Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Công phá các loại lý thuyết hóa học 10 11 12 năm 2019 trắc nghiệm lý thuyết hữu cơ (8 chuyên đề) (có lời giải chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 196 trang )

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT HỮU CƠ
HIĐROCACBON
Câu 1. Cho các ankan sau: Metan, propan, isobutan, 2, 2- đimetyl propan, 2- metylbutan, 2,3- đimetyl
pentan. Có bao nhiêu annkan khi tham gia phản ứng monoclo hóa chỉ thu được một sản phẩm thế?
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 2. Chất nào sau đây không thể điều chế được metan bằng một phương trình hóa học trực tiếp?
A. Al4C3

B. CaC2

C. CH3COONa

D. C4H10

Câu 3. Cho các anken sau: etilen (1), propen (2), but-2-en (3), 2-metylpropen (4), 2,3-đimetylbut-2-en(5).
Các anken khi cộng nước (H+, t ) cho 1 sản phẩm duy nhất là:
A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (4), (5).


Câu 4. Chất nào sau đây không thể điều chế được etilen bằng một phương trình hóa học
A. C2H5OH

B. C2H2

C. C2H5Br

D. CH3CHO

Câu 5. Dãy các chất tác dụng được với etilen là:
A. dung dịch brom, khí hiđro, khí oxi, khí hidroclorua, nước (H+), dung dịch kalipemanganat
B. dung dịch natri hiđroxit, khí hiđro, dung dịch natriclorua, dung dịch kalipemanganat, nước vôi trong
C. dung dịch brom, khí hiđro, nước vôi trong, dung dịch axit bromhiđric, khí oxi
D. khí oxi, dung dịch axit clohiđric, nước (H+), dung dịch natrihiđroxit, dung dịch brom
Câu 6. Một hiđrocacbon X có công thức phân tử là C4H8. Cho X tác dụng với H2O (H2SO4, t ) chỉ thu
được một ancol. Tên gọi của X là:
A. But-3-en

B. But-1-en

C. 2-metylpropen

D. But-2-en

Câu 7. Khí axetilen có thể điều chế trực tiếp bằng một phản ứng từ chất nào sau đây:
A. CH4

B. CaC2

C. CHBr2-CHBr2


D. Cả A, B, C

C. HNO3 đặc

D. Dung dịch Br2

Câu 8. Benzen không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Br2 khan.

B. Khí Cl2.

Câu 9. Có thể phân biệt 3 chất lỏng: benzen, stiren, toluen bằng một thuốc thử là:
A. giấy quỳ tím.

B. dung dịch Br2

C. dung dịch KMnO4

D. dung dịch HCl

Câu 10. Thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là:
A. C2H4

B. CH4

C. C4H10

D. C2H2


Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch Br2
B. Khi cộng phân tử bất đối xứng như HBr, HCl, H2O... vào anken đều thu được 2 sản phẩm cộng
C. Chỉ có các ank-l-in mới tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
D. Khi cho các chất Al4C3 và CaC2 vào nước thì đều chỉ thu được một sản phẩm khí.
Câu 12. Khi cho buta-l,3-đien tác dụng với HBr (tỉ lệ mol 1:1) thì có thể thu được tối đa bao nhiêu sản
phẩm (không tính đồng phân hình học)?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 13. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là
A. eten và but-2-en

B. 2-metylpropen và but-1-en

C. propen và but-2-en

D. eten và but-l-en

Câu 14. Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là.
Trang 1


A. 2


B. 3

C. 5

D. 4

Câu 15. Trong quá trình chế biến dầu mỏ người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để biến các
hidrocacbon từ mạch cacbon không nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm:
A. Crăckinh

B. Trùng hợp

C. Rifominh

D. Chưng cất

Câu 16. Hiđrocacbon X tác dụng với H2 (Ni, t ) theo tỉ lệ mol 1: 4, tham gia phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ
mol 1:1. Tên gọi của X là:
A. Toluen

B. Benzen

C. Stiren

D. Cumen

Câu 17. Cho CaC2, Al4C3, C3H8, CH3COONa, C, KOOCCH2COOK, C2H5COONa. Số chất có thể tạo ra
CH4 bằng 1 phản ứng trực tiếp là:
A. 6


B. 4

C. 5

D. 3

Câu 18. Cho các chất sau: etan, etilen, axetilen, benzen, stiren, toluen lần lượt tác dụng với Cl2 (ánh
sáng). Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng thế và phản ứng cộng lần lượt là
A. 2 và 3.

B. 3 và 3.

C. 2 và 4.

D. 2 và 1.

Câu 19. Cho các chất: benzen, toluen, stiren, propilen, axetilen. Số chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt
độ thường là:
A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 20. Cho các chất sau: propen; isobutilen; propin, buta-1,3 đien; stiren và etilen. Hãy cho biết có bao
nhiêu chất khi tác dụng với HBr theo tỷ lệ 1:1 cho 2 sản phẩm?
A. 5


B. 6

C. 3

D. 4

Câu 21. Anken X có công thức phân tử là C5H10. X không có đồng phân hình học. Khi cho X tác dụng
với KMnO4 ở nhiệt độ thấp thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C5H12O2. Oxi hóa nhẹ Y
bằng CuO dư thu được chất hữu cơ Z. Z không có phản ứng tráng gương. Vậy X là.
A. But-2-en

B. But-1-en

C. 2-metyl but-2-en.

D. 2-metyl but-1-en.

Câu 22. Hiđro hóa toluen thu được xiclo ankan X. Hãy cho biết khi cho X tác dụng với clo (ánh sáng) thu
được bao nhiêu dẫn xuất môn clo?
A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 23. Chất X mạch hở là chất khí ở điều kiện thường có công thức đơn giản là CH. X tác dụng với dd
AgNO3/NH3 thu được kết tủa. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo.
A. 2


B. 4

C. 1

D. 3

Câu 24. Hai hiđrocacbon X, Y có công thức phân tử C4H8. Khi phản ứng với brom, từ X thu được một
dẫn xuất l,2-đibrom-2-metylpropan; từ Y thu được hai dẫn xuất 1,3-đibrobutan và 1,3 đibrom-2metylpropan. Tên gọi của X và Y tương ứng là.
A. 2-metylpropen và but-2-en.

B. 2-metylpropen và metylxiclopropan.

C. but-1-en và but-2-en.

D. but-2-en và xiclobutan.

Câu 25. Để tách butin-1 ra khỏi hỗn hợp với butin-2, nên
A. Dùng phương pháp chưng cất phân đoạn.
B. Dùng dung dịch brom.
C. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, sau đó dung dung dịch HCl.
D. Dùng dung dịch KMnO4.

Trang 2


Câu 26. Hidrat hóa hoàn toàn propen thu được hai chất hữu cơ X và Y. Tiến hành oxi hóa X và Y bằng
CuO thu được hai chất hữu cơ E và F tương ứng. Trong các thuốc thử sau: dung dịch AgNO3/NH3 (1),
nước brom (2), H2 (Ni, t ) (3), Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4), Cu(OH)2 / NaOH ở nhiệt độ cao (5) và
quỳ tím (6). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thuốc thử dùng để phân biệt được E và F đựng trong hai

lọ mất nhãn khác nhau là:
A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 27. Từ các chất nào sau đây có thể điều chế được etyl metyl xeton bằng phản ứng cộng hợp nước?
A. CH3CH2CH = CH2

B. CH3CH2C = CCH3

C. CH3CH2CH = CHCH3 D. CH3CH2C = CH

 
H2
t  ,xt
 X 
 Y 
Z
Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng: C2 H 2 
Pd/PbCO3 ,t 
80 C
HBr 1:1

Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức cấu tạo thu gọn của Z là
A. CH2=CH–CHBr–CH3


B. CH2=CH–CH2–CH2Br

C. CH3–CH=CH–CH2Br

D. CH3–CBr=CH–CH3

Câu 29. Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-in

B. 2-metylbut-3-en

C. 3-metylbut-1-in

D. 3-metylbut-1-en

Câu 30. Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Trong quá trình phản ứng, lò xo trong hình vẽ sẽ:
A. Nén lại (bình trên lò xo chuyển động xuống dưới).
B. Dãn ra (bình trên lò xo chuyển động lên trên).
C. Không thay đổi.
D. Chưa xác định được.
Câu 31. Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm chứa dung dịch brom là:
A. Dung dịch trong ống nghiệm chuyển từ màu vàng cam sang màu đỏ.
B. Dung dịch brom nhạt màu.
C. Dung dịch brom có màu không đổi.
D. Ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
Câu 32. Công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Neopentan


B. 2-metylpentan

C. Isobutan

D. 1,2-đimetylbutan

Câu 33. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ,
đạm, ancol metylic,... Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là:
A. CH4

B. C2H4

C. C2H2

D. C6H6

Câu 34. Ở điều kiện thường Anken ở thể khí có chứa số cacbon:
A. Từ 2 đến 3.

