Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 304 trang )

VIỆT NHÂN LƯU THỦY

Á ĐÔNG

THƯƠNG HÀN LUẬN
BẢN NGHĨA
-

Nguyên Văn : Hán, Trương Trọng Cảnh
Bản Nghĩa : Việt Nhân Lưu Thủy
Người dịch : Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu
Hiệu đính : Nhóm học tập Đông Y Hán Việt
Đánh máy và sửa bản : Nhan Ngọc Tấn

Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị
2004 - 2012
1


DANH SÁCH

THÀNH VIÊN NHÓM HỌC TẬP
ĐÔNG Y HÁN VIỆT
***

1- Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu
2- Cư sĩ Phạm Văn Nam
3- Lương Y Hoàng Văn Anh
4- Lương Y Nhan Thành Huê
5- Lương Y Lâm Văn Sơn
6- Bác Sĩ Đinh Việt Thức


7- Lương Y Bùi Huy Giám
8- Ktv Nhan Ngọc Tấn

_________________________________
*Theo thứ tự thời biểu tham gia nhóm.

2


LỜI NGƯỜI DỊCH
_______________________

Nhân duyên thừa kế của nhóm học tập Đông Y Hán Việt

Năm 1967, một buổi chiều cuối tuần, trên đường tìm học, tôi dừng lại trước một cửa
tiệm Đông Y trên đường Trương Tấn Bửu (nay là đường Trần Huy Liệu Q. Phú Nhuận TPHCM),
có một bảng hiệu rất đặc biệt, chiếm gần trọn tấm bảng là 4 chữ : “NAM DƯƠNG HỌC PHÁI” và
dưới đó là dòng chữ : ‘Giám đốc : Đông Y sĩ Phương Thế Minh ’. Tại đây, Thầy Phương đang dạy
4 người học trò. Sau một lúc thăm hỏi sơ ngộ, tôi được Thầy Phương nhận vào cùng học với các
bạn đang ở đó (tôi còn nhớ là các anh Võ Phước Như, Nguyễn Văn Tân, cô Trương Thị Hồng
Hạnh và tu sĩ Phật giáo Thích Thanh Đức).

Từ đó tôi được học dưới mái nhà “NAM DƯƠNG HỌC PHÁI”, Thầy Phương dạy chúng tôi
Châm Cứu theo các sách : Châm Cứu Đại Thành, Châm Cứu Giáp Ất Kinh. Về thuốc chúng tôi
được học theo các sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận của Thánh Y Trương Trọng Cảnh.
Trong lúc giảng dạy Thầy Phương thường nhắc nhở đến ân sư của Thầy là Tiên sinh Việt Nhân
Lưu Thủy đã truyền thụ sở học và phó chúc lập “NAM DƯƠNG HỌC PHÁI”. Thầy còn tích cực
giúp đỡ mượn của Bác sĩ Nguyễn Văn Ba bản dịch sách Lục Kinh Thương Hàn Bá Đại Danh Gia
Hợp Chú (của Ngô Khảo Bàng) cho chúng tôi sao chép để học tập. Riêng các tác phẩm của tiên
sinh Việt Nhân Lưu Thủy thì chúng tôi chưa được biết.


Đại lược việc học tập của chúng tôi là như trên nhưng cụ thể có vài gián đoạn vì biến cố.
Giữa năm 1968 một tại nạn chiến tranh, nhà thầy Phương không may trúng một viên đạn pháo,
chết vợ và một đứa con, còn thầy Phương bị thương phải nằm bệnh viện nhiều ngày. Sau tai
nạn nầy, trong khi dạy lại chúng tôi Thầy tỏ ý cương quyết “thờ vợ nuôi con và phát triển NAM
DƯƠNG HỌC PHÁI “. Nhưng bất ngờ vào năm sau thầy lại tái hôn với một cô vợ trẻ. Từ đó gia
đình thầy không được yên ấm, sức khỏe thầy ngày một yếu, việc dạy học cũng thất thường và
thầy mất năm 1972.

3


Trước khi mất, Thầy Phương đã dọn nhà, nghỉ làm ở cửa tiệm, tháo gỡ bảng hiệu NAM
DƯƠNG HỌC PHÁI và nghỉ dạy chúng tôi….. Cho nên chúng tôi mỗi người một ngã, chỉ còn gần
gũi gia đình Thầy là tu sĩ Thích Thanh Đức. Các con của Thầy Phương còn nhỏ, trong gia đình
không có người thừa kế, Cụ Bà (Má của thầy Phương) cho phép tu sĩ Đức và tôi (nhờ thông báo
của tu sĩ Đức) thừa kế các sách vở của Thầy để lại. Chúng tôi nhận được một số sách vở Đông Y
Châm Cứu bằng Hán Văn và trong đó tu sĩ Đức thấy được các tác phẩm của Tiên sinh Lưu Thủy :
- Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa (bản thảo chữ Hán của tác giả viết trên 2 tập 100 trang, và bản
dịch đánh máy của Phương Thế Minh và Trương Chứng).
- Á Đông Thương Hàn Luận Bản Nghĩa (NAM DƯƠNG HỌC PHÁI tập, chữ chép tay của Thầy
Phương học tập tại Sài Gòn 1963).
- Á Đông Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa (bản chép tay có lời ghi chú học tập của Thầy Phương tại Đà
Nẳng trước và sau khi Tiên sinh Lưu Thủy mất năm 1964).

Sau khi thấy được tác phẩm, tu sĩ Đức ra sức học tập, ngoài ra còn tích cực giúp đỡ tôi sao
chép tất cả các tác phẩm này. Sau năm 1975 tu sĩ Đức có thời gian làm việc tại phòng khám
YHDT Q.1 TPHCM nhưng rồi sau một tai nạn giao thông ông đã nghỉ việc và vì Phật sự bề bộn
nên không còn thì giờ nghiên cứu học tập Đông Y nữa.


Về phần tôi trong thập niên 1980, tôi có thời gian phụ trách CLB YHDT Q.3 và làm Trưởng
phòng chẩn trị YHDT Q.3, cố L.y Nguyễn Phương Anh có đề nghị tôi thành lập NAM DƯƠNG
HỌC PHÁI, nhưng tôi tự thấy không đủ năng lực và còn cần học tập thêm nhiều nên tôi không
dám. Tôi cố tìm những người có đủ năng lực và điều kiện để ký thác việc học tập và phổ biến
các tác phẩm của Tiên sinh Lưu Thủy nhưng tôi thất bại vì người có chức quyền thì không dám
làm khác chỉ đạo, còn người đủ năng lực thì tự có công trình riêng, không màng đến các tác
phẩm nầy.
Trong thập niên 1990 tôi tập hợp được 6 bằng hữu đồng tâm ái mộ tác phẩm của tiên sinh
Lưu Thủy, mỗi tuần sinh hoạt 1 lần 2 giờ, hy vọng kiến thức của tập thể sẽ giúp chúng tôi thấu
hiểu và học tập được các tác phẩm nầy; nhưng chúng tôi vấp phải nhiều chỗ không giải được.
Chúng tôi nghĩ rằng vì tất cả chúng tôi có kiến thức quá hẹp về Nho học và Phật học so với tác
giả nên không hiểu được những điều tác giả trình bày. Chúng tôi nhất trí dừng lại việc học tập
các tác phẩm của Tiên sinh Lưu Thủy và cùng nhau học Kinh Dịch (chú trọng Hệ Từ Truyện),
Trung Dung Đại Học, Phật Học Đại Thừa (Đại Thừa Khởi Tín Luận) và trong thời gian này chúng
tôi lại may mắn gặp được tác phẩm Chu Dịch và Tứ Thư Thiền Giải của Thiền Sư Trí Húc (thời
4


