Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.4 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------------------

BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tên đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn
mực đạo đức cách mạng. Sự vận dụng tư tưởng đó vào
việc xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay

Nhóm thực hiện: 10

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp học phần: 1222HCMI0111

NGÔ THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội – 2012

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ST
T

HỌ TÊN


CHỨC VỤ

1

LÊ THỊ SAO

Nhóm trưởng

2

TRỊNH THỊ SÁU

Thành viên

3

LÂM THỊ SEN

Thành viên

4

VŨ VĂN SỰ

Thành viên

5

HOÀNG VĂN TÀI


Thư ký

6

NGUYỄN THỊ TÂM

Thành viên

7

NGUYỄN NGỌC TÂN

Thành viên

8

NGUYỄN VĂN THẠCH

Thành viên

9

ĐÀO THỊ THẮM

Thành viên

2

ĐÁNH GIÁ



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm 10 _ Buổi 1
1. Địa điểm họp nhóm : Trước cửa thư viện
2. Thời gian họp

: từ 14h đến 15h30 ngày 8/10/2012

3. Thành viên tham gia: Các thành viên nhóm (đủ)
4. Nội dung họp nhóm
- Các thành viên trong nhóm làm quen
- Nhóm trưởng đưa ra đề tài thảo luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực
đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đạo đức lối sống
của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
- Các thành viên trong nhóm phân tích đề tài thảo luận và thống nhất đề cương nộp
cho cô giáo.

Nhóm trưởng

Thư ký

LÊ THỊ SAO

HỒNG VĂN TÀI

3



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm 10_Buổi 2

1. Địa điểm họp nhóm : Trước cửa thư viện
2. Thời gian họp

: từ 15h đến 17h30 ngày 19/10/2012

3. Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên nhóm (đủ)
4. Nội dung họp nhóm
- Tập trung các thành viên của nhóm
- Nhóm trưởng đưa ra đề cương đã được cơ giáo sửa và các thành viên xây dựng thống
nhất đề cương chi tiết.
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cụ thể theo đề cương cho các thành viên theo từng phần
và đưa ra hạn nộp bài vào email đến hết ngày 26/10/2012. Sau đó sẽ gửi bài của cả
nhóm đến từng thành viên, phân công làm slide và lấy ý kiến của mọi người vào buổi
họp lần sau.

Nhóm trưởng

Thư ký

LÊ THỊ SAO


HỒNG VĂN TÀI

4


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm 10 _ Buổi 3

1. Địa điểm họp nhóm : Trước cửa thư viện
2. Thời gian họp

: từ 16h đến 18h ngày 1/11/2012

3. Thành viên tham gia: Các thành viên trong nhóm (đủ)
4. Nội dung họp nhóm
- Tập trung các thành viên của nhóm
- Cả nhóm thảo luận về đề tài và đưa ra nhận xét bổ xung
- Nhóm thống nhất các nội dung của bài thảo luận và phân cơng làm slide

Nhóm trưởng

Thư ký

LÊ THỊ SAO

HOÀNG VĂN TÀI


5


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 6
CHƯƠNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG........................... 7
1.
2.
3.
4.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.............................................................. 7
Trung với nước, hiếu với dân............................................................................ 8
u thương con người, sống có tình nghĩa....................................................... 9
Có tinh thần quốc tế trong sáng........................................................................ 9

CHƯƠNG II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THƯƠNG MẠI.............................................................................................................. 10
1.
2.
3.

Đặt vấn đề......................................................................................................... 10
Thực trạng......................................................................................................... 10
Vận dụng............................................................................................................ 15

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 18

LỜI MỞ ĐẦU
Phóng viên Denis Gray của hãng AP đã khẳng định: “Việt Nam có thể có những
bước thăng trầm, nhưng kí ức về vị lãnh tụ cộng sản được sinh ra từ cuối thế kỉ XIX
sẽ tồn tại mãi mãi”. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam
6


anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt suất của thế giới. Ở Chủ tịch Hồ Chí
Minh đạo đức đã đạt được sự thống nhất chặt chẽ giữa nói với làm, giữa lý luận với
thực tiễn, suy nghĩ với hành động, việc công với đời tư, giữa đạo đức cách mạng với
đạo đức đời thường. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vơ cùng q báu của
Đảng và của dân tộc ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như
chủ nghĩa Mác- LêNin càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Học tập,
quán triệt những quan điểm cơ bản và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh
vào thực tiễn cuộc sống xã hội toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta là nhân tố quyết
định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo.
Trong di sản của Người tư tưởng về đạo đức chứa đựng những nét đặc sắc ngang
tầm thời đại, là kim chỉ nam xây dựng nền văn hóa mới. Đặc biệt khi đang là sinh
viên Đại học thương mại chúng em sẽ phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức rất nhiều.
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được cơng lao bác Hồ
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc đẩu là vừng thái dương »

CHƯƠNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác lương tâm, danh dự, trách
nhiệm, về lịng tự trọng, về cơng bằng, hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều
chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Hồ Chí Minh là
lãnh tụ bàn nhiều nhất về đạo đức, nhưng Người thực hành về đạo đức nhiều hơn
7


những điều Người đã nói và viết về đạo đức. Vì thế muốn nghiên cứu đạo đức Hồ Chí
Minh thì không thể chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói mà phải thâm nhập vào
tồn bộ cuộc đời hoạt động của Người và những tiếng nói tâm huyết của các học trò
và bạn bè quốc tế về Người. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng
đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là
“cái gốc” của người cách mạng.
1. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư :
Nếu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách Mệnh,
Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh,
phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người cách mạng cần
quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng; thì ngay
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã
đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức cách mạng đối với người có chức, có
quyền trong Chính phủ từ tồn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch
giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính” để “làm
cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”.
Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là phẩm chất đạo đức cơ bản
nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của
dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất
với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái
niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với họat động
hàng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước,

hiếu với dân. Chí cơng vơ tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí cơng vơ tư và ngược lại. Người có tinh thần chí cơng vơ tư
là người ham làm những việc ích nước, lợi dân, khơng ham địa vị, công danh, phú
quý, không nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Người cho rằng những cán bộ, đảng viên có
đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách, hơn nữa yêu cầu họ phải
thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, với việc và với chính
mình.
Người từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách
mạng chân chính, khơng có gì là khó cả. Điều đó hồn tồn do lịng mình mà ra. Lịng
mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí cơng, vơ tư
Mình đã chí cơng, vơ tư thì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày
càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” . Có thể
thấy rằng từ các khái niệm đạo đức cũ như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Người đã
đưa vào đây nội dung đạo đức mới bằng cách giải thích nó theo quan niệm mới, với
8


một nội dung hoàn toàn khác, rất cách mạng, phản ánh các mối quan hệ một cách rõ
ràng, cụ thể và dễ hiểu.
2. Trung với nước, hiếu với dân:
Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng, đưa vào đây
một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng đạo
đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo đức mới, mà tiêu biểu nhất là các
khái niệm: trung, hiếu, nhân, nghĩa… “Từ trung với vua thành trung với nước; từ hiếu
với cha mẹ mình thành hiếu với dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân dân, từ cần
cho riêng mình thành cần cho cả xã hội; từ kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm
chung phục vụ cho đất nước; từ liêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng, nghĩa là
chỉ giữ cho bản thân mình trong sạch, Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang
tính xã hội; từ chính nghĩa là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển
sang vấn đề thiện, ác; làm việc chính, là người thiện; làm việc tà là người ác”.

Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo
đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có
thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận
hiếu với dân. Trung với nước, hiếu với dân được coi là nội dung cơ bản nhất, bao
trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa
con người với Tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân
của đất nước.
Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì
dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên
“hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là
xem người dân như đối tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lịng.
Ở người, lý luận ln gắn chặt với thực tiễn, lời nói ln đi đơi với việc làm. Cuộc đời
của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân.
3. u thương con người, sống có tình nghĩa:
Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người - công
dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của
mỗi con người đối với con người. Người cho đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con
người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức,
bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối
quan hệ hàng ngày với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình
thường. Phải ln nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ lượng với ngươì
khác. Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào
9


con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong
hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ
bản thân mình.
4. Có tinh thần quốc tế trong sáng:

Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc
và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách
mạng sự hài hịa về các mối quan hệ lợi ích.Theo Người, tinh thần quốc tế trong
sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người
cho rằng nếu tinh thần u nước khơng chân chính, tinh thần quốc tế khơng trong
sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, hẹp hịi, sơ vanh, biệt lập, kỳ thị
chủng tộc.
Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ
chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời
đại, đã vượt qua biên giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hịa bình,
hữu nghị và hợp tác.
Cần nhấn mạnh là tuy có những cách định nghiã khác nhau về nội hàm các
khái niệm đạo đức cách mạng, nhưng nhìn chung ở Người đều có sự nhất quán về
tinh thần cách mạng và phương pháp tư duy. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư
tưởng đạo đức đã có từ trước như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, đến cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư; từ trung, hiếu, đến thiện, ác... bao giờ Người cũng có cách giải
thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp dễ hiểu, dễ chấp nhận với từng
đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân: trí thức, qn đội, cơng an, công nhân, nông
dân, phụ nữ, phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng... Đề cao đạo đức mới, Người
đã thể hiện một tầm nhìn xa trơng rộng về nhân cách con người.
Những phẩm chất mà Người nêu ra là nhằm hướng con người tới cái thiện, cái
tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thối hóa, biến chất
có thể xảy ra, đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham nhũng,
lãng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được đề cập đến trong Di chúc để
lại cho tồn Đảng, tồn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo
đức, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân”.


CHƯƠNG II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI
1. Đặt vấn đề.
10


Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một
khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ
những quy tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những quy tắc này bao
trùm tất cả các lĩnh vực: Đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó có, có những quy tắc dần
dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có
những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng
được người ta thừa nhận gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là
lối sống cộng đồng. Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng.
Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc
trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng. Lối sống là tiêu chí đầu tiên,
tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối
sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.
2. Thực trạng.
Hiện nay, Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây đựng đất nước theo
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một q trình khó khăn,
đầy thử thách mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành
tựu khả quan: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với các năm
trước(7,24%), nạn thật nghiệp giảm bớt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao cả về mặt chất cũng như mặt lượng. Và trong giai đoạn phát triển này thì khơng
thể khơng kể đến vai trị của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ kế tiếp những
truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh
công bằng và văn minh. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như

hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: Có rất nhiều sinh
viên đã trưởng thành và phát huy mọi khả năng của mình để góp một phần sức lực
trong việc đổi mới đất nước, cũng có nhiều sinh viên đã biết vượt qua số phận nghiệt
ngã của chính mình để học tập. Đồng thời đó cũng khơng phải ngẫu nhiên mà hàng
loạt các tệ nạn như: ma túy, đua xe, cờ bạc, rượu chè... ngày càng xâm nhập sâu vào
giảng đường. Tất cả những điều đó trở thành điều nhức nhối cho toàn xã hội. Sinh
viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người mà theo Mác là
“tổng hòa của quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời
còn trẻ, thường từ 18 đến 25, dễ thay đổi chưa định hình rõ được về nhân cách, ưa
các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế
dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tịi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp
xưa nay cũng khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đơi khi cực đoan nếu
khơng được định hướng tốt.

11


Đối với sinh viên trường ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra
quá trình phân hóa, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn
đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mơ đào tạo khiến trình độ sinh viên có sự
chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc
điểm tương đồng dưới đây:
Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn nghành, chọn nghề, ở việc hướng đến lựa
chọn những kiến thức để học tập sao cho đáp ứng với nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh
nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những
cơng việc có thu nhập cao... nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ
rất rõ.
Tính năng động: Nhiều sinh viên vừa đi học, vừa đi làm ( làm thêm bán thời
gian hoặc là thành viên chính thức của một cơ quan, cơng ty), hình thành tư duy kinh
tế trong thế hệ mới ( thích kinh doanh, muốn tự mình lập cơng ty ngay khi đang cịn

là sinh viên), thể hiện sự tích cực, chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều
sinh viên cùng một lúc học hai trường.
Tính cụ thể của lý tưởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền
với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: Sinh viên hơm nay
sống có lý tưởng khơng, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và
lý tưởng dân tộc, của nhân loại khơng. Có thể khẳng định là có nhưng đang xuất hiện
những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và
quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa
xơi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.
Tính liên kết: Những người trẻ ln có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc
biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học
người Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đưa đến kết
luận: Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống.
Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước xu hướng tồn hóa (cả mặt
thuận lợi và hạn chế của xu hướng này đang hướng mạnh đến tính cộng đồng.
Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hóa, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc nâng
cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có
học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trị cá
nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân, sự hi sinh và quan tâm
đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là
tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận
sinh viên.