B. Từ 2 đến 4.

C. Từ 2 đến 5.

D. Từ 2 đến 6.

Câu 35. Trong số các Ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch
AgNO3/NH3?
A. 1

B. 2


C. 3

D. 4

Câu 36. Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là:
A. CnH2n+2  n  2 

B. CnH2n-2  n  1

C. CnH2n-2  n  3

D. CnH2n-2  n  2 
Trang 3


Câu 37. Tìm ra định nghĩa đúng về hiđrocacbon:
A. Là hợp chất hữu cơ khí cháy chỉ tạo ra CO2 và H2O.
B. Là hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ chứa hai nguyên tử cacbon và hiđro.
C. Là hợp chất hữu cơ không chứa các nguyên tố oxi, nitơ trong phân tử.
D. Là hợp chất hữu cơ chỉ chứa nguyên tố cacbon và hiđro trong thành phần phân tử.
Câu 38. Cho các chất metan (1), etan (2), propan (3). Câu khẳng định chính xác là:
A. (1),(2),(3) đều tham gia phản ứng thế Clo và tách hiđro tạo anken.
B. (3) cho phản ứng thế với Clo, tách hiđro và cracking.
C. (2) cho phản ứng thế với Clo, tách hiđro và cracking.
D. (2), (3) cho phản ứng thế với Clo, tách hiđro và cracking.
Câu 39. Chất nào sau đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan?
A. But-l-en

B. Buta-1,3-đien


C. But-2-in

D. But-1-in

Câu 40. Hidrat hóa hai anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-l-en

B. Propen và but-2-en

C. Eten và but-2-en

D. Eten và but-l-en

Câu 41. Đivinyl có công thức là:
A. CH2=CH-CH=CH2

B. CH2=CH(CH3)-CH=CH2

C. CH2=C=CH-CH3

D. CH3-CH=C=CH-CH3

Câu 42. Đun sôi hỗn hợp gồm propyl bromua, Kali hiđoxit và ethanol thủ được sản phẩm hữu cơ là:
A. Propan

B. Propin

C. Propan-2-ol


D. Propen

C. Isopropylbenzen

D. Xilen

Câu 43. Cumen còn có tên là:
A. Propyl benzen

B. Etylbenzen

Câu 44. Cho các chất: vinyl axetilen, đivinyl, etilen, axetilen, fomandehit, but-l-in và but-2-in. Số chất tác
dụng được với AgNO3/NH3 là:
A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 45. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen

B. Metan

C. Toluene

D. Axetilen


Câu 46. Điều nào sau đây sai khi nói về stiren C6H5-CH=CH2
A. Là một hiđrocacbon thơm

B. Là một hiđrocacbon thơm không no

C. Là một đồng đẳng của benzen

D. Có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím

Câu 47. Etylic benzen được điều chế và một phản ứng giữa các chất nào sau đây:
A. Butadiene và butan

B. Benzen và etilen

C. Benzen và axetilen

D. Vinyl axetilen và butadien

Câu 48. Để phân biệt benzen và toluene, stiren có thể dùng 1 thuốc thử nào sau đây:
A. Dung dịch KMnO4

B. Dung dịch Brom

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch NaOH

Câu 49. Nhận xét nào sau đây là sai
A. Trong các phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử H luôn là số chẵn.
B. Các hiđrocacbon có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 thì có trạng thái khí ở điều kiện thường.

Trang 4


C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
D. Hiđrocacbon mà khi đốt cháy cho số mol CO2 và nước bằng nhau là anken.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(1) Các chất đồng phân đều có cùng khối lượng phân tử.
(2) Đồng đẳng là hiện tượng các chất có phân tử hơn hoặc kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2
(3) Các chất có cùng khối lượng phân tử đều là đồng phân của nhau.
(4) Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử.
(5) Trong phân tử chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và một trật tự nhất định,
sự thay đổi thứ tự này không tạo ra chất mới.
Số phát biểu đúng là:
A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 51. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X, nếu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(2) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(3) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(4) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(5) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
(6) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử.
Số phát biểu đúng là:
A. 4


B. 3

C. 2

D. 5

Câu 52. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170°C thì C2H4 bị lẫn tạp chất CO2 và SO2. Có
thể tinh chế C2H4 bằng
A. dd KMnO4

B. dd Brom

C. dd KOH

D. dd NaCl

Câu 53. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 54. C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2

B. 3


C. 4

D. 5

Câu 55. Cho phản ứng giữa buta-l,3-đien và HBr ở 80C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản
ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.

B. CH2BrCH2CH=CH2. C. CH3CH=CBrCH3.

D. CH3CH=CHCH2Br.

Câu 56. Hỗn hợp khí nào dưới đây không làm nhạt màu dung dịch brom?
A. CO2, SO2, N2, H2.

B. CO2, H2, O2, CH4.

C. H2S, N2, H2, O2.

D. CH4, C2H6, C3H6, C4H10.

Câu 57. Câu nào sau đây sai?
A. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.
B. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng (Từ C4 trở đi).
C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.
D. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.

Trang 5



Câu 58. X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, không cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy X được
nCO 2  nH 2 O . X có thể gồm
A. ankan + anken.

B. ankan + 1ankin.

C. anken + 1ankin.

D. ankin + 1ankađien

Câu 59. Trong các họ hiđrocacbon: ankan, anken, ankađien, ankin, xicloankan, xicloanken, họ
hiđrocacbon nào khi đốt cháy cho ra số mol nước nhỏ hơn số mol CO2?
A. Ankađien, ankin.

B. Ankin, xicloanken

C. Ankin, xicloankan

D. Ankin, ankađien, xicloanken

Câu 60. Cho các phản ứng:
t

HBr + C2H5OH 
C2H4 + HBr 

Số phản ứng tạo ra C2H5Br là
A. 4
B. 3


C2H4 + Br2 

askt (1:1mol)
C2H6 + Br2 
C. 2

D. 1

Câu 61. Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với khí clo có chiếu sáng (giả thiết cho phản ứng theo
tỉ lệ mol 1:1) người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro là
35,75. Tên của X là
A. 2,2-đimetylpropan.

B. 2-metylbutan.

C. pentan.

D. 2-đimetylpropan.

Câu 62. Khi crăckinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14.

B. C3H8.

C. C4H10.

D. C5H12.


Câu 63. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan và propan được 7,84 lít CO2
(đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích O2 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 8,4 lít.

B. 14 lít.

C. 15,6 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 64. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Trong phân tử hidrocacbon, số nguyên tử H luôn là số chẵn.
B. Các phân tử hidrocacbon không tan trong nước.
C. Hidrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
D. Ankin tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
Câu 65. Trong các chất sau, chất nào có đồng phân hình học?
A. Buta-l,3-dien

B. 2-metyl but-l-en

C. 2-metyl but-2-en

D. Pent-2-en

Câu 66. Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. Toluen

B. Stiren

C. Xilen


D. 2-metyl propan

Câu 67. Số hidrocacbon ở thể khí (đktc) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 68. Chất nào có thể phân biệt được but-l-in và but-2-in?
A. AgNO3/NH3

B. Br2

C. KMnO4/H2SO4

D. H2/Ni

Câu 69. Bất cứ hidrocacbon nào khi cháy hoàn toàn cũng cho kết quả
A. nCO2 > nA

B. nH2O  nCO2

C. nH2O  nCO2

D. nO2 > nCO2


Câu 70. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen

B. Metan

C. Toluen

D. Axetilen
Trang 6


Câu 71. Trong các chất sau: axit benzoic, toluen, cumen, nitrobenzen, etylbenzen, anilin, phenol, crezol,
andehit benzoic. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thế Brom (có xúc tác bột Fe, t ) tạo ra sản phẩm
định hướng vào vị trí meta?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 72. Cho 3 hidrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4 thì được kết quả: X chỉ làm
mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu dung dịch ở ngay nhiệt độ thường, Z không phản ứng.
Dãy các chất X, Y, Z là:
A. Toluen, stiren, benzen.

