MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PTI
HẢI PHÒNG................................................................................................4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bảo hiểm bưu
điện PTI Hải Phòng.................................................................................4
1.2. Các ngành nghề kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hải
Phòng........................................................................................................7
1.3. Hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu cán bộ nhân viên của công
ty................................................................................................................8
1.4. Mục tiêu phát triển của công ty....................................................11
1.5. Một số giải thưởng.........................................................................12
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU
TẠI VIỆT NAM.........................................................................................13
2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu biển...................13
2.2. Đối tượng bảo hiểm.......................................................................13
2.3. Quyền lợi bảo hiểm........................................................................14
2.4. Giá trị bảo hiểm.............................................................................14
2.5. Số tiền bảo hiểm.............................................................................14
2.6. Phí bảo hiểm...................................................................................15
Đóng phí bảo hiểm.............................................................................16
Hoàn phí bảo hiểm............................................................................16
2.7. Rủi ro bảo hiểm.............................................................................17
2.7.1. Các rủi ro được bảo hiểm không bị chi phối bởi yếu tố mẫn
cán hợp lý...........................................................................................17
2.7.2. Hiểm họa bị chi phối bởi quy ddịnh mẫn cán hợp lí............17
2.7.3. Các hiểm họa được loại trừ....................................................18
2.8. Các loại điều kiện bảo hiểm cho tàu biển....................................18
CHƯƠNG III. QUY TRÌNH VỀ THỰC HIỆN KINH DOANH BẢO
HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY.........................................................20
3.1. Một số thông tin về quy tắc bảo hiểm thân tài biển tại Công ty
.................................................................................................................20
3.2. Quy trình khai thác và tổ chức thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm
thân tàu...................................................................................................24
3.2.1. Thu thập thông tin và Đánh giá rủi ro...................................24
3.2.2. Định phí và thu xếp Tái bảo hiểm..........................................24
3.2.3. Ký hợp đồng bảo hiểm và Quản lý rủi ro..............................25
3.2.4. Hoàn chỉnh thủ tục tái bảo hiểm và cam kết với công ty
giám định............................................................................................26
3.2.5. Thực hiện giải quyết sự cố......................................................26
3.2.6. Khiếu nại và giải quyết bồi thường........................................27
3.3. Chi tiết các bước công việc trong nghiệp vụ kinh doanh bảo
hiểm thân tàu.........................................................................................27
3.3.1. Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng...............................27
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí...................28
Tuổi tàu..................................................................................................28
Giá trị tàu..............................................................................................29
Tình hình tài chính của chủ tàu và nhân sự.......................................29
Các yếu tố khác.....................................................................................31
3.3.3. Điều tra rủi ro..........................................................................31
3.3.4. Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo
hiểm.....................................................................................................32
3.3.5. Kí kết hợp đồng bảo hiểm.......................................................34
3.3.6. Chăm sóc sau bán hàng...........................................................34
CHƯƠNG IV. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG
BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY...............................................35
4.1. Thông báo tổn thất........................................................................35
4.2. Hợp tác tiến hành giám định........................................................37
4.3. Lập hồ sơ đòi bồi thường..............................................................38
4.4. Giải quyết bồi thường...................................................................38
4.5. Tiếp tục phối hợp với PTI.............................................................39
CHƯƠNG V: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PTI HẢI PHÒNG........................40
KẾT LUẬN....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................43
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay Hàng hải vẫn luôn được coi là một ngành đặc thù bởi
trước hết là vì môi trường lao động của nó. Một trong những công cụ, phương
tiện điển hình của ngành hàng hải đó là con tàu. Tàu biển là một phương tiện
vận tải chủ yếu trong vận tải biển với nhiều ưu thế và tính năng vượt trội, tiện
lợi như: có thể chuyên chở được nhiều chủng loại hàng hóa với khối lượng
lớn, năng lực chuyên chở lớn hơn các phương tiện khác, giá thành vận chuyển
tương đối,… tuy nhiên cũng không thể không kể đến nhược điểm của phương
tiện này, một trong những nhược điểm của phương tiện này, đó là tốc độ di
chuyển còn chậm, đối với những chuyến đi dài thì phải hành trình nhiều ngày
trên biển. Nhược điểm này kết hợp với môi trường sóng biển khắc nghiệt, đặc
thù là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên có thể gây ra các rủi ro lớn và gây
thiệt hại cho chủ tàu.
Việc vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khi hậu trên
biển có thể gây ra những rủi ro, thiên tai bất ngờ như: bão, lốc, sóng thầy, sét,
… Bên cạnh đó tàu ngày càng được trang bị hiện đại, điều đó đảm bảo an
toàn hơn cho hành trình, nhưng khi xảy ra sự cố thì lại khó thể khắc phục
được. Mặt khắc hành trình của tàu hoàn toàn lệ thuộc vào máy móc được
trang bị, do vậy khi máy móc và thiết bị trục trặc tàu có thể dễ bị tai nạn,
những rủi ro này khi xảy ra tai nạn, sự cố sẽ để lại tổn thất cho chủ tàu. Trong
khi đó, giá trị tàu ngày càng tăng lên, điều đó dẫn đến các nguy cơ lớn về mặt
tài chính mà chủ tàu không thể tự khắc phục được . Với những con tàu có giá
trị hàng triệu, chục triệu USD thì gần như là chủ tàu không thể tự giải quyết
hậu quả nếu hậu quả tổn thất lớn, đặc biệt là tổn thất toàn bộ.
