Cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các TCTD.
b. Chế độ pháp lý:
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (Điều 3 Luật NHNNVN). Chính sách tiền tệ quốc
gia là quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia, bao gồm: (i) Quyết định mục tiêu ổn định giá trị
đồng tiền; (ii) Quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Các công cụ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tỷ giá hối đoái: giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài được tính bằng đơn vị đơn vị tiền
tệ Việt Nam (Khoản 5 Điều 6 Luật NHNNVN).
+ Ngoại tệ tăng Cung < Câu Bơm tiền Mua ngoại tệ.
+ Nội tệ giảm Cung > Cầu Rút tiền Bán ngoại tệ.
+ Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
+ Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều
hành tỷ giá.
+ Các chế độ tỷ giá cơ bản: Thả nổi; Thả nổi có điều tiết; Cố định
Tái cấp vốn (Điều 11 Luật NHNNVN):
+ Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
+ Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo
các hình thức sau đây:
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá Công cụ 1 chiều NHNN
chỉ bơm tiền.
Chiết khấu giấy tờ có giá: trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi.
Các hình thức tái cấp vốn khác. Ví dụ: Cho vay lại theo hồ sơ cấp tín dụng
(không tồn tại trong luật nhưng có trong thông tư, do mức độ an toàn kém).
+ Cơ chế tác động đối với lượng tiền tệ trong lưu thông khi cần bơm tiền ra lưu
thông sẽ thực hiện cấp tín dụng.
Dự trữ bắt buộc (Điều 14 Luật NHNNVN):
+ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Ban đầu việc gửi tiền tại NHNN là tự nguyện, nhưng sau đó để kiểm soát lượng lưu
thông ngoài nền kinh tế thì NHNN ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tăng hoặc giảm tùy vào biến
động của nền kinh tế).
+ Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín
dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi
vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
Nghiệp vụ thị trường mở (Điều 15 Luật NHNNVN):
+ Là hoạt động mua bán các giấy tờ có giá giữa NHNN và các TCTD. Nếu tái cấp vốn
dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá thì NHNN là người quyết định lãi suất, còn ở Nghiệp
vụ thị trường mở thì TCTD là người quyết định lãi suất dưới hình thức đấu thẩu: đấu thầu lãi
suất, đấu thầu khối lượng Điều tiết bởi thị trường tự nhiên chứ không phải mệnh lệnh hành
chính như tái cấp vốn.
+ Đối tượng giao dịch của thị trường mở: Các giấy tờ có giá tham gia thị trường mở phải
thỏa các điều kiện sau:
Phát hành bằng đồng Việt Nam;
Nằm trong danh mục được NHNN quy định;
Có thể mua bán được;
Được lưu ký tại NHNN.
Lãi suất (Điều 12 Luật NHNNVN):
+ Là tỷ lệ % của phần tăng thêm so với phần vốn ban đầu trong khoảng thời gian nhất
định.
+ Có hai hình thức lãi suất: Lãi suất cơ bản, Lãi suất tái cấp vốn.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
+ Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
+ Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy
định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với
khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
3. Hoạt động phát hành tiền (Điều 17 Luật NHNNVN)
Các kênh phát hành tiền: Tạm ứng cho Ngân sách nhà nước, Tái cấp vốn, Thị trường
mở, Mua ngoại hối.
Hoạt động phát hành tiền là việc NHNN đưa tiền vào lưu thông qua các kênh nhất định.
Các nguyên tắc của hoạt động phát hành tiền:
+ Không phát hành một chiều tiền vào lưu thông (phát hành khống), mà phải cân đối
lượng tiền và lượng hàng trong lưu thông.
+ Cân đối giữa các mệnh giá của đồng tiền (đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế;
không phản ánh được giá trị của giao dịch).
4. Hoạt động tín dụng của NHNNVN
a. Tái cấp vốn
Các tỷ lệ bảo đảm của TCTD đang nằm trong ngưỡng cho phép (hoạt động bình
thường).
Mục đích: Ổn định giá trị của đồng Việt Nam.
Có 3 phương thức: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ
có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác.
Cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm)
Công cụ này giúp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Chỉ NHNN mới được tái cấp vốn.
Hoàn trả dựa trên có sở hợp đồng.
Có thể chuyển đổi thành khoản cho vay đặc biệt.
b. Cho vay diện đặc biệt
Khi các TCTD đang trong trạng thái có vấn đề (Khoản 2 Điều 24 Luật Các TCTD):
+ Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ
thống các tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
Có 01 phương thức là cho vay.
Mục đích: Đảm bảo sự hoạt động bình thường của các TCTD.
Thời hạn cho vay: Có thể là 2 năm hoặc được gia hạn thêm.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
NHNN, TCTD khác, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được cho vay.
Ưu tiên hoàn trả các khoản nợ khác trước.
Không thể chuyển hóa thành tái cấp vốn.
c. Bảo lãnh cho các TCTD vay vốn nước ngoài
Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo
lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xét các hành vi sau đây của NHNNVN có hợp pháp hay không?
