Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

giáo án địa lý 11 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 144 trang )

Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1 - Bài 1.
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC,
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước: phát triển,
đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC):
- Các nước khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế. Dựa
vào trình độ phát triển, các nước được xếp trong nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát
triển.
- Sự tương phản được thể hiện qua sự khác biệt lớn giữa hai nhóm nước phát triển và đang
phát triển.
+ Đặc điểm phát triển dân số: nước phát triển: dân số tăng chậm, tuổi thọ cao; nước đang phát
triển: dân số tăng nhanh, tuổi thọ thấp.
+ Bình quân GDP/người: nước phát triển: cao; Nước công nghiệp mới (NIC): khá cao; nước
đang phát triển: thấp.
+ Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực: nước phát triển: tỉ lệ GDP trong khu vực I rất thấp (một
con số), khu vực III rất cao; nước đang phát triển: tỉ lệ GDP trong khu vực I còn khá cao và ngày
càng giảm, khu vực II và III đang dần tăng.
- Nước công nghiệp mới (NIC): nước đang phát triển đã trải qua quá trình công nghiệp hoá,
đạt được trình độ nhất định về phát triển công nghiệp.
* Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ: Bùng nổ công
nghệ cao dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao; 4 ngành công nghệ (CN)
chính:
- CN sinh học: tạo giống mới, tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
- CN vật liệu: tạo vật liệu với tính năng mới
- CN năng lượng: sử dụng dạng năng lượng mới


- CN thông tin: tạo thiết bị mới nâng cao khả năng truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin.
* Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự
phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền
kinh tế tri thức
- KHCN trực tiếp tham gia sản xuất, xuất hiện ngành công nghiệp mới, có hàm lượng kĩ thuật
cao: sản xuất phần mềm, công nghệ gen; ngành dịch vụ nhiều kiến thức: bảo hiểm viễn thông.
- Thay đổi cơ cấu lao động, tăng số người lao động bằng trí óc trực tiếp làm ra sản phẩm; cơ
cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ, giảm tỉ trọng của công nghiệp và
nông nghiệp.
- Nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao; Đặc điểm: Khu
vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, ngành cần nhiều tri thức chiếm đa số, công nghệ
thông tin giữ vai trò quyết định; công nhân phải có tri thức nên giáo dục có vai trò quan trọng.
- Nền kinh tế tri thức bắt đầu ở các nước phát triển.
2. Kĩ năng
- Dựa vào bản đồ (lược đồ) nhận xét sự phân bố của các nhóm nước, vùng lãnh thổ theo GDP/
người với các mức : Cao; Trung bình trên ;Trung bình dưới; Thấp.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế- xã hội của từng nhóm nước:
1


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

+ Bình quân GDP / người của các nước phát triển : cao và rất cao; nước đang phát triển : thấp
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: của các nước phát triển (GDP chủ yếu tập trung
trong khu vực III), các nước đang phát triển (GDP của khu vực I còn khá lớn, các khu vực còn
lại chiếm trên 3/4 GDP).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Hình 1. Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức bình quân đầu người
(USD/người - năm 2004). (phóng to theo SGK).

- Bảng 1.1. Tỉ trọng GDP theo giá thực tế của các nhóm nước. (phóng to theo SGK).
- Bảng 1.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, năm 2004. (phóng to
theo SGK).
- Bảng 1.3. Chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước. (phóng to theo SGK).
2. Đối với học sinh (tiết đầu tiên nên chưa gặp hs, chưa dặn dò các em chuẩn bị được, chỉ yêu
cầu hs có SGK và vở ghi chép đầy đủ)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp:
- GV tóm tắt sơ lược chương trình Địa lí 10 và giới thiệu đôi nét về chương trình Địa lí 11.
Yêu cầu HS xem mục lục để xác định 2 phần chính trong chương trình Địa lí 11. GV giới thiệu
phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới.
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ lần lượt
kể tên các quốc gia mà các em biết theo từng châu lục được gv chỉ định.
- sau đó, GV hỏi và cho HS suy ngẫm, trả lời: Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới? Trình độ kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới hiện nay chênh lệch hay đồng đều?
các em có từng nghe về sự phân chia thành các nhóm nước hay chưa?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự phân chia thành các nhóm nước
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Biết sự phân chia thành nhóm nước, các nước khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã
hội, trình độ phát triển kinh tế. Dựa vào trình độ phát triển, các nước được xếp trong nhóm nước
phát triển và nhóm nước đang phát triển.
- Kĩ năng:
Dựa vào bản đồ (lược đồ) nhận xét sự phân bố của các nhóm nước, vùng lãnh thổ theo GDP/
người với các mức : Cao; Trung bình trên ;Trung bình dưới; Thấp.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở/ thuyết trình tích cực

3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV tổ chức hoạt động cá nhân/cặp
I. Sự phân chia thành các
Bước 1: Yêu cầu mỗi HS tự đọc mục I trong nhóm nước
SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm
nước. Sau đó từng cặp quan sát hình I và nhận xét
sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người).
- Trên 200 quốc gia và vùng
2


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Hoặc có thể cho HS tiếp tục làm việc cá nhân,
hoàn thành phiếu học tập 1 (phần phụ lục).
Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn xác
kiến thức và giải thích các khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt
của Gross Domestic Product) là giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ
nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng
Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI)
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công
ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ

sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty
nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này.
Chỉ số phát triển con người (Human
Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và
một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế
giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự
phát triển của một quốc gia.
Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA (Official
Development Assistance) là một hình thức đầu tư
nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư
này thường là các khoản cho vay không lãi suất
hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi
còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu
danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển
kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.
Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước
vay.
GV giảng thêm về các nước NIC. Có thể yêu
cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy kể tên một số nước NIC (New industrial
countries)? Các nước này thuộc nhóm phát triển
hay đang phát triển? Hãy nêu một số đặc điểm
tiêu biểu của nước NIC.
- Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát
triển và đang phát triển?
- Dựa vào hình 1, em có thể kết luận người dân
của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất?
Chuyển ý: Như ta đã biết nhóm nước phát triển

và đang phát triển có sự cách biệt rất lớn về trình
độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng cụ thể như
3

lãnh thổ khác nhau của thế giới
được chia làm 2 nhóm nước: phát
triển và đang phát triển.
- Các nước phát triển có GDP
lớn, FDI nhiều, HDI cao.
- Các nước đang phát triển thì
ngược lại.
PHẦN TÌM HIỂU THÊM
Nước công nghiệp mới (Newly
Industrialized Country - NIC) là từ ngữ
kinh tế-xã hội sử dụng bởi các nhà kinh
tế, lý luận chính trị để chỉ một quốc
gia mới công nghiệp hóa trên thế giới.
Đây là các quốc gia chưa đạt được
trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các
nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có
sự phát triển vượt trội so với các nước
đang phát triển thuộc thế giới thứ ba.
Một đặc điểm của các nước công nghiệp
mới (NIC) là có tốc độ tăng trưởng cao
(thường là hướng về xuất khẩu).Quá
trình công nghiệp hóa nhanh chóng là
một chỉ số quan trọng để trở thành một
nước công nghiệp mới. Ở nhiều NIC,
đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở
khu vực nông thôn; dân cư nông nghiệp

di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi
sự đi lên của lĩnh vực chế tạo cần rất
nhiều lao động.
Các NIC thường mang đặc điểm
chung là:

Quyền dân sự và tự do xã hội
được cải thiện

Kinh tế chuyển đổi từ nông
nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh
vực chế tạo

Nền kinh tế thị trường ngày
càng mở, cho phép tự do thương mại với
các nước trên toàn thế giới

Các tập đoàn quốc gia lớn bành
trướng hoạt động ra toàn cầu

Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi
dào từ nước ngoài

Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh
hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

thế nào?  Vào phần 2

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các
nhóm nước
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các
nhóm nước thể hiện qua sự khác biệt lớn giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:
- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu về kinh tế- xã hội của từng nhóm nước:
+ Bình quân GDP / người của các nước phát triển : cao và rất cao; nước đang phát triển : thấp.
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: của các nước phát triển (GDP chủ yếu tập trung
trong khu vực III), các nước đang phát triển (GDP của khu vực I còn khá lớn, các khu vực còn
lại chiếm trên 3/4 GDP).
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở
- Kĩ thuật dạy học theo nhóm nhỏ
- Thuyết trình theo hướng tích cực hóa
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV tổ chức hoạt động nhóm
I. Sự tương phản về
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS, được giao trình độ phát triển
cho một trong những nhiệm vụ cụ thể sau:
kinh tế - xã hội của các
Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, nhận xét tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước
nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo
khu vực kinh tế của các nhóm nước.
Nhóm 3: Làm việc với bảng 1.3, và bảng thông tin ở ô chữ, nhận
xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ bình quân giữa nhóm
nước phát triển và đang phát triển.

Bước 1: Các nhóm thảo luận. Trong khi các nhóm thảo luận GV kẻ
phiếu học tập 2 lên bảng.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày: mỗi nhóm cử 2 HS,
một trình bày và một ghi ngắn gọn kết quả làm việc của nhóm vào ô
tương ứng ở trên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV kết
luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn
thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác.
GV tiểu kết: Dân số các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 1/5 dân
số thế giới nhưng tỉ trọng GDP lại chiếm đến gần 4/5 GDP của thế
giới. GDP ở nhóm nước phát triển rất cao ở khu vực III (> 70%) và
thấp ở khu vực I và II (<30%), GDP ở các nước đang phát triển ở khu
vực III cũng cao nhất trong tỉ trọng chung nhưng sự chênh lệch giữa
các khu vực là không lớn (khu vực III > 40%, khu vực I và II < 60%).
Thông tin phản hồi
Sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống thể hiện rất rõ ở tuổi thọ bình phiếu học tập 2 (phần
quân và chỉ số HDI. Năm 2005, tuổi thọ bình quân của nhóm nước phụ lục)
4


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

phát triển là 76, của các nhóm nước đang phát triển là 65, thậm chí các
nước ở Đông Phi và Tây Phi, tuổi thọ bình quân chỉ tới 47. Chỉ số HDI
ở các nước phát triển và đang phát triển đều tăng qua các năm, tuy
nhiên sự chênh lệch vẫn còn rất lớn và khoảng cách qua các năm hầu
như không thay đổi.
Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền
kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
đến kinh tế, xã hội thế giới như thế nào? � sang phần III.

HOẠT ĐỘNG 4 : Tìm hiểu Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự
phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh
tế tri thức
- Kĩ năng:
Liên hệ thực tiễn về tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tới gia đình, bản
thân, địa phương
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thuyết trình theo hướng tích cực hóa
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng
III. Cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại. Giải thích và làm sáng khoa học và công nghệ
tỏ khái niệm công nghệ cao. Đồng thời làm rõ vai trò hiện đại
của bốn công nghệ trụ cột.
Lưu ý:
- Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc
cách mạng khoa học và kĩ thuật:
+ Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối TK
XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang
nền sản xuất cơ khí.
+ Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật diễn ra từ
nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: từ sản xuất cơ
khí chuyển sang sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục
bộ  ra đời hệ thống công nghệ điện cơ khí.
- Xuất hiện vào cuối TK

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại diễn ra vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI: làm XX.
- Bùng nổ công nghệ
xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
cao.
- Phân tích vai trò của 4 công nghệ trụ cột của cuộc
- Bốn công nghệ trụ
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
cột: Sinh học, Vật liệu,
- Có thể bổ sung các câu hỏi sau:
+ Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ Năng lượng, Thông tin
- Xuất hiện nhiều ngành
hiện đại với các cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây?
+ Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo mới, đặc biệt trong lĩnh
5


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

ra.

vực công nghệ và dịch vụ
+ Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và  chuyển dịch cơ cấu
công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới.
kinh tế mạnh mẽ  Nền
+ Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức. (bảo kinh tế tri thức: nền kinh
hiểm, viễn thông, kế toán, ngân hàng,..)
tế dựa trên tri thức, kĩ
+ Em biết gì về nền kinh tế tri thức?
thuật, công nghệ cao.