B. Axetilen, etilen, metan.

C. Etilen, axetilen, metan.


D. Stiren, toluen, benzen.

Câu 73. Chất X tác dụng với benzen (xt, t ) tạo thành etylbenzen. Chất X là
A. CH4

B. C2H2

C. C2H6

D. C2H4

Ni, t 
Câu 74. Cho sơ đồ phản ứng: X  H 2 
 2-metyl butan (không đúng tỉ lệ mol). Hỏi có bao nhiêu

chất X thỏa yêu cầu bài toán?
A. 7

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 75. Cho các phát biểu sau:
1. Ankin tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.
2. Axetilen tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit.
3. Trong phản ứng của metan với khí clo theo tỉ lệ mol 1:2, sản phẩm tạo ra là metylen clorua.
4. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước.

Số phát biểu đúng là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 76. Cho 3 hidrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong
phân tử, đều có phản ứng AgNO3 trong NH3. Trong các phát biểu sau:
1. 1 mol X phản ứng với tối đa 4mol H2 (Ni, t ).
2. Chất Z có đồng phân hình học.
3. Chất Y có tên gọi là but-l-in.
4. Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 X 
 Y 
 Z 
 PVC . X, Y, Z lần lượt là:
Câu 77. Cho sơ đồ phản ứng: C4 H10 
A. CH4, C2H2, CH2=CHCl.


B. C2H4, C2H6, C2H5Cl.

C. C2H4, CH4, C2H2.

D. CH4, C2H2, CH2=CHBr.

Câu 78. Cho hidrocacbon X tác dụng Cl2 thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất C2H4Cl2. Hidrocacbon
Y tác dụng với Cl2 thu được hai sản phẩm hữu cơ có cùng công thức C2H4Cl2. Công thức phân tử của X,Y
tương ứng là
A. C2H6 và C2H4

B. C2H4 và C2H6

C. C2H2 và C2H4

D. C2H2 và C2H6

Câu 79. Một hidrocacbon A mạch thẳng có công thức phân tử là C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3? thì thu được hợp chất B có M B  M A  214 (đvC). Công thức cấu tạo của A là
A. CH  C-CH2-CH2-C  CH.

B. CH3-CH2-C  C-C  CH.
Trang 7


C. CH3-C  C-CH2-C  CH.

D. CH  C-CH(CH3)-C  CH


Câu 80. Khi được chiếu sáng, hidrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng theo tỉ lệ mol 1:1, thu được ba
dẫn suất monoclo là đồng phân của nhau
A. isopentan

B. pentan

C. neopentan

D. butan

Trang 8


ĐÁP ÁN
1. D

2. B

3. B

4. D

5. A

6. D

7. D

8. D


9. C

10. B

11. A

12. B

13. A

14. D

15. C

16. C

17. C

18. C

19. C

20. C

21. C

22. B

23. A


24. B

25. C

26. D

27. D

28. A

29. D

30. A

31. B

32. B

33. A

34. B

35. B

36. D

37. D

38. B


39. A

40. C

41. A

42. D

43. C

44. C

45. D

46. C

47. B

48. A

49. D

50. D

51. C

52. C

53. C


54. A

55. A

56. B

57. D

58. B

59. D

60. B

61. A

62. D

63. B

64. D

65. D

66. B

67. C

68. A


69. D

70. D

71. D

72. A

73. D

74. A

75. C

76. B

77. A

78. B

79. A

80. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
Trước hết, vói câu hỏi này, chúng ta cần đọc được công thức cấu tạo của chất từ tên gọi của nó:
Metan: CH4
propan: CH3CH2CH3
isobutan: CH3CH(CH3)CH3

2.2-đimetyl propan: CH3C(CH3) CH3
2.3-đimetylpentan: CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CH3.
Các sản phẩm thế monoclo có thể tạo thành là:
Metan: CH3Cl, 1 sản phẩm.
Propan: CH2ClCH2CH3, CH3CHClCH3, 2 sản phẩm.
Isobutan: CH2ClCH(CH3)CH3, CH3C(Cl)(CH3)CH3, 2 sản phẩm.
2.2-đimetyl propan: CH2ClC(CH3)2CH3,1 sản phẩm.
2.3-đimetyl pentan: CH2ClCH(CH3)CH(CH3)CH2CH3
CH3C(Cl)(CH3)CH(CH3)CH2CH3
CH3CH(CH3)C(Cl)(CH3)CH2CH3
CH3CH(CH3)CH(CH2Cl)CH2CH3
CH3CH(CH3)CH(CH3)CH(Cl)CH3
CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CH2Cl, 6 sản phẩm.
Từ đó có đáp án là 2 chất (metan và 2,2- đimetyl propan).
CHEMNote
Phản ứng thế monoclo của ankan là phản ứng thế một (mono) nguyên tử clo vào phân tử ankan. Do đó,
số sản phẩm thế có thế được tạo ra tương ứng với số vị trí có thể thay thế H bằng Cl, hay số gốc ankyl có
thể tạo thành (xem giải thích kỹ hơn ở dưới).
Câu 2. Đáp án B
Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4 
CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 
CaO,t
 CH4 + Na2CO3
CH3COONa + NaOH 
crackinh
C4H10 
CH4 + C3H6

Trang 9



Chú ý: Phản ứng thứ 3 là phản ứng điều chế ankan trong phòng thí nghiệm (phản ứng vôi tôi xút). Cơ chế
của phản ứng này, là thay thế phần -COONa bằng 1 nguyên tử H. Tổng quát:
CaO,t
 RHn + nNa2CO3
R(COONa)n + nNaOH 

Một cách đơn giản, khi vết phản ứng vôi tôi xút, chúng ta sẽ thay các nhóm -COONa bằng H trước, rồi
điều chỉnh lại để có chất hoàn chỉnh.
Ví dụ: CH2=CHCOONa sẽ thành CH2=CHH, tức là CH2=CH2.
Một ví dụ khác: NaOOCCH2COONa sẽ thành HCH2H, tức là CH4. Khi yêu cầu điều chế hidrocacbon từ
muối của axit cacboxylic, hãy nghĩ tới phản ứng vôi tôi xút.
Với phản ứng thứ 4, hầu như khi yêu cầu điều chế 1 ankan từ ankan khác có mạch C lớn hơn, ta dùng
phản ứng crackinh.
CHEMNote
Với hai chất đầu tiên thường gây nhầm lẫn do chúng có dạng công thức giống nhau, và đôi khi tên gọi
cũng bị nhầm (Al4C3 là nhôm cacbua, còn CaC2 phải là canxi axetilua, chứ không phải là canxi cacbua
như quen gọi). Chúng đều tác dụng với nước và axit, tạo thành hidroxit hoặc muối tương ứng và giải
phóng khí. Chẳng hạn: Al4C3 + 12HCl  4AlCl3 + 3CH4
Câu 3. Đáp án B
Quy tắc cộng Maccopnhicop: Xem lại sách giáo khoa. Ở đây ta chỉ nhắc lại cách áp dụng của nó, theo
nhiều bạn thường áp dụng: “Giàu càng giàu”, tức là nguyên tử H trong HX sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử
C mang nhiều H hơn. Cụ thể trong bài trên, HX là H-OH. Ta có các phản ứng:
(1) CH 2  CH 2  HOH  CH 3CHO
Trong phản ứng này không có sự khác biệt giữa hai nguyên tử C mang nối đôi, do đó khi cộng thì H trong
HOH đi vào nguyên tử C nào cũng cho chúng ta một sản phẩm duy nhất.
(2) CH2 = CHCH3 + HOH  CH3CH(OH)CH3 (sản phẩm chính)
 CH 2  OH  CH 2 CH 3 (sản phẩm phụ)

