Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề cương ôn tập môn Biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.15 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẢN CHÍNH THỨC
Câu 1: Trình bày các khái niệm: Biến đổi khí hậu, Khí nhà kính, Hiệu ứng nhà
kính, Nóng lên toàn cầu, Kịch bản biến đổi khí hậu, Mực biển dâng, Thích ứng và
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
-BĐKH: Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của HTKH, có thể được nhận
biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy
trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác,
nếu coi trạng thái cân bằng của HTKH là điều kiện thời tiết trung bình và những biến
động của nó trong khoảng vài thập kỷ dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái
cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của HTKH.
-Khí nhà kính: những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được
phản xạ từ bề mặt Trái Đất
-Hiệu ứng nhà kính: là quá trình vật lý tự nhiên có tác dụng điều chỉnh khí hậu của
TĐ làm TĐ trở nên ấm áp để con người có thể sinh sống. Sự tăng nồng độ của các khí
nhà kính làm nóng tầng đối lưu và nguội tầng bình lưu, đuọc coi là nguyên nhân chủ
yếu của BĐKH toàn cầu hiện nay
-Nóng lên toàn cầu: là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương
trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
-Kịch bản BĐKH: Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong
tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
-Mực nước biển dâng: là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu,
trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt
độ của đại dương và các yếu tố khác.
-Thích ứng: Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó những
tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng
những lợi ích mang lại. Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương thức
giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững.
-Giảm nhẹ: Là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp thay thế nhằm giảm mức
độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính; tăng cường bề hấp thu của khí nhà kính.




Câu 2: Trình bày cơ chế của Hiệu hứng nhà kính.
Bức xạ Mặt Trời là bức xạ có dạng sóng ngắn nên chúng dễ dàng xuyên qua khí quyển
đến bề mặt Trái Đất, mặt đất hấp thụ chuyển năng lượng ánh sáng đó thành nhiệt năng,
đốt nóng lớp không khí bên dưới đồng thời bức xạ trở lại khí quyển dưới dạng sóng
dài, phần này gọi là bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất. Bản thân khí quyển bị đốt
nóng lại tỏa nhiệt
• Bức xạ hiệu dụng: Một phần nhiệt bốc lên trên cao và mất đi vào không gian giữa

các hành tinh.
• Bức xạ nghịch của khí quyển: Phần nhiệt còn lại được các phân tử khí: điôxít
cacbon, hơi nước hấp thụ và bức xạ ngược trở lại mặt đất.
Bức xạ hiệu dụng = Bức xạ phản hồi của bề mặt TĐ – Bức xạ nghịch của khí quyển
(1)
Từ (1) => nhiệt độ không khí gần bề mặt Trái Đất có được chủ yếu do:
• Bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất (bao gồm đại dương và lục địa), ở tầng đối lưu

năng lượng bức xạ Mặt Trời không có khả năng đốt nóng trực tiếp không khí. Tất cả
các vật thể đều có khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời, đồng thời phát xạ đốt nóng
không khí xung quanh.
• Bức xạ nghịch của khí quyển, tất cả các phân tử khí, hơi nước, bụi… trong khí

quyển đều có khả năng hấp thụ những luồng bức xạ sóng dài từ bề mặt Trái Đất và
phản xạ ngược trở lại.
Cũng từ (1) ta thấy, nếu bức xạ nghịch tăng thì bức xạ hiệu dụng giảm
 Trái Đất sẽ giữ lại lượng nhiệt lớn hơn mức cần thiết, cân bằng âm dương bị phá

vỡ làm mất cân bằng nhiệt vốn có của tự nhiên.
 Nếu không có sự tác động ngoại lai thì sẽ luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng, rất

cần cho sự sinh tồn của các loài trên hành tinh này. Lớp vỏ khí như chiếc áo ấm
giữ nhiệt giúp cho Trái Đất không bị hóa lạnh về ban đêm giống như trên Mặt
Trăng.