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố
Đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội
thế giới được thể hiện:
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ vật liệu

Vừa là sản phẩm, vừa giữ vai trò trụ
cột của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại

- Công nghệ năng lượng
- Công nghệ thông tin

Tác động:
 Làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới.
 Tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn cầu.
 Nền kinh tế thế giới biến đổi: Từ nền kinh tế công nghiệp  chuyển sang nền kinh tế tri
thức.
Thành tựu của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại
 Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên; tạo ra những bước
quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu mới với những tính năng chuyên dụng mới như
vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn.
 Công nghệ năng lượng : Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới : Hạt nhân,
Mặt Trời, sinh học, địa nhiệt, thủy triều, gió…
 Công nghệ thôngtin : Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp
sợi quang. Nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lý và lưu giữ thông tin.
2. Kiểm tra, đánh giá

Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới
sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức là
A. cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
B. cuộc cách mạng khoa học.
C. cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.
D. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Câu 2. Các quốc gia trên thế giới được chia làm hai nhóm: phát triển và đang phát triển,
dựa vào
A. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
B. sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước.
6


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

C. sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người.
Câu 3. Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên
A. chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao.
B. vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào.
C. máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn.
D. trình độ kĩ thuật và công nghệ cao.
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo
Làm bài tập 2 và 3 trong SGK
PHỤ LỤC
* Phiếu học tập 1
GDP/nguời
Mức thấp: < 725
Mức trung bình dưới:

725 - 2895
Mức trung bình cao:
2896 - 8955
Mức cao: > 8955

Một số nước tiêu biểu

Phản hồi thông tin Phiếu học tập 1
GDP/nguời
Mức thấp: < 725

Một số nước tiêu biểu
Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Lào,
Campuchia,...
Mức trung bình dưới: LB Nga, Ucraina, Thái Lan, Malaixia,
725 - 2895
Angiêri,...…
Mức trung bình cao: Braxin, Paragoay, Nam Phi, Mêhicô, Libi,...
2896 - 8955
Mức cao: > 8955
Hoa Kì, Canađa, Pháp, Đức, Ô-xtrây-li-a, ...

7


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

* Phiếu học tập 2
Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm


Các chỉ số
GDP (2004 %)
Tỉ
trọng
GDP
phân
theo khu vực
kinh tế (2004)
Tuổi thọ bình
quân (2005)

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước
đang phát triển

KV I

KV I

KV II

KV III

KV II

KV III

HDI (2003)
Thông tin phản hồi phiếu học tập 2

Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm

Các chỉ số
GDP (2004 %)
Tỉ trọng GDP
phân theo khu
vực kinh tế
(2004)
Tuổi thọ bình
quân (2005)
HDI (2003)

Nhóm nước phát triển
79,3

Nhóm nước đang phát triển
20,7

KV I

KVII

KV III

KV I

KVII

KV III


2

27

71

25

32

43

76

65

0,855

0,694

8


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Tiết 2 - Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá
- Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá.

- Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá.
-Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu
vực
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới và bảng giới thiệu các liên kết kinh tế khu vực, nhận biết lãnh
thổ của: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
(NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC); Liên minh Châu Âu
(EU), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các
liên kết kinh tế khu vực: phân tích số liệu về số lượng các nước thành viên, số dân, GDP của
từng liên kết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Lược đồ trống thế giới, trên đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức: NAFTA, EU,
ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
- Lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4 (để giao cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài
tập về nhà).
2. Đối với học sinh
- Hoàn thành bài tập 2 và 3 của Bài 1 trong SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề
GV hỏi: các công ti Honda, Coca Cola, Nokia, Sharp, Samsung,... thực chất là của nước
nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới?
GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hóa là gì?
Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực hóa có gì khác nhau?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Mục tiêu

- Kiến thức:
+ Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá:
+ Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá.
- Kĩ năng: Liên hệ, tìm được các ví dụ chứng minh toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tới nền kinh
tế Việt Nam
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng bản đồ
- Thuyết trình theo hướng tích cực hóa

9


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu  làm rõ nguyên nhân
của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các
biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền
kinh tế thế giới và của từng quốc gia. Có thể yêu cầu HS lần
lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế?
- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu
hóa kinh tế. Liên hệ với Việt Nam.
- Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
theo em, toàn cầu hóa là cơ hội hay thách thức?
- Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu
hóa kinh tế.

* Trong quá trình giảng giải, GV có thể sử dụng các
thông tin sau:
- Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại nhưng xét đến cùng
cũng do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu
tố, trong đó có thể kể đến 3 yếu tố chính: Cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại; nền kinh tế thị trường hiện đại; chính
sách có tính toán của của Mĩ, của các cường quốc khác và của
mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới.
- Bản chất của toàn cầu hoá: Là quá trình tăng lên mạnh
mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau,
phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên thế giới.
- Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa hoạt
động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác
động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.
- Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông
đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin,
kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời
gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn
vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác
một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được
những hiểm họa.
- Với VN và các nước đang phát triển Toàn cầu hóa vừa
là thách thức vừa là cơ hội lớn. (Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội
hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công nghệ,
phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế,
đưa lại sự tăng trưởng cao… Kinh tế phát triển trong môi
trường cạnh tranh quyết liệt; đào sâu sự phân hoá giàu –
nghèo; nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc; độc lập tự chủ dễ bị

xâm phạm…)
10

Nội dung chính
I. Xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế
1. Biểu hiện
- Thương mại thế
giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài
tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài
chính quốc tế mở rộng.
- Các công ti xuyên
quốc gia có vai trò
ngày càng lớn.

2. Hệ quả
- Thúc đẩy sản xuất
phát triển và tăng
trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư
và khai thác triệt để
khoa học công nghệ,
tăng cường sự hợp tác
quốc tế.
- Làm gia tăng
nhanh chóng khoảng
cách giàu nghèo trong
từng quốc gia và giữa

các nước.


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

- Có thể nói, bản chất của toàn cầu hóa là một cuộc chơi,
là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn
mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được mất” rất to nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết.
Chỉ có một tình huống chắc chắn là mất hết, đó là khi co mình
lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập.
(Tổng hợp từ SGV)
Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với
nhau như thế nào? chúng ta đi vào tìm hiểu phần II
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá.
Hình thành các tổ chức liên kết kinh tế tại các khu vực Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mĩ
*Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế
khu vực
- Lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực: các quốc gia có những nét tương đồng
về địa lí (gần nhau), văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết đã tạo
thành tổ chức riêng có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác (quốc gia lớn khác).
- Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC); Liên minh Châu Âu (EU).
- Kĩ năng: Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế
của các liên kết kinh tế khu vực: phân tích số liệu về số lượng các nước thành viên, số dân, GDP
của từng liên kết.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Sử dụng bản đồ
- Đàm thoại gợi mở
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận
- Kĩ thuật dạy học theo cá nhân/nhóm/toàn lớp
- Thuyết trình theo hướng tích cực hóa
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. GV tổ chức hoạt động cả lớp/nhóm/cá
II. Xu hướng khu vực hóa
nhân
kinh tế
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ
1. Các tổ chức liên kết kinh tế
trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các khu vực
tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ
a. Nguyên nhân hình thành
thể.
- Do sự phát triển không đều và
Bước 2: Yêu cầu HS phân thành nhóm từ 4 sức ép cạnh tranh trong khu vực và
đến 6 em, tham khảo bảng 2. Một số tổ chức trên thế giới, các quốc gia có những
liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nét tương đồng chung đã liên kết lại
nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, với nhau.
xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
b. Đặc điểm một số tổ chức liên
phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống kết kinh tế khu vực
(giới hạn trong 2 phút).
(Thông tin phản hồi phiếu học
11



Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Bước 3: GV ra hiệu lệnh, đồng loạt chạy lên tập - phần phụ lục).
ghi tên các tổ chức kinh tế vào lược đồ, nhóm
nào ghi được nhiều nhất và chính xác nhất là
nhóm thắng cuộc.
(Nếu có điều kiện, chuẩn bị đủ lược đồ cho
số nhóm trong lớp, mỗi nhóm hoàn thành một
lược đồ trong 2 phút, sau đó GV đưa lược đồ
hoàn chỉnh đã chuẩn bị sẵn ở nhà ra, HS tự
đánh giá kết quả của nhóm và tự xác định nhóm
thắng cuộc - nhanh nhất và chính xác nhất).
Bước 4: GV nhận xét, dựa trên bản đồ các
nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên
kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng bản đồ
về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho
HS, sau đó yêu cầu từng em HS hoàn thành
phiếu học tập 1.
2. GV tổ chức hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở
câu hỏi: - Khu vực hóa có những mặt tích cực
nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc
gia?
- Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối liên
hệ như thế nào?
- Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế
với các nước ASEAN hiện nay.
(GV tham khảo thông tin trang 23, SGV)


2. Hệ quả của khu vực hóa kinh
tế
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do hóa thương
mại, đầu tư dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở của
thị trường từng nước  tạo lập
những thị trường khu vực rộng lớn
 thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:
Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về
kinh tế, quyền lực quốc gia,...…

HOẠT ĐỘNG4: Rèn luyện
1. Củng cố
- Nêu ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế tới khu vực hóa kinh tế và ngược lại?
2. Kiểm tra, đánh giá
a. Hãy chọn câu trả lời đúng.
(1) Toàn cầu hóa:
A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học.
C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.
D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học.
(2). Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các
tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:
A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế
giới.
12



Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú.
C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.
D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng
nước.
b. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới:

A. Biểu hiện

B. Hệ quả

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh
b. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
c. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
d. Khai thác triệt để khoa học công nghệ
e. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế
g. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
h. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

3. Chuẩn bị bài học tiếp theo
a. HS về nhà dựa vào lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4, dựa vào bản đồ các nước
trên thế giới, vạch ranh giới và tô màu các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trong bảng 2. (màu
cho từng khu vực do GV qui định).
b. Xem chương trình thời sự, mục bản tin thế giới hàng ngày để tổng kết xem từ nay đến
tiết học tới trên thế giới có những vấn đề gì diễn ra mà mọi người đều quan tâm

PHỤ LỤC
* Phiếu học tập (HĐ 2)
Dựa vào bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, hoàn thành bảng sau:
Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất
Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất

APEC, ASEAN,...

Tổ chức có số thành viên cao nhất
Tổ chức có số thành viên thấp nhất
Tổ chức có đông dân nhất
Tổ chức ít dân nhất
Tổ chức được thành lập sớm nhất
Tổ chức được thành lập muộn nhất
Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất
Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất
Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất
* Thông tin phản hồi phiếu học tập (HĐ2)
Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến
APEC, ASEAN, EU, NAFTA,
thấp nhất
MERCOSUR
Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất
APEC, NAFTA, EU, ASEAN,
13



Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

MERCOSUR
Tổ chức có số thành viên nhiều nhất
EU
Tổ chức có số thành viên ít nhất
NAFTA
Tổ chức có số đông dân nhất
APEC
Tổ chức ít dân nhất
MERCOSUR
Tổ chức được thành lập sớm nhất
EU
Tổ chức được thành lập muộn nhất
NAFTA
Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất
APEC
Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất
NAFTA
Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất
ASEAN

Những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa
- Sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, các công ty xuyên quốc gia
ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia và quốc
tế.
Hiện nay, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, với các mô hình công ty mẹ, công
ty con, một sản phẩm hàng hóa là kết quả nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh của
nhiều công ty. Công ty sản xuất máy bay Boing là tập hợp của 650 công ty thành viên đặt
ở nhiều quốc gia. Công ty Toyota hàng năm chế tạo gần 1 triệu xe ô tô với 65 công ty cho

thuê, 33 cơ sở bán phụ tùng, 44 công ty thiết bị tin cậy đặt ở 25 quốc gia.
Ngày càng có nhiều vụ sáp nhập các công ty và nhiều công ty xuyên quốc gia được
thành lập. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Trans National Coporation, gọi tắt
là TNC) bắt đầu được mở rộng vào những năm 50 – 60 của thế kỷ XX với TNCs của Hoa
Kỳ, sau đó là Nhật Bản, CHLB Đức và nhiều quốc gia công nghiệp khác. Đến năm 1994,
trên toàn thế giới có 38.800 TNCs, với 250 chi nhánh ở các nước đang phát triển. Đến
năm 1999, trên thế giới có 59.000 TNCs, kiểm soát 400.000 công ty nhánh. Hiện nay các
TNC không chỉ đầu tư vào khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp mà còn vào các
lĩnh vực dịch vụ, khoa học công nghệ, giáo dục… Ngày càng nhiều các vụ sáp nhập các
công ty, thúc đẩy việc phát triển các công ty xuyên quốc gia. Tổng giá trị các vụ sáp nhập
toàn thế giới năm 2001 đạt 3.500 tỷ USD và năm 2004 đạt 1.300 tỷ USD.
- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò trong nền kinh tế mỗi quốc gia
và toàn thế giới
Ở nhiều nước, chính phủ có các khoản nợ lớn, chủ yếu do các TNC cung cấp thông
qua mua bán trái phiếu, tín phiếu, kho bạc nhà nước (Pháp nợ 50% sản phẩm quốc gia,
Đức nợ 60% tài sản quốc gia, Italia nợ 123% tài sản quốc gia). Trong nửa đầu thập kỷ 90,
có tới gần 50% khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới nằm trong tay các
công ty mẹ của các nước tư bản phát triển. Trong đó 60% là các TNC của Mỹ, Pháp, Anh,
CHLB Đức, Nhật Bản. Khối lượng hàng hóa TNCs bán ra năm 1993 là 5,3 nghìn tỷ USD
và năm 1997 là gần 7 nghìn tỷ USD, tương đương với 22% tổng sản phẩm của thế giới.
Với lợi thế về khoa học công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức quản lý các
hoạt động sản xuất và kinh doanh tài chính nên TNCs có khả năng cạnh tranh thị trường
cao. Do vậy, TNCs có vai trò quan trọng trong việc chi phối các hoạt động kinh tế – xã
hội, chính trị ở nhiều quốc gia, nhất là TNCs có tầm cỡ lớn trên thế giới như : Royal
14


