Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3919:1984

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.52 KB, 3 trang )

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3919 ­ 84
TÀI LIỆU THIẾT KẾ
KIỂM TRA CÔNG NGHỆ TÀI LIỆU THIẾT KẾ
System for design documentations Technological inspection of design documentation
Tiêu chuẩn này quy định trình tự kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu và các yêu cầu đối với kết cấu công nghệ 
trong tài liệu thiết kế.
1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ KIỂM TRA CÔNG NGHỆ
1.1. Tiến hành kiểm tra công nghệ tài liệu thiết kế, nhằm đảm bảo:
a) áp dụng các định mức, yêu cầu công nghệ (có chú ý đến trình độ phát triển của ngành đó), các phương pháp chế 
tạo, sử dụng và sửa chữa sản phẩm có lợi nhất;
b) đạt các chỉ tiêu công nghệ đã cho đối với sản phẩm thiết kế;
c) vạch ra các phương pháp chế tạo sản phẩm hợp lý nhất (có chú ý đến khối lượng xuất xưởng) và yêu cầu công 
nghệ cần phản ánh trong tài liệu thiết kế.
1.2. Tất cả các tài liệu thiết kế sản phẩm sản xuất chính và sản phẩm sản xuất phụ đều phải kiểm tra công nghệ.
Trong các tiêu chuẩn ngành hoặc trong các tiêu chuẩn xí nghiệp sẽ quy định các giai đoạn lập tài liệu thiết kế, các 
dạng và danh mục các sản phẩm thiết kế cần kiểm tra công nghệ.
1.3. Xí nghiệp chế tạo có quyền kiểm tra công nghệ tài liệu do cơ quan và xí nghiệp khác đưa đến.
Khi kiểm tra thấy cần chỉnh lý và sửa đổi thì đưa vào tài liệu thiết kế theo trình tự quy định trong TCVN 3827 – 83.
1.4. Khi nhận xét tài liệu thiết kế và chế tạo do cơ quan khác lập, phải kiểm tra sự phù hợp của các giải pháp kỹ 
thuật đề ra và các chỉ tiêu công nghệ theo phương pháp chế tạo, sử dụng và sửa chữa hợp lý nhất.
Kết quả kiểm tra được ghi vào phần kết luận có chữ ký của những người tham gia nhận xét và Thử trưởng cơ quan 
chứng nhận.
2. NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG NGHỆ
2.1. Nội dung kiểm tra công nghệ phụ thuộc vào các giai đoạn lập tài liệu thiết kế, được nêu ra ở trong bảng.
3. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TRA CÔNG NGHỆ
3.1. Tùy theo số lượng và nội dung tài liệu thiết kế đã lập, việc kiểm tra công nghệ có thể do một người hoặc 
nhiều người tiến hành. Nếu nhiều người tiến hành kiểm tra thì:
a) phân cho từng người theo đặc điểm của những điều trong tài liệu thiết kế;
b) phân cho từng người kiểm tra từng dạng tài liệu như bản vẽ, sơ đồ, bảng kê...
Giai đoạn lập



Nội dung kiểm tra


1. Dự án kỹ thuật

Việc chọn phương án giải pháp kết cấu thích hợp với yêu cầu công nghệ.

2. Thiết kế sơ bộ

a) Việc chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu đảm bảo đơn giản hóa sự phối hợp 
sản phẩm và tính công nghệ;
b) tính hợp lý của giải pháp kết cấu trên quan điểm đơn giản hóa công việc 
chế tạo;
c) Việc bảo đảm tính kế thừa của kết cấu;
d) Việc chia sản phẩm thành những phần cấu thành để thuận tiện cho việc 
bảo dưỡng, lắp đặt và hiệu chỉnh;
đ) Sự sắp xếp danh mục các mác cơ bản của vật liệu theo trình tự quy định 
trong TCVN 3826­83
e) Khả năng áp dụng các phương pháp gia công hợp lý đối với các chi tiết 
phức tạp nhất.

3. Thiết kế kỹ thuật

a) Khả năng tiến hành một cách độc lập và song song việc lắp, kiểm tra sản 
phẩm và những phần cấu thành cơ bản;
b) Tính thuận tiện của vị trí lắp ráp;
c) Khả năng loại trừ hoặc sử dụng ở mức ít nhất việc gia công cơ khí khi lắp 
ráp;
d) Khả năng đảm bảo lắp lẫn cần thiết đối với các đơn vị lắp, chi tiết;

đ) Việc lựa chọn các phần tử kết cấu của các đơn vị lắp (các phần cấu thành 
cơ bản) trên quan điểm tính công nghệ;
e) Sử dụng tối ưu danh mục thông số được kiểm tra cũng như các phương 
pháp và phương tiện kiểm tra;
g) Khả năng áp dụng các phương pháp kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa.