Câu 3: Trình bày tác động của con người tới BĐKH
- Các hoạt động của con người góp phần vào BĐKH thông qua việc đốt nhiên liệu hóa
thạch, thay đổi sử dụng đất, ... làm biến đổi thành phần và nồng độ các khí nhà kính,
các xon khí và độ phủ mây trong khí quyển Trái Đất, dẫn đến sự mất cân bằng giữa
bức xạ mặt trời nhận được và bức xạ phát xạ của Trái Đất. Nhiều bằng chứng đã chứng
tỏ rằng, từ khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp (khoảng năm 1750), tác động của con
người là làm gia tăng hàm lượng các chất khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến sự gia
tăng hiệu ứng nhà kính và làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.
- Có 4 chất khí nhà kính cơ bản do con người phát thải vào khí quyển là cacbonic
(CO2), meetan (CH4), oxit nito (N2O) và holocarbon (Chủ yếu là CFC – 11 và CFC12). CO2 tăng chủ yếu là do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận
tải, làm mát và làm nóng các tòa nhà và sản xuất xi măng và các loại hàng hóa khác.
CH4 tăng chủ yếu do các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và các hố chôn rác thải.
N2O tăng do sử dụng phân bón và đốt nhiên liệu hóa thạch, Halocarbon tăng chủ yếu
do được sử dụng trong sản xuất các thiết bị làm lạnh và trong các quá trình công
nghiệp khác. Sự có mặt của halocarbon trong khí quyển gây ra hiện tượng suy giảm
ozon tầng bình lưu.
- Hàm lượng xon khí tăng lên do đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối làm tăng các hạt
vật chất chứa các hợp chất của lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ và carbon đen (bồ
hóng). Việc đào bới bề mặt và các hoạt động công nghiệp khác cũng làm gia tăng bụi
trong khí quyển.
Câu 4: Nhận xét một số hình vẽ, biểu đồ
Câu 5: Trình bày các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (trong lĩnh vực
nông – lâm nghiệp).
1. Nông nghiệp
• Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất thông qua quản lý‎ dinh dưỡng

theo vùng đặc thù (SSNM): giảm thất thoát ra môi trường, trong đó có phát thải


N20
Một giải pháp nữa là thông qua ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến
(SRI), nội dung cơ bản và quan trọng của SRI là thay đổi về kỹ thuật tưới nước.


Phát thải CH4 từ canh tác SRI tại hầu hết các tỉnh đều thấp hơn so với canh tác
truyền thống.
• Giảm phát thải khí nhà kính thông qua sử dụng các chất điều tiết quá trình
chuyển hóa nitơ trong phân đạm cũng như thay đổi dạng phân đạm
• Cơ chế tác dụng của agrotain là hoạt chất NBTP sẽ ức chế men ureaza phân hủy
đạm và do vậy quá trình giải phóng nitơ cho cây sử dụng dưới dạng NH4+ hoặc
NO3- sẽ chậm hơn
 Khả năng giảm phát thải rất lớn, tuy nhiên tính khả thi không cao.
• Giảm phát thải thông qua ứng dụng giải pháp ba giảm, ba tăng (3G3T). giảm

lượng giống; giảm lượng phân đạm, điều tiết bởi sử dụng LCC và giảm số lần phun
thuốc
• Hiện nay kỹ thuật này đã được phát triển thành một phải và năm giảm
(1P5G), phải sử dụng giống xác nhận và năm giảm là giảm phân đạm, giảm giống,
giảm nước, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lao động và giảm tổn thất sau thu


hoạch.
Giảm phát thải thông qua ủ compost được đánh giá là giải pháp có tiềm năng cao
nhất trong giảm phát thải khí nhà kính: ủ yếm khí sinh khối cây trồng dẫn đến quá




trình tích trữ cácbon cao và giảm phát thải do hạn chế được lượng rơm rạ bị đốt.
Sử dụng các giống chín sớm (ngắn ngày); canh tác tối thiểu; chuyển đổi cơ cấu

sản xuất, hoặc sử dụng than sinh học.
• Sử dụng than sinh học còn giảm lượng phế phụ phẩm bị đốt.
• Phải có chính sách rõ ràng và khuyến khích ng ười dân áp dụng các giải pháp
giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo.
2. Lâm nghiệp
• Đẩy mạnh thực hiện trồng 5 triệu ha rừng, đưa độ che phủ lên 43%.
• Bảo vệ rừng hiện có.
• Phục hồi rừng tổng hợp.
• Phòng chống cháy rừng.
Câu 6: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu.
1. Biến đổi của nhiệt độ:
• Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX tăng khoảng 0,74°C, trên
đất liền nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất
thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007), tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây
gần gấp đôi so với 50 năm trước đây. Hai năm được công nhận có nhiệt độ trung
bình toàn cầu cao nhất từ trước đến nay là 1998, 2005.


• Nhiệt độ trên lục địa tăng rõ rệt và nhanh hơn hẳn so với nhiệt độ trên đại dương.