Đó đều là những rủi ro mà con người không thể lường trước được có
thể xảy ra dẫn đến nhiều tổn thất lớn. Hậu quả của những thiệt hại đó không
chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến các hộ gia đình, đến từng cá nhân trong xã
1
hội mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng( những thiệt hại gây ô nhiễm môi
trường).
Để khắc phục những hậu quả đó có một số giải pháp được đưa ra như
tiết kiệm, đi vay, tương trợ, bảo hiểm,… Nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là áp
dụng biện pháp bảo hiểm , biện pháp bảo hiểm không chỉ để đảm bảo khả
năng tài chính mà còn có thể khắc phục thiệt hại, tổn thất xảy ra. Các chủ tàu
phải tham gia bảo hiểm thân tàu để đảm bảo và duy trì hoạt động bình thường
cho công việc kinh doanh của mình, cho dù có xảy ra sự cố bảo hiểm hay
không. Hoạt động bảo hiểm thân tàu không chỉ cần thiết đối với bản thân chủ
tàu mà nó còn đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho cả chủ hàng và góp phần
đảm bảo sự ổn định cho hoạt động hàng hải, thương mại nói riêng và ổn định
đời sống sản xuất cho cả cộng đồng nói chung.
Đứng trước nhu cầu thực tế như vậy, đó là nhu cầu tham gia bảo hiểm
cho tàu biển của các chủ tàu và doanh nghiệp kinh doanh tàu biển và cũng là
nhận thấy sự cần thiết và quan trọng của bảo hiểm thân tàu mà có rất nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm hay các hãng bảo hiểm đã tổ chức và có kinh doanh
thêm lĩnh vực bảo hiểm thân tàu. Một trong những doanh nghiệp đã nắm bắt
được thị trường và có hoạt động kinh doanh bảo hiểm thân tàu biển từ khá
lâu phải kể đến là Tổng Công ty Cổ Phần Bảo hiểm Bưu Điện – PTI, Công ty
có trụ sở chính tại Hà Nội và đã có nhiều chi nhánh trên khắp các tình thảnh
của Việt Nam. Một trong những chi nhánh phát triển và có hiệu quả kinh
doanh nhất về lĩnh vực bảo hiểm hàng hải đó là chi nhánh của công ty tại Hải
Phòng.
Là một sinh viên chuyên ngành Luật Hàng Hải của Trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam, khi đã được tìm hiểu và tiếp xúc với những kiến thức
tổng quan, cơ bản về chuyên ngành luật và đặc biệt hơn là các kiến thức
nghiệp vụ về chuyên ngành Luật Hàng hải tại trường lớp. Và nghiệp vụ bảo
hiểm thân tàu tại các doanh nghiệp bảo hiểm cũng là một vấn đề mà em rất
2
quan tâm cần phải tìm hiểu rõ ràng, để có hiểu biết chân thực và cụ thể. Do
đó, em đã xin vào thực tập tại Công ty Bảo hiểm Bưu Điện Hải Phòng- PTI
để bản thân có cơ hội được tiếp xúc với môi trường công việc thực tiễn. Qua
đó sẽ cung cấp cho bản thân những kiến thức bổ ích và cần thiết, củng cố kiến
thức đã học, trên cơ sở đó giúp em tiếp cận một cách cơ bản và tổng quan
nhất với nghề nghiệp trong tương lai góp phần định hướng bản thân trong cơ
hội mở rộng lựa chọn nghề nghiệp.
Trong thời gian thực tập nghiệp vụ tại Công ty Bảo Hiểm Bưu Điện Hải
Phòng - PTI trong thời gian từ ngày 11/02/2019 đến ngày 23/03/2019, em đã
có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, các
lĩnh vực kinh doanh, hoạt động, các nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản, đặc biệt là về
quy trình khai thác và cách thức hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại
công ty . Trong bản báo cáo này, em xin được trình bày nội dung một số vấn
đề đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại Công ty.
Qua đây, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường và các thầy cô
giảng viên trong Khoa Hàng Hải, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ tại Công ty Bảo hiểm Bưu Điện Hải Phòng
đặc biệt là cán bộ nhân viên phòng Bảo Hiểm Hàng Hải của Công ty đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành tốt bài báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PTI HẢI
PHÒNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bảo hiểm bưu điện
PTI Hải Phòng.
Công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI Hải Phòng hiện tại là một trong 29
công ty nhỏ trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI).
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN
ngày 18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo
Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày
12/8/1998. Ngày 12/08/1998 được trở thành ngày thành lập của Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI).
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là tập hợp của các doanh nghiệp
lớn thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo nên sự đa dạng về ngành
nghề cũng như vững chắc về tài chính. Cổ đông sáng lập và chi phối là Tổng
Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), nay là Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam và các cổ đông sáng lập khác là Tổng Công ty Cổ
phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE), Tổng Công ty Cổ phần
Bảo Minh, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng Công ty xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc tế (VIB).
