Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

(2005) Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.14 KB, 5 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn
thuốc bảo vệ thực vật tại một huyện
đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc
PGS. Bùi Thanh Tâm, Ths. Lê Thò Thanh Hương,
Ths. Nguyễn Ngọc Bích và cs.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhiễm độc thuốc
BVTV là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay. Một nghiên
cứu can thiệp xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV đã được tiến hành ở xã An
Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) và xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai, Hà Tây) trên cơ sở chính
quyền cam kết hành động, thực hiện đồng bộ các giải pháp liên ngành và huy động cộng đồng cùng
tham gia. Kết quả can thiệp cho thấy kiến thức, thực hành sử dụng an toàn thuốc BVTV của cộng
đồng được nâng cao, tình trạng nhiễm độc thuốc BVTV giảm rõ rệt sau gần 2 năm can thiệp. Mô
hình có tính bền vững nhờ đem lại lợi ích sản xuất và lợi ích sức khoẻ cho cộng đồng.
Pesticides have been used broadly in agriculture. Pesticide poisoning requires a major concern of
public health in Vietnam rural areas. An interventional study for building a community - based model
on safe use of pesticide was conducted in An Lac commune (Chi Linh district, Hai Duong province)
and Xuan Duong commune (Thanh Oai district, Ha Tay province). This study was carried out with
the commitment of the local authority, the participation of related stakeholders and the community
mobilization in two communes.Results showed a significant improvement of knowledge and practice
on pesticide use of the target population. Pesticide poisoning cases decreased after two years of the
study implementation. A sustainable model on safe use of pesticide was developed in An Lac and Xuan
Duong communes.

1. Đặt vấn đề
Nhiễm độc thuốc BVTV từ nhiều năm nay luôn
là một vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng dân cư nông nghiệp, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới


(WHO) lượng thuốc BVTV sử dụng trên toàn cầu
vào khoảng 3 triệu tấn/năm, số người nhiễm độc
cấp tính do thuốc BVTV khoảng 3 triệu người/năm,
trong đó 200.000 người chết do nhiễm độc (1990).
Ở Việt Nam việc sử dụng thuốc BVTV được bắt
đầu từ năm 1957. Vào thập niên 1990 lượng thuốc
BVTV nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng từ 21.400
tấn/năm (1991) lên 40.000 tấn/năm (1998), chưa kể
lượng thuốc BVTV nhập lậu. Năm 2000 cả nước có
46 cở sở sản xuất, gia công, đóng gói thuốc BVTV

với tổng công suất lên tới 80.000 tấn/năm. Tình
hình nhiễm độc thuốc BVTV cũng rất đáng báo
động. Năm 1997 theo báo cáo của 10 tỉnh trong
tổng số 61 tỉnh thành của cả nước, chỉ với lượng
thuốc BVTV sử dụng là 4.200 tấn đã có 6.103 người
bò nhiễm độc cấp tính, 240 người chết, bình quân cứ
sử dụng 1 tấn thuốc BVTV có 1,45 người nhiễm độc
cấp tính, và cứ dùng 17,5 tấn thuốc BVTV thì có 1
người tử vong.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhiễm độc thuốc
BVTV ở Việt Nam. Theo Hà Minh Trung (đề tài
KHCN 11 - 08 cấp nhà nước) cả nước có 11,5 triệu
hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với
thuốc BVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với
tỷ lệ nhiễm độc thuốc BVTV mạn tính được xác
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2)

39



| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

đònh là 18,3% thì số người bò nhiễm độc mạn tính
nghề nghiệp do thuốc BVTV ở nước ta sẽ là 2,1
triệu người. Theo Nguyễn Thanh Hà, so với nhóm
chứng, nguy cơ nhiễm độc ở nhóm người tiếp xúc
thuốc BVTV sẽ tăng gấp 7,7 lần nếu không biết các
thuốc BVTV bò cấm sử dụng, tăng gấp 3,8 lần nếu
dùng thuốc BVTV ngoài danh mục, gấp 9,8 lần nếu
không dùng phương tiện bảo vệ cá nhân. Như vậy,
để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thuốc BVTV tại
cộng đồng, cần phải có những giải pháp đồng bộ,
phối hợp liên ngành và có sự tham gia tích cực của
cộng đồng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ cộng đồng dân cư nông thôn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài "Xây dựng mô hình cộng
đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV tại một xã huyện
đồng bằng và một xã huyện miền núi phía Bắc" với
mục tiêu chung là: xây dựng mô hình cộng đồng quy
mô xã cùng tham gia hành động để giảm nguy cơ
nhiễm độc thuốc BVTV và ô nhiễm môi trường sống
trên đòa bàn xã, thôn. Mục tiêu cụ thể là:
Mô tả thực trạng việc sử dụng thuốc BVTV,
kiến thức, thái độ, thực hành của người dân liên
quan đến sử dụng thuốc BVTV và tình hình nhiễm
độc thuốc BVTV tại đòa phương nghiên cứu.
Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động cộng
đồng quy mô xã sử dụng an toàn thuốc BVTV tại

