ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NHÂN DÂN VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CHĂM SÓC ĐÓ
VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
Giáo Viên Hướng Dẫn :Th.S Vũ Kiến Quốc
NHÓM I
1.Nguyễn Thị Kiều Trang
2.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3.Bùi Tuấn Anh
4.Lê Minh Hoàng
5.Nguyễn Nam Hải
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội Việt Nam thời hiện đại đang từng
bước chuyển mình bước sang công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đang từng bước đưa những
vùng nông thôn phát triển theo tiêu chí chung
của quốc gia. Khi xã hội biến đổi, đòi hỏi nhu
cầu về đời sống của con người cũng thay đổi,
kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần,
ngay cả nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe cũng thay đổi theo thời gian.
Một số vùng kinh tế còn phát triển khá chậm, trình độ dân trí chưa cao, đời sống
tinh thần còn nhiều mặt hạn chế, trong đó vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng
cũng chưa chú trọng, quan tâm nhiều. Một số chính quyền địa phương còn thiếu
thốn nhiều chính sách trong việc chăm lo đời sống người dân, bên cạnh đó hệ thống
các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng bộ trong
cách thức tổ chức và quản lý xã hội đã hình thành nên những bất cập. Một trong
những vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh
của người dân, đồng thời nói đến việc công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Việt Nam nói chung, đây cũng chính là lý do mà đề tài này được khảo sát. Do đó,
đề tài “ Tư tưởng HCM về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vận dụng tư
tưởng đó vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiện nay” được đưa ra nhằm góp phần
mang tới cho cộng đồng có suy nghĩ đúng và có phương hướng chăm sóc sức khỏe
cho bản thân cũng như cho gia đình một cách tốt nhất.
Mặt khác, đối với một xã hội hiện đại, sức khỏe lại là một tiêu chí quan trọng để
phán ánh mức độ đảm bảo quyền con người, tính nhân văn và sự công bằng xã hội
của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói rằng chăm sóc sức khỏe cộng đồng là trách
nhiệm của mọi người và toàn xã hội. Trong tất cả các ngành có liên quan thì y tế
phải là ngành đóng vai trò chủ đạo.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng: Phương
pháp tổng hợp, phân tích thông tin – số
liệu, phương pháp thực nghiệm phân
tích, phương pháp liệt kê, phương pháp
so sánh – đối chiếu, phương pháp thực
nghiệm.
3.Ý nghĩa của đề tài.
Nói đến sức khỏe là nói tới tài sản quý giá, là niềm hạnh phúc đính thực của
con người, đồng thời sức khỏe cũng là tài sản của mỗi quốc gia khi con người
được thừa nhận là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở
nước ta, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, con
người Việt Nam là nguồn lực và tài lực đã được huy động tối đa cho việc
đánh bại hai đế quốc hùng mạnh của thế giới, tạo dựng và vun đắp thêm niềm
tự hào về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đặc biệt trong xu thế hội nhập
với thế giới như hiện nay thì “ tài nguyên” con người Việt Nam cần được phát
huy hơn nữa trên tất cả các phương diện trí tuệ, phẩm chất chính trị, đủ sức
khỏe nhằm tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội. Song
song với việc sử dụng nguồn nhân lực, việc tăng cường bồi dưỡng và chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân là một việc làm có ý nghĩa quyết định. Vì vậy,
đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng không chỉ là mục tiêu của tổ chức y tế thế
giới, mà còn là mục tiêu tổng quát, mục tiêu chiến lược của từng quốc gia và
là thước đo của xã hội văn minh.
I.Thực trạng của vấn đề sau cách mạng tháng tám
+Bối cảnh lịch sử:
+ Sau cách mạng tháng Tám nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đất nước ta bị tàn phá nặng nề
kinh tế thì kiệt quệ nghèo nàn.Nạn đói năm 1945 vẫn chưa được khắc phục, ruộng đất thì bỏ
hoang,công nghiệp thì đình đốn, với chính sách ngu dân đã khiến hơn 95% dân số không biết chữ.
=> Việc chăm sóc sức khỏe đối với nhân dân trong thời kì này gặp rất nhiều khó khăn.
- Chính lý do đó mà ngày 27 tháng 8 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kí quyết định thành lập Bộ Y tế Việt Nam.