(3) CH 3CH  CHCH 3  HOH  CH 3CH 2 CH  OH  CH 3

Tương tự phản ứng (1), không có sự khác biệt giữa hai nguyên tử C mang nối đôi.
(4) CH 2  C  CH 3  CH 3  HOH  CH 3C  OH  CH 3  2 (sản phẩm chính)
 CH 2  OH  CH  CH 3 2 (sản phẩm phụ)

(5)  CH 3 2 C  C  CH 3 2  HOH   CH 3 2 CHCH  OH  CH 3 2
CHEMTip
Chú ý 1: Trong các trường hợp 1 và 3, chúng ta thấy không có sự khác biệt giữa hai nguyên tử C mang
nối đôi. Điều này cần hiểu theo nghĩa rộng, tức là hai gốc hidrocacbon gắn với C mang nối đôi này phải
giống nhau hoàn toàn.
Xin nhắc lại một lưu ý, đó là khi viết phương trình phản ứng hữu cơ, để các định sản phẩm của phản ứng,
hay đếm số đồng phân, nếu như nguyên tử H nào không tham gia vào phản ứng hoặc không quan trọng
thì nên bỏ không viết. Và cũng không nên viết rõ sản phẩm ra, nếu không thực sự cần. Chẳng hạn ở bài
trên, với phản ứng (2):

Trang 10


1 và 2 lần lượt là các vị trí mà nhóm -OH có thể nằm để tạo đồng phân, do vậy có 2 sản phẩm.
Và kể từ Câu hỏi này trở đi, khi viết các phản ứng để xác định số chất và số sản phẩm, trong cuốn sách
này chúng ta sẽ dùng cách viết đơn giản thay vì viết đầy đủ như đã làm ở các bài trên. Bạn đọc tự viết
công thức đầy đủ nếu cần.
Chú ý 2:
Những trường hợp cộng trái quy tắc Maccopnhicop:
+ Anken cộng HBr xúc tác peoxit.
+ Axit cacboxylic hoặc anđehit không no cộng với tác nhân phân cực.
Câu 4. Đáp án D
H 2SO 4 ,170 C
 C2H4 + H2O
C2H5OH 
Pd,PbCO3 ,t

 C2H4
C2H2 + H2 
C2 H5 OH,t 
 C2H4 + KCl + H2O
C2H5Br + KOH 

CH3CHO thì không thể điều chế trực tiếp. Có thể chuyển thành ancol rồi tách nước …
Phản ứng tách nước của ancol:
Ở 140°C tạo ra ete, ở 170°C tạo ra anken. Nhưng có một số chất ở 170°C tách nước không hề tạo anken.
Đó là những chất mà C bên cạnh C mang nhóm OH không còn H nữa (chẳng hạn (CH3)3CCH2OH), và
CH3OH. Những chất như thế dù ở 140°C hay 170°C đều chỉ tạo ra ete.
Phản ứng hidro hóa C2H2, nếu xúc tác Pd/PbCO3 thì tạo ra anken, nhưng nếu xúc tác Ni thì lại tạo ra
ankan. Cần chú ý điều kiện của phản ứng, tránh nhầm lẫn.
Phản ứng của dẫn xuất halogen với kiềm (ví dụ phản ứng số 3), nếu môi trường là nước sẽ tạo ra ancol
(phản ứng thủy phân), còn nếu môi trường là rượu thì tạo ra anken (phản ứng tách, theo quy tắc Zaixep).
Câu 5. Đáp án A
Các phản ứng xảy ra:
C2H4 + Br2  C2H4Br2

Ni,t
 C2H6
C2H4 + H2 

xt,t
1
 CH3CHO
O2 
C2H4 + HCl  C2H5Cl
2
C2H4 + H2O  C2H5OH

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O  3CH2OHCH2OH + 2KOH +2MnO2

C2H4 +

Đáp án B có NaOH, Ca(OH)2 không phản ứng.
Đáp án c có Ca(OH)2 không phản ứng.
Đáp án D có NaOH không phản ứng.
Phản ứng oxi hóa anken bằng KMnO4:
Khi cho anken phản ứng với KMnO4, nối đôi của anken sẽ bị oxi hóa thành điol, tức là 2 nguyên tử C
mang nối đôi sẽ chuyển thành 2 nguyên tử C mang nhóm -OH. Tổng quát:
3R1 – CH = CH – R2 + 2KMnO4 + 4H2O  3R1 – CHOH – CHOH – R2 + 2KOH + 2MnO2
Câu 6. Đáp án D
But-3-en là danh pháp sai

Trang 11


But-1-en tạo ra 2 sản phẩm:
2-metylpropen tạo ra 2 sản phẩm:
(mỗi mũi tên là một vị trí của nhóm –OH)
But-2-en tạo ra 1 sản phẩm:

(có thể thấy OH – nằm ở hai C là như nhau nên chỉ tính 1 vị trí).

Câu 7. Đáp án D
1500 C,lam lanh nhanh
 C2H2 + 2H2
2CH4 

CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 

CHBr2 – CHBr2 + 2Zn  CH  CH +2ZnBr2
CHEMNote
Phản ứng đầu tiên dùng để điều chế axetilen trong công nghiệp.
Phân biệt phản ứng số 2 với phản ứng thủy phân Al4C3.
Câu 8. Đáp án D
Cần chú ý một số tính chất hóa học của benzen:
1. Phản ứng thế với các halogen.
Benzen chỉ phản ứng với các halogen trong điều kiện tương đối khắc nghiệt, chẳng hạn:

Chính vì vậy, benzen không phản ứng với dung dịch brom mà chỉ phản ứng vói hơi brom khan. Cần phân
biệt, dung dịch brom là brom trong nước hoặc các dung môi khác, còn brom khan hay brom lỏng là brom
nguyên chất (vì bản thân brom ở dạng lỏng trong điều kiện thường). Clo cũng phản ứng với benzen theo
cách tương tự.
Tuy nhiên, nếu là đồng đẳng của benzen, ví dụ C6H5CH3 (toluen) thì lại có phản ứng thế của vòng thơm
và của gốc metyl trong 2 điều kiện khác nhau:
Bot Fe, t
 C6H4ClCH3 + HCl (thế vào vòng thơm)
C6H5CH3 + Cl2 
askt
C6H5CH3 + Cl2 
C6H5CH2Cl + HCl (thế vào nhánh, tương tự như ankan, phản ứng xảy ra dễ dàng
hơn cả ankan).

2. Phản ứng thế nitro.
Benzen cho phản ứng thế nitro với HNO3, tạo ra nitrobenzen:

3. Benzen không bị oxi hóa bởi thuốc tím.
Câu 9. Đáp án C
Benzen không phản ứng với KMnO4.
Stiren phản ứng với KMnO4 ở nhiệt độ thường, còn phản ứng với toluen khi đun nóng:

3C6H5CH = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3C6H5CHOHCH2OH + 2KOH + 2MnO2.
t
 C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O.
C6H5CH3 + 2KMnO4 

Trang 12


Do đó, cho dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm đựng 3 chất trên, chất nào làm mất màu ngay là stiren.
Đem 2 ống còn lại đun nóng, ống nào mất màu là toluen. Còn lại là benzen.
CHEMTip
Phản ứng oxi hóa đồng đẳng của benzen:
Mặc dù benzene không phản ứng với KMnO4, dù ở nhiệt độ thường hay đun nóng, nhưng các đồng đẳng
của nó lại có thể phản ứng khi đun nóng.
Với toluene, phản ứng tạo axit benzoic.
Với etybenzen, phản ứng oxi hóa tạo axit benzoic và CO2:
t
 C6H5COOK + KOH +MnO2 + CO2+H2O
C6H5CH2CH3 + KMnO4 

(sở dĩ tạo muối kalibenzoat vì có môi trường kiềm do KOH). Tổng quát hơn, với các gốc hidrocacbon có
số C lớn hơn, phản ứng xảy ra sẽ làm đứt mạch C của gốc hidrocacbon tại vị trí giữa C số 1 và số 2 của
gốc (C số 1 sẽ trở thành C trong nhóm –COOH của axit):
Phần gốc còn lại bị oxi hóa tiếp thành axit cacboxylic hoặc
Câu 10. Đáp án B
Khí thiên nhiên có nhiều trong các mỏ khí, tại đó khí tích tụ trong các lớp đất đá xốp ở những độ sâu
khác nhau và được bao bọc bởi các lớp đất đá không thấm nước và khí, chẳng hạn như đất sét. Khí thiên
nhiên chủ yếu chứa metan, có thể lên tới 95% (70 - 95% thể tích khí thiên nhiên là metan).
Khí mỏ dầu, hay còn gọi là khí đồng hành, vì chúng có trong các mỏ dầu ("đồng hành" cùng dầu mỏ).
Thành phần của khí mỏ dầu gần giống khí thiên nhiên nhưng hàm lượng metan thấp hơn (khoảng 5070% thể tích).