Vốn điều lệ: 450.000.000.000VNĐ (trong đó: Cổ đông pháp nhân:
64,70%, Cổ đông thể nhân: 35,26%)
4
Trụ sở chính của PTI tại tầng 8, toà nhà số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình,
Hà Nội. Được sáng lập bởi 7 cổ đông là các pháp nhân có uy tín, kinh
nghiệm, trong đó Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông là cổ đông lớn nhất và
hơn 10.000 cổ đông là thể nhân.
Để phù hợp với sự phát triển và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn,
bên cạnh các Chi nhánh đã đi vào hoạt động, được phép của Bộ Tài chính
(theo thông báo số 4522/TC/BH ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính) PTI đã
thành lập Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bưu điện tại Hải Phòng. Ngày 20
tháng 10 năm 2005, Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bưu điện tại Hải Phòng đã
chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 30/06/2010 do cơ chế thay đổi trong
chính sách của hội đồng quản trị của Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện và
đã có quyết định đổi Công ty cổ phần bảo hiểm thành Tổng công ty Cổ phần
Bảo hiểm Bưu điện, Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bưu điện tại Hải Phòng
thành Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hải Phòng và 24 chi nhánh trong cả nước
chuyển thành 24 Công ty con. PTI Hải Phòng cũng đang từng bước phát triển
mình nhằm đạt được mục tiêu là một trong những công ty đứng đầu trong
tổng công ty bảo hiểm bưu điện về doanh thu hàng năm.
Mặc dù ra đời muộn hơn các công ty bảo hiểm khác nhưng PTI đã tạo
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và
có uy tín cao đối với khách hàng nhờ có định hướng kinh doanh đúng đắn và
gần 50 sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao, mức phí cạnh tranh được triển
khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.
PTI luôn tâm niệm chấp nhận cạnh tranh nhưng phải nghiên cứu kỹ thị
trường để phát triển vững chắc. Điều đó được thể hiện ở chỗ PTI lấy yếu tố
con người làm trung tâm. Sản phẩm chất lượng cao phải đi kèm với đội ngũ
cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt
hàng năm, PTI đều cử một số cán bộ chuyên viên đi đào tạo chuyên sâu tại
5
Singapore, Maysia, Thụy sỹ, HongKong...Hoặc tham gia khóa học chuyên
nghành bảo hiêm từ xa của Australia, New Zealand...
Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của
công ty, PTI rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng và công tác bồi
thường cho khách hàng. Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được
thực hiện theo tiêu chí nhanh chóng, kịp thời,chính xác và hợp pháp. PTI có
sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong và ngoài nước như
Cunningham Linshey, McLauren...để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức
tạp.Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTI 25% trên doanh thu bảo
hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Vệt Nam và quốc tế thể hiện
tính chuyên nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để đảm bảo an toàn tài chính của công ty, khả năng bồi thường cho
khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan
hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định
với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm uy tín trên thị trường quốc tế như:
Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re,
Vinare... và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur
J.Gallagher... Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị
trường quốc tế các dịch vụ bảo hểm có giá trị lớn tới hàng trăm triệu USD,
đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thủy điện, xi măng, cầu,
đường.... Tổng doanh thu nhận tái bảo hiểm năm 2013 đạt 24 tỷ VNĐ, Tổng
năng lực hợp đồng tái bảo hiểm của PTI năm 2014 là 21 triệu USD
Cùng với những thành tích đã đạt được, PTI đang ngày càng phát triển
với mức tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc đạt trung bình 30% năm. PTI
đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và
quốc tế và là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. PTI với phương châm
6
hoạt động kinh doanh phải gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng phục vụ khách hàng, chia sẻ khó khăn với khách hàng, cùng khách
hàng khắc phục hậu quả của tổn thất, nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất
kinh doanh. Với tinh thần đó, Công ty tin tưởng và mong muốn đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu về bảo hiểm cho mọi đối tượng khách hàng.
1.2. Các ngành nghề kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hải
Phòng.
Kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước theo
giấy phép kinh doanh số 055051 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 12/8/2008. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hải Phòng kinh
doanh các ngành nghề là:
Kinh doanh bảo hiểm gốc
- Nhóm nghiệp vụ tài sản-kỹ thuật.
+ Một số sản phẩm bảo hiểm tài sản: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc,
bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo
hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm bảng hiệu, đèn quảng cáo,...
+ Một số sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật: Bảo hiểm xây dựng/lắp đặt, bảo
hiểm vệ tinh, bảo hiểm hang không, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm đổ vỡ
máy móc, bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu, bảo hiểm công trình dân dụng
hoàn thành, bảo hiểm nồi hơi.
+ Một số sản phẩm bảo hiểm tai nạn hỗn hợp: bảo hiểm trộm cướp, bảo
hiểm tiền, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm,
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ( kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn, bác sỹ, luật
sư, công chứng viên,...)
-
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải
+ Một số sản phẩm bảo hiểm hàng hóa: bảo hiểm Hàng hóa nhập khẩu,
bảo hiểm Hàng hóa xuất khẩu, bảo hiểm Hàng hóa vận chuyển nội địa, Bảo
hiểm vận chuyển tổng hợp.
7
+ Một số sản phẩm bảo hiểm tàu thủy: Bảo hiểm thân tàu biển, bảo
hiểm tàu thủy nội địa, bảo hiểm đóng tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
+ Các sản phẩm bảo hiểm hàng hải khác: bảo hiểm TNDS chủ tàu,...