+ Bảo lãnh cho Ngân hàng HD vay 200 tỷ của MZH. Được.
+ Bảo lãnh cho Tập đoàn Than và Khóang sản vay ngân hàng thế giới 50 triệu USD.
Không được, vì Tập đoàn Than và Khóang sản không phải TCTD.
+ Bảo lãnh cho ACB vay BIDV Lào. Không được, vì dòng tiền không phải 100%
nguồn gốc nước ngoài.
d. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước (Điều 26 Luật NHNNVN): Ngân hàng Nhà nước
tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân
sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
a. Khái niệm: Điều 6 Luật NHNNVN
Ngoại hối gồm:
Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác
được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối
phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ
phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú;
vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam;
Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào
và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao
dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng
dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
b. Nội dung quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
NHNN quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối (Điều 31 Luật NHNN):
+ Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của
pháp luật.
+ Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.
+ Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có
hoạt động ngoại hối.
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo
đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
+ Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định
của pháp luật.
NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế
(Điều 33 Luật NHNNVN)
NHNN là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (Khoản 2 Điều 32 Luật
NHNNVN).
c. Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (Điều 32 Luật NHNNVN)
Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối
tiền tệ của NHNNVN.
Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
+ Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài;
+ Chứng khoán, giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế phát hành;
+ Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế;
+ Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý;
+ Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật về
ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và
bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
...........................................................
Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. NHNNVN không bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp vay vốn tại các Tổ chức tín dụng.
2. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại tệ
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là chủ thể của hoạt động ngân hàng.
Mã tài liệu: 16-LNH
Đặng Văn Bắc
0368.345.396
4. Khoản vay đặc biệt là khoản vay mà NHNN dành cho các TCTD thiếu hụt nguồn vốn
tạm thời.
5. Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các doanh nghiệp.
6. Nhân hàng Nhà nước có thể cho các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn vay nếu
có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
7. Ngân hàng nhà nước được quyền tái cấp vốn cho tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam.
8. NHNN là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt
động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng.
10. Thống đốc ngân hàng nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập chi
nhánh của Ngân hàng nhà nước.
11. Chỉ có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới có quyền quyết định đặt tổ chức
tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
12. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHNNVN nhằm giúp tổ chức
tín dụng lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả.
13. Dự trữ bắt buộc áp dụng đối với mọi tổ chức tin dụng.
14. Ngân hàng Nhà nước có quyền bắt buộc tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn tại ngân hàng
Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
15. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt
động của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Câu 2. Các hành vi hoặc giao dịch sau đây của NHNNVN có phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành không?
1. Cho Ngân hàng ACB vay 50 tỷ để bảo đảm khả năng thanh toán.
2. Cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vay 546 tỷ để hỗ trợ khả năng thanh toán
nước ngoài của tập đoàn này.
3. Bảo lãnh cho Ngân hàng HD vay 200 tỷ của MHZ (Nhật Bản)
4. Mua lại Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam với giá 0 đồng.
5. Mua 20% cổ phần của Ngân hàng Sông Hồng.
6. Góp vốn cùng Ngân hàng Vietinbank thành lập Công ty Quản lý nợ quốc gia.
7. Cho Ngân hàng Techcombank vay 50 tỷ trong thời gian kiểm soát đặc biệt.
8. Cho Ngân hàng Sacombank vay 100 tỷ trên cơ sở nhận bảo đảm bằng số cổ phiếu của
ngân hàng này.
9. Ấn định lãi suất vay 13% giữa khoản vay của Ngân hàng MB với Ngân hàng ASB.
10. Quyết định đặt Ngân hàng OCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và chấm dứt tình trạng
kiểm soát đặc biệt.
Đặng Văn Bắc
Mã tài liệu: 16-LNH
0368.345.396
Câu 3. Trả lời các câu hỏi sau.
1. Dự trữ bắt buộc là gì? Khoản tiền dự trữ bắt buộc có được hưởng lãi không? Tại sao?
2. Anh (Chị) hãy trình bày cơ chế tác động của công cụ dự trữ bắt buộc đối với lượng tiền
tệ trong lưu thông.
3. Kinh doanh tiền tệ là gì? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ không? Tại sao?
4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là gì? Tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý
dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Bằng các quy định của pháp luật, chứng minh rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có
chức năng của một ngân hàng trung ương.
6. Chứng minh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia ở Việt Nam?
7. Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Vì sao chiết khấu giấy tờ có giá được xem là hoạt động
tái cấp vốn.
8. So sánh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước và nghiệp vụ thị
trường mở.
9. Phân biệt “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ” và “Ngân hàng Nhà nước là
Ngân hàng của Chính phủ”.
10. Trình bay cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở đối với lượng tiền tệ trong lưu
thông.
..............BắcBun...........
Tài liệu mang tính chất tham khảo.
Chúc các bạn học tập tốt.