Minh, Trung Quốc). Và nhờ học tập tác phẩm này chúng tôi thấy được nhiều qui luật làm nền
tảng chung cho cả Y học, Nho học, Phật học mà cụ thể là Đồ Hình Thái Cực và những qui luật
chung của vạn vật được nêu tại Hệ Từ Truyện trong Kinh Dịch.
Bước vào thế kỷ 21, Tây Y theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã có nhiều thành công
trong chẩn đoán và điều trị ; trong khi đó Đông Y còn lúng túng với những lý luận thiếu hệ
thống, thì lấy gì xây dựng một nền y học gồm cả Đông Tây, quân bình và lợi ích chung cho nhân
loại. Cho nên chúng tôi chỉ một lòng chí nguyện :
- Thừa kế truyền thống Y Đạo từ đời Hán Thánh Y Trương Trọng Cảnh, cụ thể là sách Thương
Hàn và Tạp Bệnh Luận.
- Ra sức học tập 2 sách nói trên qua Bản Nghĩa của Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy để thực hiện
đề xướng phục hồi nền Đông Y của tiên sinh.Từ chí hướng đó, chúng tôi tự thấy mình là
“NHÓM HỌC TẬP ĐÔNG Y HÁN VIỆT ” và có chương trình hoạt động như sau :

1. Tạm dịch ra Việt Văn và phổ biến rộng hơn các tác phẩm của Tiên sinh Lưu Thủy cho các
bằng hữu muốn học tập.
2. Đúc kết và phổ biến một số qui luật tâm đắc trong khi học tập các sách của Tiên sinh Lưu
Thủy nhằm để rút ngắn thời gian cho các bằng hữu muốn học tập sau nầy.
3. Ra sức học tập cụ thể và ứng dụng trong lâm sàng có kết hợp với Tây Y để chứng minh
giá trị các sách của Tiên sinh Lưu Thủy trong công cuộc phục hồi Đông Y.
Hiện nay nhóm chúng tôi chưa làm xong bước 1, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng sau
tài liệu này sẽ có nhiều bằng hữu ủng hộ và tích cực học tập theo đề xướng của Tiên sinh Lưu
Thủy để góp phần phục hồi nền Đông Y sánh vai với Tây Y cùng xây dựng một nền Y học Quân
Bình và Nhân Bản để phục vụ người bệnh.
Quý Thu – Giáp Thân, 2004
Lương Y Huỳnh Hiếu Hũu
GHI CHÚ :
-

Nguyên Văn sách THL của Đức Trọng Cảnh dùng màu xanh.

-

Bản Nghĩa của Cụ Việt Nhân Lưu Thủy dùng màu đen.

-

Lời người dịch dùng màu tím.
*
5


Tiểu sử Cụ Lưu Thủy
Nguyễn Văn Ngôn Tiên Sanh


Cụ Lưu Thủy tiên sanh sinh giờ Thìn, ngày mồng 3 tháng 5 năm Mậu Tý (1887). Sinh
chánh quán tại làng La Thọ, tổng Hạ-Nông phủ Viện-Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nay đổi lại là: thôn
La Thọ, xã Thanh Phong, quận Điện Bàn, Quảng Nam.
Thân sinh của Cụ là ông Nguyễn Văn Ý, xuất thân trong hàng Nho Giáo, học vấn uyên
thâm, đậu tiếp 3 khoa Tú Tài, học trò theo học rất đông, thành đạt rất nhiều.
Cụ Lưu Thủy nhờ nền nếp nhà nho, học hành mau giỏi, 16 tuổi đã vào trường Đốc học
tỉnh, 19 tuổi khoa ngọ thi hương,, Cụ đậu đến trường nhì, vào đặng trường ba, rồi kế tiếp học
sanh tại trường tỉnh. Tài hoa lổi lạc, nhưng chẳng gặp thời.
Ngay lúc bây giờ, văn học nước nhà chia phôi nhiều nẽo; Âu Á trộn nhầu, nửa cũ nửa mới,
lăn xăn không nhứt định. Cụ đành quyết chí vào Nam, trãi khắp sơn lam thắng cảnh, dưa muối
một bầu, tìm đường giải thoát; lúc bây giờ Cụ lo lễ Phật tụng kinh, đánh chuông gõ mỏ.
Cụ để tâm nghiên cứu Triết lý nhà Phật, có hồi ở Nam bộ giảng kinh, cũng có lúc về Quảng
Nam thuyết pháp. Cụ thường vãng du giao thiệp với chùa Chúc Thánh Hội An, và chùa Phổ
Thiên Đà Nẳng. Các chùa ở Quảng Nam, cử Cụ làm thượng tọa thuyết pháp.
Cụ ăn chay, niệm Phật, thường khảo cứu kinh Phật sách nho, đặng rõ thấy cái thâm ý của
Thánh hiền xưa, lấy sự độ sanh làm mục đích, và lấy sự cứu thế làm phương châm.
Sẵn nền Nho học, nên Cụ hết lòng nghiên cứu các sách thuốc Đông Y; trãi 36 năm đăng
đẳng, đã lắm công phu.
6


Ngoài Tố Vấn, Nan Kinh, Cụ chăm ý nhứt tìm tâm cởi mở. Các sách Thương Hàn Luận và
Tạp Bệnh Luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh; ấy là tinh lực trong một đời của Cụ đó.
Cụ chú thích luận Thương Hàn và luận Tạp Bệnh, nhơn khi chưa bệnh, mà đã biết trước
lúc ốm đau, nhơn sự ốm đau, mà ấn định chứng bệnh để mà trị bệnh đó. Ấy là pháp môn rất
giản tiện về sự nhận bệnh và trị bệnh vậy.
Cụ chú thích 2 bộ sách Thương Hàn và Tạp Bệnh đã thành trãi nhiều phen lo xuất bản, mà
chưa kịp; Bị tuổi cao, thân già, sức yếu, Cụ giao 2 bộ sách đó cho quý liệt vị NAM DƯƠNG HỌC
PHÁI, gia tâm nghiên cứu thêm, để lần lần xuất bản.

Ấy là tâm chí mong muốn của Cụ đó.
Giờ Mùi,ngày 21,tháng 9, năm Giáp Thìn.Tức là 3 giờ chiều,ngày 26,tháng 10, năm 1964.
Cụ tiêu diêu về nước an dưỡng. Hưởng thọ 78 tuổi.
Qua giờ Thìn, ngày 23, tháng chín, năm Giáp Thìn.Tức là 10 giờ sáng, ngày 28, tháng 10
năm 1964. Ninh thố Cụ tại Hoa Viên.
Thống tích tai ! Thương Hàn Tạp Bệnh, thượng vị thành công;
Hữu chí đồng tâm, ưng tu nổ lực.
Tạm dịch nghĩa:
Thương thay ! Thương Hàn Tạp Bệnh chữa thành công.
Hữu chí đồng tâm, lo gắng sức.
Ngày mồng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn
Tức là ngày 4 tháng 12 năm 1964
Cháu,
Nguyễn Văn Định (tức Giáo Nhự, Hiệu Như Sanh)
Phụng Cung Lục

______________________________________________________________________________
*Lời người dịch: Có nhiều đoạn dông dài hoặc trùng ý với lời tựa của tác giả, xin lược bớt cho
được giản dị.
7


THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA
______________________________________________

BÀI TỰA
Thương Hàn là Bệnh Lý của thế giới nhân loại.
Thái Dương là Sinh Lý của thế giới nhân loại.
Suốt cổ kim, khắp Đông Tây, tràn bốn bể, đầy thiên hạ, không một người nào không nhận
được Thái Dương mà có sự sống, thì biết không một người nào là không mắc phải Thương Hàn

của Thái Dương Bệnh, vạn lần trốn không khỏi lý này. Vì thế, Thương Hàn được làm thành sách,
sở dĩ ngàn đời không thay đổi vậy.