Nhiệt độ cực trị cũng có chiều hướng biến đổi tương tự như nhiệt độ trung bình
• Theo IPCC (2007), nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu tặng 2,0-4,5 oC vào năm
2100 (so với thời kig 1980-1999) và tương ứng với mức tăng nhiệt độ nói trên mực
nước biển sẽ tăng 0.18-0.59m vào thời kỳ 2090-2099 (so với thời kỳ 1980-1999)
2. Biến đổi của lượng mưa:
Lượng mưa có xu hướng biến đổi theo mùa và theo không gian rõ rệt hơn hẳn so với

nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây;
• Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30ºN thời kỳ

1900–2005 và có xu hướng giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới.
• Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế
giảm đi
3. Biến đổi ở các vùng cực, băng quyển:
• Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ 2,7%/1 thập kỷ.
Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ 1990,
riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.
• Trong 2 thập kỉ cuối lớp băng ở Green land và nam cực đã mất đi lượng lớn, các

dòng sông băng bị thu hẹp. Che phủ tuyết ở bắc cực và Bắc bán cầu giảm.
• Mùa đông ít tuyết ở khu vực trượt tuyết Anpo, các sông băng trên núi chảy nhanh
nhất trong 5000 năm qua. Khối băng ở bắc cực dày trên 3km đã mỏng dần và mỏng
đi 66cm
4. Biến đổi mực nước biển:
• Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ từ
năm 1993 - 2003. Trong những năm gần đây, tổng cộng mực nước biển đã dâng
0,31m (± 0,07m).
• Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực, Nam cực cùng với nhiệt độ đại dương
toàn cầu tăng khiến sự tăng lên của mực nước biền.
• Theo IPCC (2007), mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 0,18-0,59m vào thời kì
2090-2099 (so với thời kì 1980_1999)
5. Biến đổi của một số yếu tố và hiện tượng cực đoan:
• Các đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt, hạn hán trở nên thường xuyên hơn


• Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ năm


1970. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng
dẫn đến bốc hơi tăng.
• Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng từ những

năm 1970 và ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo
bất thường.
• Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đại dương, biểu
hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng về số lượng và cường độ của hiện tượng El Nino và
biến động mạnh mẽ của hệ thống gió mùa.
6. Biến đổi của một số yếu tố khác:
+ Hơi nước trong tầng đối lưu cũng đang có xu thế tăng lên.
+ Sự giảm bức xạ thường tập trung tại một số khu vực thành thị rộng lớn
+ Sự tăng lượng sol khí do hoạt động con người là lý do của việc giảm tổng lượng bức
xạ xuống bề mặt.
 Biểu hiện quan trong nhất là sự biến đổi về nhiệt độ: tăng nhiệt độ của khí quyển
toàn cầu gây nên hiện tượng băng tan ở hai cực dẫn đến nước biển dâng, mất đi một
phần diện tích đất liền. Nhiệt độ tăng gây ra hạn hán, mất mùa…
Câu 7: Tại sao Việt Nam được coi là một trong số rất ít quốc gia bị tác động nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu?
Việt nam có các đặc điểm dễ bị tổn thưởng do biến đổi khí hậu:
- Việt nam có đường bờ biển rất dài khoảng 3260 km với 3000 hòn đảo và hai quần
đảo sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ nước biển dâng của biến đổi khí hậu. các vùng đất
thấp ven biển trong đó có 80% diện tích đồng bằng sông cửu long và trên 30% diện
tích đồng bằng sống hồng- thái bình có độ cao dưới 2.5m so với mực nước biển. Riêng
với đồng bằng sông cửu long nếu mực nước biển dâng như kịch bản vào năm 2030 sẽ
khiến 50% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn và nếu mực nước
dâng lên 1m mà không có biện pháp ứng phó thì phần lớn diện tích của ĐBSCL sẽ
ngập nhiều thời gian dài trong năm.
- VN nằm ở vùng Châu Á – Thái Bình dương – một trong 5 ổ bão của thế giới
- Vn nằm ở hạ lưu các con sông lớn bắt nguồn từ Hymalaya nên sẽ có nguy cơ thiếu

hụt nguồn nước dưới tác động hạn hán.


- Việt nam chủ yếu là một nước nông nghiệp, nên biến đổi khí hậu sẽ có thể làm giảm
năng suất thậm chí là mất mùa khiến nước ta thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như
khủng hoảng về lương thực thực phẩm.
- ¾ diện tích tự nhiên của VN là đồi núi, trung du với các độ dốc khác nhau sẽ nhạy
bén đối với BĐKH. Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 và có cường độ mưa
lớn. Lũ lụt và lũ quét là mối đe dọa thường xuyên trong mùa mưa
Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa hiệu ứng nhà kính nhân loại và hiệu ứng nhà
kính khí quyển.
Hiệu ứng nhà kính khí quyển
Hiệu ứng nhà kính nhân loại
-Là hiện tượng khi các tia bức xạ sóng
-Là hiệu ứng nhà kính xuất hiện do hoạt
ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí
động của con người tạo ra làm thay đổi
quyển đến mặt đất và được phản xạ trở
nồng độ các khí nhà kính làm nhiệt độ
lại thành các bức xạ nhiệt song dài. Một trái đất tăng lên
số phân tử trong bầu khí quyển (co2, hơi
nước…) có thể hấp thụ những bức xạ
nhiệt này và giữ nhiệt lại trong bầu khí
quyển.