12


Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ cho việc
nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau.
Tính cá nhân khơng tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế.
Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, ln bộc lộ tính hai mặt: Vừa có tác

động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.
Những mặt tích cực:
Cùng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, một nền đạo đức mới với những con
người năng động đã và đang hình thành một nguồn lực quan trọng của cơng cuộc
phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của
dân tộc như: yêu nước, thương người, sống có nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới của xã hội và thời
đại. Nhờ vậy mà phần lớn đội ngũ sinh viên, thanh niên trí thức năng động, sáng tạo,
nhạy bén với thời cuộc, sống có bản lĩnh tư tưởng mục đích rõ ràng, nhưng vẫn giữ
được lối sống tình nghĩa, gắn bó với nhân dân, kế thừa tinh thần xung phong, đi đầu,
sẵn sang đối mặt với những khó khăn, thách thức trong mọi lĩnh vực, là trụ cột cảu
nước nhà trong tương lai. Biểu hiện cụ thể là những phong trào thanh niên tình
nguyện với châm ngơn “đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” đã và đang
giúp đỡ bà con vùng sâu phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa. Ngồi ra, đội
ngũ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên có năng lực, không ngừng phấn đấu trau dồi thêm
kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ trong thời đại mới. Đồng thời luôn sống và làm
việc đúng đắn với những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Bác đã dạy, xứng đáng
là đầy tớ trung thành của nhân dân, đất nước.
Những mặt tiêu cực:
Bên cạnh nền kinh tế thị trường còn chịu nhiều chi phối mạnh mẽ của đồng tiền
và quá trình tồn cầu hóa với sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin cùng với những
văn hóa nước ngồi ồ ạt vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục
những truyền thống tốt đẹp mà cả dân tộc ta đã xây đắp và giữ gìn cả nghìn năm nay.
Những thói hư tật xấu nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người nhưng chúng ta sẽ nói đến
nền móng của đất nước. Và đương nhiên trong đó có chính chúng ta, những người
học sinh sinh viên, chủ nhân tương lai của nước nhà. Đạo đức trong học sinh, sinh
viên hiện nay là vấn đề khá nóng bỏng được xã hội rất quan tâm. Thật vậy, chưa bao
giờ lối sống đạo đức trong giới trẻ lại đáng lên án và cảnh cáo như hiện nay. Biểu
hiện cụ thể là vấn đề bạo lực và đạo đức học đường lại gây nhức nhối trong dư luận,
xã hội. Theo TS Phạm Thị Kim Anh,Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, dẫn đến kết quả của

một cuộc điều tra, khảo sát của thanh tra Bộ GD– ĐT với 1.827 sinh viên tại 12 cơ sở
giáo dục cho thấy: 89% sinh viên từng dùng tài liệu trong phịng thi, 85% từng quay
cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc mua điểm….Th.S Tống Thị
13


Hồng, giảng viên Trường CĐ Sư Phạm Đồng Nai, nêu lên một thực tế tìm hiểu từ 140
trường ở Đồng Nai cho thấy: ở bậc mần non, một số học sinh có những hành vi như
chửi thề, nói tục, bắt chước các hành vi quan hệ nam nữ trong phim ảnh(chưa ý thức
được). Học sinh tiểu học không chào hỏi người lớn, nói dối, xé bài vở trước mặt thấy
cơ khi bị điểm kém. Học sinh trung học vô lễ với giáo viên, sửa điểm trong sổ liên lạc,
mạo chữ kí cha mẹ nghỉ học đi chơi… Đáng lo ngại là tình trạng bạo lực học đường
trong thời gian gần đây khơng hề thun giảm mà thậm chí cịn gia tang với những
hành vi và mức độ nguy hiểm hơn trước. Cụ thể là việc chia bè, kết phái, những cuộc
ẩu đả đánh nhau của học sinh, sinh viên dẫn đến thương vong thậm chí là tử vong
như một vụ học sinh lớp 11 ở Đã Nẵng bị đâm chết ngay cổng trường, hay vụ đánh
nhau giữa hai nhóm học sinh ở một trường cấp ba quận Tân Bình làm một em chết
và tám em bị thương. Hay gần đây, liên tục những clip đánh nhau, làm nhục nhân
phẩm được tung lên mạng gây hoang mang cho xã hội. Bất nhẫn và đáng phẫn nộ
nhất là vụ cựu sinh viên trường ĐH Nông Lâm Trần Xuân Thanh tạt axit thầy Đẵng
Hữu Dũng chỉ vì thầy đánh trượt mơn Tiếng Anh. Vụ án trên đã gây bức xúc cho giới
sinh viên của trường. Ngoài ra một bộ phận giới trẻ mất niềm tin vào cuộc sống,
khơng có lý tưởng mục đích sống, và phấn đấu, chạy theo lối sống thực dụng, sống
thử, sống dựa dẫm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập hút sách, trộm
cắp… trở thành gánh nặng cho nước nhà. Phải chăng đó là hậu quả tất yếu của sự
bùng nổ thông tin, của những dịng văn hóa đồi trụy, của sự thiếu quan tâm giáo dục
kịp thời từ phía gia đình và trường học. Và một nguyên nhân nữa đó là sự tha hóa
đạo đức của một số giáo viên, giảng viên khi chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên đi
cái tâm của nghề. Thậm chí là những việc mang tính chất vơ nhân tính làm mất đi
hình tượng cao đẹp về nhà giáo như vụ nữ sinh trường CĐ Truyền Hình bị thầy giáo