Sao gọi là Thương Hàn ? Muốn biết Thương Hàn trước hết nên giảng Thái Dương Bệnh.
Nay như, Thái Dương là suối nguồn sinh ra nhân loại, vì sao có thể làm bệnh ? Chỉ vì Thái Dương
trên thân người hàm chứa một cái Âm. Thái là cực vậy, Dương cực sinh Âm, một điểm đó tạo ra
Âm Dương đối lập, nhân loại thọ nhận mà có sự sống, cũng chỉ một điểm đó nhân loại thọ chịu
mà thành bệnh. Sinh lý ở đó, Bệnh lý cũng ở đó, nên gọi là Thái Dương Bệnh.

Thái Dương đã là nguyên thủy sinh ra nhân loại, hết thảy loài người trên trái đất, nơi thân
họ đều có một đường Thái Dương Kinh ; dù không thừa nhận, nó vẫn cứ ở trên thân mình, cho
nên một khi mắc bệnh, Thái Dương ắt phải thọ chịu trước hết. Thái Dương Kinh thọ phải làm
bệnh Trúng Phong, là Dương ở trong Dương vậy ; Thái Dương Khí thọ phải thì làm bệnh Thương
Hàn, là Âm ở trong Dương vậy. Âm Dương vốn chẳng lìa nhau (bất tương ly), cho nên Trúng
Phong Thương Hàn vốn chẳng lìa nhau. Chỉ duy một điều, hễ Dương thì Âm tòng, bởi vậy trước
Trúng Phong rồi Dương thương bởi Hàn mà bệnh, cho nên đặt tên sách là Thương Hàn.

Các nhà chú giải bảo : “Phong Thương Vinh làm bệnh Trúng Phong, Hàn Thương Vệ làm
bệnh Thương Hàn “, hoặc có người nói trái lại, đều là chẳng phải vậy. Lúc không bệnh gọi là Âm
Dương, lúc có bệnh gọi là Phong Hàn, thảy đều là Thái Dương đã hàm chứa trước rồi. Thử xem
nơi Tạp Bệnh Luận, chương Ngũ Tạng Phong Hàn tích tụ, là theo mặt trong Lý của thân người
8


mà nhận biết Âm Dương ; Thương Hàn Luận nói Trúng Phong Thương Hàn, là theo mặt ngoài
Biểu mà nhận biết Âm Dương.

Xa cách thời đại Y Thánh đã dài, các lời ai người nói đúng ? Chúng ta đọc sách Thương Hàn
nên nương theo bài tựa mà thể nhận, nên dựa theo toàn luận mà tìm cầu. Tại nơi Thái Dương
Kinh Khí mà nhận ra Trúng Phong Thương Hàn. Từ chỗ Trúng Phong Thương Hàn mà nhận ra

hết thảy các bệnh ; do Thương Hàn truyền làm Ôn Bệnh, Ôn Bệnh chuyển sang Phong Ôn,
Phong Ôn chuyển thành Phong Thấp, Phong Thấp chuyển sang Hàn Thấp, Hàn Thấp lại chuyển
làm Thương Hàn. Tóm lại đều do Thái Dương Kinh Khí lưu chuyển tương ly tương hợp mà sinh
ra. Một đường mà trăm nẽo, khác dòng nhưng cùng nguồn, ngành thớ rõ ràng, chỉnh tề không
rối, Kinh Lạc phân bố có riêng biệt nhưng hệ thống gốc ngọn vẫn một nguồn. Tố Vấn nói : “Biết
được chỗ quan yếu thì một lời nói được hết, không biết được chỗ quan yếu thì lưu tán vô cùng
“ đó là nghĩa này.

Nếu như người học, không hiểu được lý do của Thái Dương, quyết không thể biết làm sao
Thái Dương Bệnh, thế nào là Trúng Phong, thế nào là Thương Hàn, chẳng khác gì miệng “ngậm
đầy Táo, cố nuốt mà chẳng được “; không hiểu được các Kinh đều nhận chịu sự truyền của Thái
Dương Trúng Phong Thương Hàn, quyết không biết được thế nào là Ôn Bệnh, Phong Ôn, thế
nào là Hàn Thấp, Phong Thấp, tất nhiên lúng túng chẳng thông.

Nay đã nhận biết Lục Kinh bệnh danh, đó là đại lược vậy. Còn như bệnh trạng, nhật số và
bộ vị truyền Kinh, việc chuyển biến của Mạch Chứng, sự thần diệu của thang phương, cầu tìm
nơi Bản Nghĩa sẽ thấy được.

Tôi nghiên cứu (gối đầu giường, ăn ngủ cũng nghiền ngẫm) sách này đã nhiều năm, biết rõ
các chú gia bàn tán phân vân rốt cục chẳng được điều gì, đều do bởi không phân tích được
chương pháp (phép chia chương tiết). Nếu như phân chương tiết được thấu triệt minh bạch thì
tất cả sẽ giải được dễ dàng như thể chẻ tre vậy.
Tôi rất mong những ai trong đời thích học Thương Hàn, nên chú ý nơi phân chương tiết :
- Biết tôi ấy, chỉ ở nơi Thương Hàn chương pháp.
- Tội tôi ấy, cũng ở nơi Thương Hàn chương pháp.
9


Ngày nay năm châu qua lại như đi chợ, mạnh được yếu thua. Tây Y thì phổ biến khắp hoàn
cầu, nghiễm nhiên là Y khoa quốc tế. Đông Y của chúng ta chỉ còn bảo tồn hơi thở tàn trong một

xó, cơ hồ như có kẻ muốn thay thế mình.
Than ôi ! Đường đường một lĩnh vực Đại Á Châu, lưu truyền đã năm ngàn năm một nền Y
khoa có hệ thống, các Thánh Y Thần Y đời đời xuất hiện, sử sách sáng ngời.
- Ngày xưa sao thành tích huy hoàng đến thế ?
- Hôm nay lại suy đồi bại hoại dường này !
Đó là điều công phẫn của Y giới Đông phương, chớ chẳng phải sĩ nhục riêng của một người,
một giới, một nước nào ! Muốn rửa sạch mối đại sĩ nhục ấy, cần phải sắp đặt Y học thành Giáo
khoa, nêu rõ Thương Hàn Luận, Tạp Bệnh Luận làm Giáo khoa công cụ ….
Ý kiến các bậc thức giả nên như thế nào ?
Nhân đó, lấy đây làm tựa.

Mùa Thu năm Quý Mão (1963)
77 tuổi, Lão Y Việt Nhân Lưu Thủy soạn.

*
10


GIẢI LỜI TỰA
SÁCH THƯƠNG HÀN – TẠP BỆNH LUẬN
________________________________________________
Nguyên tự : Hán, Trương Trọng Cảnh
Tự giải : Việt Nhân Lưu Thủy

Mỗi lần xem truyện Việt Nhân (Biển Thước) khi vào nước Quấc chẩn mạch và khi trông
sắc mặt của Tề Hầu, tôi chưa từng không cảm xúc, thán phục là tài giỏi.

Đây, đề ra một bậc vĩ nhân trong Y giới là Biển Thước, có học thuật chân thực, có thực
nghiệm thần diệu. Tác giả Thương Hàn nhân đây nêu rõ sách này thảy đều xuất phát từ những
nguyên lý chân thực của các vị thánh xưa truyền lại.


Rất lạ cho kẻ sĩ đời nay không chịu lưu tâm đến Y Dược, nghiên cứu phương thuật, trên
là để trị bệnh cho các bậc quân (vua), thân (cha mẹ…), dưới là để cứu khổ ách cho những kẻ
khốn cùng, giữa là giữ gìn tấm thân cho được toàn vẹn, lâu dài để nuôi dưỡng sự sống.

Đây, kêu gọi các bậc nhân sĩ đương thời lưu tâm đến Y thuật, để có thể phục vụ xã hội, để
kiện toàn tự thân, trong thực học có sự thực dụng vậy.

Mà chỉ đua nhau trên con đường vinh hoa quyền thế, mong ngóng nối gót bọn quyền
hào, chăm chỉ miệt mài một vụ việc chạy theo danh lợi, mãi mê tôn sùng cái ngọn, bỏ quên
cái gốc, bề ngoài tuy đẹp đẽ mà khô héo bên trong, thử hỏi da đã không còn thì lông dựa đâu
mà tồn tại ?