-Nguyên nhân: nằm ngoài hệ thống khí
hậu trái đất cũng như do sự thay đổi bên
trong và tương tác giữa các thành phần.

-Nguyên nhân; sự gia tăng lượng khí nhà

kính từ hoạt động của con người (sx
công nghiệp, sử dụng nhiên liệu hóa
thạch…) như các khí co2,ch4,n2o,o3, cfc
và hcfc, xon khí.

-góp phần duy trì sự sống trên trái đất.
-cơ chế: tổng lượng nhiệt vào lớn hơn
tổng lượng nhiệt ra

-Hiệu ứng nhà kính khí quyển
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và
được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí
quyển, trong đó trước hết là [điôxít cacbon] và hơi [nước], có thể hấp thụ những bức
xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay
của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng
30°C.Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ
vào khoảng –15 °C. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Ta biết nhiệt độ trung
bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu


xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời
là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt
đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng
xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2, hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Như vậy
lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí
CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất
trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là
khí nhà kính như NOx, Metan, CFC. Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều
kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu
khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn

đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã
có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp, lấy đi một phần khí điôxít cacbon
trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định.
-Hiệu ứng nhà kính nhân loại.
Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này
giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của
các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng
90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C. Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại
với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra.
Câu 9: Trình bày vai trò của tầng Ôzôn trong khí quyển.
- Tuy lượng ozon chiem tỷ lệ không lớn nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối
với quá trình vật lý xảy ra ở các lớp khí quyển trên cao.
- Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái
Đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt Trời, không cho các tia
này đến được Trái Đất, việc hấp thụ những tia tử ngoại ở những lớp không khí cao có
tác dụng lớn với sự sống trên trái đất. Bởi vì tia tử ngoại có cường độ vừa có khả năng
tiêu diệt vi trùng, kích thích tạo vitamin D trên cơ thể sống, nhưng tia tử ngoại với
cường độ quá lớn sẽ gây nhiều nguy hại cho cơ thể sống đặc biệt là con người.
Câu 10: Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và biến đổi khí hậu (BĐKH).
Gia tăng dân số và BĐKH có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Gia
tăng dân số làm cho BĐKH xảy ra nhanh hơn với hậu quả nghiêm trọng hơn. Còn
BĐKH làm suy giảm chất lượng dân số, gây ra các hậu quả mà từ đó con người sẽ
phải tự có những giải pháp để kìm hãm gia tăng dân số:
1. Gia tăng dân số làm tăng lượng thải khí CO2:
- Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cảnh bảo dân số thế giới tăng sẽ gây hậu
quả nghiêm trọng đối với BĐKH. Việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách
nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO2 trên thế giới hiện nay
- Sự tăng dân số khu vực đô thị có thể làm lượng khí nhà kính tăng thêm 25% tại các
nước đang phát triển.



- Hiện trên Trái Đất có hơn 7 tỷ người sinh sống; dự đoán tới năm 2050 sẽ tăng lên
hơn 9 tỷ người. Tuy nhiên, nếu hạn chế được dân số ở mức 8 tỷ người thì sẽ giảm bớt
được 2 tỷ tấn khí thải CO2
2. BĐKH làm giảm chất lượng dân số
- Theo tổ chứ Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng sẽ gia tăng
theo BĐKH, số người chết, người ốm cũng vì thế tăng theo mỗi năm.
- Nước biển dâng, xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp, cuộc sống của
người dân.
- Các thảm họa thiên nhiên không thể lường trước gây thiệt hại to lớn đến người và
của.
 Nếu tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không suy giảm, và dân số vẫn tiếp
tục gia tăng, đến cuối thế kỷ này, cứ 10 người dân trên thế giới thì có 1 người phải
sống ở khu vực mà mùa màng, nguồn nước, hệ sinh thái và sức khỏe bị ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu.
Câu 11: Trình bài khái niệm Hệ thống khí hậu (HTKH) và các thành phần của
HTKH trên Trái Đất.
1. Khái niệm HTKH
Theo IPCC, HTKH là một hệ rất phức tạp gồm 5 thành phần chính là khí quyển, thủy
quyển, băng quyển, bề mặt đất và sinh quyển; cùng với đó là mối tương tác giữa
chúng. Mặc dù các thành phần này rất khác nhau về cấu trúc và thành phần cấu tạo, về
các thuộc tính vật lý và các thuộc tính khác, chúng được liên kết với nhau thông qua
các dòng khối lượng, dòng năng lượng và động lượng, tạo nên một thể thống nhất rộng
lớn. HTKH tiến hóa theo thời gian dưới tác động của các nhân tố bên trong và bên
ngoài.
2. Các thành phần của HTKH trên Trái Đất.
a. Khí quyển
Khí quyển là thành phần bất ổn định và linh động nhất của HTKH, cũng là thành phần
quan trọng nhất của HTKH. Khí quyển bao gồm hỗn hợp các chất khí (không khí), hơi
nước, mây, sol khí và các thành phần vật chất khác. Thành phần của không khí bao