-
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
+ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
+ Bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa trên xe
+ Bảo hiểm tai nạn phụ xe và người ngồi trên xe
+ Các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới khác.
-
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người
+ Bảo hiểm tai nạn 24/24
+ Bảo hiểm kết hợp học sinh
+ Bảo hiểm tai nạn người lao động
+ Bảo hiểm tai nạn thuyền viên
+ Bảo hiểm kết hợp con người
+ Bảo hiểm sức khỏe toàn diện
+ Bảo hiểm hưu trí
Kinh doanh tái bảo hiểm.
Nhận và nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1.3. Hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu cán bộ nhân viên của công ty.
Hệ thống bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty đang dần được hoàn
thiện, đáp ứng được nhu cầu của công việc. Hiện nay cơ cấu được thể hiện
như sau:
- Giám Đốc: Điều hành hoạt động chung của công ty, có trách nhiệm
báo cáo với ban lãnh đạo của tổng công ty tình hình hoạt động của công ty.
8
- Phó Giám Đốc: Phụ trách ký hết hợp đồng bảo hiểm, có trách nhiệm
báo cáo Giám đốc những nội dung công việc có liên quan tới phần mình đảm
trách, thay mặt giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc đi công tác.
- Phòng Kế Toán: Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo từng
nội dung công việc: khách hàng, nhân viên, doanh thu, bồi thường...Kiểm tra
giám sát các hoạt động thu, chi, thanh toán nợ, quản lý và sử dụng tài sản và
nguồn vốn; phân tích các thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu của giám đốc,
quyết toán kinh doanh lỗ lãi, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
- Phòng Tổng Hợp: Quản lý nhân sự của công ty, tổng hợp tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo Giám đốc, quản lý và giải
quyết công việc hàng ngày, tiếp nhận công văn đi đến, có chức năng là phòng
tham mưu cho Giám đốc.
- Các phòng Nghiệp vụ:
+ Phòng bảo hiểm Xe cơ giới: Xử lý tất cả các công việc liên quan tới
các nghiệp vụ xe cơ giới, lưu trữ hồ sơ liên quan đến các nghiệp vụ
này... Ngoài ra còn có thể khai thác các hợp đồng bảo hiểm con người, hàng
hải và tài sản kỹ thuật.
+ Phòng bảo hiểm Hàng hải: Xử lý tất cả các công việc liên quan tới
các nghiệp vụ hàng hóa và tàu, lưu trữ hồ sơ liên quan đến các nghiệp
vụ này, giải quyết bồi thường cho các nghiệp vụ này... Ngoài ra còn có thể
khai thác các hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, con người và tài sản kỹ thuật.
+Phòng bảo hiểm Con người: Xử lý tất cả các công việc liên quan tới
các nghiệp vụ con người, lưu trữ hồ sơ liên quan đến các nghiệp vụ này,
giải quyết bồi thường cho các nghiệp vụ này... Ngoài ra còn có thể khai thác
các hợp đồng bảo hiểm hàng hải, xe cơ giới và tài sản kỹ thuật.
+ Phòng bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Giống như các phòng nghiệp
9
vụ ở trên, ngoài khai thác, lưu trữ, chăm sóc khách hàng và bồi thường
các hợp đồng bảo hiểm tài sản kỹ thuật thì phòng này cũng làm các nghiệp vụ
khác.
- Phòng Phát triển kinh doanh: Trực tiếp quản lý và xử lý tất cả các
công việc liên quan tới các nghiệp vụ bảo hiểm của VnPost (Bưu điện). Lưu
trữ hồ sơ và quản lý các đại lý bảo hiểm tại đơn vị... Ngoài ra còn có thể khai
thác các hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới, con người, hàng hải và tài sản kỹ
thuật
- Các phòng kinh doanh 2,3,4,5,6,7,8,9, và VPKV Thái Bình, VPKV
Hà Nội: Thực hiện kinh doanh, khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm, chịu trách
nhiệm nghiên cứu, nắm bắt thị trường, kinh doanh sản phẩm, kí kết hợp
đồng...
- Phòng Giám định – Bồi thường: Xử lý tất cả các công việc liên quan
đến công tác Giám định – bồi thường Xe cơ giới như tiếp nhận thông tin từ
khách hàng và hệ thống Call Central, giám định hiện trường, giải quyết bồi
thường và trực tiếp quản lý lưu trữ hồ sơ bồi thường xe.
Cơ cấu và trình độ của cán bộ, nhân viên của Công ty
Bảo hiểm Bưu điện Hải Phòng
Hiện nay, PTI Hải Phòng có 70 cán bộ nhân viên làm việc, trong đó có
40 nam và 30 nữ. Do tính chất công việc nên cơ cấu nhân sự của công ty nam
nhiều hơn nữ.
Cơ cấu cán bộ nhân viên của công ty như vậy cũng không ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động của công ty. Mặc dù số lượng nữ ít hơn nam nhưng hiệu
quả công việc mà họ mang lại rất tốt, doanh thu họ mang về cho công ty cũng
khá cao. Tuy có nhiều khó khăn và vất vả nhưng chị em cũng không thua kém
gì các anh nam giới, với ý chí quyết tâm và nỗ lực trong công việc họ đã
mang lại nhiều đóng góp vô cùng quan trọng trong kinh doanh cũng như quản
lý công ty. Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty luôn cố gắng để hoàn
10
thành xuất sắc các nhiệm vụ và chỉ tiêu đã được giao, góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ doanh thu cho công ty và hoàn thành kế hoạch.
