Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.38 KB, 2 trang )

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3975 – 84
CAO SU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DẺO BẰNG MÁY ĐO ĐỘ DẺO UYLIAM
Rubber
Method of determination of plasticity by williams plastometer
1. MẪU THỬ
1.1. Quy định chung: Theo TCVN 1592 – 74.
1.2. Mẫu thử phải có hình trụ tròn, đường kính 16,0 ± 0,5 mm và chiều cao 10,00 ± 0,25 mm.
1.3. Trên mặt mẫu thử không được có bọt khí, các vết lồi, lõm và không được lẫn tạp chất.
1.4. Nếu độ dầy của miếng cao su không đạt như quy định, cho phép chồng 2 hoặc 3 mẫu đang
nóng cho đến khi đạt độ cao quy định.
1.5. Phải để 2 – 24 tiếng đồng hồ sau khi luyện mới được tiến hành thử độ dẻo.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Nguyên tắc:
Phương pháp này dựa trên cơ sở tác dụng lên mẫu thử một tải trọng quy định 5 kg trong điều
kiện thời gian và nhiệt độ nhất định. Độ dẻo được xác định theo sự thay đổi chiều cao của mẫu
trước khi nén, sau khi nén 3 phút và chiều cao phục hồi sau 3 phút.
2.2. Dụng cụ thử
2.2.1. Máy đo độ dẻo ép nén có tải trọng quy định là 5 ± 0,005 kg
2.2.2. Đồng hồ đo độ dầy có độ chính xác đến 0,01 mm, đường kính mặt đo của đồng hồ bằng
10,0 ± 0,1 mm, trọng lượng ép bằng 0,5 ± 0,05 N. Phần ép đặt trong máy đo độ dẻo, phần đồng
hồ đo đặt ngoài.
2.2.3. Đồng hồ đo độ dẻo được bố trí sẵn trong máy đo theo chiều thẳng đứng cách đáy ít nhất
60 mm.
2.2.4. Toàn bộ bên trong máy đo độ dẻo được duy trì ở nhiệt độ 70 ± 1 oC trong quá trình đo.
2.3. Tiến hành thử
2.3.1. Sau khi cắt mẫu, dùng đồng hồ đo độ dầy, đo chiều cao mẫu thử với độ chính xác đến
0,01 mm.
2.3.2. Khi đo chiều cao mẫu, nếu bị dính cho phép lót giấy bóng kính ở 2 mặt tiếp xúc, song phải
trừ độ dầy của giấy đi.


2.3.3. Trước khi ép nén phải gia nhiệt mẫu thử trong 3 phút ở nhiệt độ 70 ± 1 oC.
2.3.4. Đặt mẫu thử đã được gia nhiệt vào giữa 2 tấm ép phẳng của đồng hồ đo độ dầy để trong
máy.
Tiến hành nén trong 3 phút và lập tức đọc trị số đo chiều cao của mẫu dưới tác dụng của tải
trọng.
2.3.5. Nâng tải trọng lên, lấy mẫu thử ra, để yên ở nhiệt độ phòng 3 phút và đo chiều cao sau khi
hồi phục.
2.4.1. Độ dẻo (P) của cao su là một đại lượng không có thứ nguyên để được tính theo công thức:


P

S .R

h0 h2
h0 h1

Trong đó:
S: Tính dẻo của cao su =

h0
h0

R: Tính đàn hồi của cao su =

h1
h1
h0 h2
h0 h1


h0: chiều cao ban đầu của mẫu thử, tính bằng mm
h1: chiều cao của mẫu thử dưới tác dụng của tải trọng sau 3 phút, tính bằng mm,
h2: chiều cao của mẫu thử sau khi hồi phục 3 phút ở nhiệt độ phòng, tính bằng mm
2.4.2. Phải tiến hành thử không ít hơn 3 mẫu. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của các kết
quả thử đó.
Các kết quả đo phải lấy đến số thập phân thứ 3.
Chênh lệch cho phép của kết quả thử không được quá 2 %. Dung sai là ± 0,02.



×