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Duchtshell, Genaral Motors, General Electronics, Genaral Dynamic, IBM, Macdonal

Dongher, Toyota, Ford, Mitsubishi, Boing…
- Ngày càng nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế – xã hội, môi trường thế giới và khu
vực được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
Những thập kỷ gần đây, để tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã
hội, nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực gia nhập các tổ chức hợp tác kinh tế – xã hội
thế
giới

các
khu
vực.
Ngoài tổ chức lớn nhất hành tinh là Tổ chức Liên Hợp Quốc có tới 198 quốc gia tham dự,
Tổ chức Thương mại Thế giới cũng ngày càng có nhiều nước gia nhập và chuẩn bị lộ
trình để được gia nhập. Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (The General
Agreement on Tariffs and Trade – GATT ) được ký kết năm 1947 giữa 23 nước. Đến năm
1985 GATT có 87 thành viên, giá trị trao đổi thương mại thế giới đạt 1,8 nghìn tỷ USD.
Đến năm 1995 GATT chuyển thành WTO với số lượng thành viên lên đến 127, tổng giá
trị trao đổi thương mại trên thế giới đã lên đến 5,7 nghìn tỷ USD. Năm 2003 các chỉ số
này tuần tự là 148 và 7,5.
Như vậy, WTO ngày càng có vai trò lớn và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thương
mại, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và trên bình diện thế giới. Các quốc gia tham gia
tổ chức này sẽ làm cho nền kinh tế quốc gia mình phát triển hài hòa theo thông lệ và
nguyên tắc của WTO, là cơ hội đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế, từ đó tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội.
Ngoài hai tổ chức lớn là UNO, WTO, các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế khác
được thành lập ngày càng nhiều và phát triển lớn mạnh, có vai trò lớn trong việc phát
triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới như:
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme –
UNDP) ;
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture

Organization of The United Nationals – FAO) ;
Tổ chức Giáo dục Khoa học về Văn hóa Liên Hợp Quốc (United National of Education
Science and Culture Organization – UNESCO) ;
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) ;
Liên minh châu Âu (European United – EU) ;
Khối Buôn bán tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Association – NAFTA) ;
Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (Asian Pacific Economic Co – Operation
Forum – APEC) ;
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asia Nations – ASEAN) ;
Tổ chức Thống nhất châu Phi (Organization African Union – OAU)…
Chỉ riêng ở châu Phi từ năm 1990 đến nay đã có tới hơn 100 tổ chức kinh tế – xã hội
khác nhau được thành lập.
- Tốc độ trao đổi hàng hóa, vốn, tài chính trên toàn thế giới tăng trưởng nhanh
Mức độ tăng trưởng thương mại trung bình hàng năm của thế giới thời kỳ 1950 – 1996
đạt 6,5%, gấp 1,5 lần so với mức độ tăng trưởng sản lượng kinh tế thế giới (4%) ; giá trị
15


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

trao đổi thương mại toàn thế giới năm 1948 chỉ có 124 tỷ USD, đến năm 1973 là 1.168 tỷ
USD và đến năm 2002 lên đến 12.782 tỷ USD. Như vậy, giá trị thương mại thế giới năm
2002 tăng gấp 103,08 lần so với năm 1948.
Thương số thương mại trên sản lượng kinh tế thế giới dùng để chỉ báo toàn cầu hóa
cũng tăng nhanh từ 11% giữa những năm 70 so với mức của năm 1913 và đến năm 1994
đã tăng lên tới 16% và đến năm 1998 lên đến 20%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
trung bình trong các năm 1970 – 1995 là 11%, nhiều hơn 2,5 lần mức độ tăng trưởng của
sản lượng thế giới. FDI trên toàn thế giới năm 1998 là 693 tỷ USD, năm 2000 là 1.271 tỷ
USD, năm 2001 là 823 tỷ USD, năm 2003 là 575 tỷ USD, năm 2005 là 884 tỷ USD.
Tổng FDI toàn cầu các năm từ năm 1998 đến năm 2005 cũng phản ánh rất rõ xu hướng

toàn cầu hóa. Khi mà tình hình an ninh, chính trị trên toàn thế giới, môi trường đầu tư
vốn không an toàn đã tác động xấu đến tình hình FDI toàn cầu cũng như nền kinh tế của
toàn cầu.
- Xu hướng toàn cầu hóa cầu thể hiện sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau về
vốn, nguyên liệu sản xuất, nguồn lao động, khoa học và công nghệ, thị trường.
Các nước phát triển bị phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu và thị trường của các
nước đang phát triển. Ví dụ : 40% nguồn nguyên liệu dầu lửa của Hoa Kỳ ; 70% nguồn
nguyên liệu dầu lửa của EU và 80% nguồn nguyên liệu dầu lửa của Nhật Bản nhập từ các
nước Trung Cận Đông…
Các nước đang phát triển cũng bị phụ thuộc vào vốn, khoa học công nghệ, máy móc
thiết bị và thị trường các nước phát triển. Vì vậy, các nước đều cố gắng điều chỉnh, cải
cách các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tăng cường tự do
hóa, mở cửa và tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế, nâng cấp hiện đại hóa kết cấu
hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và phát
triển kinh tế. Toàn cầu hóa còn được thể hiện như: các nước đã và đang cùng hợp tác để
giải quyết nhiều vấn đề về xã hội, môi trường, thiên tai, đói nghèo…

16


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Tiết 3 - Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở
các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, đang phát
triển và nêu hậu quả.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được

hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến trang và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu về tình hình dân số ở các nhóm nước.
- Kỹ năng khai thác và xử lí bảng số liệu để rút ra kiến thức. Liên hệ thực tế.
- Kỹ năng trình bày, báo cáo, sử dụng công nghệ thông tin dể trình chiếu giải quyết một số
vấn đề.
- Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu:
bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường...
3. Thái độ:
- Học sinh phải có thái độ đúng đắn, làm tốt công tác tuyên truyền dân số ở địa phương.
- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo về môi trường, bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ
chiến tranh. Để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác của toàn nhân lọai.
4. Định hướng phát triển năng lực.
4.1. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp, trình bày, tự hoc.
- Năng lực ứng dụng CNTT, năng lực sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu.
- Chọn lọc nguồn tài liệu, giải quyết một sô vấn đề thực tế.
4.2. Năng lực chuyên biệt: Phân tích bảng số liệu để giải thích được sự bùng nổ dân số
thuộc về các nhóm nước đang phát triển.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Bảng số liệu 3.1, 3.2 sách giáo khoa trang 13,14 phóng to.
- Một số tranh ảnh về vấn đề dân số, môi trường
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Học sinh: Sử dụng sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh về sức ép dân số đến phát triển kinh
tế, xã hội, môi trường, tài nguyên ở một số quốc gia trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
2. Các hoạt động học tập:

A. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động: 3 phút
1. Mục tiêu:
- Huy động kiến thức đã được học
- Tạo hứng thú học tập thông qua các hình ảnh.
- Liên kết với bài mới
2. Phương pháp – kĩ thuật: cá nhân
17


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

3. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: giáo viên chiếu một số hình ảnh (hoặc chuẩn bị hình ảnh trên
giấy đối với lớp không có màn chiếu) và yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Những
hình ảnh trên nói về vấn đề gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ :
+ HS làm việc cá nhân ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp (GV theo dõi thái độ
làm việc của HS)
+ GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
(Dự kiến sản phẩm: HS có thể nêu đó là vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, xung đột
sắc tộc, tôn giáo…. )
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức: Giáo viên sử dụng nội dung HS trả lời để
tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức và luyện tập kĩ năng
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ
1. Mục tiêu: Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển,
già hóa dân số ở các nước phát triển và hậu quả.
2. Phương pháp – kĩ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận.

- Kĩ thuật dạy học theo nhóm
3. Phương tiện: Các bảng số liệu trong sách giáo khoa : bảng 3.1, 3.2 trang 13,14. Tranh ảnh
về dân số thế giới hoặc Viêt Nam.
4. Thời gian: 10 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Thực hiện theo nhóm
I. Dân số
Chia lớp thành 6 nhóm, đánh số thứ tự từ 1 đến 6
1. Bùng nổ dân số
Bước 1:
- Dân số thế giới tăng nhanh, 6477
- Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ: Tham triệu người năm 2005.
khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả
- Sự bùng nổ dân số thế giới hiện
lời câu hỏi kèm theo bảng.
nay chủ yếu ở các nước đang phát
- Các nhóm 4, 5, 6 thực hiện nhiệm vụ: Tham triển (80% số dân, 95% số dân tăng
khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả hàng năm của thế giới)
lời câu hỏi kèm theo bảng.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các
Gợi ý cho nhóm 1, 2, 3: Nhận xét về sự thay đổi thời kì giảm nhanh ở nhóm nước
của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì, phát triển và giảm chậm ở nhóm
đồng thời so sánh sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng nước đang phát triển.
dân số tự nhiên giữa hai nhóm nước trong từng thời
- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự
nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng
kì  rút ra nhận định cần thiết.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. Các lớn.
- Dân số nhóm đang phát triển vẫn

nhóm còn lại theo dõi (kết hợp với tham khảo
tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước
SGK), trao đổi, chất vấn, bổ sung.
Bước 3: GV kết luận về đặc điểm của bùng nổ phát triển đang có xu hướng chững
dân số, già hóa dân số và hệ quả của chúng, kết hợp lại.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép
liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam.
nặng nề đối với tài nguyên môi
18


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

Lưu ý: Khi phân tích tránh để HS hiểu sai, cho
rằng người già trở thành người ăn bám xã hội. Các
em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với
người già, những người có nhiều đóng góp cho xã
hội.
Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh
tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai.
Chúng ta cùng tìm hiểu phần II.

trường, phát triển kinh tế và chất
lượng cuộc sống.
2. Già hóa dân số
Dân số thế giới ngày càng già đi
a. Biểu hiện
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp,
tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi
thọ ngày càng tăng.

- Nhóm nước phát triển có cơ cấu
dân số già.
- Nhóm nước đang phát triển có
cơ cấu dân số trẻ.
b. Hậu quả:
- Thiếu lao động.
- Chi phí phục lợi cho người già
lớn.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích sự ô nhiễm và hậu
quả của từng loại môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng: Đọc, phân tích một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam
- Thái độ: Bày tỏ nhận thức, quan điểm về bảo vệ môi trường
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận
- Phát hiện vấn đề
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/cả lớp
3. Các bước hoạt động (15’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Cá nhân/cả lớp
II. Môi trường
- Yêu cầu HS ghi vào mảnh giấy tên các vấn đề môi
(Thông tin phản hồi
trường toàn cầu mà các em biết. Sau đó một số em tuần tự phiếu học tập, phần phụ
đọc cho cả lớp cùng nghe, đồng thời GV ghi lên bảng. Khi lục)
thấy danh mục vừa phù hợp với các vấn đề môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn
trong SGK, GV dừng lại và yêu cầu HS xếp các vấn đề cầu và suy giảm tầng ô
môi trường HS ghi trên bảng theo nhóm như trong SGK.
dôn
Hoạt động theo cặp đôi
Bước 1: Từng cặp HS nghiên cứu SGK, kết hợp với hiểu
biết cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 1.
Bước 2: Đại diện vài cặp lên trả lời.
Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng
của các vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn thế giới.
Từ đó có thể hỏi tiếp: Thế giới đã có những hành động gì
2. Ô nhiễm nguồn nước
để bảo vệ môi trường? Trong khi hướng dẫn HS trả lời câu ngọt, biển và đại dương
19


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

hỏi này, GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 ở phần câu hỏi và bài
tập cuối bài của SGK.
GV nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn
nhân loại, một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí
tưởng cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường không
thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo.
Chuyển ý: Kể một vài thông tin mới nhất về nạn khủng bố
và hoạt động kinh tế ngầm của một vài nước trên thế giới.
3. Suy giảm đa dạng
Chúng ta cùng tìm hiểu phần III.
sinh học
HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

1. Mục tiêu:
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố gây mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của,
nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
- Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hoà bình của khu vực và thế
giới.
- Kĩ năng: Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn về một trong các vấn đề liên quan
đến tệ nạn khủng bố hoặc các hoạt động kinh tế ngầm
- Thái độ: Biểu đạt thái độ đối với các vấn đề tiêu cực của thế giới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng bản đồ
- Thuyết trình tích cực
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh liên quan đến vấn đề trên.
4. Thời gian: 10 phút
5. Các bước : 4 bước