Số cán bộ của PTI cũng như PTI Hải Phòng hầu hết được đào tạo qua
các trường lớp, tuy nhiên chỉ có một số ít cán bộ, nhân viên của công ty được
học chuyên ngành bảo hiểm trong các trường đại học. Phần đông họ làm trái
ngành, trái nghề. Tuy nhiên qua tiếp xúc với thực tế, mức độ năng động của
công việc đã giúp trình độ chuyên môn của họ ngày càng được nâng cao. PTI
luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, Công ty
luôn luôn củng cố tổ chức , xây dựng chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ,
tăng cường công tác tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để nắm bắt tình hình,
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Và thực tế cho đến nay, Công ty đã xây
dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn hoá sâu trong các lĩnh vực bảo hiểm hiện đang triển khai tại công ty.
Bên cạnh nhân viên trực tiếp thì công ty cũng có một đội ngũ đông đảo
các đại lý, hầu hết các hợp đồng của công ty đều được ký qua các đại lý. Các
đại lý ngày càng được đào tạo bài bản hơn về tác phong làm việc với khách
hàng, cũng như những hiểu biết về nghiệp vụ. Theo thống kê của PTI thì đến
cuối năm 2014, tổng số đại lý là 13000 đại lý viên.
1.4. Mục tiêu phát triển của công ty
Sứ mệnh:
PTI cam kết đem lại cho cộng đồng những sản phẩm bảo hiểm thiết
thwucj, chất lượng dịch vụ chuẩn mực thông qua hệ thống bán hàng và phục
vụ khách hàng thân thiết phủ kín toàn quốc.
Tầm nhìn
Mục tiêu phát triển của PTI là trở thành doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam, thực sự trở thành doanh
nghiệp bảo hiểm của cộng đồng. PTI luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho
việc nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ
11
lĩnh vực kinh doanh nào, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ
tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối
quan hệ chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng và các đối tác theo đúng
phương châm” Hợp tác- Chia sẻ - Sáng tạo- Tôn trọng sự khác biệt của khách
hàng”.
Chiến lược phát triển
Phát triển thành một doanh nghiệp bảo hiểm có tiềm lực tài chính mạnh
mẽ, có năng lực cung cấp các loại dịch vụ Bảo hiểm đa dạng, thiết thwucj phù
hợp cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu. Hoạt động với tôn chỉ” Coi
khách hàng là trung tâm”, mọi hoạt động của PTI hướng tới việc tạo ra sản
phẩm bảo hiểm thiết thực cho cộng đồng và dịch vụ chuaane mực và giá cả
hợp lý, tạo lập giá trị gia tăng cho khách hàng, cho chủ sở hữu và cho bản
thân doanh nghiệp.
1.5. Một số giải thưởng
Trong những năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
20% , PTI liên tục gặt hái đượ nhiều giải thưởng cao quý, có thể kể đến một
số giải thưởng của công ty:
- Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
-
Bằng khen của thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam
-
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (2011, 2013, 2015)
-
Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam ( năm 2015)
-
Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất theo Index VietNam 2015
-
Top 500 công ty lớn nhất Việt Nam (2011-2015)
-
Thương hiệu quốc gia
-
Doanh nghiệp có bước tiến vượt bậc trong chính sách nhân sự (2016)
-
Doanh nghiệp vì người lao động
12
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI
VIỆT NAM
2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu biển
-
Bảo hiểm tàu biển là một nghiệp vụ quan trọng nhất của bảo hiểm hàng
hải, quá trình hình thành và phát triển của nó gắn liền với sự hình thành và
phát triển hãng bảo hiểm Lloyds của nước Anh. Bảo hiểm thân tàu biển được
ra đời vào thế kỉ 17 tại quán café của một thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên
là Lloyds – ông đã cho tổng hợp các tin tức, phát hành bản tin và thông báo
hằng ngày về các tổn thất đã xảy ra.
Qua các thống kê về các tổn thất mà người ta có kinh nghiệm đề phòng,
nhưng tai nạn cũng không thể được loại trừ, do đó họ đã lập ra hội bảo hiểm
thân tàu. Trên cơ sở hoạt động của hội bảo hiểm này các quy định thể lệ về
bảo hiểm cũng ra đời.
Từ năm 1888 điều khoản thân tàu đầu tiên “Institute Time Clause”
được soạn thảo bởi hiệp hội bảo hiểm London và được áo dụng rộng rãi trên
thế giới. cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển trên thế giới
thì các điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu cũng được sửa đổi cho phù hợp
với điều kiện mới, cụ thể là ITC 1/10/1970, 1/10/1983, 1/11/1995.
Hiện nay bảo hiểm tàu biển của các nước đều vận dụng điều kiện ITC
vào nghiệp vụ bảo hiểm của mình.