4. Tài liệu chế tạo

a) những điều ghi ở mục 3 của bảng này;
b) tính công nghệ của các đơn vị lắp;
c) tính công nghệ lắp ráp của sản phẩm; cũng như của các phần cấu thành 
(trong đó kể cả kết cấu hàn);
d) tính công nghệ của các chi tiết gia công cơ khí, đúc, dập nóng, dập nguội, 
gia công nhiệt;
đ) Khả năng phân chia đơn vị lắp thành các phần cấu thành để việc lắp ráp 
được tiến hành một cách hợp lý;
e) các chuẩn lắp ráp;
g) tính thuận tiện của việc lắp và tháo;
h) khả năng giảm bớt số lượng và khối lượng các nguyên công sửa lắp.

Chú thích: Khi không có giai đoạn thiết kế sơ bộ thì thiết kế kỹ thuật có thể được kiểm tra theo tất cả các mục đã 
liệt kê cho thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.


3.2. Kiểm tra công nghệ được tiến hành theo 2 bước:
bước một: kiểm tra bản gốc các tài liệu bằng chữ và bản vẽ.
bước hai: kiểm tra bản chính các tài liệu bằng chữ và bản vẽ.
Các tài liệu đưa qua kiểm tra công nghệ phải có đủ chữ ký của những người lập tài liệu ở trong khung tên.
3.3. Các tài liệu thiết kế sản phẩm đưa kiểm tra công nghệ phải trọn bộ theo từng giai đoạn lập như đã quy định 
trong các tiêu chuẩn tương ứng.

Đối với tài liệu chế tạo, phải đưa trọn bộ theo từng đơn vị lắp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bảng kê, sơ đồ...)
3.4. Quy định người kiểm tra công nghệ ký vào tài liệu thiết kế (ô kiểm tra công nghệ trong khung tên) như sau:
Nếu tài liệu do một người kiểm tra thì người đó ký vào chỗ quy định trong khung tên;
Nếu tài liệu do nhiều người kiểm tra thì người phụ trách bộ phận kiểm tra công nghệ ký vào chỗ quy định trong 
khung tên, còn những người khác sau khi kiểm tra thì ghi chứng nhận ở lề.
3.5. Nếu chưa được sự đồng ý của người kiểm tra thì không được sửa và thay đổi các bản gốc và bản chính của tài 
liệu đã được người kiểm tra ký.
4. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KIỂM TRA CÔNG NGHỆ TÀI LIỆU THIẾT KẾ
4.1. Khi kiểm tra công nghệ tài liệu phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tài liệu công nghệ và 
chuẩn bị sản xuất, tài liệu hướng dẫn hiện hành và tài liệu khác.
4.2. Trong tài liệu thiết kế những hiểu biết về việc tuân thủ các chỉ tiêu và các yêu cầu của hệ thống thống nhất tài 
liệu công nghệ và chuẩn bị sản xuất được hệ thống hóa và đưa vào trong các phần thiết kế.
4.3. Người kiểm tra công nghệ có quyền không kiểm tra tài liệu thiết kế trong các trường hợp sau:
Tài liệu không có tính trọn bộ;
Thiếu những chữ ký cần thiết;
Tài liệu lập cẩu thả.
Khi tiến hành kiểm tra công nghệ, trong trường hợp cần thiết có thể đòi hỏi người thiết kế cung cấp các tài liệu 
khác có liên quan đến các vấn đề nảy sinh ra kh kiểm tra.
4.4. Nếu người kiểm tra công nghệ phát hiện ra sai sót, hoặc vi phạm các quy định về tính công nghệ của kết cấu 
thì người thiết kế phải sửa đổi lại trên tài liệu cho phù hợp.
4.5. Qua kiểm tra công nghệ có những đề nghị liên quan đến các phương diện khác nhau của kết cấu hay nâng cao 
các chỉ tiêu công nghệ thì có thể đưa vào tài liệu thiết kế khi người lập tài liệu chấp thuận. Nếu có sự không nhất 
trí thì phải giải quyết theo ý kiến của Phó giám đốc kỹ thuật của cơ quan lập tài liệu.
5. GHI NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI KIỂM TRA CÔNG NGHỆ
5.1. Người kiểm tra công nghệ phải dùng bút chì đánh dấu quy ước các phần tử phải sửa đổi. Những chỗ đánh dấu 
được giữ cho đến khi ký vào bản gốc. Kết quả kiểm tra công nghệ được ghi vào phiếu kiểm tra.
5.2. Tất cả những nhận xét và đề nghị của kiểm tra công nghệ được dùng làm cơ sở đánh giá tính công nghệ của 
sản phẩm thiết kế.




×