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động cả lớp
III. Một số vấn đề khác
Bước 1: GV thuyết trình (có sự tham gia tích cực của
- Nạn khủng bố đã xuất hiện
HS) về: chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm. Kết trên toàn thế giới.
hợp một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở
- Các hoạt động kinh tế ngầm
Nga, Mĩ, Inđônêxia, Tây Ban Nha, Anh,... và các hoạt đã trở thành mối đe dọa đối với
động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, hòa bình và ổn định thế giới.
vận chuyển, buôn bán ma túy,...) đang diễn ra ở nhiều
nước trên thế giới (Nga, một số nước Đông Nam á,...).
GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng

bố và các hoạt động kinh tế ngầm.
Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: “Tại
sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính
phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân”.
C. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
20


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

3. Tổ chức hoạt động:
a. Củng cố
Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”
Trả lời:
- Cần phải tư duy toàn cầu vì môi trường Trái Đất là ngôi nhà chung của tất cả mọi người. Môi
trường tự nhiên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh; hoạt động phá hoại môi trường ở nơi này sẽ
ảnh hưởng nhiều đến nơi khác.
- Hành động địa phương: Bảo vệ môi trường phải được tiến hành ở từng nơi cụ thể gắn với
cuộc sống của mỗi con người, không có bảo vệ môi trường một cách chung chung.
b. GV chuẩn bị 5 – 10 câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu
A. ở các quốc gia.
B. ở các nước phát triển.
C. ở các nước đang phát triển.
D. ở châu Phi và châu Úc.
Câu 2. Sự già hóa dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu

A. ở hầu hết các quốc gia.
B. ở các nước phát triển.
C. ở các nước đang phát triển.
D. ở châu Phi.
Câu 3. Lượng khí thải tăng nhanh trong khí quyển sẽ
A. làm Trái Đất nóng lên.
B. gây ra mưa axit.
C. làm thủng tầng ôdôn.
D. gây Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 4. Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ.
B. con người đã thải một lượng khí thải lớn vào khí quyển.
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu.
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng.
Câu 5. Nhiệt độ trên Trái Đất tăng nhanh không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Băng tan ở hai cực.
B. Tầng ôdôn mỏng dần.
C. Thời tiết thay đổi thất thường.
D. Nước biển dâng cao.
Câu 6. Hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
B. ảnh hưởng đến sức khỏe con người
C. Mất cân bằng sinh thái.
D. suy giảm nguồn thủy hải sản.
Câu 7. Sự suy giảm đa dạng sinh vật không làm mất đi
A. các nguồn gen di truyền.
B. nhiều loài sinh vật.
C. các nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
D. nguồn nhiên liệu cho sản xuất.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm sự đa dạng sinh học là do

A. cháy rừng nghiêm trọng.
B. các loại thiên tai.
C. con người khai thác thiên nhiên quá mức.
D. đấu tranh sinh tồn.
Câu 9. Thiếu lao động bổ sung trong tương lai, làm gia tăng chi phí phúc lợi xã hội là hậu quả
của
A. bùng nổ dân số.
B. già hóa dân số.
C. mất cân bằng giới tính. D. dân cư phân bố không đều.
Câu 10. Mối đe dọa nào không trực tiếp gây mất ổn định, hòa bình thế giới?
A. Xung đột sắc tộc.
B. Xung đột tôn giáo.
C. Hoạt động kinh tế ngầm. D.
Khủng bố.
Hoạt động 5. Vận dụng
21


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của
thực tiễn về dân số, môi trường thế giới hoặc ở Việt Nam.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS
chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu vấn đề dân số ở địa phương em .
- Nhận xét về tình hình môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương
em đang sống.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Cho học sinh về nhà tìm các loại động vật có nguy cơ tuyệt

chủng ở Việt Nam.
E. Chuẩn bị bài học tiếp theo
GV phân lớp thành 2 nhóm, một nhóm tìm hiểu những cơ hội của Việt Nam trong phát
triển kinh tế - xã hội khi toàn cầu hóa đang diễn ra, một nhóm tìm hiểu những thách thức của
kinh tế, xã hội việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

PHỤ LỤC
Phiếu học tập : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Vấn đề môi trường

Hiện
trạng

Nguyên
nhân

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
2. Suy giảm tầng ô dôn
3. Ô nhiễm MT nước ngọt
biển và đại dương
4. Suy giảm đa dạng sinh vật

22

Hậu
quả

Giải
pháp



Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phiếu học tập : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
Vấn đề Môi
Hiện trạng
Nguyên nhân
trường
1. Biến đổi
- Trái Đất nóng
- Lượng Khí
khí hậu toàn lên
CO2 tăng đáng kể
cầu
trong khí quyển
gây hiệu ứng nhà
kính.
- Mưa xít

- Chủ yếu từ
ngành sản xuất
điện và các ngành
công nghiệp sử
dụng than đốt

Hậu quả
- Băng tan
ở 2 cực, mực

nước
biển
dâng
làm
ngập một số
vùng đất thấp.
Ảnh
hưởng
đến
sức khỏe, sinh
hoạt, sản xuất

2.
Suy
Tầng ôzôn bị
Hoạt động công
Gây nhiều
giảm tầng ô thủng và lổ thủng nghiệp và đời tác hại đến
dôn
ngày càng lớn
sống thải khí sức khỏe con
CFCS,SO2... vào người, mùa
khí quyển.
màng và các
loại sinh vật
thủy sinh.
3. Ô nhiễm
Ô nhiểm nghiêm
Chất thải công
1,3 tỷ người

MT
nước trọng nguồn nước nghiệp,
nông thiếu
nước
ngọt biển và ngọt.
nghiệp và sinh sạch
ảnh
đại dương
Ô nhiểm biển và hoạt.
hưởng
đến
đại dương
Vận chuyển dầu, sức khỏe, sinh
tràn dầu, rác thải vật thủy sinh
trên biển
4.
Suy
Nhiều loài sinh
Khai thác thiên
Mất
đi
giảm
đa vật bị tuyệt chủng, nhiên quá mức
nhiều
loài
dạng sinh vật nhiều hệ sinh thái
sinh vật, các
biến mất
gen di truyền,
nguồn

thự
phẩm, nguồn
thuốc
chữa
bệnh, nguồn
nguyên liệu
của
nhiều
ngành
sản
xuất, mất cân
bằng
sinh
thái.
Một số vụ khủng bố trên thế giới trong thời gian gần đây
23

Giải pháp
- Cắt giảm
lượng
CO2,
NO2,
SO2,
CH4... trong sản
xuất và sinh
hoạt.
- Đổi mới
công nghệ sản
xuất, xử lí tốt
khí thải, bảo vệ

rừng và trồng
rừng
Cắt
giảm
lượng
CFCS
trong sản xuất
và sinh hoạt.