Câu 11. Đáp án A
Tất cả các anken đều chứa nối đôi trong phân tử, nên đều cho phản ứng cộng với brom.
B sai. Trong trường hợp anken có 2 nguyên tử C mang nối đôi giống nhau hoàn toàn thì chỉ thu được một
sản phẩm, mặc dù cộng với phân tử bất đối xứng.
Chẳng hạn:
C sai. Chúng ta đều biết, có rất nhiều chất phản ứng được với AgNO3 trong NH3, như glucozo, mantozo...
Điểm sai ở đây là đã khẳng định quá chặt chẽ, rằng chỉ có các ank-l-in phản ứng. Có thể sửa lại cho đúng
bằng cách bỏ từ “chỉ có” hoặc nói: “Trong các ankin thì chỉ có ank - 1 - in tác dụng với AgNO3 / NH3.
D sai. Trong một số câu hỏi trước, chúng ta đã biết rằng Al4C3 tạo ra CH4 còn CaC2 sẽ tạo ra C2H2 khi bị
thủy phân trong nước, hoặc khi tác dụng với dung dịch axit.
Câu 12. Đáp án B
Các sản phẩm thu được:

CHEMTip
Phản ứng cộng của ankađien (chỉ xét 2 chất trong chương trình là butađien và isopren)
Vì ankađien có 2 nối đôi, nên khi tham gia phản ứng cộng, tùy từng điều kiện mà các nối đôi bị phá vỡ
Trang 13


theo những cách khác nhau. Cụ thể:
Ở –80°C (nhiệt độ thấp), phản ứng phá vỡ liên kết giữa C số 1 và số 2 (hoặc c số 3 và số 4 của isopren),
nên có tên gọi là phản ứng cộng 1, 2 (hoặc cộng 3, 4 với isopren).
Ở 40°C (nhiệt độ cao), phản ứng phá vỡ cả 2 liên kết đôi, và đẩy nối đôi vào giữa (nghĩa là nối đôi được
tạo thành giữa C số 2 và số 3).
Câu 13. Đáp án A
Hai anken khi hidrat hóa (cộng nước) chỉ tạo thành 2 ancol, tức là mỗi anken khi cộng nước chỉ tạo thành
1 ancol duy nhất.
Xét những chất trong đáp án:
Eten: C = C + H2O  C-C-OH, tạo 1 sản phẩm.
But-2-en: C-C = C-C + H2O  C-COH-C-C , tạo 1 sản phẩm.


(tạo 2 sản phẩm)
But-1-en: C=C-C-C + H2O  COH-C-C-C hoặc C-COH-C-C, tạo 2 sản phẩm.
Propen: C=C-C + H2O  COH-C-C hoặc C-COH-C, tạo 2 sản phẩm
Câu 14. Đáp án D
Isopetan có công thức cấu tạo:
Xác định số gốc ankyl của C5H11 – , ta được:
Có 4 vị trí trống có thể tạo ra, suy ra có 4 đồng phân monoclo.
CHÚ Ý
Cách viết đồng phân đã được nhắc tới ở các bài tập trước. Việc viết như vậy giúp ta tiết kiệm khá nhiều
thời gian làm bài, tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn. Sai lầm thường gặp nhất là đếm thừa, cụ thể trong bài tập
trên, một số bạn đếm cả vị trí C ở mạch nhánh.
Điều này không đúng, vì C số 1 và c ở mạch nhánh hoàn toàn tương đương nhau:
Một điểm cần lưu ý nữa là tên gọi của các chất.
Như đã thấy ở các câu hỏi, đề bài thường cho dưới dạng tên thông thường, và vì vậy cần nắm vững những
tên gọi này.
Câu 15. Đáp án C
Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc của phân tử hidrocacbon từ mạch C
không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.
t  ,xt
 CH3CH2CH(CH3)CH2CH3
Ví dụ: CH3(CH2)4CH3 

Câu 16. Đáp án C
Xét trong 4 đáp án, ta thấy cả 4 đều chứa vòng benzen. Vòng benzen cộng H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:3.
Điều này cho ta biết các yếu tố ngoài vòng có chứa 1 liên kết  hoặc vòng kém bền (vì X tác dụng vói H2
theo tỉ lệ mol 1:4).

Trang 14



Đề bài cho X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 có vẻ “hơi thừa”, nó giúp ta khẳng định lại rằng, X có
chứa vòng benzen và ngoài vòng có chứa 1 liên kết  hoặc vòng kém bền.
Cả 4 đáp án thì chỉ có stiren C6H5CH = CH2 thỏa mãn.
CHEMTip
Cumen C6H5CH(CH3)2 dùng để điều chế phenol và axeton trực tiếp trong công nghiệp.
Câu 17. Đáp án C
Những phản ứng xảy ra:
Al4C3 + 12HCl  4AlCl3 + 3CH4
crackinh
C3H8 
C2H4 + H2
CaO,t
 CH4 + Na2CO3
CH3COONa + NaOH 
t  ,p,xt
 CH4
C + 2H2 
CaO,t
 CH2 + 2K2CO3
KOOCCH2COOK + 2KOH 

CaC2 (canxi axetilua) dùng để điều chế C2H2:
CaC2 + 2HCl  CaCl2 + C2H2
CHÚ Ý
Phản ứng crackinh ankan:
Phản ứng crackinh là phản ứng bẻ gãy mạch C của ankan nhờ nhiệt độ (hoặc xúc tác và nhiệt độ). Sản
phẩm tạo thành gồm 1 ankan, 1 anken có số mol bằng nhau. Tổng quát:
crackinh
CnH2n+2 

CxH2x + CyH2y+2 (x + y = n)
crackinh
Ví dụ: C4H10 
C3H6 + CH4

Chính ankan mới tạo thành cũng có thể bị crackinh tiếp và sự bẻ gãy có thể xảy ra ở vị trí bất kì, vì vậy số
lượng sản phẩm tạo ra có thể rất lớn.
crackinh
C2 H 4  C3 H8 ;C3 H8 
C2 H 4  CH 4

crackinh
Ví dụ: C5 H12  CH 4  C4 H8
C H  C H
2 6
 3 6

Câu 18. Đáp án C
Chúng ta xem lại định nghĩa phản ứng thế và phản ứng cộng:
+ Phản ứng thế: Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thay thế bởi một hoặc một nhóm
nguyên tử khác.
askt
Ví dụ: CH3 – H + Cl2 
CH3Cl + HCl (1)

CH3 – OH + HBr  CH3Br + H2O (2)
+ Phản ứng cộng: Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.
Ví dụ: CH2 = CH2 + Br2  CH2Br - CH2Br
NHẬN XÉT
+ Các ankan (các hợp chất no nói chung) và vòng thơm cho phản ứng thế.