Đây, nói học thuật không phải chỉ có một đường nắm quyền bính, đoạt danh lợi, những cái
đó đều là ‘học ngọn’, xem đoạn dưới sẽ rõ.
11


Hốt nhiên gặp phải Tà Phong, hoặc lâm bệnh lạ, nạn kề họa đến, bấy giờ mới lo sợ run
rẩy, rủn chí, không giữ tiết tháo, trông cậy vào phường Vu Chúc (thầy bùa,thầy cúng) sau
đành ngửa mặt kêu trời, hoài thân chịu khốn, đem cái thọ mệnh trăm năm, cái tấm thân chí
bảo giao phó cho bọn phàm y, mặc cho họ muốn làm sao thì làm. Hởi ôi, chua xót ! Thân cam
chịu chết, Thần minh tiêu diệt, xác biến dị vật, chìm xuống suối vàng, ngậm ngùi khóc thương.

Đây, giảng rõ cái hại của lối học ngọn, cái thọ mạng trăm năm của con người quý như thế
nào ?! cái tấm thân là vật báu hữu dụng ra sao ?! Bảo rằng nắm quyền bính, mưu danh lợi, còn
đáng kể gì, một khi mắc bệnh chết bởi tay bọn phàm Y. Bốn chữ ‘làm sao thì làm’, chẳng những
là một điều bi ai của nhà người bệnh, mà còn là một điều thống mạ (chửi đau) đối với Y gia.
Thật là đau xót !


Ngán cho khắp đời hôn mê, không lo giác ngộ, thân mạng không tiếc, sự sống coi khinh,
thì còn nói vinh hoa quyền thế để làm gì ? Khi mà tiến (vào đời) không thể yêu người biết
người, thoái (lui lại, tu thân) không thể thương thân biết mình, gặp cơn tai họa, thân đến
cảnh nguy, mơ hồ tăm tối, ngu si vất vưỡng. Xót thay ! những kẻ xu thế, đua đuổi phù hoa,
chẳng đoái hoài căn bản, quên tấm thân quý báu, đành đổi vật vô tri, mới thành ra nông nổi

Đây, đưa ra cái học chuộng gốc. Trọng Cảnh sống đời Hoàn Linh đời Hán, triều cương đổ
nát, phẩm hạnh kẻ sĩ kém khuyết ; từ đó vạch ra một con đường giác ngộ cho người đời là Y
khoa thực học : “Người dạy phải yêu người biết người, xem thiên hạ như mình, không thấy có
cái thân riêng để nói ; Người học phải thương thân, biết mình, trong hình hài đều là Âm Dương
Kinh Lạc, thấy suốt, đếm được từng thớ sợi “. Như vậy mới gọi là ‘nhân vật trong Y giới‘, mới
gọi là ‘cứu thế lương y ’.

Họ hàng tôi vốn đông đúc tới trên hai trăm người, từ đầu niên hiệu Kiến An đến giờ,
chưa đầy 10 năm mà đã chết mất hai phần ba, người bệnh Thương Hàn có tới bảy tám phần
mười. Cảm xót những kẻ chẳng may qua đời, thương lo đến người khó cứu chết yểu ….

Đây nói Thương Hàn Luận là sách cứu đời, người chết về Tạp Bệnh chỉ một hai phần mười ;
người chết về Thương Hàn đến bảy tám phần mười. Một thì nói rằng ‘cứu khổ ách cho kẻ
nghèo hèn ’, hai thì nói rằng ‘thương lo đến người khó cứu chết yểu ’. Đó là tác giả Thương Hàn
12


Luận phát xuất tự trong Tâm, lòng bi (xót) chân thực. Đọc sách Thương Hàn mà không thi hành
áp dụng thực tế được thì không phải là người biết thuốc, biết chữa bệnh.

Tôi liền gắng tìm cổ huấn, rộng hợp chúng phương, soạn theo 9 quyển Tố Vấn, 81 Nan
Kinh, Âm Dương đại luận, Thai lô dược lục, cùng Bình mạch biện chứng, làm sách Thương
Hàn Tạp Bệnh Luận hiệp thành 16 quyển. Tuy chưa thể chữa khỏi hết mọi bệnh, nhưng có thể
thấy bệnh biết được nguồn gốc từ đâu. Nếu ai hay ‘tìm đọc sở tập của tôi’ nơi sách thì đã

hiểu biết quá nửa công việc rồi.

Đây là hiệp tựa của Thương Hàn Tạp Bệnh Luận, ý nói 2 sách này cần phải cùng chung đọc,
cũng như một thân người há có thể phân làm hai ư ? Trọng Sư soạn sách Thương Hàn dùng Tố
Vấn Nan Kinh làm cơ sở kiến trúc, khiến cho người ta thấy bệnh biết được nguồn gốc ; rộng hợp
cổ huấn chúng phương để cho người ta trị lành các bệnh ; cuối cùng tỏ ý muốn cho người ta
hay ‘ tìm đọc sở tập của mình ’ , điều này mới lộ xuất cái bản sắc độc đáo của nhà làm sách, học
giả khéo nghiền ngẩm sẽ tự đắc được. Thật là Đại học thức cứu thế ; Thật là Đại phương châm
của Y gia !

Nghĩ như, Trời chia bủa Ngũ Hành để vận hóa muôn loài, con người thụ bẩm Ngũ
thường để có Ngũ Tạng, Kinh Lạc, Phủ Du, Âm Dương hội thông, sâu xa mầu nhiệm, biến hóa
khôn lường. Nếu không phải bậc tài cao thức diệu, thì làm sao hiểu thấu được cái lý lẽ nhiệm
mầu đó.

Đây, tỏ rõ nhân loại do Âm Dương mà sống, cũng do Âm Dương mà bệnh. Bệnh Lý theo
Sinh Lý mà đến, không cần viện dẫn Vi trùng Khuẩn độc để giải quyết vấn đề rất khó giải quyết
của Y gia. Hai chữ Kinh Lạc đặt dưới Ngũ Tạng, trên Phủ Du, đấy là có thâm ý. Toàn bộ sách
Thương Hàn phát minh Sự truyền của Kinh Lạc, không có chương nào không nói tới Kinh Lạc,
không có tiết nào không nói tới Kinh Lạc. Nói mãi há không sợ phiền ; nên duy chỉ chỗ này đề
xuất 2 chữ ‘Kinh Lạc’, cùng với chương đầu Tạp Bệnh Luận nói ‘Phủ Tạng Kinh Lạc’ chiếu ứng
nhau. Người đời sau bảo rằng văn tự cổ ý nghĩa sâu xa, thì đây là một bằng cớ vậy.

13


Đời thượng cổ có Thần Nông, Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công, Thiếu Du, Thiếu Sư, Trọng Văn,
Đời Trung thế có Trường Tang Biển Thước. Đời Hán có Công Thừa Dương Khánh và Thương
Công, từ đó về sau chưa từng nghe có ai.


Đây, nói nguồn gốc làm sách Thương Hàn là từ đâu. Thần Nông, Hoàng Đế, Kỳ Bá là những
bậc Thánh ‘ sinh mà biết ’, tự biết Âm Dương Kinh Lạc trong thân mình. Trường Tang, Biển
Thước là bậc thánh ‘ học mà biết ’, đắc Âm Dương Kinh Lạc nhờ học Linh Khu Tố Vấn mà kỹ
thuật sử dụng rất thần kỳ. Công Thừa, Dương Khánh, Thương Công là những bậc thánh ‘ nghe
nhiều hiểu rộng mà biết ‘ . Trọng Sư tuy không cho mình như thế, nhưng là ‘ tập Đại thành của
các thánh ‘, há chẳng phải cũng tưởng thấy được sự nghiệp của bậc Thánh Thần ? Ngày xưa
truyền lại sách vở còn dựa vào đấy, đến nay cuối cùng có trạng thái băng hoại, chẳng đáng tiếc
ư?

