Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

(2014) một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại một xã huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH SỬ DỤNG
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI MỘT XÃ
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA NĂM 2014
Lương Mai Anh*; Lê Thị Thanh Xuân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV) của hộ gia đình. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200
đại diện hộ gia đình đang sinh sống và sử dụng HCBVTV tại xã Thành Vân, huyện Thạch
Thành, Thanh Hóa. Kết quả và kết luận: tỷ lệ thực hành sử dụng HCBVTV đạt ở đối tượng có
trình độ trung học cơ sở cao gấp 5,6 lần so với đối tượng có trình độ tiểu học (OR = 5,670,
95%CI: 1,614 - 19,919). Người đi phun có thâm niên tiếp xúc > 20 năm có tỷ lệ thực hành sử
dụng đạt cao hơn 3,7 lần so với người có thâm niên tiếp xúc < 10 năm (OR = 3,709, 95%CI:
1,433 - 9,600); đối tượng có kiến thức về sử dụng HCBVTV đạt có tỷ lệ thực hành sử dụng đạt
cao gấp 2,4 lần so với người có kiến thức về sử dụng không đạt có ý nghĩa thống kê
(OR = 2,422, 95%CI: 1,177 - 4,985). Đối tượng có tiếp cận/tìm hiểu thông tin liên quan đến
HCBVTV có thực hành sử dụng đạt cao hơn 4,4 lần so với đối tượng chưa từng tìm hiều/tiếp
cận thông tin (OR = 4,448, 95%CI: 2,124 - 9,315). Kết quả này gợi ý các đối tượng đích cần
can thiệp về sử dụng HCBVTV an toàn tại các vùng nông thôn Việt Nam trong thời gian tới.
* Từ khóa: Hóa chất bảo vệ thực vật; Yếu tố liên quan; Thực hành; Thanh Hóa.

Associated Factors of the Pesticide Use in One Commune,
Thachthanh District, Thanhhoa Province, 2014
Summary
Objectives: To describe the associated factors of the pesticide use in the study area.
Subjects and methods: A cross-sectional descriptive method was conducted on 200 subjects
who used pesticides in Thanhvan commune, Thachthanh district, Thanhhoa province. Results
and conclusion: Using the chemicals, respondents with junior high school was 5.6 times higher
than those with primary educational level (OR = 5.670, 95%CI: 1.614 to 19.919). The
respondents who sprayed more than 20 years, practiced safely 3.7 times higher than those


exposured under 10 years (OR = 3.709, 95%CI: 1.433 to 9.600); those who had the good
knowledge about the use of chemicals, could have safe use 2.4 times higher than those had not
good knowledge (OR = 2,422, 95%CI: 1.177 to 4.985). And those who had access to chemical
information, practiced safely 4.4 times higher than those never knew information (OR = 4.448,
95%CI: 2.124 to 9.315). These results suggested the target for intervention on the use of
pesticide safety in rural areas of Vietnam in the coming time.
* Key words: Pesticides; Associated factors; Practice; Thanhhoa province.
* Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế
** Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Lương Mai Anh ()
Ngày nhận bài: 23/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 22/03/2017

46


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng HCBVTV đúng cách sẽ góp
phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức
khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử
dụng HCBVTV an toàn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố
quan trọng nhất là lựa chọn và mua
thuốc, sử dụng thuốc theo hướng dẫn an
toàn, sử dụng các trang bị bảo hộ lao
động khi tiếp xúc với thuốc. Ngoài ra, sử
dụng an toàn còn bao gồm việc bảo quản,
cất giữ, cách xử lý khi có sự cố...
Tại Việt Nam, kết quả thống kê của tại

31 tỉnh thành của Bộ Lao động - Thương
Binh và Xã hội năm 2008 cho thấy, đa số
các vụ tai nạn trong ngành nông nghiệp là
do nhiễm độc HCBVTV. Riêng trong năm
2008, đã có 6.807 vụ nhiễm độc HCBVTV
với 7.527 trường hợp ngộ độc được cứu
sống và 137 trường hợp tử vong. Đa
phần những trường hợp này là do nhiễm
độc vì không sử dụng trang thiết bị bảo
hộ, một số do uống nhầm thuốc [1].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm
độc HCBVTV, một trong những nguyên
nhân quan trọng là sự kém hiểu biết của
người sử dụng, lạm dụng, không tuân thủ
nghiêm ngặt liều lượng, thời gian cách ly,
sử dụng HCBVTV không rõ nguồn gốc,
sử dụng thuốc bị cấm, không tuân thủ
hướng dẫn. Kết quả kiểm tra, đánh giá cơ
sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản đối
với cơ sở sản xuất HCBVTV của Cục Bảo
vệ Thực vật năm 2012 cho thấy: trong số
15.184 cơ sở buôn bán HCBVTV được
kiểm tra, phát hiện 1.644 cơ sở vi phạm
(10,82%) điều lệ về quản lý HCBVTV với
các hình thức vi phạm chính như: không
đủ điều kiện kinh doanh (36,86%); nhãn
thuốc (24,14%); thuốc quá hạn sử dụng

(8,21%); thuốc ngoài danh mục (3,22%).