2.2. Đối tượng bảo hiểm
-
Đối tượng bảo hiểm là các đối tượng mà vì sự bảo toàn hay an toàn của
đối tượng đó đã dẫn đến kí kết các hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm
và người tham gia bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu biển là toàn bộ thân tàu
bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị thông thường đi biển và chuyên chở
hàng hóa, trang thiết bị đặc biệt phục vụ cho kinh doanh khai thác tàu. Theo
thông lệ, vỏ tàu chiếm 40% giá trị, máy móc chiếm 40% và trang thiết bị là
20%.
13
2.3. Quyền lợi bảo hiểm
-
Người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm , đề phòng
tổn thất, thông báo tai nạn tổn thất….do vậy mà họ có quyền lợi bảo hiểm.
quyền lợi bảo hiểm được thể hiện ở chỗ người được bảo hiểm sẽ được người
bảo hiểm bồi thường hoặc bồi đắp khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, tai nạn
do các rủi ro bảo hiểm gây ra.
Quyền lợi bảo hiểm chỉ được xác định trong phạm vi giá trị của đối
tượng bảo hiểm . quyền lợi bảo hiểm có thể thấp hơn hoặc bằng giá trị của đối
tượng bảo hiểm tùy theo hợp đồng kí kết hay tổn thất thực tế của vụ tai nạn,
nhưng không bao giờ quyền lợi bảo hiểm vượt quá giá trị của đối tượng bảo
hiểm.
2.4. Giá trị bảo hiểm
-
Gía trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm. Đây là cơ sở quan
trọng trong việc kí kết hợp đồng bảo hiểm, việc xác định đúng, chính xác giá
trị bảo hiểm có ý nghĩa thiết thực đối với quyền lợi của người được bảo hiểm
khi có tổn thất và xác định đúng, hợp lí mức phí bảo hiểm mà người được bảo
hiểm đóng góp.
Việc xác định giá trị bảo hiểm của con tàu phải căn cứ trên việc tính
toán giá trị ban đầu và khấu hao qua thời gian và thời giá của con tàu để có thể
đưa ra một giá trị thực tế của nó. Giá trị bảo hiểm của con tàu là tổng giá trị của
con tàu vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. giá trị này bao gồm giá trị của máy
móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm tùy
theo hợp đồng. Gía trị tàu còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho
thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi.
2.5. Số tiền bảo hiểm
-
Đối với tài sản đưa vào bảo hiểm thì không chắc là giá trị của tài sản đó
được nhận bảo hiểm toàn bộ. Mà thực tế, giá trị bảo hiểm chỉ là căn cứ để
14
người bảo hiểm nhận một mức nhất định trong toàn bộ giá trị bảo hiểm và
mức nhận trong đó gọi là số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định thể hiện một phần hay toàn bộ
giá trị bảo hiểm của con tàu. Số tiền bảo hiểm được xác định tùy thuộc vào
quan hệ hợp đồng giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đối với
mỗi con tàu nhất định. Số tiền bảo hiểm là cơ sở để xác định số tiền bồi
thường bảo hiểm đối với mỗi vụ tai nạn tổn thất. số tiền bảo hiểm là giới hạn
trách nhiệm bôì thường của bảo hiểm đối với con tàu nào đó.
2.6. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm đóng góp xây dựng hình
thành nên quỹ bảo hiểm. Việc đóng góp phí bảo hiểm của người tham gia bảo
hiểm thường được tiến hành ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
• Nguyên tắc xác định phí bảo hiểm:
-
Phí bảo hiểm dù được xác lập theo phương án nào thì vẫn phải đảm bảo
mức phí cụ thể hợp lí, công bằng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm. mức
phí phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng đối tượng cụ thể và trách nhiệm của
người bảo hiểm trước đối tượng đó.
Phí bảo hiểm thân tàu được xác định bằng tổng của phí bồi thường tổn
thất toàn bộ, phí bồi thường tổn thất bộ phận và phí quản lý kinh doanh.
Tùy theo tình trạng kỹ thuật, dung tích của tàu mà người ta sẽ điều
chỉnh phí bảo hiểm này sao cho phù hợp. từ tỷ lệ phí bảo hiểm người ta tính ra
được phí bảo hiểm tổn thất toàn bộ cho con tàu đó.
Cách tính: phí bảo hiểm = tỷ lệ phí bảo hiểm * số tiền bảo hiểm
• Số tiền bảo hiểm: do người được bảo hiểm yêu cầu
• Tỷ lệ phí bảo hiểm: tỷ lệ % dựa trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi
ro với đối tượng bảo hiểm thông qua việc người bảo hiểm thống kê tình hình
tổn thất trên một đơn vị thời gian => tìm ra quy luật tương đối về mức độ và
tần suất rủi ro, thông qua đó xác định nguy cơ xảy ra rủi ro cao hay thấp và
tìm ra tỷ lệ phí bảo hiểm một cách tương đối.
• Phí bảo hiểm phụ thuộc vào:
15
-
Tuổi tàu
Tình trạng bảo dưỡng, sửa chưã
Mức độ đồng bộ của các thiết bị
Trình độ nghề nghiệp của thuyền bộ
Tuyến đường hay phạm vi hoạt động của con tàu
Khả năng quản lí và nghiệp vụ kinh doanh của chủ tàu
Tình trạng tổn thất của đội tàu do chủ tàu quản lí trong mỗi năm.