Xem các Y giả thời nay không chịu ‘ tư cầu Kinh chỉ ’ để mở rộng hiểu biết, chỉ lo nghề
riêng của nhà mình, thỉ chung theo nếp cũ, xem xét bệnh tật cốt ở nói khéo, mới hỏi qua loa
đã cắt ngay thuốc, án Thốn không đến Xích, xem tay bỏ sót chân, Nhân Nghinh Phu Dương 3
bộ không xem, mạch động thở hít không coi đủ số 50, đoản kỳ (sắp chết) chưa biết, quyết
chẩn cửu hậu từng không nghĩ đến, Minh Đường Quyết Đình cũng không xem tới, đáng gọi là
‘lấy ống dòm trời’ mà thôi.

Đây, Trọng Sư tự nói rõ việc làm luận, là một nhà cải tiến trong Y giới chứ không phải là
nhà thủ cựu. Trọng Sư rất thích tìm cầu ý chỉ trong Nội Kinh, tổ thuật học thuyết ‘ Lục Kinh Lục
Khí ‘ để làm công cụ cấu tạo làm sách Thương Hàn. Đấy là Trọng Sư gắng tìm cổ huấn, là chỗ kế
thừa truyền thống của thiên thánh. Trọng Sư lại rất thích diễn giảng sự hiểu biết của mình :
- Ước (tóm) Lục Khí thành Dương Hàn, Dương Nhiệt, Âm Hàn, Âm Nhiệt để bao quát trăm
bệnh.
- Nạp Lục Kinh vào Thái Dương Thiếu Âm, mà Thiếu Âm lại ‘ thuộc ’ dưới Thái Dương thành ra
‘ pháp môn bất nhị ’.
Đấy là chỗ Trọng Sư tự mình mở rộng phát minh, cũng chính là chỗ Trọng Sư Thống nhất Y
Đạo. Tôn trọng Nội Kinh, Vệ Khí bắt đầu ở Cơ Nhục ; giữ theo Nan Kinh, Thương Hàn bắt đầu ở
Trúng Phong. Có thể thấy tuy thuận theo cựu thuyết mà tiến hóa hơn cựu thuyết vậy.

14



Đương thời các thầy thuốc ‘hỏi bệnh cho thuốc’ tuy không được đúng phép, nhưng vẫn
không có ý kiến xuyên tạc. Sau này, người chủ Hỏa, người chủ Thấp, người chủ Tỳ Vỵ, người chủ
Công Phá, đó gọi là ‘ Tiền Tứ đại gia ‘ ; giải Thương Hàn thì cắt đứt văn tự, xúm nhau tranh cải
cho thêm rối loạn, cuối cùng không được một điều thỏa đáng, đó gọi là ‘ Hậu Tứ đại gia ‘.
Đương thời bắt mạch sơ sài, xem sắc qua loa, nhưng không có lời ngụy tạo. Sau này tới
những thuyết Thất Biểu Bát Lý, Thái Tố, Lư San thì làm cho loạn đạo. Ước sao có được kẻ sĩ ‘
hiếu học thâm tư ‘ (ham học, nghĩ sâu) để phục hồi chân thuyên (giáo lý chân thực) của cổ
thánh, rửa sạch những lậu tập (tục xấu) tương duyên (noi theo nhau), há không vui ư ?

Nghĩ như muốn thấy rõ cái Lý chết, phân biệt cái Lý sống thật là rất khó. Đức Khổng Tử
nói : “Sinh mà biết” là bậc trên, “Học mà biết“ là kế đó, “nghe nhiều hiểu rộng mà biết” cũng
là bậc thứ, tôi vốn chuộng phương thuật, xin theo lời ấy.

Đây lấy việc ‘thị tử biệt sinh’ để kết luận tài trí ưu tú của Việt Nhân Biển Thước ; lấy việc
sinh mà biết, học mà biết, nghe nhiều hiểu rộng mà biết để kết luận Y Thống từ Thần Nông,
Hoàng Đế đến Thương Công mà ý chỉ của tác giả cũng được tỏ bày ‘ngoài lời nói ‘ vậy.

*

15


ĐỌC PHÁP
_____________

Thương Hàn Luận là sách khoa học trong Y giới, ngày nay may mắn còn lại sách này, trước
hết là nhờ công Vương Thúc Hòa biên chép, Tống thần Lâm Ức giảo chính, Châu Nhiếp, Thành
Vô Kỷ chú giải, đấy là nguyên bản.
Họ Thành chú giải Thương Hàn không dám tham gia ý kiến riêng, không thêm bớt dời đổi

nguyên văn, nhờ vậy hậu học thấy được Đại Kinh Đại Pháp trị bệnh của cổ nhân. Ngày nay biết
y theo bản này để khảo xét văn pháp Thương Hàn, Chương Tiết, Thứ tự, Phân tích minh bạch,
Mạch Lạc quán thông, chưa từng có một chữ, một câu có thể nghi ngờ. Cớ sao các chú gia sau
này, mỗi khi gặp chỗ không giải được, liền cho là ‘khuyết văn’, rồi thì hoặc diễn rộng lời văn,
hoặc chuyển đổi Kinh văn, hoặc lầm sửa chính để lại ngờ, các loại ý kiến này đều là mở ngoài
cửa Thương Hàn.

Lục Kinh truyền thống là pháp môn độc nhất vô nhị của Y gia, từ Hiên Kỳ cho đến Trọng
Cảnh không vượt ngoài phạm vi, nhưng trong khoảng 2 thời đại có hơi biến đổi, không thể
không biết. Lục Kinh Lục Khí tại thời đại Hiên Kỳ nhất luật xếp ngang nhau (xem Ngũ vận lục khí),
ở trong Tố Vấn Nhiệt Bệnh Luận có lúc xưng Thái Dương là Cự Dương, đã lộ cái ý tưởng thống
(gồm) nhất thiết nhưng vẫn còn “hàm tàng” . Việt Nhân làm sách Nan Kinh nói là Thương Hàn
có năm : có Trúng Phong, có Thương Hàn, có Thấp Ôn, có Nhiệt Bệnh, có Ôn Bệnh ; việc bày bố
này dần dần có chuyển hướng ý tứ, Lục Kinh cố thủ không dời, Lục Khí thì phân hợp bất nhất :
Trước hết Trúng Phong, tuân (theo) Nội Kinh, Phong là Sơ Khí.
Kế đến Thương Hàn, thủ (giữ) Nhiệt Bệnh Luận, Thái Dương là Cự Dương.
Kế đến Thấp - Ôn là 2 Khí Dương Minh, Thái Âm hợp lại.
Có Nhiệt Bệnh - Ôn Bệnh là 2 khí Âm Nhiệt – Dương Nhiệt phân ra.

Trọng Cảnh làm sách Thương Hàn Luận là noi theo thuyết Lục Kinh Lục Khí của Nội Nạn, lại
là một phen đại chỉnh lý :
- Lấy Thái Dương thống nhất thiết làm tôn chỉ bản thư, Trúng Phong Thương Hàn là Thái
Dương thọ bệnh dẫn đạo trước.
16


- Do Trúng Phong Thương Hàn :
 Truyền Dương Nhiệt (Dương Minh, Thiếu Dương) làm Ôn Bệnh.
 Truyền Âm Nhiệt (Thiếu Âm)


làm Phong Ôn.

 Truyền Âm Hàn (Thái Âm, Khuyết Âm)

làm Hàn Thấp.

 Truyền Âm Nhiệt

làm Thiếu Âm Phong Thấp

 Truyền Dương Hàn

làm Thái Dương Phong Thấp.