+ Các anken, ankin,... cho phản ứng cộng (vòng thơm cũng có thể tham gia phản ứng cộng trong điều
kiện thích hợp).
Do đó:
Trang 15


+ Etilen, axetilen, benzen và stiren có thể tham gia phản ứng cộng:
CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl – CH2Cl
CH  CH + 2Cl2 → CHCl2 – CHCl2
C6H5CH=CH2 + Cl2 → C6H5CHCl – CH2Cl
as
 C6H6Cl6
C6H6 + 3Cl2 

Etan và toluen tham gia phản ứng thế:
askt
CH3CH3 + Cl2 
CH3CH2Cl + HCl
askt
C6H5CH3 + Cl2 
C6H5CH2Cl + HCl

CHEMTip
+ Để nhận biết phản ứng thế, ta thấy các phân tử tham gia phản ứng đều cho đi và nhận lại (trao đổi).
Chẳng hạn, ở phản ứng (1) CH3 – H cho đi nguyên tử H và nhận lại Cl (còn Cl - Cl cho đi Cl và nhận lại
H).
+ Để nhận biết phản ứng cộng, một phân tử được nhận (mà không phải cho đi), ngược lại một phân tử cho
đi mà không nhận lại. Thông thường, ở phản ứng cộng, 2 chất phản ứng với nhau sẽ tạo thành một sản
phẩm duy nhất (các đồng phân khác nhau chỉ coi là một sản phẩm - cùng công thức phân tử).
Câu 19. Đáp án C

3 chất làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường là stiren, propilen và axetilen.
Câu 20. Đáp án C
Các chất cho 2 sản phẩm là: Propen, isobutilen và stiren. Các bạn cần lưu ý rằng propin phản ứng với HBr
theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra 3 sản phẩm là CH2 = CBrCH3, CHBr = CHCH3 (cis, trans).
CHÚ Ý
+ Hai nguyên tử C thuộc nối đôi giống nhau hoàn toàn (phân tử đối xứng qua nối đôi) cộng với hợp chất
bất đối xứng (ví dụ HCl, HBr, H2O, ...) thì chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất.
+ Hai nguyên tử C thuộc nối đôi khác nhau (phân tử không đối xứng qua nối đôi) khi cộng với hợp chất
đối xứng (như Br2, Cl2,...) thì chỉ tạo ra một sản phẩm.
CHEMTip
Để phản ứng cộng vào nối đôi thu được 2 sản phẩm, điều kiện là:
- Hợp chất hữu cơ không đối xứng qua nối đôi, ví dụ: CH3CH = CH2, CH3CH = C(CH3)2,...
- Tác nhân cộng bất đối xứng.
Câu 21. Đáp án C
Trước tiên, chúng ta giải thích khái niệm đồng phân hình học.
CHÚ Ý
Các chất hữu cơ có 2 loại đồng phân được đề cập đến trong chương trình phổ thông:
+ Đồng phân cấu tạo là những đồng phân hay đề cập nhất trong chương trình phổ thông, như đồng phân
mạch c, đồng phân vị trí nhóm chức.
+ Đồng phân lập thể trong chương trình phổ thông là đồng phân hình học. Đây là đồng phân gặp ở
những chất có nối đôi C = C (với c s c hoặc C = O không có) hoặc vòng no. Ta xét những nối đôi C = C,

Trang 16


chúng
có dạng
chứa nối đôi.

với a, b, x, y là những nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử liên kết với nguyên tử C có


Ví dụ: Với CH2 = CHCl thì a, b là H; x là H và Y là Cl.
CH2 = CHCl có a và b giống nhau nên không có đồng phân hình học.
Đối với CHCl=CHCl chất này có a khác b và x khác y nên có đồng phân hình học là:

Tương ứng với 2 đồng phân hình học, ta có cách gọi tên như sau:
+ Nếu các nhóm lớn hơn (giả sử a > b và x > y) mà a và x nằm ở hai ngăn hên (hoặc 2 ngăn dưới) tức là
cùng phía so với nối đôi là đồng phân cis.
+ Nếu a và x nằm khác phía so với nối đôi là đồng phân trans.
Chẳng hạn ở trên Cl khối lượng mol lớn hơn H nên ta có:

: Dạng cis

: Dạng trans

Trở lại với câu hỏi, xét các đồng phân mạch hở của C5H10:
CH 2  CH  CH 2 CH 2 CH 3 1

CH 3  CH  CH  CH 2 CH 3  2 

 CH3 2 C  CHCH3  3

CH 2  C  CH 3   CH 2 CH 3  4 

 CH3 2 CHCH  CH 2  5 
Trong các đồng phân trên:
(1) có a giống b (Cùng là H) nên không có đồng phân hình học
(2) có a khác b và x khác y nên có đồng phân hình học
(3) có a giống b (CH3 -) nên không có đồng phân hình học
(4) có a và b giống nhau (cùng là H) nên không có đồng phân hình học

(5) có x và y giống nhau (cùng là H) nên không có đồng phân hình học Khi oxi hóa C5H10 (anken) bởi
dung dịch KMnO4 thì tạo thành ancol hai chức có 2 nhóm chức -OH kề nhau. Sau đó khi oxi hóa bởi CuO
thì tạo thành anđehit hoặc xeton hoặc không bị oxi hóa.
Vì sản phẩm tạo ra không tham gia phản ứng tráng bạc nên loại trường hợp anđehit. Suy ra C mang nối
đôi không thể là C bậc I (vì C bậc I chứa nhóm -OH thì bị oxi hóa thành nhóm anđehit).
Trong các chất không có đồng phân hình học thì chỉ có (3) thỏa mãn.
Câu 22. Đáp án B
Hidro hóa hoàn toàn toluen thu được metyl xiclohexan:

Trang 17


Ta thấy các nguyên tử C trong vòng đều có liên kết với H nên vẫn có phản ứng thế clo được. Các đồng
phân thu được là:

Câu 23. Đáp án A
X là chất khí ở điều kiện thường, suy ra X có tối đa 4 nguyên tử C. Mà số nguyên tử H luôn chẵn nên X
có 2 công thức phân tử là C2H2 và C4H4. C2H2 là axetilen, phản ứng tạo kết tủa màu vàng với dung dịch
AgNO3/NH3
C4H4 mạch hở có 1 đồng phân là CH2 = CH - C  CH chứa nối ba đầu mạch nên có phản ứng với dung
dịch AgNO3/NH3.
Câu 24. Đáp án B
C4H8 (X) + Br2  CH2BrCBr (CH3)2
C4H8 (Y) + Br2  CH2BrCH2CHBrCH3 + CH2BrCH(CH3)CH2Br
CHEMTip
Phản ứng cộng brom vào nối đôi C = C luôn tạo sản phẩm chứa 2 nguyên tử Br kề nhau, trong khi cộng
brom vào vòng xiclopropan tạo ra sản phẩm chứa 2 nguyên tử Br cách nhau. Do đó:
X là CH2 =CH(CH3)2 và Y là

CH3 trong đó Y cộng với brom tạo ra 2 sản phẩm như trên.


Câu 25. Đáp án C
Sục hỗn hợp 2 chất vào dung dịch AgNO3/NH3 chỉ có but - 1 - in phản ứng:
CH  CCH2CH3 + AgNOg + NH3  AgC = CCH2CH3  +NH4NO3
Sau đó, dùng HCl để thu được but -1 - in ban đầu:
AgC  CCH2CH3 + HCl  HC  CCH2CH3 + AgCl 
Câu 26. Đáp án D
Ta có quá trình phản ứng như sau:

CH 3CHOHCH 3
CH 3COCH 3
 H2O
 CuO,t 
CH 3CH  CH 2 



CH 3CH 2 CH 2 OH
CH 3CH 2 CHO
Do đó hai chất hữu cơ E và E gồm 1 xeton và 1 anđehit là CH3COCH3 và CH3CH2CHO.
Khi sử dụng các thuốc thử để phân biệt hai chất E và F là:
(1) Dung dịch AgNO3/NH3: Chỉ có CH3CH2CHO phản ứng cho hiện tượng xuất hiện kết tủa:
t
 CH3CH2COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
CH3CH2CHO + 2 AgNO3 + 3NH3 + H2O 

(2) Nước brom: CH3CH2CHO làm nhạt màu nước brom:
CH3CH2CHO + Br2 + H2O  CH3CH2COOH + 2HBr
(3) H2 (Ni, t ): Cả hai chất đều phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng rõ ràng.
(4) Cu(OH) Ở nhiệt độ thường: Cả hai chất đều không phản ứng.

