Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 5 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
Mỹ Phước, ngày 15 tháng 04 năm 2013
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU CSTĐ
Năm học 2012 - 2013
I- Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Trần Hữu Phương Minh Thùy
- Năm sinh: 1986
- Quê quán (3): Xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
- Chỗ ở hiện nay: Ấp Phước Thọ C, xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
- Chức danh: Giáo Viên.
- Cơ quan đơn vị: Trường THCS Mỹ Phước A, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng.
II- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm hoặc áp dụng công nghệ mới
1.Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới
hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao.
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 6 ”.
- Ca hát là một nhu cầu của con người có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần.
Tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh, ai cũng có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi.
Trong các loại hình hoạt động âm nhạc thì ca hát là phổ biến nhất. Hoạt động ca hát ảnh
hưởng trực tiếp đến con người một cách nhanh nhất bằng tác động của giai điệu và lời ca.
- Ca hát là một hoạt động có tác dụng giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn. Những nội
dung phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát sẽ bổ sung cho vốn sống và đời
sống tinh thần của các em. Những lời ca hay, những từ ngữ đẹp sẽ cung cấp thêm vốn từ
ngữ cho các em. Cách diễn tả tinh tế , cách thể hiện nội dung trong ca từ sẽ giúp HS phát
triển năng lực về cách diễn đạt những suy nghĩ của mình. Bằng những giai điệu đẹp đẽ và
tiết tấu phong phú làm rung động những xúc cảm thẩm mĩ trong các em.
2. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao.


- Năm học 2010 - 2011: nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp.
- Năm học 2011 - 2012: áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy và bước đầu
được đánh giá thành công.
- Năm học 2012 - 2013: Được Hội đồng khoa học nhà trường công nhận là sáng kiến
có sự ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3.Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1


3.1.Năm học 2010 – 2011: phát hiện và nghiên cứu thực trạng
a. Thuận lợi :
- Trong những năm gần đây, bộ môn âm nhạc đã trở thành một bộ môn bắt buộc đối
với cấp học trung học cơ sở. Do đó, bộ môn này bước đầu được sự quan tâm của ngành và
của nhà trường như : trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đàn phím điện tử. Ngành cũng tạo
điều kiện để giáo viên bộ môn được theo học các lớp chuyên môn về âm nhạc như Trung
cấp sư phạm âm nhạc , cao đẳng sư phạm âm nhạc….
-Đa số học sinh yêu thích môn học này vì môn học này mang tính nghệ thuật cao và
không tạo sự căng thẳng trong giờ học. Học sinh khi học môn học này không đòi hỏi các
em phải tư duy cao và đây cũng là bộ môn tạo được niềm vui, sự sáng tạo trong học tập.
- Giáo viên giảng dạy âm nhạc đã và đang theo học các lớp đào tạo chuyên ngành sư
phạm âm nhạc cho nên giáo viên cũng không gặp khó khăn về chuyên môn trong khi giảng
dạy.
b. Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất của trường chưa thật đầy đủ, nhà trường chưa có đàn organ phục
vụ cho bộ môn âm nhạc,đa số đồ dùng giáo viên tự làm.
- Về đồ dùng dạy học tuy đã được cung cấp SGK, sách giáo viên nhưng vẫn còn
thiếu về các loại dụng cụ gõ phách dành cho học sinh (song lan, thanh phách), tranh bài
hát, tranh bài Tập đọc nhạc phóng to.
- Tuy đa số học sinh thích học môn này nhưng tâm lí của các em chưa thật sự coi bộ
môn âm nhạc là một môn học chính thức. Các em thường xem bộ môn này là bộ môn phụ,

không quan trọng nên việc học tập ở một số em đôi khi không thật sự nghiêm túc .
- Một số học sinh không có năng khiếu trong âm nhạc thường tỏ ra chán nản và
không thích giờ học này. Các em này trong giờ học thường chỉ thích chơi đùa và chọc ghẹo
các bạn khác làm cho lớp trở nên mất trật tự và khó quản lí.
3.2.Năm học 2011-2012 đến năm học 2012-2013: giải pháp của sáng kiến được
áp dụng trong phạm vi học sinh toàn khối 6 của trường.
Thấy kết quả rất khả quan qua 01 năm đầu, nên đã mạnh dạng áp dụng cho năm tiếp
theo với các biện pháp sau:
Gồm các bước sau:
- Bước 1: Khởi động giọng: Có nhiều cách khởi động giọng, một số GV dạy âm
nhạc hiện nay thường cho HS khởi động giọng bằng cách cho các em đọc gam Đô trưởng
nhiều lần.