- Do Kinh Khí lưu chuyển cho nên tên bệnh có khác biệt, tóm lại không ngoài Thái Dương Hàn
Khí đưa đến, thuận theo tiên thánh mà phát minh được bí chỉ tiên thánh chưa nói ra.
Thái Dương Bệnh là căn nguyên của vạn bệnh, chỉ vì Thái Dương là nguyên thủy sinh
nhân loại, cũng là nguyên thủy nhân loại thọ bệnh. Thái Dương thống nhất thiết bệnh chiếm
quá nửa toàn luận. Học giả cần xem thấu cái ‘đạo lý’ này, cần tỏ suốt cái ‘nguyên đầu’ (đầu
nguồn) này, thì đối với bản luận giải quyết không khó.
Trúng Phong Thương Hàn đều là Thái Dương Bệnh dẫn đạo trước :
- Phong là Dương loại, Thái Dương Trúng Phong là Dương ở trong Dương làm bệnh.
- Hàn là Âm loại, Thái Dương Thương Hàn là Âm ở trong Dương làm bệnh.
Dương trước Âm sau, lúc bình thường Kinh Khí lưu chuyển như vậy, còn như lúc có
bệnh, sao có thể cố chấp lệ này ? Có Trúng Phong trước, có Thương Hàn trước, có Phong Hàn
đồng thời. Đọc Thương Hàn cần giải quyết trước điểm này, nếu không như vậy thì dễ bị Phong
Hàn làm cho lầm lẫn.
Thái Dương Bệnh do Hàn đưa tới, chẳng phải Phong đưa tới, sở dĩ Thái Dương Trúng
Phong, Dương Minh Trúng Phong, cho đến Tam Âm Trúng Phong đều giảm (bớt) chữ ‘Bệnh’ để
phân biệt. Bởi vậy cho nên Trúng Phong tất thọ Thương Hàn truyền Kinh. Hàn Khí bất quá là

một trong Lục Khí thôi ! sao có thể truyền Kinh ? – Chỉ vì nó là Thái Dương Bản Khí. Thái Dương
thống nhất thiết, cho nên Hàn Khí truyền Kinh nhất thiết, vì thế tên sách là Thương Hàn.
Truyền Kinh do Thái Dương thương bởi Hàn. Nguyên tắc truyền Kinh không có định lệ, có
Thái Dương mới bệnh liền truyền Tam Âm, có thỉ chung vẫn tại Thái Dương. Làm sao biết là
không định lệ ? – Lấy có định lệ mà biết vậy ! Một ngày là Thái Dương, hai ba ngày là Dương
Minh Thiếu Dương, bốn ngày là Thái Âm, năm ngày là Thiếu Âm, sáu ngày là Khuyết Âm, bảy
ngày là Thái Dương tái Kinh. Lúc không bệnh hành Kinh như vậy, xem ra lúc có bệnh nếu thuận
chuyển y như vậy, là có định lệ. Còn nếu không như vậy thì chiếu theo nguyên tắc không định
17


lệ. Các chú gia không phân hiểu hai mặt như vậy, chỉ nắm một bên, bỏ sót một bên, cho nên nói
về truyền Kinh không thông.
Ôn Bệnh là thuộc bảng loại Thái Dương truyền Kinh Tam Dương ; Bản Hàn truyền Dương
Minh, Thiếu Dương, là Táo Hỏa thọ Hàn, tên là Ôn, rất là thẳng thắn ; hà tất phải xẻ chia làm
Xuân Ôn, Phục Nhiệt, trái lại mờ tối luận nghĩa.
Phong Ôn là thuộc bảng loại Thái Dương truyền Kinh Tam Âm. Thái Dương Bản Hàn truyền
Thiếu Âm Bản Nhiệt tên là Phong Ôn, truyền Thiếu Âm Tiêu Âm đấy là Phong Thấp, truyền Thái
Âm là Hàn Thấp. Chứng Phong Ôn Phong Thấp của bản luận, Nội Kinh gọi là ‘Lưỡng cảm không
khỏi chết ’, thầy thuốc gặp phải các chứng này cần khám xét cẩn thận để tránh khỏi nhầm lẫn.
Nếu như không liễu đạt truyền Kinh thì không có hướng ra tay, bởi vì truyền Kinh là điều trọng
yếu của Y gia vậy.
Lưỡng Cảm không khỏi chết là Ngoại Hàn Nội Hàn hiệp bệnh, Ngoại Hàn là Thái Dương
Bản Khí, Nội Hàn là Thiếu Âm Tiêu Khí. Thương Hàn luận từ đầu đến cuối đều là phát huy ‘Thái
Dương Thiếu Âm hiệp bệnh ’ dẫn đến con người không khỏi chết. Học giả nên thường mở to
mắt chú ý tại đó, thì mới là thực học cứu đời.
Trị Thương Hàn không khó, trị Nhiệt Bệnh không khó, trị Hàn cực phản Nhiệt, hoặc Nhiệt
bệnh thọ Hàn truyền Kinh cũng không khó, chỉ duy Thái Dương Thiếu Âm đồng thời phát Nhiệt
mới là khó. Thầy thuốc sở dĩ được gọi là ‘hồi thiên thủ đoạn’ (xoay đổi được cơ trời ) là tại chỗ
này. Như vậy tất nên đọc kỹ Thương Hàn.

Lưỡng Cảm có phát tại Bì Phu, tại Cơ Nhục, tại Tấu Lý, tại Cách Mô, Thương Hàn Luận hoàn
toàn biện biệt mạch chứng các bộ vị này :

. Tại Bì tại Cơ chớ để cho nhập Tấu.
. Tại Tấu tại Cách chớ để cho nhập Lý.
Chúng ta học Thương Hàn những mong thương thân biết mình, yêu người biết người,
trong chỗ nắm chắc được một hai phần, đầu mối đích thực là ở đây. Chứng Lưỡng Cảm không
khỏi chết, không phải là tại Bì tại Nhục, mà là lúc tại Tấu tại Cách mới như thế. Như vậy tất nên
đọc kỹ Thương Hàn.
Chỗ rất trọng yếu của Thương Hàn Luận là lấy Thái Dương làm tôn cương, chỗ rất trọng
yếu của Thái Dương Bệnh là ở truyền Kinh, nếu không thấu rõ nguyên tắc truyền Kinh thì hoàn
toàn lầm lẫn về Thương Hàn rồi. Kẻ học sau này, có người thừa nhận truyền Kinh thì nói không
rõ ràng, còn người không thừa nhận truyền Kinh thì ‘chi ly’ trên các con đường nhỏ hẹp, sở dĩ
‘Bản Nghĩa’ đặc biệt nói rõ điểm này.
18


Lúc phát bệnh tất có biện về Bộ vị truyền Kinh, tất có biện về Bệnh danh mạch chứng, như :
- Truyền Kinh tại Cơ Nhục gọi là Trúng Phong.
- Truyền Kinh tại Bì Phu gọi là Thương Hàn.
- Truyền Kinh tại Bán Biểu gọi là Ôn Bệnh hoặc Hàn Thấp.
- Truyền Kinh tại Bán Lý gọi là Phong Ôn hoặc Phong Thấp.
- Gọi là Tung, gọi là Hoành, thì biết các Kinh truyền vào ra tất do Tấu Lý.
- Gọi là Kết Hung, gọi là Tạng Kết, thì biết các Kinh truyền lên xuống tất do Cách Đới.
Còn như, Mạch là dựa xương mà đến, do Cách Tấu mà ra, các chủng loại Mạch Tượng đều
thọ nhận Khí của Tấu Cách uốn nắn hoạch thành ; gọi là Kết, gọi là Đại, đấy là lệ của nó. Thương
Hàn Luận dạy chúng ta các chỗ đó, đều nêu lên hai chữ ‘danh viết’ (tên là) để cho người ta chú
ý.
Thái Dương là Nhiệt, Thiếu Âm là Hàn ; trái lại Thái Dương chủ Hàn Khí, Thiếu Âm chủ
Nhiệt Khí. Do luận điều này cho nên Thái Dương Hàn Khí chủ Biểu không rời Nhiệt Khí, Thiếu Âm