gồm N2 chiếm 78%, O2 chiếm 21% còn lại là các chất khí nhà kính khác như CO 2,
CH4, O3, N2O, … Các chất khí nhà kính này (KNK) có vai trò quan trọng trong việc
hấp thụ và phát xạ năng lượng bức xạ. Phần lớn khối lượng của khí quyển tập trung ở
các tầng thấp: tầng Đối lưu và tầng Bình lưu. Khí quyển Trái Đất được chia thành các
tầng:
+ Tầng Đối lưu: từ 0 đến 15 – 18 km, là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các
hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão, … Ở tầng Đối lưu, nhiệt độ không
khí giảm dần theo độ cao.


+ Tầng Bình lưu: nằm trên tầng Đối lưu đến khoảng độ cao 50 km. Tầng này chứa một
lớp không khí giàu Ozon (O3) thường được gọi là tầng ozon, có chức năng như một lá
chắn của khí quyển, bảo vệ cho Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử
ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống. Nhiệt độ không khí ở đây tăng dần theo độ cao.
+ Tầng Trung quyển: nằm trên tầng Bình lưu đến khoảng độ cao 80 km. Nhiệt độ ở
tầng này giảm dần theo độ cao. Những thiên thạch ngoài vũ trụ đi tới tầng này sẽ bị
bốc cháy trước khi chúng trạm được đến mặt đất.
+ Tầng Nhiệt quyển: Có độ cao từ 80 – 500 km và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm là rất cao.
+ Tầng Ngoại quyển: Từ độ cao khoảng 500 km trở lên. Tầng này là nơi xuất hiện cực
quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến.
b. Thủy quyển: Khí quyển chỉ chứa một lượng nước rất nhỏ so với tổng lượng nước
của hệ thống khí hậu. Hầu hết nước trên bề mặt Trái Đất chứa trong các đại dương và
các tảng băng, trong đó khoảng 97% là nước biển. Đại dương bao phủ khoảng 71% bề
mặt Trái Đất và là 1 thành phần cơ bản của hệ HTKH
+ Đại dương có khả năng dự trữ và giải phóng nhiệt vô cùng lớn, trên các quy mô thời
gian từ mùa đến hàng thế kỷ.
+ Đại dương thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng từ
xích đạo về các vùng cực để sưởi ấm các vùng này là làm mát vùng xích đạo.
+ Đại dương thế giới cũng là kho dự trữ nước để cung cấp hơi nước cho khí quyển tạo

thành giáng thủy rơi xuống bề mặt nói chung và các vùng lục địa nói riêng.
+ Đai dương cũng đóng vai trò trong việc xác định thành phần khí quyển, phân hủy
CO2 trong khí quyển và tạo O 2, tham gia vào các chu trình hóa học quan trọng khác
làm điều hòa môi trường bề mặt Trái Đất.
c. Băng quyển
Băng quyển bao gồm các khối băng và tuyết lớn trên bề mặt Trái Đất. Khoảng 2%
lượng nước trên Trái đất bị đóng băng và khoảng 80% lượng nước đóng băng này là
nước ngọt. Phân bố chủ yếu ở Nam Cực và Băng đảo (Greenland). Đối với khí hậu,
diện tích bề mặt phủ của băng có vai trò quan trọng vì bề mặt băng phản xạ bức xạ
Mặt Trời rất hiệu qủa. Băng biển có thể tạo thành lớp các ly tốt, làm cho nhiệt độ
không khí khác xa nhiệt độ nước biển phía dưới băng. Hiện nay lớp băng vĩnh cửu
chiếm khoảng 11% diện tích đất liền và 7% diện tích đại dương.
d. Sinh quyển
Sinh quyển bao gồm các hệ động vật, thực vật trên mặt đất và trong các đại dương.
Sinh quyển là một thành phần quan trọng của hệ thống khí hậu. Sinh quyển cũng tham
gia vào các quá trình trao đổi vật chất với khí quyển và đại dương, ảnh hưởng đến cân
bằng CO2 trong khí quyển và đại dương thông qua quá trình quang hợp và hô hấp.
Sinh quyển biến đổi cùng với sự biến đổi của khí hậu Trái đất, và thông qua những dấu