2


- Bước2: Kiểm tra bài cũ: Nội dung kiểm tra có thể là phần âm nhạc thường thức đã
học ở trước đó hoặc cũng có thể là kiểm tra bài hát đã học hoàn chỉnh ở bài trước.
- Bước 3: Giới thiệu bài mới: Giới thiệu bài có tác dụng thu hút học sinh vào bài học.
Có thể giới thiệu bài một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng dù bằng cách nào thì nội
dung giới thiệu phải thể hiện được: tên bài hát, xuất xứ hoặc tên tác giả, đôi nét về tác giả
- Bước 4 : Trình bày bài hát: Việc trình bày tác phẩm là một khâu hết sức quan
trọng . Giáo viên mang đến cho học sinh toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm thông qua tiếng đàn
và giọng hát của mình bằng sự xúc động thật sự và diễn cảm.
- Bước 5: Chép ( treo) và phân tích bài hát: Sau khi giới thiệu bài, GV treo tranh bài
hát phóng to lên bảng và hướng dẫn HS phân tích bài hát.
- Bước 6: Hướng dẫn đọc lời ca và phân tích từ khó (nếu có): Gọi 1-2 HS đứng lên
đọc lời ca. GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS nếu có. Giải thích các từ khó nếu có.
- Bước 7: Tập hát: Ở tiết này chủ yếu GV hướng dẫn HS hát chính xác giai điệu và
tiết tấu của bài hát, biết cách ngân nghỉ hợp lí, biết cách lấy hơi, thể hiện những chỗ luyến

láy trong bài.Cách dạy hiện nay là vẫn dạy theo phương pháp truyền thống đó là dạy truyền
khẩu từng câu theo lối móc xích từng câu ngắn.GV đàn và hát mẫu vài lần và cho HS hát
lại câu hát đó theo đàn.
- Bước 8: Luyện tập và củng cố: Sau khi tập cho HS hát chính xác lời ca, tiết tấu và
giai điệu của bài hát, GV cho HS tập hát nhiều lần với nhiều hình thức như hát tập thể, hát
theo tổ, nhóm, cá nhân, GV có thể hướng dẫn cho HS một số động tác phụ hoạ nếu còn
thời gian.
3.3. Năm học 2012-2013 sáng kiến được đánh giá thành công
Sau khi áp dụng hội đồng khoa học cấp trường đã khảo sát và đánh giá các biện pháp
trên có hiệu quả cao và tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng môn lịch sử
nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung . từ cơ sở đó nhà
trường đã xác nhận để sáng kiến được báo cáo rộng rãi. Sau thời gian áp dụng học kì
I năm 2012-2013 chất lượng học tập phân môn học hát của học sinh đã nâng cao rỏ
rệt, cụ thể :
Líp

Tæng Sè

Đạt



6a1
6a2
6a3

33
34
34


30
30
29

3
4
5

4. Hiệu quả của sáng kiến:
Khi viết đề tài này tôi đã tìm hiểu và vận dụng các phương pháp có liên quan đến
việc học tập của học sinh khối lớp 6
a. Đối với đồng nghiệp : Bản thân trao đổi với các đồng nghiệp các kinh nghiệm và
phương pháp giảng dạy
3