Nhiệt Khí chủ Lý không rời Hàn Khí. Trong luận không kể Mạch Chứng Kinh nào, đều dùng Thái
Dương Thiếu Âm làm pháp chức biện chứng nhận trị.
Nội Kinh có Mạch Chứng của Bát Kỳ Kinh, Trọng Sư chỉ áp dụng Đốc Xung Nhâm Đới chi
phối 12 Kinh Lạc, tầng tầng phát hiện tại các bộ phận Bì, Cơ, Tấu, Lý, tầm ra sắc thái, tính tình,
mạch chứng của bản kinh, khiến cho người học nhẫn nại tìm tòi không mỏi. Các Kinh Dương
Duy, Âm Duy, Dương Kiểu, Âm Kiểu đi theo ‘Khổng đạo’ không ngoài 2 Kinh Thái Dương Thiếu
Âm. Dương Duy theo Thái Dương đến Thiếu Dương, Âm Duy theo Thiếu Âm đến Khuyết Âm, hai
Mạch Kiểu - một thì do Âm xuất ra Dương mà chạy nơi Túc Thái Dương, một thì do Dương nhập
vào Âm mà giao với Túc Thiếu Âm. Tóm lại 2 Kinh Thái Dương Thiếu Âm là lãnh vực thống hội
chúng lưu (các dòng chảy). Trọng Sư làm luận chủ trương Thái Dương Thiếu Âm, Duy nhất học
thuyết vậy.
Mạch chứng Thủ Túc Tam Dương, trong luận thuộc Tam Dương Kinh, không cần bàn luận
vậy. Thủ Túc Tam Âm trong luận chỉ nói đến Thủ Túc Khuyết Âm, mà không đề cập đến Thủ Túc
Thái Âm, Thiếu Âm, không phải là khuyết điển, đấy là giới hạn làm sách. Thương Hàn Luận giới
hạn Bì Nhục đến Tấu Lý. Tạp Bệnh Luận giới hạn Tấu Lý đến Phủ Tạng. Khuyết Âm Can Bào chủ
Tấu Lý là chỗ liên quan của lưỡng giới, cho nên Thương Hàn tường giải nó. Thái Âm Tỳ Phế,
Thiếu Âm Tâm Thận tường giải tại Tạp Bệnh, cho nên lược đi.

19


Thiếu Dương 10 tiết, Thái Âm 8 tiết, các chú gia cho đó là thiếu xót đều do bởi không
tham khảo. Thương Hàn tuy biện minh lục Kinh, kỳ thật chú trọng Khí của Lục Kinh mà thôi.
Kinh là nhất định không rời chỗ, Khí thì ly hợp lưu động.
- Dương Minh Thiếu Dương đồng là Dương Nhiệt Khí, đồng thọ truyền bởi Thái Dương Hàn Khí
cho nên :
. Thiếu Dương Hàn Chứng chọn lấy ở Thái Dương, trong thiên Thái Dương có Thái
Dương với Thiếu Âm hợp bệnh, đấy là lệ vậy.
. Thiếu Dương Nhiệt Chứng chọn lấy ở Dương Minh, trong thiên Dương Minh có
Dương Minh với Thiếu Dương hợp bệnh lại là lệ của nó vậy.

Tiểu Sài Hồ thang là chuyên phương của Thái Dương, lại là chủ phương của Thiếu Dương,
cho đến Mạch chứng Thủ Túc Thiếu Dương đều ‘hệ’ (buộc liền) dưới Thái Dương.
- Còn như Thái Âm là Thái Dương Bản Khí, trong thiên Thái Âm 3 chữ ‘bọn tứ nghịch’ nói
phương trị Thái Âm chọn lấy ở Thái Dương vậy.
Chương Hoắc Loạn nói về Kinh, chương Âm Dương Dịch nói về Lạc, xếp đặt sau Lục Kinh,
tỏ rõ Kinh Lạc là cở sở hạ thủ công phu đọc sách Thương Hàn, dùng Kinh Lạc nhận Âm Dương,
dùng Kinh Lạc biện Mạch Chứng, dùng Kinh Lạc phân Bộ vị, dùng Kinh Lạc lập Thang phương,
chỗ nào cũng giải quyết bằng Kinh Lạc nơi thân người. Nói mãi không hết lời, cho nên cuối sách
dùng 2 chương này để kết.
Chương Kỉnh Thấp Yết nói về Tam Âm, kết chỗ dứt của Thương Hàn, tức dùng để khai
chỗ bắt đầu của Tạp Bệnh ; Thương Hàn tường giải ở Biểu, Tạp Bệnh tường giải ở Lý. Biểu Lý
không thể không phân cho nên 2 luận, mỗi luận đều có tôn chỉ. Biểu Lý không thể không hợp
cho nên dùng Bản Chương hai bên thông lưu nhau. Đấy là thâm ý của tác giả vậy.
Nguyên Văn sách Thương Hàn chương tiết khởi dứt, chia cắt phân minh, cực kỳ nghiêm
mật, mỗi thiên đều có thể lệ, Thái Dương thượng 6 chương, Thái Dương trung 8 chương, Thái
Dương hạ 7 chương, Dương Minh 10 chương, Thiếu Dương Thái Âm mỗi Kinh 1 chương, Thiếu
Âm 6 chương, Khuyết Âm 6 chương, Hoắc Loạn và Âm Dương Dịch mỗi loại một chương, cộng
lại là 47 chương.
Văn pháp Thương Hàn không sáng tỏ được thì không thể phân chương, tức không biết
Thương Hàn Luận là sách khoa học, thì bao giờ mới thực dụng được ?!
Các chú gia thường giải cưỡng ép, không tuân theo thể lệ, do bởi cớ không phân được
chương tiết.
20


Khảo cứu Thương Hàn, nên cực lực ‘nghiên tinh đàn tứ’ (xét tận, nghĩ cùng) Hãy thử lấy
1 tiết xem nó nói gì ? là Kinh Khí nào ? là Bộ vị nào ? Mạch Chứng ra sao ? do đâu dùng Thang
phương đó ? Lý đắc Tâm an, không sai sự thật ; không chỉ lý luận suông, đấy mới là hữu ích.
Chúng ta sở dĩ sinh, do Âm Dương tụ mà sinh. Chúng ta sở dĩ tử do Âm Dương tán mà tử.
Vậy thì, chúng ta sở dĩ bệnh do Âm Dương bất hòa dẫn đến, vạn lần không thể cải đổi lý này !

Thầy thuốc ngày nay muốn nghiên cứu Âm Dương, nếu như bỏ Thương Hàn Luận thiết
tưởng không có con đường nào có thể vào được. Sách đời sau luận Âm Dương một cách Phù
phiếm, không xét kỹ, không đáng bàn. Linh Tố Nan Kinh nói về Âm Dương tất nên giữ lấy pháp,
nhưng mà ‘bạc đầu cùng Kinh’ chưa dễ dòm ngó. Bởi vì Nội Nạn nói về Âm Dương như lời sông
Hà sông Hán. Trọng Sư chê trách y giả đương thời các thầy thuốc gia truyền thỉ chung theo nếp
cũ, có thể thấy Trọng Sư đối với Y giới là nhà cải tiến, mà không phải là nhà thuận cựu. Như thế,
há chẳng phải chúng ta học Thương Hàn thì không nên tự phong (khóa kín mình) mà phải bước
theo gương ‘cải tiến’ đó ư ?
Cái gọi Trọng Sư cải tiến Nội Nạn, là đem cái bí chỉ gốc của Nội Nạn diện đạt cho hợp với
nhu cầu tật bệnh của nhân loại đương thời. Cũng như Văn Vương đối với Dịch, từ gốc Tiên
Thiên mà lập Hậu Thiên. Khổng Tử tôn Chu nên viết ‘Hành hạ chi thời’. Thì ra, Thánh Nhân xưa
đều từ gốc nhu cầu của xã hội mà cải tiến, cho đạt đến trình độ thích đương mà thôi. Trọng Sư
với Thương Hàn Luận cũng vậy.
Đọc sách cần phải linh hoạt, xem Trọng Sư dùng Nội Nạn soạn Thương Hàn mà biến hóa
được Nội Nạn, có thể pháp (noi theo) vậy. Dùng cái gốc ‘Lục Kinh Lục Khí’ để làm cho thấy bệnh
biết được nguồn gốc của bệnh, kế đến nói rằng “Nếu ai hay tìm đọc các sở tập của tôi”, là
Trọng Sư lập luận tự mình riêng có sở tập. Mạch chứng thang phương ‘hệ’ dưới Lục Kinh, cách
lập pháp này rất có công đối với hậu học, ngàn muôn năm không suy giảm…..
Ngày nay, chúng ta đọc sách Thương Hàn không nên câu thủ (cố chấp) Thương Hàn.
Phàm mạch chứng thang phương có thể chữa các bệnh gian hiểm, cố tật đều có thể hệ sau Lục
Kinh, lấy đó làm điển thường. Tôi nay đã già, kỳ vọng nơi thế hệ tương lai.