xã Xuân Phương (Thanh Oai, Hà Tây) và xã An
Lạc (Chí Linh, Hải Dương). Đánh giá kết quả hoạt
động của mô hình.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là
những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV tại các
hộ gia đình nông dân, các cán bộ chính quyền ban
ngành đoàn thể có liên quan, TTYT huyện và trạm
y tế xã ở đòa bàn 2 xã nghiên cứu.
Phương pháp: nghiên cứu can thiệp, so sánh
các chỉ số nghiên cứu trước và sau can thiệp.
Thời gian: từ quý 4/2000 đến quý 2/2002.
Thu thập thông tin:
- Điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi cấu trúc:
những người trực tiếp tham gia sử dụng thuốc
BVTV. Cỡ mẫu là 384 người ở An Lạc, Chí Linh,
Hải Dương và 280 người ở Xuân Phương, Thanh
Oai, Hà Tây.
- Sử dụng bảng kiểm quan sát trực tiếp thực
hành bảo quản thuốc BVTV tại hộ gia đình. Cỡ
40

Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)

mẫu là 384 người ở An Lạc, Chí Linh, Hải Dương
và 280 người ở Xuân Dương, Thanh Oai, Hà Tây
- Phân tích các thống kê, báo cáo liên quan tới
sử dụng và nhiễm độc thuốc BVTV của TTYT
huyện, phòng nông nghiệp huyện, trạm y tế xã v.v...
- Phỏng vấn sâu những người trực tiếp tham

gia phun thuốc BVTV và cán bộ y tế, thảo luận
nhóm chuyên đề với những người trực tiếp sử
dụng thuốc BVTV về những hoạt động cụ thể tại
cộng đồng liên quan đến sử dụng an toàn thuốc
BVTV tại đòa phương.
Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện
tham gia của cộng đồng và các đối tượng nghiên
cứu, không gây tác động làm ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ và sinh hoạt bình thường của cộng đồng.

3. Kết quả và bàn luận:
Đặc điểm chung về thực trạng sử dụng và nhiễm
độc thuốc BVTV ở các xã nghiên cứu:
Xã An Lạc huyện Chí Linh, Hải Dương:
Xã An Lạc là một xã thuần nông, có 1.274 hộ
gia đình. Dân số toàn xã có 5.075 người, thuộc
nhiều dân tộc khác nhau. Diện tích xã 10,2 km2,
chia thành 7 thôn, 11 đội sản xuất. Xã có 300 hécta trồng lúa, 31 héc-ta trồng rau, 99 héc-ta trồng
cây ăn quả (vải, nhãn, na, v.v...). Với tổng diện
tích canh tác là 430 héc-ta. Năm 2000 cả xã sử
dụng 1.050 kg thuốc BVTV, bình quân 2,4 kg/ha,
gấp 1,45 lần số bình quân thuốc BVTV/ha của toàn
huyện Chí Linh (1,7 kg/ha).
Trong năm 2000 trạm Y tế xã An Lạc phải xử
trí nhiễm độc thuốc BVTV cho 32 người, có 7 người
phải chuyển lên bệnh viện huyện cấp cứu.
Xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Tây:
Xã Xuân Dương là một xã thuần nông, diện
tích xã 356,8ha, dân số 4.886 người. Xã có 239,8 ha

trồng lúa 2 vụ và xen canh rau màu, 4,6 ha chuyên
trồng rau màu trên đất bãi ven sông. Cả xã có 3
thôn, 7 đội sản xuất, 1.113 hộ gia đình. Mỗi năm xã
dùng từ 1.500 - 2.000 thuốc BVTV, bình quân 4,2 5,6 kg/ha. Mức sử dụng thuốc BVTV trung bình của
huyện là 2,2 kg/ha. Trong thời gian từ năm 1995 1999 ở xã Xuân Dương có 70 người bò nhiễm độc
thuốc BVTV phải đi cấp cứu (8 người nhiễm độc cố
ý), tử vong 5 người.
Mục đích sử dụng thuốc BVTV:


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Mục đích sử dụng thuốc BVTV rất đa dạng.
Trong 348 hộ gia đình được điều tra ở huyện Chí
Linh có 99,7% số hộ có dùng thuốc BVTV để diệt
trừ sâu bệnh, tỷ lệ số hộ gia đình dùng thuốc diệt
cỏ là 64,8%, diệt chuột 37,1%, dùng thuốc kích
thích sinh trưởng cây trồng 15,5%. Tại huyện
Thanh Oai trong 281 hộ gia đình được điều tra, tỷ
lệ số hộ gia đình có dùng thuốc diệt chuột là 77%,
có dùng thuốc diệt trừ sâu bệnh 51,6%, thuốc kích
thích sinh trưởng 18,1%, thuốc diệt cỏ 3,2%, mục
đích khác 1,4%. Do các hộ gia đình sử dụng thuốc
BVTV với nhiều mục đích khác nhau nên mỗi hộ
đều có sử dụng nhiều loại thuốc, trong đó có những
loại thuốc có độc tính mạnh như thuốc diệt chuột rất
dễ gây tử vong cho người và gia súc.

- Đưa nội dung sử dụng an toàn thuốc BVTV
vào giảng dạy môn kỹ thuật nông nghiệp ở trường

THCS;

Xây dựng mô hình cộng đồng quy mô xã sử dụng
an toàn thuốc BVTV:

- Trong trạm y tế có góc tuyên truyền phòng
nhiễm độc thuốc BVTV (hiện vật, tranh, tờ rơi,
sách báo).

Từ quý 4 năm 2000 một mô hình cộng đồng sử
dụng an toàn thuốc BVTV với sự tham gia của cộng
đồng đã được xây dựng tại 2 xã Xuân Dương và An
Lạc, với các hoạt động cụ thể:
Hình thành bộ máy tổ chức, xác đònh mục tiêu,
lập kế hoạch hành động trong toàn xã.
- Uỷ ban nhân dân xã và Đảng uỷ xã thông qua
nghò quyết triển khai dự án, thành lập ban chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch hành động, phân công nhiệm vụ
cho mỗi thành viên. Ban chỉ đạo ấn đònh lòch sinh
hoạt đònh kỳ.
- Các thành viên trong BCĐ có Chủ tòch UBND
xã, đại diện hợp tác xã nông nghiệp, hội khuyến
nông, trạm y tế xã, đài truyền thanh, trường trung
học cơ sở, công an, quản lý thò trường.
Huấn luyện chuyên môn kỹ thuật về sử dụng an
toàn thuốc BVTV và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
tổng hợp (IPM).
- Đối tượng: 100% thành viên ban chỉ đạo,
100% các trưởng thôn, đội trưởng đội sản xuất,
cộng tác viên đội BVTV, giáo viên dạy kỹ thuật

nông nghiệp trường trung học cơ sở, 100% các hộ
bán thuốc BVTV trong xã đều được tập huấn các
kiến thức cần thiết.
Giáo dục truyền thông về sử dụng an toàn thuốc
BVTV tới từng hộ gia đình.
- 100% các hộ gia đình trong 2 xã được phát và
dán tờ rơi hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc BVTV;
- Tất cả các thôn xóm có phát thanh đònh kỳ
hàng tuần về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an
toàn, hợp lý;

- Tổ chức thi tìm hiểu thuốc BVTV trong nhà
trường;
- Các cộng tác viên BVTV và các học sinh tình
nguyện xuống từng hộ gia đình hướng dẫn, nhắc
nhở sử dụng thuốc BVTV an toàn.
3.2.4. Tăng cường năng lực trạm y tế xã trong
thực hành phòng và cấp cứu nhiễm độc thuốc
BVTV.
- Cung cấp phác đồ điều trò và hướng dẫn nhân
viên trạm y tế xã thực hành cấp cứu nhiễm độc
thuốc BVTV;

Quản lý người bán thuốc BVTV trên đòa bàn
xã, thôn
- 100% các cửa hàng bán thuốc BVTV ký cam
kết với chính quyền đảm bảo chấp hành đúng quy
đònh về bán thuốc BVTV;
- Kiểm tra các hộ kinh doanh thuốc BVTV;
- Chống bán thuốc chuột, thuốc trừ sâu rong.

Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi
trường trong sử dụng thuốc BVTV.
- Tổ chức điểm thu gom bao bì, chai thuốc
BVTV đã dùng trên cánh đồng của xã;
- Củng cố và phát triển các đội chuyên phun
thuốc trong cộng đồng. Đội viên là những người có
sức khoẻ tốt và hiểu biết tốt về thuốc BVTV.
- Vận động và kiểm tra các hộ gia đình sử dụng
trang bò bảo hộ lao động khi phun, pha thuốc
BVTV, cất giữ thuốc an toàn.
- Áp dụng phương pháp sinh học để diệt chuột:
riêng xã An Lạc huyện Chí Linh phát động nuôi
được gần 2000 con mèo.
Đánh giá kết quả mô hình và các biện pháp
can thiệp:
Nhiều hội nghò với sự tham dự của đông đảo
các cán bộ chỉ đạo cấp xã, thôn, cộng tác viên,
người dân ở các thôn thuộc các xã nghiên cứu đều
đánh giá cao kết quả của những hoạt động can
thiệp tại đòa phương, hiệu quả sản xuất và hiệu quả
bảo vệ sức khoẻ đều rõ rệt. Các hoạt động chủ yếu
dựa vào nguồn lực đòa phương, có sự tham gia tích
Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4)

41


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

cực của người dân, không quá tốn kém nên có khả

năng duy trì lâu dài và mở rộng sang các xã khác
ở trong huyện.
Mô hình can thiệp đã góp phần đáng kể nâng
cao kiến thức và thực hành sử dụng an toàn thuốc
BVTV ở các hộ nông dân.
Bảng 1. Tỷ lệ % hộ gia đình thay đổi kiến thức, thực
hành về sử dụng an toàn thuốc BVTV. N = 664
TT

1.

Chỉ số

Biết chọn đúng thuốc sử dụng theo

Trước

Sau can

can thiệp

thiệp

(%)

(%)

Test χ2

11,0


46,0

p<0,001

mục đích diệt sâu, bệnh
2.

Biết biện pháp phòng nhiễm độc

1,0

58,0

p<0,001

3.

Biết sơ cứu khi bò nhiễm độc

0

68

p<0,001

4.

Mặc quần áo lao động khi đi phun


74,2

96,4

p<0,001

thuốc
5.

Đeo khẩu trang khi đi phun thuốc

34,6

61,9

p<0,001

6.

Đội mũ/nón khi đi phun thuốc

82,6

94,0

p<0,001

7.

Mua thuốc ở cửa hàng có đăng ký 24,0


48,5

p<0,001

kinh doanh
8.

Mua thuốc không có nhãn mác

77,1

9,2

p<0,001

9.

Mua thuốc nhãn chỉ ghi tiếng nước

66,7

12,5

p<0,001

Tại xã An Lạc (Chí Linh, Hải Dương) năm 2000
cả xã có 32 trường hợp nhiễm độc cấp tính thuốc
BVTV, sang năm 2001 số nhiễm độc cấp tính giảm
còn 21 trường hợp trong đó 16 trường hợp do Trạm

y tế xã điều trò, 5 trường hợp được chuyển lên Bệnh
viện huyện, không có trường hợp nào tử vong.
Tăng cường năng lực của nhân viên y tế xã về
giáo dục truyền thông phòng ngừa tác hại của thuốc
BVTV cho cộng đồng và kỹ năng thực hành sơ cấp
cứu nhiễm độc.
Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa Y tế,
Chi cục thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý thò trường,
Công an và Chính quyền đòa phương trong việc bảo
vệ sức khoẻ người dân.
Nguy cơ nhiễm độc thuốc BVTV trong cộng
đồng và ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV được
đẩy lùi. Tại xã An Lạc, giải pháp nuôi mèo để diệt
chuột có sự hỗ trợ của chính quyền xã đã đem lại
hiệu quả sản xuất rõ rệt đồng thời tình trạng sử dụng
hoá chất độc hại để diệt chuột đã được chấm dứt.