b. Đối với HS : Dành khoảng thời gian trống để trao đổi với học sinh mục đích để
tìm hiểu mức độ hiểu biết của học sinh, thu thập thêm thông tin, phát hiện năng khiếu và sở
thích của học sinh đối với bộ môn.
Thừơng xuyên quan sát và chú ý học sinh trong giờ lên lớp, đặc biệt trong giờ học âm nhạc
để phát hiện những học sinh học năng khiếu giúp các em phát triển về nghệ thuật..
- Đối chiếu so sánh để tìm ra những điểm khác nhau khi học xong một bài học
- Dựa vào kết quả năm học trước để thấy được sự tiến bộ của học sinh qua quá trình áp
dụng phương pháp này
- Thường xuyên tham dự chuyên đề trong trường,trong huyện và dự giờ trong tổ chuyên
môn.
- Bằng biện pháp khảo sát có thể giúp tôi xác định được năng lực học tập của học sinh ở
những giai đoạn đầu, giữa và cuối của năm học.
Qua thời gian sử dụng kinh nghiệm vào bài giảng môn Âm nhạc, tôi thấy các em có
tiến bộ rõ nét, khi làm bài, học bài, phát biểu, thảo luận, trong giờ học rất sôi nổi, các em

biết liên hệ, vận dụng các kỉ năng biểu diễn bài hát vào các phong trào văn nghệ của
trường,lớp, đặc biệt là các cuộc thi Hoa phượng đỏ hè đề đạt các giải cao... Đặc biệt là các
em biết tự sáng tạo các động tác múa hát cho các bài hát sinh hoạt tập thể,biểu diển...Từ đó
cho thấy sáng kiến có hiệu quả sâu rộng cho phân môn học hát không riêng gì khối 6 mà
có thể áp dụng tất cả các khối lớp
Thực tế năm học 2011-2012 đã kiểm tra chất lượng các lớp.
* Trước khi thực hiện kinh nghiệm:
NĂM HỌC : 2011-2012
Lớp
6a1
6a2
6a3

Sĩ số
33
34
34

Đạt
20
23
22


13
11
12

* Sau khi thực hiện kinh nghiệm
NĂM HỌC 2012 -2013 ( lấy từ kết quả kiểm tra 45 phút)

Lớp
Sĩ số
Đạt

6a1
33
30
3
6a2
34
30
4
6a3
34
29
5
Tuy kết quả vẫn còn những em CĐ phải thi lại,
nhưng sau khi rèn luyện lại trong hè vẫn đạt trên trung bình khi ôn luyện.
Dù chất lượng trên đạt chưa theo ý muốn, nhưng tôi vẫn phấn khởi và tự tin với kinh
nghiệm giảng dạy này, ít nhiều cũng đã tích cực góp phần vào việc giáo dục học sinh một
cách bền bỉ như “Mưa lâu thấm đất” và đó là cơ sở để mỗi giáo viên chúng ta tiếp nhận
một phương pháp dạy học mới còn nhiều khó khăn thử thách và thiếu thốn .
5.Mức độ ảnh hưởng:
- Sáng kiến đã áp dụng thành công tại cơ sở giáo dục ( trường THCS Mỹ Phước A) và có
thể áp dụng rộng rãi trong địa bàn toàn huyện Mỹ Tú( vì thực trạng và điều kiện giáo dục ở
4


khu vực có sự tương đồng với nhau) và cũng áp dụng được đối với tất cả các giáo viên
đang giảng dạy môn Âm nhạc trên địa bàn của huyện .

- Vì trong quá trình dạy học môn Âm nhạc ở Trường THCS Mỹ Phước A đã áp dụng giảng
dạy ở các lớp cùng khối, đồng thời được cụ thể hóa và xây dựng thành chuyên đề, thao
giảng trong phạm vi ở nhà trường trong sinh hoạt tổ khối chuyên môn để giáo viên cùng
nhau trao đổi kinh nghiệm, để từ đó chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao đồng thời
đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiên nay .
Mỹ Phước, ngày 15 tháng 04 năm 2013
Người viết báo cáo

Thủ trưởng đơn vị

Trần Hữu Phương Minh Thùy

Phòng Giáo dục & Đào tạo

Hội đồng khoa học
(chấm sáng kiến)
….. …………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………

…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………

…………………………………

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

5



×