*
21


PHÀM LỆ
____________

1. Là người Việt sinh thời giữa Thế kỷ 20 (1887 – 1964), Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy viết

để lại các tác phẩm Y học đều bằng chữ Hán, cho thấy thâm ý của tác giả dùng văn pháp và
thuật ngữ chữ Hán để giải rõ Bản Nghĩa của sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận ; tác
phẩm không những dành cho người Việt mà còn để đáp lại nơi xuất sứ và phổ biến cho toàn
nhân loại. Muốn chuyển ngữ thành công cần phải hiểu rõ Bản Nghĩa và thấu đáo văn pháp chữ
Hán lẫn chữ Việt. Người dịch đều yếu kém cả 2 mặt này cho nên bản dịch chỉ tạm thời được
dùng giới thiệu tác phẩm và làm tư liệu tham khảo cho các bằng hữu học tập, cần phải được tập
thể sửa chữa bổ sung nhiều lần cho đến khi phù hợp và tương xứng với Nguyên Bản.

2. Đặc sắc của sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa là có phân tích đề cương từng chương
tiết, chứng minh được sách Thương Hàn Luận của Đức Trọng Cảnh là rất khoa học, luận Khí
Hóa, Bộ vị để trị bệnh tật theo Âm Dương Kinh Lạc rất có hệ thống. Tiên sinh Lưu Thủy làm
được như vậy là vì thấu hiểu văn pháp và thuật ngữ dùng tại Nguyên Văn, cho nên chúng tôi :
- Không dịch mà chỉ để nguyên trong dấu “…” các từ dùng làm văn pháp như “chi vi”, “kỳ hậu” ,
“pháp đương”, ….. vì hầu hết đã được Tiên sinh giải thích tại Bản Nghĩa.
- Các thuật ngữ như Thái Dương Bệnh, Âm Dương, Hàn Nhiệt, Khí Kinh Lạc, …… , các tên bệnh
như Trúng Phong, Thương Hàn, Ôn Bệnh, ..…, các Bộ vị như : Bì Phu, Cơ Nhục, Tấu Lý, ……, các
phép trị như Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, … đều dùng chữ Hoa để phân biệt với chữ thường.

3. Bố cục và nội dung của sách vẫn giữ như Nguyên Bản, nhưng để giúp người đọc dễ phân
biệt khi tra cứu, mỗi tiết đều chia riêng phần Nguyên Văn và phần Bản Nghĩa :
- Sau 2 chữ Nguyên Văn có đánh số (trong ngoặc) là số tiết thứ tự theo toàn bộ 397 tiết của
sách.
- Sau 2 chữ Bản Nghĩa có ghi số (trong ngoặc), số trước là số chương, số sau là số tiết, thứ tự
theo các tiết trong chương.

22


4. Nội dung phần Bản Nghĩa của mỗi tiết được trình bày :
a- Mở đầu là đề cương của tiết, chúng tôi đặt trước đó dấu ‘hoa thị’ và dùng chữ

nghiêng để tiện phân biệt.
b- Tiếp sau là phần giải thích, thường là lập lại từng đoạn Nguyên Văn rồi sau đó giải
thích, đôi khi vừa lập lại vừa xen vào các từ để giải. Chúng tôi thuận theo chú giải
ngắt đoạn và đặt sau các gạch đầu dòng.
c- Thỉnh thoảng có tiết sau khi giải thích còn tóm lại một ý mang tính qui luật để nhắc
thêm cho người học, phần này cũng được đặt sau dấu “hoa thị” và dùng chữ
nghiêng để phân biệt.

*
23


THƯƠNG HÀN LUẬN QUYỂN I
Nguyên Văn : Hán, Trương Trọng Cảnh
Bản Nghĩa : Việt Nhân Lưu Thủy
____________________________________________

LUẬN MẠCH CHỨNG BỆNH THÁI DƯƠNG – THIÊN THƯỢNG
(6 chương,từ 1 đến 6)

CHƯƠNG 1 : THÁI DƯƠNG THỂ LỆ
(11 Tiết, từ 1 đến 11)

1- Thể lệ Thái Dương thống lĩnh hết thảy Âm Dương.
2- Thể lệ Thái Dương Kinh làm Trúng Phong.
3- Thể lệ Thái Dương Khí làm Thương Hàn.
4- Thể lệ Thương Hàn truyền Kinh làm Hàn Thấp, Phong Thấp.
5- Thể lệ Thương Hàn không truyền Kinh thì làm Thương Hàn.
6- Thể lệ Thái Dương truyền Kinh làm Ôn Bệnh, Phong Ôn.
7- Thể lệ nhật số truyền Kinh.

8- Thể lệ Dương Kinh từ Tấu đến Biểu.
9- Thể lệ thời số truyền Kinh.
10- Thể lệ Âm Kinh từ Tấu đến Lý.
11- Thể lệ Âm Dương tập trung tại Tấu.

NGUYÊN VĂN (1)
Thái Dương chi vi bệnh, mạch Phù, đầu gáy cứng đau mà sợ lạnh.
24


BẢN NGHĨA (1/1)
*Thể lệ Thái Dương thống lĩnh hết thảy Âm Dương.
- ‘Chi vi’ : Thái Dương chi Kinh Khí vi bệnh.
- Mạch Phù : Thái Dương chủ Biểu mạch, hết thảy bệnh tại Biểu, không bệnh nào không mạch
Phù.
- Đầu gáy cứng đau: Kinh Thái Dương thống lĩnh 3 Dương tại đầu gáy, bị thương bởi Hàn mà
cứng đau, lại thống lĩnh 3 Âm vậy.
- Hàn là Bản Khí Thái Dương, Dương Khí mà sợ lạnh là Thái Dương lại thống lĩnh Âm Khí. Nội
Kinh gọi Thái Dương là Cự Dương, tức là nghĩa này.
*Hai tiết sau nói Thái Dương Kinh bệnh làm Trúng Phong, Thái Dương Khí bệnh làm Thương
Hàn, Kinh Khí là một mà chẳng phải một, cho nên Trúng Phong, Thương Hàn là một mà chẳng
phải một. Học giả nên rõ.

NGUYÊN VĂN (2)
Thái Dương Bệnh, phát nóng, đổ mồ hôi, sợ gió mạch Hoãn, tên là Trúng Phong.
BẢN NGHĨA (1/2)
*Thể lệ Thái Dương Kinh làm Trúng Phong.
- Phát nóng: Thái Dương Tiêu Khí.
- Đổ mồ hôi : Thái Dương Bản Khí .
- Sợ gió: Tiêu Bản cùng bệnh.

- Mạch Hoãn: Vệ Khí tại Nhục phần bị Phong cản trở.
- Gọi là Trúng Phong: chỉ bệnh tại Nhục phần.

NGUYÊN VĂN (3)
Thái Dương Bệnh, hoặc đã phát nóng, hoặc chưa phát nóng, tất sợ lạnh, mình đau, ói ngược,
mạch Âm Dương đều Khẩn, gọi là Thương Hàn.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×