4. Kết luận và khuyến nghò:

Tại xã Xuân Dương (Thanh Oai, Hà Tây) trong
khoảng từ năm 1995 - 1999 mỗi năm xã có 13 - 14
trường hợp bò nhiễm độc thuốc BVTV phải đi cấp
cứu, hàng năm đều có ca tử vong do ngộ độc thuốc
BVTV. Sang năm 2000 số người nhiễm độc thuốc
BVTV giảm chỉ còn 8 trường hợp, đến năm 2001
chỉ còn 1 trường hợp ngộ độc thuốc BVTV (nhiễm
độc cố ý) và không có trường hợp nào tử vong.

Sau thời gian gần 2 năm tiến hành can thiệp,
kiến thức và thực hành của người sử dụng thuốc

BVTV đã được tăng cường rõ rệt. Ngoài những kiến
thức và thực hành về sử dụng thuốc BVTV, kiến
thức về sơ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc cũng
được tăng cường. Mô hình đã đem lại hiệu quả thiết
thực cho cộng đồng trong việc phòng ngừa nhiễm
độc thuốc BVTV. Để có thể xây dựng thành công
mô hình cộng đồng quy mô toàn xã sử dụng an toàn
thuốc BVTV với những điều kiện thiết yếu là có sự
cam kết và chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền, hành
động liên ngành, sự tham gia tích cực của cộng đồng
và sự giám sát, hỗ trợ của các cơ quan chức năng có
liên quan ở cấp huyện. Mô hình này cần được tiếp
tục củng cố và mở rộng áp dụng sang các xã khác
ở trong huyện có hoàn cảnh tương tự.

Tác giả: PGS. Bùi Thanh Tâm và cộng sự, Bộ môn Sức
khỏe vệ sinh lao động bệnh nghề nghiệp, Trường Đại học
y tế Công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (vụ YTDP): Điều tra ảnh hưởng của thuốc
BVTV dùng trong nông nghiệp đến sức khoẻ cộng đồng ở
Việt Nam. Chương trình VTN/OCH/010 - 96 - 97

ngoài
10.

Lưu trữ thuốc trong nhà

28,6


0

p<0,001

11.

Lưu trữ thuốc trong bếp

3,2

0

p<0,001

12.

Lưu trữ thuốc ngoài nhà và an toàn

68,2

100

p<0,001

Giảm số trường hợp nhiễm độc và tử vong do
sử dụng thuốc BVTV không an toàn

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (vụ YTDP): Báo cáo tổng kết công tác y tế lao
động năm 1998, 1999, 2000


42

Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)

3. Bộ Y tế: Quyết đònh của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành
danh mục hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong lónh vực gia dụng và y
tế tại Việt Nam, năm 2000. Quyết đònh số 65/2000/QĐ BYT ngày 13/01/2000.
4. Chính phủ, CHXHCNVN: Nghò đònh 58/2002/NĐ - CP và
Điều lệ Bảo vệ thực vật ban hành ngày 03/6/2002.
5. Chương trình VTN/OCH/010 - 96 - 97: điều tra ảnh hưởng
của thuốc BVTV dùng trong nông nghiệp đến sức khoẻ cộng
đồng ở Việt Nam. Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
6. Cục BVTV: Kết quả đợt thanh tra, kiểm tra diện rộng mua
bán và sử dụng thuốc TBVTV năm 2002.

7. Đề tài cấp nhà nước 11 - 08 "Chương trình bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ cộng đồng". Nghiên cứu ảnh hưởng của các
hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ con
người. Các biện pháp khắc phục. Viện BVTV, Bộ NN và
PTNT, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Bộ Y
tế, Hà Nội, 1998, trang 5.
8. Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Huy Đản và cộng sự: Điều tra
đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, những ảnh hưởng

tới sức khoẻ người lao động do sử dụng HCBVTV. Viện
YHLĐ - VSMT. Đề tài NCKH cấp Bộ Y tế, 1991 - 1995 Hà
Nội, 1995.

Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4)

43



×