(5) Cu(OH) / NaOH ở nhiệt độ cao: Chỉ có CH3CH2CHO phản ứng cho hiện tượng xuất hiện kết tủa đỏ
gạch:
Trang 18


t
 CH3CH2COONa + Cu2O↓ +3H2O
CH3CH2CHO + 2Cu(OH)2 +NaOH 

(6) Quỳ tím: Cả hai chất đều không làm đổi màu quỳ tím.
Vậy các thuốc thử thỏa mãn là: (1), (2) và (5).
Câu 27. Đáp án D
Công thức của etyl metyl xeton là CH3CH2COCH3. Nên để điều chế etyl metyl xeton bằng phản ứng cộng
xt
hợp nước ta cần sử dụng chất ban đầu là CH3CH2C = CH: CH 3CH 2 C  CH  H 2 O 
 CH 3CH 2 COCH 3


H
A. CH3CH2CH=CH2 + H2O 
 CH3CH2COCH3

CH 3CH 2 COCH 2 CH 3
xt
B. CH3CH2C=CCH3 + H2O 

CH 3CH 2 CH 2 COCH 3
CH 3CH 2 CHOHCH 2 CH 3
H
C. CH3CH2CH=CHCH3 + H2O 


CH 3CH 2 CH 2 CHOHCH 3
Câu 28. Đáp án A
t  , xt
2
3
C2 H 2 
 CH  C  CH  CH 2 
 CH 2  CH  CH  CH 2
 H Pd/PbCO ,t 

 

 CH 2  CH  CHBr  CH 3
HBr 1:1 , 80 C

CHEMTip
Để xác định chính xác sản phẩm chính cuối cùng các bạn cần xem lại một số quy tắc cộng sau:
+ Quy tắc cộng 1, 4 hay 1, 2 được áp dụng theo điều kiện nhiệt độ đối với ankadien khi được cộng theo tỉ
lệ mol 1:1.
+ Quy tắc cộng Mac - cop - nhi - cop với tác nhân bất đối xứng.
Câu 29. Đáp án D
NHẬN XÉT
Với chất đã cho, đầu tiên chúng ta cần đánh số đúng các nguyên tử C trong mạch chính: Cụ thể chúng ta
4

3

2


1

sẽ ưu tiên nối đôi hơn mạch nhánh: C C C  C
Khi đánh số được các nguyên tử C, chúng ta dễ dàng gọi được tên của chất đó. Lưu ý chất có nối đôi nên
đuôi là “en”, không phải “in”.
Câu 30. Đáp án A
t  ,Fe
Có phản ứng xảy ra trong bình cầu: C6 H 6  Br2 
 C6 H 5 Br  HBr 

Khi đó khí thoát ra là HBr sẽ được dẫn vào dung dịch NaOH và có phản ứng:
NaOH + HBr  NaBr + H2O
Khi đó khối lượng dung dịch NaOH tăng lên làm khối lượng bình chứa cũng tăng lên. Do đó lò xo sẽ bị
nén lại.
Câu 31. Đáp án B
CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2 → C2H2 làm nhạt màu dung dịch Br2
Câu 32. Đáp án B
CHÚ Ý
Cách gọi tên ankan: Số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh + tên mạch chính + đuôi “an”
Trang 19


Câu 33. Đáp án A
Câu 34. Đáp án B
CHÚ Ý
Anken, ankan, ankin… có số C từ 2 đến 4 (từ 1 đến 4 đối với ankan) đều ở thể khí.
Câu 35. Đáp án B
CH  C-CH2-CH2-CH3; CH  C-CH(CH3)CH3
CHÚ Ý
Ankin có liên kết ba đầu mạch cacbon thì có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa (AgC  C-R: màu

vàng)
Câu 36. Đáp án D
CHÚ Ý
Dãy đồng đẳng của axetilen là dãy hidrocacbon có 2 liên kết  trong phân tử nên có công thức là
Cn H 2n  2 với n  2 .
Câu 37. Đáp án D
Câu 38. Đáp án B
A. Metan không tách hidrocacbon tạo anken.
B. Propan có phản ứng thế với Clo, tách hiđro và cracking.
C. Etan không có phản ứng cracking.
D. Etan không có phản ứng cracking.
Câu 39. Đáp án A
CH 2  CH  CH 2  CH 3  HCl 


CH 3  CH(Cl)  CH 2  CH 3 (spc)

CH 2 (Cl)  CH 2  CH 2  CH 3  spp 

CHEMTip
Khi cộng HOH(H2O) hay HCl vào hidrocacbon không no thì đều tuân theo qui tắc Mắc-cốp- nhi-cốp, H
ưu tiên cộng vào C có bậc thấp hơn hay C có H nhiều hơn ("giàu càng giàu thêm").
Câu 40. Đáp án C
2

Hg ,t 
CH2=CH2 + H2O 
C2H5OH (sản phẩm duy nhất)
2


Hg ,t 
CH3-CH=CH-CH3 + H2O 
CH3-CH2-CH(OH)-CH3 (sản phẩm duy nhất)

Câu 41. Đáp án A
CHÚ Ý
Gốc vinyl có dạng CH2=CH-.
Câu 42. Đáp án D
CHÚ Ý
Khi có xúc tác chỉ có KOH thì sẽ tạo ra sản phẩm là ancol còn khi có thêm xúc tác ancol nữa thì sẽ ra
anken. Để cho dễ, các bạn cứ nhớ trong phản ứng tách thì 2 ancol không thể ở chung với nhau.
Câu 43. Đáp án C
Cumen có công thức là C6H5-CH(CH3)-CH3
Trang 20


Câu 44. Đáp án C
Vinyl axetilen có CTCT: CH  C-CH=CH2
Axetilen có CTPT: CH  CH
But-l-in có CTPT: CH  C-CH2-CH3
Các chất này đều tạo kết tủa với AgNO3/NH3 do có liên kết ba đầu mạch.
Fomandehit có phản ứng tráng gương do tác dụng của nhóm -CHO.
CHEMTip
Chỉ có liên kết ba đầu mạch mới tạo được kết tủa với AgNO3/NH3 còn nếu nó nằm trong mạch thì sẽ
không có chuyện này xảy ra.
Câu 45. Đáp án D
CHÚ Ý
Liên kết đôi và liên kết ba đều làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường.
Câu 46. Đáp án C
Đồng đẳng của benzen có dạng CnH2n-6 với 3 nối đôi chạy trong 1 vòng.

Câu 47. Đáp án B
xi, t 
C6 H 6  CH 2  CH 2 
 C6 H 5  CH 2  CH 3

Câu 48. Đáp án A
Stiren làm mất màu thuốc tím ở ngay điều kiện thường.
Toluen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.
Benzen không làm mất màu thuốc tím.
Câu 49. Đáp án D
A. Trong các phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử H luôn là số chẵn là do C luôn có 4 liên kết bao quanh.
B. Các hiđrocacbon có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 thì có trạng thái khí ở điều kiện thường.
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
D. Hiđrocacbon mà khi đốt cháy cho số mol CO2 và nước bằng nhau là anken hoặc xicloankan.
Câu 50. Đáp án D
(6) Các chất đồng phân đều có cùng khối lượng phân tử, đúng do chúng có cùng CTPT.
(7) Đồng đẳng là hiện tượng các chất có phân tử hơn hoặc kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2, đúng.
(8) Các chất có cùng khối lượng phân tử đều là đồng phân của nhau, sai, chúng có thể khác thành phần
nguyên tố.
(9) Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử, đúng.
(10) Trong phân tử chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và một trật tự nhất định,
sự thay đổi thứ tự này không tạo ra chất mới, sai, thay đổi trật tự sẽ dẫn đến thay đổi tính chất hóa học của
chúng và làm xuất hiện chất mới.
Câu 51. Đáp án C
(7) Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X, nếu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken, sai vì
chúng có thể là xicloankan.
(8) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, đúng vì C làm “khung xương” cho các
công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
Trang 21