“gạ tình lấy điểm”, hay ở Hà Giang một thầy hiệu trưởng đã lợi dụng thân xác và
tham gia vò đường dây bán dâm tuổi vị thành niên, một vụ tương tự cũng đã xảy ra
tại Cao Bằng trước đó, tàn nhẫn hơn, một vụ thầy giáo dở trị dâm ơ với một học sinh
mới lớn hơn bốn tuổi tại Hà Nội. Và mới đây, một giáo viên tiểu học ở Hà Tĩnh đã bị
bắt vì tội cưỡng bức một nữ sinh lớp bốn. Ngồi ra tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí trong bộ phận cơng chức diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa
quyền, thiếu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết vấn đề cho
nhân dân, doanh nghiệp chậm khắc phục. Một số cán bộ, đảng viên kể cả một số cán
bộ lãnh đạo yếu kém về mặt phẩm chất đạo đức và năng lực, thiếu tính tiên phong,
gương mẫu, ln đặt lợi ích cá nhân lên trên, khơng đủ trình độ hoàn thành nhiệm
vụ. Việc suy đồi đạo đức ấy đã và đang gây mất lòng tin vào nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng và nhà nước, không những vậy nó đã gián tiếp gây thiệt hại tính mạng
và của cải cho nhân dân, cho đất nước. Như vậy tuy đạt được những mặt tích cực,
14


song thực trạng đạo đức ở nước ta đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Rõ ràng
trong sự nghiệp giáo dục của nước ta còn xa vời thực tế, nặng lý thuyết, nhìn chung
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay.
Qua ví dụ về bài viết sau đây chúng ta có thể nhận thấy rất giống với tình trạng sinh
viên trường ta hiện nay:
Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay
Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng ( Giảng viên khoa Giáo dục học, trường ĐH khoa học
xã hội và nhân văn- ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh ) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã
hội về lối sống của sinh viên hiện nay. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba
trường thành viên( trường ĐH khoa học tự nhiên, trường ĐH khoa học xã hội và
nhân văn, trường ĐH bách khoa). Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt động cơ
bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân loại đã cho
thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay.

60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội:
Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của
sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và
người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngồi ra cịn xem ti vi, đọc sách báo. Có
điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách
sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hịa nhập vào đời sống xã hội. Trước những
sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ ln tỏ thái độ bàng quan. Kết quả nghiên
cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh
viên.
10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ:
Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính
hưởng thụ, nhiều khi vơ bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân
cách. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động
vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu
dùng “sành điệu”. Lắm khi ăn chơi kiểu bạt mạng đến quên cả lối về.
30% sinh viên say mê học tập:
Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng
đường là để học hỏi, tìm kiếm một nghành nghề nào đó cho cuốc sống tương lai hoặc
để nâng cao kiến thức hiểu biết. Nhưng đáng tiếc đã xảy ra: Chỉ có 30% trong số họ
thức hiện được điểu này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ tích cực, năng động, có chí
hướng và say mê học tập.
15


Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hồn
thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích
xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội
truyền thống. Nhóm sinh viên này hướng những mục đích của mình vào việc thỏa
mãn những nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt đồng hướng
ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến

và tham gia hoạt động là những tổ chức chính quy với mục đích lành mạnh.
3. Vận dụng.
Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của đất nước, thế hệ
trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
Một là: trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ
Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách
mạng. Người nói bài học chính trong đời tơi là tuyệt đối và hồn tồn cống hiến đời
mình cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp cơng nhân
và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự hợp tác anh em và
hịa bình giữa các dân tộc. Lời dạy của Người về nội dung này giúp sinh viên có ý chí
vươn lên lập thân, lập nghiệp, đưa q hương, đất nước thốt khỏi đói nghèo, lạc
hậu. Từ đó quyết tâm phấn đấu để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH;là ý
chí quyết tâm vươn lên, là khát vọng, hoài bão làm giàu cho mình, cho gia đình, cho
quê hương đất nước.
Hai là: học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Đây là đức tính mà Người thường dạy cán bộ,
đảng viên. Suốt đời người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư, ln vì nước, vì dân, khơng gợn chút riêng tư. Người suốt đời giữ một nếp sống
thanh bạch, giản dị, khiêm tốn, cần lao, tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho nhân
dân. Toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới đều biết bộ kaki bạc màu, đơi dép
lốp mịn, cái nhà sàn gỗ đơn sơ của Người. Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể
hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên
trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm
chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói khơng với các tệ nạn xã hội… Như thế thì
mỗi đồn viên, sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc
chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người khi đã
rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm,
tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Bên

cạnh đó, vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở

16


chỗ cần có sự nêu gương, chỉ bảo của tất cả những người thầy về những vấn đề đạo đức
đặt ra đối với mỗi ngành nghề cụ thể.
Ba là, học đức tính tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân
và hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, nhân hậu với con người.
Hồ Chí Minh có tình thương u bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với
niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Người phê phán quyết liệt
đầu óc quan cách mạng, và người thường xuyên đi xuống các cơ sở để tìm hiểu, lắng
nghe ý kiến của nhân dân, đảng viên. Đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi
sinh của Bác Hồ qua việc tham gia tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội: giúp
người neo đơn, hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện… Tham gia những hoạt
động đó sẽ giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và có ích cho cộng
đồng. Trong mơi trường học đường, đồn viên thanh niên nên tích cực đóng góp ý
kiến xây dựng cho phong trào chung, biết hi sinh, cống hiến vì tập thể, biết giúp đỡ
mọi người xung quanh một cách chân thành…
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống. Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí
Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần nhận
án tử hình, có giai đoạn hoạt động rất sơi nổi, có giai đoạn lại bị hiểu nhầm, nghi kỵ…
Nhưng nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn Người đã vượt qua tất cả những khó
khăn đó để trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đoàn viên nên học và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết bằng chính những hành động thực tiễn của mình
trong cuộc sống và học tập. Hãy học tập thật tốt để là một sinh viên giỏi chuyên môn,
hãy sống thật lành mạnh và góp phần tích cực để xây dựng một mơi trường văn hố xã
hội văn minh.
Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, địi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều
nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của
mọi người trong xã hội, của bố mẹ, cán bộ, đảng viên,… Nếu coi thường một trong
những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó mà đạt được kết quả như mong
muốn.

KẾT LUẬN
Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người, với sinh viên chúng em, những ngày
ngồi trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong q
trình lâu dài tích lũy kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ điểm
xuất phát này con người trưởng thành và bước vào đời.Nếu điểm xuất phát tốt
17


chúng em sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc trong tương lai;
ngược lại con đường đi lên sẽ gặp chắc trở và khó khăn.
Xây dựng trường Đại học Thương Mại thành trường đại học đào tạo trình độ
cao, đa nghành, đa lĩnh vực. Tuổi trẻ Thương Mại nguyện phát huy truyền thống anh
hùng, chăm chỉ rèn đức luyện tài vì đất nước phát triển, phồn vinh, khẳng định vai
trò, vị thế của sinh viên trường Đại học Thương Mại, tạo dựng hình ảnh người sinh
viên Việt Nam trong thời đại mới có hồi bão, có lý tưởng với xã hội và đất nước.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa
yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân
tộc trong điều kiện tồn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với
thanh niên Việt Nam hãy thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên: Cần
cố gắng hơn nữa nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Phải ln
nâng cao chí khí cách mạng: "Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".Luôn luôn trau rồi
đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị; chống lãng phí xa hoa. Ln ln chú ý dìu
dắt và giáo dục thiếu niên nhi đồng làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo./


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh- NXB Chính trị Quốc gia- 2009
Link: Chungta.com
Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức- TS.GS Trần Văn Bích-2010
18


4.

Và một số sách, báo, tạp chí, khác

19



×