hiệu hoá thạch trong quá khứ ta có thể nhận biết được những thông tin về khí hậu của
Trái đất.
e. Bề mặt đất
- Trên bề mặt đất, nhiệt độ và độ ẩm đất là những yếu tố quyết định cơ bản đối với đời
sống thực vật tự nhiên và tiềm năng nông nghiệp. Lớp phủ thực vật, lớp phủ tuyết và
điều kiện đất đai có ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và do đó cũng ảnh hưởng đến
khí hậu toàn cầu và ngược lại.
- Bề mặt đất chỉ chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt Trái đất. Sự phân bố của các lục
địa và đại dương trên Trái đất đóng vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu. Hiện
nay khoảng 70% diện tích bề mặt đất của Trái đất nằm ở bắc bán cầu và sự bất đối

xứng này gây nên những khác biệt đáng kể giữa khí hậu Bắc và Nam bán cầu. Địa
hình bề mặt đất, vị trí địa lí, hướng, độ cao và qui mô của các dãy núi cũng là những
nhân tố cơ bản quyết định khí hậu trên các vùng đất liền

Câu 12: Hiện tượng tan băng có tác động đến Trái đất như thế nào?
1. Băng tan làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên và làm cho BĐKH diễn ra mạnh mẽ
hơn
- Băng tan làm lộ ra một số đầm lầy và tầng đất chứa nhiều các KNK như là CH 4 và
CO2, các khí này được giải phóng bay vào khí quyển làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng
hơn.
- Băng tan làm cho bề mặt Trái Đất tối đi, làm tăng sự hấp thụ nhiệt của Trái Đất
- Băng phản xạ bức xạ mặt trời và là lớp cách nhiệt giữa nước ở dưới lớp băng và
không khí bên trên nên băng tan thì nhiệt độ Trái Đất cũng tăng.
- Đại dương hấp thụ 90% ánh sáng Mặt Trời, khi băng tan chảy thì diện tích đại dương
tăng lên -> Trái Đất sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn, làm Trái Đất nóng lên.
2. Gây ảnh hưởng đến tàu thuyền qua lại trên biển.
Các tảng băng trôi luôn là một mối lo ngại lớn đối với tàu thuyền khi hoạt động trên
biển. Các con thuyền nếu va phải các tảng băng trôi có kích thước lớn sẽ bị hư hỏng
nặng hoặc cũng có thể bị nhấn chìm.
3. Băng tan làm cho nước biển dâng.
- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước
tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa năm 2100. Với
mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn
toàn biến mất.
4. BĐKH toàn cầu diễn ra mạnh mẽ kéo theo các hệ lụy khác
- Các thảm họa thiên nhiên trở lên nghiêm trọng hơn và khó lường hơn


- Các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới, những vùng trước
kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có

khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương
thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
5. Phá hủy hệ sinh thái khu vực, suy giảm đa dạng sinh học
- Gấu Bắc Cực, chim cánh cụt đang dần mất đi nơi cư trú, và chúng khó khăn hơn
trong việc tìm kiếm thức ăn. => nguy cơ tuyệt chủng.
- Động vật di chuyển lên cao hơn: nhiều loài động vật di chuyển tới vị trí cao hơn để
thích nghi với sự tăng lên của nhiệt độ. => suy giảm đa dạng di truyền.
- Nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống.