• Phí bảo hiểm có thể được chia ra thành nhiều đợt với điều kiện là đúng
trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
• Đóng phí bảo hiểm
-
Phí bảo hiểm phải được nộp đầy đủ và đúng hạn
Đối với bảo hiểm chuyến, phí bảo hiểm được nộp ngay sau khi đơn bảo
hiểm được cấp ra.
Đối với bảo hiểm thời hạn 1 năm thì phí bảo hiểm được nộp làm 4 kỳ
vào 15 ngày đầu mỗi quý.
Đối với bảo hiểm dưới 1 năm, trên 6 tháng phí được nộp làm 2 kỳ.
Đối với bảo hiểm dưới 6 tháng thì nộp 1 lần.
Người bảo hiểm sẽ không tiến hành xem xét bồi thường nếu người
được bảo hiểm chưa nộp phí bảo hiểm hoặc nộp phí không đúng hạn.
• Hoàn phí bảo hiểm
-
Hoàn phí do chấm dứt hợp đồng một cách chính đáng: trường hợp
người được bảo hiểm (chủ tàu) chấm dứt hợp đồng một cách chính đáng
(chưa xảy ra thiệt hại) -> người bảo hiểm giữ lại một phần phí bảo hiểm để
chi cho hoạt động thường xuyên, còn lại hoàn lại cho người được bảo hiểm
max: 90%; min: 80%.
Hoàn phí cho tàu nằm phi sản xuất: Tàu nằm tại cảng trong nước quá
30 ngày: hoàn phí cho người được bảo hiểm min: 80% hoặc 85-90%.
•
Tàu nằm tại cảng nước ngoài: hoàn phí cho người được bảo hiểm 75%.
Thực tế căn cứ vào phần mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bỏ ra và phần dự kiến
có thể xảy ra rủi ro mà người bảo hiểm sẽ quyết định giữ lại bao nhiêu và
hoàn phí bao nhiêu.
16
2.7. Rủi ro bảo hiểm
2.7.1. Các rủi ro được bảo hiểm không bị chi phối bởi yếu tố mẫn cán hợp
lý
-
Hiểm họa của biển, sông, hồ hay các vùng nước có thể lưu thông trong
đó trừ hiểm họa của biển….là những tai nạn bất ngờ không bao gồm tác động
của sóng gió thông thường, hiểm họa này bao gồm cả đắm cháy, lật tàu, đâm
va, mắc cạn hoặc những hiện tượng trong thời tiết khắc nghiệt
Hiểm họa cháy nổ: cháy nổ phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại
mới được bồi thường.Tổn hại nếu do hầm nóng mà không có hỏa hoạn thì
không được bồi thường. Nổ được bảo hiểm cho dù là cháy hay không. Tổn hại
do nổ ngoài tàu vẫn được coi là hiểm họa được bảo hiểm.
Cướp bạo động từ những người ngoài tàu.
Hành vi vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để làm nhẹ tàu và để
ngăn ngừa tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm.
Hư hỏng của thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử . hiểm họa này
không bao gồm vũ khí nguyên tử.
Va chạm với máy bay hay các vật tương tự rớt từ đó, hoặc với phương
tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến hay cảng.
2.7.2. Hiểm họa bị chi phối bởi quy ddịnh mẫn cán hợp lí
-
Tai nạn trong khi bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá. Trong tai nạn này
người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất và tổn hại gây ra cho tàu vì tai nạn đó.
Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu.
Tàu được bảo hiểm đưa vào sưả chữa nếu có tổn thất hay tổn hại thì
vẫn được bảo hiểm.
Khi xảy ra tổn thất mà lỗi là do bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan,
thủy thủ, hoa tiêu thì được bảo hiểm bôì thường.
Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ bao gồm các hành vi
sai trái, cố ý của thuyền viên tàu làm thiệt hại cho chủ tàu, người thuê tàu.
17
2.7.3. Các hiểm họa được loại trừ
-
Người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất không
trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa ghi trong đơn bảo hiểm.
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người
được bảo hiểm khi mà mọi tổn thất đó được quy cho là do sai trái cố ý của
người được bảo hiểm.
Người bảo hiểm không chịu bảo hiểm những tổn thất do chậm trễ hay
mọi chi phí phải chi ra vì chậm trễ.
Người bảo hiểm không chịu bồi thường tổn thất về cũ kỹ thông thường,
như vậy có nghĩa là họ không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng máy móc, thiết
bị vì cũ kỹ.
Hư hỏng máy móc không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm trừ khi
là do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra.
Người bảo hiểm không bảo hiểm những tổn thất, trách nhiệm, chi phí
gây ra bởi những người đình công, công nhân bế xưởng, hay phong trào quần
chúng.
Điều khoản này không loại trừ tất cả các hành vi có ý đồ xấu mà chỉ
loaị trừ những hành vi ác ý có sử dụng chất nổ hay vũ khi vì mục đích chính
trị.
-
Sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân….đều không được bảo hiểm.