(9) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị, đúng.
(10) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau, sai vì chúng có thể
khác thành phần nguyên tố.
(11) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định, sai vì các phản ứng hữu
cơ thường xảy ra rấy chậm.
(12) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử, sai vì hợp chất này chỉ chứa tối đa 2 liên kết 
trong phân tử.
Câu 52. Đáp án C
CO2 và SO2 là oxit axit nên cách tốt nhất để loại bỏ chúng là sử dụng dung dịch kiềm.
CHEMTip
Đây cũng là cách tốt nhất để loại bỏ phần lớn lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp mà thành phần
chính của chúng là các tiền axit.
Câu 53. Đáp án C
CH2=CH-CH2-CH=CH2; CH2=CH-CH=CH-CH3; CH2=C=CH-CH2-CH3; CH2=C(CH2)-CH=CH2;
CH3-C(CH3)=C=CH2; CH3-CH=C=CH-CH3.
Câu 54. Đáp án A
CH2=CH-CH=CH-CH3; CH2=C(CH2)-CH=CH2;
CHÚ Ý
Ankadien liên hợp là các ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn.
Câu 55. Đáp án A
CHÚ Ý
Còn nếu phản ứng ở 40C thì sản phẩm chính là CH3CH=CHCH2Br.
Câu 56. Đáp án B
A. SO2 làm mất màu nước Brom.
C. H2S làm mất màu nước Brom.
D. C3H6 làm mất màu nước Brom.
Câu 57. Đáp án D
CHÚ Ý
Liên kết ba không giống như liên kết đôi, chúng không thể tạo đồng phân hình học.

Câu 58. Đáp án B
Câu 59. Đáp án D
Ankadien, ankin, xicloanken là ba họ hidrocacbon khi đốt cháy tạo nH2O < nCO2.
CHEMTip
Hidrocacbon mà khi đốt cháy cho nH2O < nCO2 thì k (số liên kết  và vòng) phải  2, liên kết  càng
2C  2  H
nhiều thì độ lệch càng lớn. k được gọi là độ không no: k 
2
(áp dụng với các hợp chất hữu cơ có C, H, O)
Câu 60. Đáp án B
t
 C2H5Br + H2O
HBr + C2H5OH 

Trang 22


C2H4 + Br2 
 C2H4Br2
C2H4 + HBr 
 C2H5Br


 C2H5Br + HBr
C2H6 + Br2 
askt 1:1mol

Câu 61. Đáp án A
Ta có: M Y  71,5 và trong Y chứa HCl + chất A.
Gọi nHCl  nA  x mol.

Ta có

36,5x  Ax
 71,5  A  106,5 và A có công thức R-Cl => R=71 (C5H11)
2x

Mà Y chỉ chứa 2 sản phẩm, vậy Cl khi thế vào X chỉ tạo ra một sản phẩm thế.
Vậy X là 2,2-dimetylpropan.
Câu 62. Đáp án D
xt,t
 3Y
Ta có: M Y  24 . Phương trình Crackin: X 

n Y  3n X
Ta có 
m Y  m X (2)
 3n X .24  n X .M X  M X  72.
Từ (2) suy ra n Y .M Y  n X .M X 
Vậy X là C5H12
Câu 63. Đáp án B

nCO 2  nC  0,35mol
 O2
Ta có: X(C,H) 

 nO 2  0, 625 mol
nH 2 O  0,55mol
 VO 2min  14 (lít)
Câu 64. Đáp án D
CHÚ Ý

Hợp chất hirocacbon có liên kết ba đầu mạch thì mới có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3
Câu 65. Đáp án D
CHÚ Ý
Có 2 điều kiện để tồn tại đồng phân hình học:
+ Trong cấu tạo phân tử phải có 1 liên kết đôi.
+ 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.
Câu 66. Đáp án B
CHÚ Ý
Điều kiện để một chất có phản ứng trùng hợp là chất đó phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.
Câu 67. Đáp án C
CH  CH; CH  C-CH3; CH  C-CH2-CH3; CH  C-CH=CH2; CH  C-C  CH
CHEMTip
Hidrocacbon từ C1 đến C4 ở thể khí trong điều kiện thường.
Câu 68. Đáp án A
Trang 23


But-1-in có liên kết ba đầu mạch nên tạo kết tủa với AgNO3/NH3 còn but-2-in thì không.
Câu 69. Đáp án D

 CO 2 , như vậy lượng O2 cần để đốt cháy C bằng lượng CO2
Hidrocacbon gồm C và H, ta có C  O 2 
sinh ra mà ta còn phải đốt cháy H nữa, vậy lượng O2 cần dùng để đốt hidrocacbon luôn lớn hơn lượng
CO2 mà nó sinh ra.
Câu 70. Đáp án D
CHÚ Ý
Các hợp chất có liên kết bội đều làm mất màu nước Brom cũng như thuốc tím.
Câu 71. Đáp án D
Chất thỏa yêu cầu bài toán là: toluen, etylbenzen, phenol, anilin, crezol.
+ Đối với các nhóm thế no (không chứa liên kết  ) đẩy electron như: Các nhóm ankyl (-CH3, C2H5,..v..v..), hoặc các nhóm như: - OH (hidroxy), -NH2, -N(CH3)2 thì phản ứng thế vào nhân sẽ dễ dàng

hơn so với benzen và thế vào vị trí o, p trên vòng benzen.
+ Đối với các nhóm thế chưa no (chứa liên kết  ) hút electron như: -NO2, -CHO, -COOH, -CO-CH3
(axetyl),v..v.. Thì phản ứng thế vào nhân xảy ra khó hơn benzen và định hướng thế vào vị trí meta là sản
phẩm chính.
Câu 72. Đáp án A
Câu 73. Đáp án D
xt, t
 C6H5-CH2CH3
C6H6 (benzen) + C2H4 

Câu 74. Đáp án A
CH2=C(CH3)-CH2-CH3; CH3-CH(CH3)-CH=CH2;
CH3-C(CH3)=CH-CH3;
CH2=C(CH3)-CH=CH2; CH3-C(CH3)=C=CH2; CH3-CH(CH3)-CH  CH2;
CH2=C(CH3)-C  CH.
Câu 75. Đáp án C
1. Ankin tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng, sai vì chỉ có những chất nào có liên kết ba đầu mạch
mới tạo kết tủa với AgNO3/NH3.
2. Axetilen tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit, đúng, đây là một
trong những phương pháp để điều chế axetandehit.
3. Trong phản ứng của metan với khí clo theo tỉ lệ mol 1:2, sản phẩm tạo ra là metylen clorua, đúng.
4. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước, đúng, ankan luôn nổi trên mặt nước.
Câu 76. Đáp án B
Ta có thể dự đoán X, Y, Z lần lược là: CH  C-C  CH; CH  C-CH=CH2; CH  C-CH2-CH3.
Vậy các ý 1,4 đúng.
Câu 77. Đáp án A
 CH4 
 C2H2 
 CH2=CHCl 
 PVC

C4H10 
Cracking
 CH4 + C3H6
C4H10 
1500 C
2CH4 
 CH  CH +3H2
Lam lanh nhanh

CH  CH + HCl 
 CH2=CHCl
Trang 24


t  , xt, p
 (-CH2CH(Cl)-)n
nCH2=CHCl 

Câu 78. Đáp án B
Đầu tiên ta phải nhớ là X, Y chỉ có 2C theo đáp án.
X tác dụng với Cl2 thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất C2H2Cl2.
Vậy X chỉ có thể là CH2=CH2.
Hidrocacbon Y tác dụng với Cl2 thu được hai sản phẩm hữu cơ có cùng công thức C2H4Cl2. Vậy 2 chất đó
là ClCH2-CH2Cl và CH3-CH(Cl)Cl.
Suy ra Y là C2H6
Câu 79. Đáp án A
Dễ thấy B chính là A khi thay thế 2 nguyên tử H bằng 2 nguyên tử Ag. Vậy A phải có 2 liên kết ba đầu
mạch
Câu 80. Đáp án B


CH 3  CH 2  CH 2  CH 2  CH 2 Cl

CH 3  CH 2  CH 2  CH 2  CH 3  Cl2  CH 3  CH 2  CH 2  CH(Cl)  CH 3  HCl
CH  CH  CH(Cl)  CH  CH
2
2
3
 3
askt 1:1

Trang 25


×