Câu 13: TRÌNH BÀY TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG?
1. Các thay đổi về nguồn nước cấp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà
máy thủy điện.
- Sự thay đổi về lượng mưa ảnh hưởng đến chu kỳ thủy văn và lưu lượng nước của các
con sông, dẫn đến thay đổi về sản lượng phát điện của các nhà máy thủy điện.
- Sự tan chảy của các con sông băng dẫn đến sự tăng lưu lượng nước do đó làm tăng
sản lượng phát trong một thời gian ngắn, nhưng kéo theo đó là sự suy giảm vàm mùa
hạ về dòng chảy và sản lượng phát khi các con sông biến mất.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác
tăng, ví dụ như tưới tiêu làm giảm lượng cấp cho thủy điện.
- Việc tăng trầm tích có thể làm tăng tốc độ bồi lắng lòng hồ làm cho các tuabin nhanh
bị hư hỏng hơn dẫn đến sự suy giảm về lượng phát điện.
2. Các thay đổi về nhiệt độ không khí và nước làm ảnh hưởng đến hiệu suất phát
điện của các nhà máy nhiệt điện.
- Nhiệt độ không khí cao hơn sẽ làm giảm hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện dẫn
đến giảm sản lượng phát điện. Đôi khi lại trùng hợp với nhu cầu đỉnh điểm trong thời
gian nắng nóng.
- Nhiệt độ nước tăng ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của các hệ thống làm mát của

các nhà máy nhiệt điện, điện nguyên tử. Đồng thời vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng
về làm mát.
- Việc sử dụng các công nghệ làm mát hiện đại như làm mát khô sẽ rất hiệu quả nhưng
lại quá tốn kém và có thể gây ra tổn thất về hiệu suất phát điện.


3. Nước biển dâng và các thay đổi về tốc độ gió và mây che phủ cũng như tần xuất
và cường độ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tác động trực tiếp đến hạ
tầng ngành năng lượng.
- Các sự thay đổi về tốc độ, chiều hướng gió và mây che phủ làm giảm hiệu suất của
các dự án điện gió và điệm mặt trời.
- Các hiện tượng khí hậu nghiêm trọng bao gồm lượng mưa cực đoan và lũ từ các hồ
tan băng có thể gây tổn hạn và đến sự an toàn của đập.
- Sự xâm nhập mặn có thể làm ăn mòn các vật tư sử dụng trong sản xuất và phân phối
năng nượng.
- Tính toàn vẹ về cấu trúc hạ tầng ngành năng lượng có thể bị phá vỡ do những đợt
nóng tăng lên và những đợt lạnh trái mùa.
4. Ảnh hưởng đến nhu cầu
- Nhiệt độ nóng hơn làm tăng nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, đặc biệt vào giao
đoạn nắng nóng.
- Mực nước thấp hơn sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng cho việc bơm nước ngầm.
Ngược lại, việc tăng cường bơm nước sẽ làm tăng tính dễ tổn thương do thiếu nước có
thể dẫn tới việc lún đất.
- Việc khử mặn có thể được coi như một cách ứng phó với sự thiếu hụt nước ngầm
hoặc nước bề mặt khu vực, nhưng quá trình này đòi hỏi một lượng lớn năng lượng.

Câu 14: TRÌNH BÀY TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM. NÊU CÁC GIẢI PHÁP THÍCH
ỨNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
I. Tác động

1. Trồng trọt
- Mất diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng, xâm lấy những cánh đồng thấp
trũng ven biển. Nếu nước biển dâng 1 lên 1 m, 90% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long sẽ bị ngập phần lớn thời gian trong năm.
- Mùa đông có những đợt rét kéo dài; mùa hè thì hạn hán, nắng nóng dấn đến hoang
mạc hóa, sa mạc hoạng ở những vùng đất cát, đất trống, đồi trọc ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng dẫn đến giảm năng suất cây trồng, hiệu quả
kinh tế và đe dọa an ninh lương thực.
- Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, dẫn đến sự biến
mất của một số loài, và ngược làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “gây hại”.
- Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa.
2. Chăn nuôi


- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gia súc gia cầm:
mùa đông rét đậm, rét hại gây chết hàng loạt gia súc, gia cầm; mùa hè thì nắng nóng
kéo dài; thiếu nước làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn
nuôi gia súc, gia cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch, có thể lây truyền sang con
người gây ra những bệnh nguy hiểm ví dụ H5N1, H7N9, …
 BĐKH có thể làm sản lượng nông nghiệp tổn thất nặng nề. Chúng ta phải có những
giải pháp thích ứng để ứng phó với vấn đề này.
II. Các giải pháp thích ứng

Câu 15: TRÌNH BÀY CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TIÊU THỤ CÁC
LOẠI NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH HIỆN NAY.
1. Áp dụng những kỹ thuật mới để tăng hiệu suất sử dụng
Hiệu suất cao một mặt làm giảm tiêu hao nhiêu liệu đầu vào, mặt khác làm giảm lượng
phát thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường.
a. Than đá