Khi chiến tranh kết thúc, các loại dịch bệnh như: sốt rét, phù, ho gà
kiết lỵ... Nhất là các bệnh phong (hủi) xuất hiện ở nhiêu nơi.
Những năm 1970 là khoảng thời gian vô cùng gian khó với ngành y tế tỉnh khi vừa đương đầu với
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ vừa đối phó với trận lụt lịch sử. Thời điểm này cơ sở y tế tuyến
huyện, xã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ có 18% số xã có bác sỹ công tác, 50% số trẻ em suy dinh
dưỡng...
Khi đất nước bước vào thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bên cạnh
những thành tựu to lớn về kinh tế thì cũng gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến đời sống
người dân.
Ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế
Xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới
Những điểm đã đạt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào việc chăm sóc sức khỏe
nhân dân
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân việc
khảm chữa sức khỏe của nhân dân trở lên thuận lợi
Quan điểm của Bác về chăm sóc sức khỏe toàn dân
Quan điểm về sức khỏe của Hồ Chí Minh là bao
gồm sự lành mạnh cả thể xác lẫn tinh thần
“Khí huyết lưu thông,
tinh thần đầy đủ như
vậy là sức khỏe”
“Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là cả nước
yếu ớt.Mỗi một người
dân mạnh khỏe tức là
cả nước mạnh khỏe”
“Phải siêng
tập thể thao
cho mình mẩy
được nở nang”
Quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về vấn đề y học dự
phòng
“điều gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ
được, điều gì có hại cho dân thì phải diệt
cho kỳ được”
Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1975:
Phong trào 3 sạch (ăn sạch, uống sạch, ở sạch)
Phong trào 4 diệt (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột,
diệt rận)
Phong trào sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt
nương, sạch đường đẹp phố
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng nền y tế nước ta là nền y tế nhân dân
Xây dựng một nền y học
xuất phát từ nhân dân của
nhân dân vì nhân dân
Y học Việt Nam phải hướng về
nông thôn, hướng về cơ sở để
nghiên cứu và xây dựng chiến lược
chăm sóc sức khỏe nhân dân theo
định hướng công bằng và hiệu quả.
Phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong
xã hội, thực hiện chăm sóc sức khỏe
toàn dân, đảm bảo mọi người dân đều
được chăm sóc sức khỏe sớm nhất, ở
nơi gần nhất
Kết quả thực hiện công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân
*
*
Thành tựu chăm sóc sức khỏe nhân dân
Hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thành tựu
1.
Tình trạng sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt
2.
Mạng lưới y tế cơ sở dần dần được cải củng cố và nâng cấp
3.
Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến ngày càng được nâng cao
và tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên giảm
4. Khoa học và công nghệ lĩnh vực y đức đạt được nhiều thành công
nổi bật
5. Y học dự phòng hoàn toàn chủ động kiểm soát tốt các dịch bệnh
mới
Hạn chế
Vận Dụng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vị trí của công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe
Phong trào “sạch làng, tốt ruộng”; “sạch bản, tốt nương”;
“sạch phố, tốt đồng”; phong trào “ba sạch”, “bốn diệt”; xây
dựng ba công trình vệ sinh; mạng lưới vệ sinh phòng dịch tại
các tỉnh được thành lập; phong tục tập quán mất vệ sinh dần
được khắc phục, các bệnh nguy hiểm dần được thanh toán.
+.Người khuyên cán bộ y tế cần phải " thương yêu người bệnh
như anh em ruột thịt". Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân
dân. "Lương y kiêm từ mẫu".
. Bộ Y tế khuyến khích doanh nghiệp tham
gia vào chương trình này với mong muốn đây
sẽ trở thành danh hiệu uy tín có tác dụng thúc
đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực y - dược nâng cao trách nhiệm với xã
hội; đồng thời kêu gọi các cá nhân tích cực
tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
nhân dân.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết, chủ trương, vận dụng sáng tạo, khoa
học phù hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
được giao, đặc biệt là công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân
Kết Luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe con người
,Người coi đây là một nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
2.Đề xuất của nhóm.
- Nhóm 1 chúng tôi còn đề xuất như sau.
• để nền y tế được hoàn thiện và sức khỏe của người dân Việt Nam được tốt hơn
• khỏe.Cần tuyên truyền các hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cảm ơn thầy và các
bạn đã lắng nghe phần
thuyết trình của Nhóm.
Chúc lớp có một buổi
học vui vẻ, thành công