Tăng cường
xây dựng các
nhà máy xử lý
nước thải. Đảm
bảo an toàn
hàng hải, xử lí
sự cố tràn dầu.
Bảo vệ các
vườn quốc gia
và Xây dựng
khu bảo tồn
thiên nhiên


Giáo án Địa lí 11 – cơ bản

 Ngày 11/9/2001, chiếc máy bay bị không tặc khống chế đã lao vào Tòa Tháp Đôi của
Trung tâm Thương mại Thế giới (Mỹ), khiến gần 3.000 người thiệt mạng và 6.000
người khác bị thương. Thủ phạm đứng sau vụ khủng bố kinh hoàng này là mạng lưới
khủng bố al-Qaeda.
 Trong khoảng thời gian từ ngày 15/5 đến 21/5/2013, 9 vụ đánh bom xe liên tiếp đã xảy

ra tại Iraq, khiến hàng trăm người thương vong.
 Năm 2005, 3 vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại trung tâm thủ đô London (Anh) đã khiến
hơn 50 người thiệt mạng và 700 người khác bị thương. Thủ phạm được xác định là
Hasib Hussain, Mohammad Sidique Khan, Germaine Lindsay và Shehzad Tanweer.
 Vụ đánh bom khủng bố kinh hoàng tại thành phố Oklahoma, Mỹ, vào năm 1995 đã
khiến 169 người thiệt mạng và 500 người khác bị thương. Thủ phạm được xác định là
Timothy McVeigh và Terry L.Nichols.
 Năm 2013, hai vụ nổ bom tại cuộc đua Boston Marathon (Mỹ) đã khiến 3 người thiệt
mạng và hơn 200 người khác bị thương. Thủ phạm trong vụ đánh bom đẫm máu này là
hai anh em Dzhokhar Tsarnaev và Tamerlan Tsarnaev.
 Năm 1997, Tổ chức Hồi giáo vũ trang đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ thảm sát tại
ngôi làng Bentalha, Algiers, khiến hơn 200 người thiệt mạng.
 Hồi tháng 3/2004, 10 quả bom phát nổ trên 4 tàu hỏa ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha,
khiến 191 người thiệt mạng và hơn 1.800 người khác bị thương. Đây là vụ tấn công tồi
tệ nhất trong lịch sử Châu Âu kể từ năm 1988. Những tay súng phiến quân Hồi giáo ở
Tây Ban Nha có liên quan đến mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã thừa nhận gây ra vụ
đánh bom đẫm máu trên.
 Năm 2014, hàng chục tay súng phiến quân Taliban tấn công một ngôi trường ở
Peshawar (Pakistan) khiến 141 người thiệt mạng, trong đó có 132 học sinh. Lực lượng
Pakistan mau chóng được triển khai tới hiện trường và giải cứu các con tin còn lại sau
khi tiêu diệt 36 tay súng Taliban.
 Hồi tháng 2/2014, phiến quân Boko Haram tiến hành vụ tấn công khủng bố kinh
hoàng nhằm vào một ngôi trường ở Nigeria, khiến 200 học sinh thiệt mạng. Được biết,
chỉ trong tháng 2/2014, nhóm khủng bố này đã giết hại hơn 300 dân thường.
 Hồi tháng 7/2016, phiến quân IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về loạt vụ đánh bom xe
kinh hoàng ở thủ đô Baghdad (Iraq) khiến 125 người thiệt mạng và 147 người khác bị
thương.
 Hôm 7/1/2016, chiếc ô tô chứa bom phát nổ đã cướp đi sinh mạng của 65 người và làm
bị thương 200 người tại một trại huấn luyện quân sự ở ngoại ô Zlitan. Trại này từng là
căn cứ quân sự trong thời Tổng thống Muammar Gaddafi.


24


Giỏo ỏn a lớ 11 c bn

Tit 4 - Bi 4. THC HNH:
TèM HIU C HI V THCH THC CA TON CU HểA I VI CC NC
ANG PHT TRIN
I. MC TIấU
1. Kin thc
Sau bi hc, HS cn:
- Bit c cỏc c hi v thỏch thc i vi cỏc nc ang phỏt trin trong bi cnh ton cu
húa.
2. K nng
- Rốn luyn c cỏc k nng thu thp, x lớ thụng tin, tho lun nhúm v vit bỏo cỏo ngn
gn v mt s vn mang tớnh ton cu.
3. Thỏi
- Nhn thc rừ rng, c th nhng khú khn m Vit Nam phi i mt.
- Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phơng trớc những thách thức của
toàn cầu hoá.
II. Chun b ca GV: Các tài liêu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình
đề cập đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các hoạt động
bảo vệ môi trờng, giới thiệu về các tổ chức có qui mô thế giới( WTO), các
hiệp hội mang tính khu vực( ASEAN,)
III. Tin trỡnh hot ng:
A. Khi ng: ( 5)
1. Mc tiờu: Liờn h kin thc c nm c yờu cu ca thc hnh, to tỡnh hung hng thỳ
trong tit hc thc hnh qua ú rốn luyn k nng ỏnh giỏ cỏc vn thc t

2. Phng phỏp/ k thut dy hc. Phỏt vn, hỡnh nh.
3. Phng tin: Mt s s liu v thu nhp bỡnh quõn/ngi v hỡnh nh v ụ th ca mt s
nc thuc 2 nhúm nc ang phỏt trin v phỏt trin
4. Tin trỡnh hot ng:
- GV yờu cu qua kin thc c cng nh hiu bit thc t, HS tr li cỏc cõu hi sau
+ Hóy nhn xột chung v i sng KT-XH ca nhúm nc PT so vi nhúm nc PT
+ Trong xu hng TCH, KHV thỡ cỏc nc PT cú quan h v KT, XH, KHKT vi cỏc nc PT
khụng?
+ Mi quan h ú cú li hay cú hi cho cỏc nc PT
- HS thc hin nhim v
- HS tr li v GV nhn xột, i vo bi mi
B. Hỡnh thnh kin thc: 32
1. Mc tiờu:
- Bit c c hi v thỏch thc c th khi cỏc nc PT chu tỏc ng ca TCH, KVH
- Rốn luyn k nng ỏnh giỏ cỏc vn thc t
2. Phng phỏp/ k thut dy hc. Phỏt vn, hỡnh nh.
3. Phng tin: SGK, mt s hỡnh nh v i sng KT- XH hin nay ca mt s nc PT
4. tin trỡnh hot ng
HOT NG CA THY V TRề
NI DUNG KIN THC
H1: GV cho HS c SGK xỏc nh
I.Xỏc nh yờu cu:
yờu cu ca bi thc hnh.
Xỏc nh c hi v thỏch thc ca ton cu hoỏ
H2:
i vi cỏc nc ang phỏt trin.
25



×