- Sử dụng công nghệ lò hơi đốt than phun hay công nghệ đốt than trộn cho các nhà
máy nhiệt điện đốt than để giàm lượng than đầu vào và tăng hiệu suất sản xuất điện.
- Kỹ thuật chuyển hóa than đá thành dạng chất đốt lỏng. Điều này giúp cho than có thể
được tận dụng trở thành lựa chọn thay thế cho dầu vì không có lưu huỳnh, mật độ hạt
thấp, ít oxi nitơ và lượng CO2 phát thải ra cũng ít hơn.
b. Dầu mỏ, xăng
- Nâng cao hiệu suất khai thác dầu mỏ bằng cách sử dụng phương pháp bơm CO 2 vào
các mỏ dầu khí, cho phép tiếp tục khai thác dầu mỏ khi các mỏ gần cạn kiệt, đồng thời
đây cũng là cách cất giữ CO2.
- Sử dụng các kỹ thuật mới cho các phương tiện giao thông để tiết kiệm nhiên liệu như
là: phun xăng điện tử, thiết kế xe chạy sử dụng kết hợp cả xăng và năng lượng mặt
trời, ….
c. Khí đốt
- Cải tiến tuabine của các nhà máy nhiệt điện. Ví dụ: áp dụng tuabin khí công nghệ HA
sử dụng công nghệ làm mát bằng không khí giúp tăng hiệu suất lên 65%
2. Tăng cường sử dụng năng lượng xanh
- Năng lượng xanh bao gồm: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng, địa
nhiệt, năng lượng thủy triều, nhiên liệu sinh học, …
- Nhà nước có thêm các chính sách trợ giá điện từ năng lượng gió vì giá hiện nay vẫn
còn quá cao so với thu nhập của người dân.
- Tiếp tục đầu tư các dự án năng lượng sạch như gió và mặt trời, …


- Khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu xăng sinh học và nên có các chính sách
khuyến mãi và các chương trình quảng cáo kích cầu, …
3. Các biện pháp để tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch
- Nhà nước nên đầu tư vào hệ thống các phương tiện công cộng để giảm lượng phương
tiện di chuyển trên đường, phương tiệm giảm thì lượng tiêu thụ xăng cũng thấp hơn.
- Sử dụng thuế Carbon, là loại thuế đánh vào lượng carbon của nhiêu liệu.
- Người dân có thể sử dụng bếp điện thay vì đun bằng bếp gas hoặc bếp than tổ ong

- Có thể đi chung xe với bạn để giảm lượng xăng tiêu thụ, hoặc sử dụng xe đạp điện
thay cho xe máy khi di chuyển gần, …
4. Các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Câu 16: Trình bày các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ BĐKH ở nước ta.
1. Chiến lược thích ứng BĐKH:
a. Nông nghiệp:
- Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện BĐKH.
- Đa dạng hóa hoạt động xen canh.
- Cải thiện hiệu quả tưới tiêu.
- Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán.
b. Lâm nghiệp:
- Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn.
- Tổ chức phòng chống cháy rừng có hiệu quả.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và hạn chế sử dụng nguyên liệu gỗ.
- Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm.
c. Thủy sản:
- Thích ứng với BĐKH trên đới bờ biển.
- Thích ứng BĐKH trong lĩnh vực kinh tế thủy sản.
- Thích ứng BĐKH trong nghề cá nước ngọt và nước lợ.
d. Quản lý tài nguyên nước:
- Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi
- Bổ sung xây dựng hồ chứa đa mục đích.
- Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực.
- Sử dụng nước tiết kiệm.


- Tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước.
- Từng bước chống xâm nhập mặn.
e. Công nghiệp, Năng lượng, GTVT:

- Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, GTVT phù hợp vs BĐKH.
- Nâng cấp và cải tạo công trình năng lượng, công nghiệp và GTVT.
f. Y tế, sức khỏe:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng.
- Xây dựng chương trình tăng cường sức khỏe cải thiện môi trường kiểm soát dịch
bệnh ứng phó BĐKH.
2. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH: (chiến lược Quốc gia Tăng trưởng xanh)
a. Mục tiêu Giảm nhẹ KNK:
- Giai đoạn 2011-2020: giảm 8- 10% so với 2010.
- Đến 2030: giảm lượng phát thải KNK 1,5-2% / năm.
b. Giải pháp:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức.
- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng -> giảm tiêu hao NL trong sản
xuất và tiêu thụ.
- Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và GTVT.
- Tăng cường NL tái tạo, NL mới trong sản xuất và tiêu thụ.
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững -> giảm KNK.
- Hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế cso lượng phát thải KNK lớn.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả TNTN.
- Phát triển kinh tế xanh.
- Phát triển CSHT (GTVT, NL, XDĐT).
- Đổi mới công nghệ.
- Đô thị hóa bền vững.



×