2.8. Các loại điều kiện bảo hiểm cho tàu biển
Muốn tham gia bảo hiểm thân tàu biển thì phải hiểu rõ các quy định về nội
dung các điều kiện bảo hiểm; Nội dung của hầu hết các loại điều kiện bảo
hiểm hiện nay đều dựa vào một số quy phạm pháp lý chuẩn như luật bảo hiểm
hàng hải quốc tế của Hiệp hội bảo hiểm LonDon; công ước Brussels 1924,
quy tắc York Antwerp 1974 và quy ước Hague Visby 1977. Ở Việt Nam các
nhà bảo hiểm và chủ tàu còn phải tuân thủ theo Luật Kinh Doanh Bảo hiểm,
Luật hàng Hải, Luật Dân sự,..
Hiện nay đang trên thị trường bảo hiểm thân tàu đang có các loại điều kiện
bảo hiểm là.
18
− Điều kiện tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu(TLO)
− Điều kiện bảo hiểm loại trừ tuyệt đối tổn thất bộ phận về thời hạn thân
−
−
−
−
−
−
tàu (FOD)
Điều kiện loại trừ tổn thất riêng về thời hạn thân tàu (FPA)
Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR)
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công thời hạn thân tàu
Điều kiện bảo hiểm chuyến thân tàu
Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng chuyến thân tàu
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh đình công chuyến thân tàu
Hiện nay, các công ty bảo hiểm có kinh doanh bảo hiểm thân tàu đều áp dụng
“ Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu - ITC)” do Hiệp hội các nhà bảo
hiểm London(ILU) ấn hành. Văn bản này đã qua nhiều lần sửa đổi: ITC 1970,
ITC 1983 và gần đây nhất là ITC 1995.
Ở Việt Nam hiện nay các nhà kinh doanh bảo hiểm thân tàu cũng áp dụng
theo điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu.
19
CHƯƠNG III. QUY TRÌNH VỀ THỰC HIỆN KINH DOANH BẢO
HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY
3.1. Một số thông tin về quy tắc bảo hiểm thân tài biển tại Công ty
Ngày 13/5/2008 Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện Việt Nam
PTI đã ban hàng Quyết định số 144/2008/QĐ-PTI-HH về Quy tắc Bảo hiểm
thân tàu đối với tàu hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển
Việt Nam.
Đây là một số nội dung cơ bản của Quy tắc mà khách hàng có thể tham
khảo:
• Đối tượng bảo hiểm:
-Thân vỏ tàu
-Máy móc
-Trang thiết bị tàu
•
Phạm vi bảo hiểm
-Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi:
-Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ
hoặc dưới nước.
-Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố
định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
-Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu.
-Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý.
20
-Mất tích.
-Động đất, sụt lở, núi lửa phun.
-Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh.
-Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật
liệu hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.
-Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân
tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra, giám định bình thường
không thể phát hiện được.
-Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người sửa
chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm.
-Chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí cứu hộ
•
Loại trừ
-Tàu không đủ khả năng hoạt động và/hoặc hoạt động ngoài phạm vi
quy định.
-Hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của Người được bảo hiểm hoặc
người thừa hành như: Người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và
thủy thủ.
-Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành hoặc hoạt động kinh
doanh trái phép
-Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu bị hao mòn tự nhiên.
-Tàu bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thủy triều hoặc con nước lên xuống
trong lúc đang neo đậu.
-Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc thuyền viên không có bằng hoặc
chứng chỉ theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người này say rượu,
bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác.
-Tàu neo đậu tại cảng hoặc các vùng nước không được phép neo đậu
hoặc được phép neo đậu mà không được neo, cột đúng quy định hoặc các
21
thuyền viên được phân công trực tàu không có mặt thực hiện nghĩa vụ trực tàu
tại thời điểm xảy ra sự cố..
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện có quy định cụ thể về vấn đề
phân cấp trong khai thác bảo hiểm hàng hải.Căn cứ vào khả năng và kinh
nghiệm khai thác bảo hiểm hàng hải của cấp dưới tại các phòng, ban Giám
đốc công ty có thể phân cấp cho Phó Giám đốc hoặc Trưởng/Phó các Phòng
kinh doanh của công ty trong phạm vi mức phân cấp khai thác của mình và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Công ty, Hội đồng quản trị và pháp luật về
các quyết định của mình. Các cá nhân, đơn vị lạm dụng “Phân cấp khai thác
bảo hiểm hàng hải” gây thiệt hại cho Công ty và khách hàng phải chịu trách
nhiệm trước Công ty, Hội đồng quản trị và pháp luật đồng thời phải bồi hoàn
thiệt hại.
• Phân cấp về Quy tắc, điều kiện và điều khoản bảo hiểm
Công ty áp dụng mức phân cấp chung về điều kiện, điều khoản bảo
hiểm cụ thể như sau:
Tuyệt đối không được mở rộng để bảo hiểm cho các rủi ro sau:
- Các rủi ro về từ bỏ hàng (Rejection risks);
- Các rủi ro mang tính hậu quả và các rủi ro về tài chính (Contingency &
financial risks);
- Các rủi ro do bị tịch thu/bắt giữ (Confiscation risks);
- Các đơn bảo hiểm cấp trên cơ sở Tổn thất đầu tiên (First Loss);
- Các đơn bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of loss policies);
- Đơn bảo hiểm áp dụng điều khoản Stock through put;
•
Đối với hợp đồng bảo hiểm thân tàu không bao gồm rủi ro chiến tranh
đình công, các loại trừ cần áp dụng bao gồm:
22