Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam - Đơn vị năng lực TGS3.6: Nghiên cứu và hoàn thiện thông tin liên quan đến chương trình du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.03 KB, 3 trang )

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

TGS3.6. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN THÔNG TIN LIÊN
QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này mô tả các năng lực cần thiết để tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá thông tin để phát
triển và hoàn thiện chương trình du lịch trọn gói
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
E1. Xác định nguồn thông tin
P1.

Xem lại chương trình du lịch để xác định các điểm tham quan sẽ đến

P2.

Tham vấn với các hướng dẫn viên khác, các đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị để xác định các địa danh, thắng
cảnh

P3.

Lựa chọn nguồn thông tin nghiên cứu và phương pháp thích hợp dựa trên yêu cầu của khách

P4.

Đánh giá tính phù hợp của địa danh, thắng cảnh và khu du lịch đối với khách tham quan

P5.

Lựa chọn bố cục chương trình và xây dựng bài giới thiệu phù hợp


E2. Sắp xếp thông tin
P6.

Xây dựng bài giới thiệu và bố cục chương trình phù hợp với khách không mang yếu tố tôn giáo và chính trị

P7.

Xây dựng bố cục chương trình phù hợp với yêu cầu của đối tượng du khách cụ thể

P8.

Kết hợp và tích hợp nhiều thành phần dịch vụ để tạo ra giá trị và sự hấp dẫn tối đa

P9.

Thông báo lãnh đạo đơn vị về các thay đổi chi phí của các dịch vụ trong chương trình, đã tính đến những yếu
tố tài chính then chốt

P10.

Trình bày cho lãnh đạo đơn vị cấu trúc giá đã sửa lại, bao gồm chi tiết của tất cả những thay đổi, những nội
dung có hoặc không bao gồm trong giá và những nội dung tính thêm

P11.

Kiểm tra những yêu cầu hợp pháp và liên kết chúng trên cơ sở quy định của Nhà nước và địa phương

P12.

Trình bày bố cục và chi tiết chương trình cho lãnh đạo duyệt trước khi thực hiện


E3. Đánh giá và hoàn thiện thông tin
P13.

Phân tích ý kiến phản hồi của khách và bàn bạc với các đối tác về việc hoàn thiện dịch vụ

P14.

Xem xét và điều chỉnh chương trình để đáp ứng phản hồi của khách/của đồng nghiệp và phù hợp với quy
trình của đơn vị

YÊU CẦU KIẾN THỨC
K1.

Giải thích cách thức chủ động tìm nguồn thông tin và soạn các bài thuyết minh về những địa danh và thắng
cảnh khác nhau

K2.

Giải thích các đặc điểm của bài thuyết minh có thể đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách cũng như yêu cầu
của đơn vị

K3.

Mô tả và giải thích các thành phần của sản phẩm du lịch

K4.

Mô tả thông tin về khách


K5.

Giải thích các quy định của địa phương và tác động của chúng đến chương trình du lịch

K6.

Liệt kê những thông lệ của ngành du lịch liên quan đến địa danh, thắng cảnh

K7.

Giải thích mối quan tâm của khách đối với chương trình du lịch đã được thiết kế

K8.

Liệt kê các thông lệ của ngành du lịch trong việc xây dựng các các sản phẩm du lịch trọn gói phù hợp với các
khu vực khác nhau

K9.

Giải thích phương pháp phân tích thông tin và phản hồi

K10.

Liệt kê và giải thích kỹ thuậtđánh giá thông tin

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỔ THAY ĐỔI
Đơn vị tiêu chuẩn này có thể bao gồm các yếu tố sau:
© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


1


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

1. Danh lam thắng cảnh có thể bao gồm:


Các công trình và điểm tham quan nhân tạo hấp dẫn



Các địa điểm tham quan tự nhiên



Địa danh lịch sử



Lễ hội văn hóa và tôn giáo



Hội nghị và sự kiện xã hội

2. Các phương pháp nghiên cứu thích hợp có thể bao gồm:


Nghiên cứu tại văn phòng




Liên hệ cá nhân với các cơ quan chức năng du lịch



Các nhà cung cấp sản phẩm



Hệ thống phân phối



Thị sát và chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp trong ngành

3. Đánh giá sự phù hợp của thắng cảnh đối với du khách bao gồm:


Khả năng tiếp cận



Đặc tính, lợi ích và ý nghĩa



Tác động đến môi trường; giá trị văn hóa và lịch sử




Giá cả, khả năng sinh lợi nhuận và phân chia lợi ích kinh tế

4. Đặc điểm thắng cảnh có thể bao gồm:


Sự hình thành đặc biệt của tự nhiên hoặc công trình kiến trúc xuất chúng



Các sự kiện và lễ hội đặc biệt



Cư dân bản địa



Hệ động, thực vật



Vùng xa xôi và khu vực không tiếp cận được

5. Yêu cầu của đối tượng khách hàng cụ thể có thể bao gồm:


Lưu trú, danh thắng, khả năng tiếp cận, ngân sách, sản phẩm hoặc dịch vụ




Những lưu ý, hạn chế về thời gian, những vấn đề về văn hóa, chính trị và tôn giáo



Lưu ý về sở thích ăn uống, sức khỏe và tuổi tác

6. Những yếu tố tài chính chủ yếu có thể bao gồm:


Tiền hoa hồng



Thỏa thuận bằng hợp đồng



Yêu cầu về mức lãi



Điều kiện thanh toán



Áp dụng tỷ giá hối đoái quy định




Các loại thuế



Quỹ dự phòng và tổng quỹ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Đánh gia thực hiện công việc phải bao gồm:
1.

Ít nhất mộtbáo cáo về thông tin nghiên cứu hoàn thiện

2.

Ít nhất ba trường hợp đã được thực hiện

3.

Ít nhất một kế hoạch chương trình tham quan

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm:


Phỏng vấn kiến thức về các thành phần chương trình du lịch trọn gói và thông tin liên quan đến chương
trình du lịch



Thể hiện cách thức nghiên cứu và hoàn thiện thông tin cho chương trình du lịch đến các danh thắng



Quan sát quá trình thực hiện thông qua mô phỏng hoặc việc thực hiện trên thực tế



Xem xét bộ hồ sơ bằng chứng



Báo cáo của người thứ ba về việc thực hiện tại nơi làm việc

CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN
Hướng dẫn viên du lịch, Trưởng đoàn
SỔ THAM CHIẾU VỚI CHUẨN ASEAN
D2.TTG.CL3.14

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


3



×