Đồng thời kết quả kiểm tra sử dụng
HCBVTV trên rau của 9.120 hộ, phát hiện
2.319 hộ vi phạm (25,42%), trong đó: sử
dụng không đúng kỹ thuật, nồng độ, liều
lượng (70,8%); vi phạm khác (bảo hộ lao
động, vứt, đổ thuốc thừa bừa bãi...) là
21,3%; không đảm bảo thời gian cách ly
(7,84%) [2]. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm: Mô tả một số yếu tố liên quan
tới thực hành sử dụng HCBVTV tại xã
Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa năm 2014. Kết quả này là cơ
sở cho các nghiên cứu can thiệp xác định
đối tượng đích sau này để góp phần giúp
địa phương chăm sóc sức khỏe nhân dân
trên địa bàn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Người trực tiếp sử dụng HCBVTV tại
các hộ gia đình.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: người thường
xuyên sử dụng HCBVTV trong hộ gia
đình (trong một hộ gia đình có > 1 người
đi phun HCBVTV, ưu tiên phỏng vấn đối
tượng phun thuốc nhiều hơn), độ tuổi
≥ 18, đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không
thể tự trả lời các câu hỏi.
* Địa điểm nghiên cứu: xã Thành Vân,

huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 2013 đến 6 - 2014.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu sử
dụng thiết kế cắt ngang.
* Cỡ mẫu:
47


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Công thức tính cỡ mẫu ước lượng một
tỷ lệ để tính toán cỡ mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu:
2

n=

Z (1−α / 2 ) . p .(1 − p )
d

2

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu; Z (1-α/2):
hệ số tin cậy, kiểm định 2 phía (= 1,96); α:
mức ý nghĩa (= 0,05); p: ước lượng tỷ lệ
người có thực hành đúng về sử dụng
HCBVTV (= 0,27 trong nghiên cứu của
K’Vởi và Đỗ Văn Dũng [2008] về kiến
thức, thái độ, thực hành HCBVTV của
người trồng rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng); d:

sai số chấp nhận được của ước lượng
trong nghiên cứu (chọn d = 0,07).
Theo kết quả trên, cỡ mẫu tối thiểu
đảm bảo mô tả là 155 đối tượng. Thực tế
đã điều tra 200 người sử dụng HCBVTV
tại hộ gia đình.
* Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
hệ thống để chọn đối tượng nghiên cứu.
Tại thời điểm nghiên cứu, tổng số hộ làm
nông nghiệp trên địa bàn xã có sử dụng
HCBVTV là 1.475 hộ.
- Bước 1: lập danh sách các hộ gia
đình làm nông nghiệp có sử dụng
HCBVTV và đi phun tại xã.
- Bước 2: tính khoảng cách mẫu k =
N/n (trong đó: N: toàn bộ số hộ gia đình
làm nông nghiệp có sử dụng HCBVTV và
đi phun trên địa bàn xã; n: cỡ mẫu nghiên
cứu tối thiểu), từ đó tính được hệ số k =
1.475/200 = 7.
- Bước 3: chọn ngẫu nhiên 1/7 hộ gia
đình đầu tiên trong danh sách làm điểm
xuất phát chọn. Các hộ gia đình tiếp theo
được chọn tuân theo nguyên tắc cách hộ
gia đình đầu tiên k đơn vị. Gọi R là hộ
48

đầu tiên cần điều tra (R = 5), hộ thứ 2 là 5
+ k, hộ thứ 3 là 5 + 2*k. Cứ như vậy cho

đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu 200 hộ gia
đình.
- Bước 4: chọn đối tượng phỏng vấn:
trong hộ gia đình chọn đối tượng thường
xuyên tiếp xúc với HCBVTV, đủ tiêu
chuẩn phỏng vấn, nếu hộ gia đình đi
vắng, chúng tôi bỏ qua và chọn một hộ
khác trong danh sách để thay thế.
* Thu thập số liệu:
Soạn câu hỏi trong phiếu điều tra dựa
trên hướng dẫn sử dụng HCBVTV an
toàn, hiệu quả [3], tham khảo bảng câu
hỏi đã sử dụng trong các nghiên cứu
cùng chủ đề [4, 5, 6]. Các câu hỏi được
thử nghiệm trên 10 đối tượng có sử dụng
HCBVTV và những đối tượng này không
tham gia vào nghiên cứu cuối cùng. Câu
hỏi chỉnh sửa phù hợp trước khi tiến hành
thu thập số liệu trên cộng đồng, bao gồm
thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
và thực hành về HCBVTV. Ngoài ra, tiến
hành quan sát thực hành tại hộ gia đình
của đối tượng về sử dụng HCBVTV.
* Phân tích số liệu:
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata
3.1, làm sạch và phân tích bằng phần
mềm SPSS16.0. Dựa vào nghiên cứu
trước [7], trong nghiên cứu này chúng tôi
đánh giá thực hành theo tiêu chí “đạt” và
“không đạt”. Phần thực hành trong nghiên

cứu gồm 27 câu hỏi.
- Thang đo: câu trả lời: 1 lựa chọn trả
lời đúng được 1 điểm, câu trả lời nhiều
lựa chọn tối đa 2 điểm cho câu trả lời
đúng.
- Tiêu chuẩn đánh giá: tổng điểm phần
thực hành là 20 điểm. Thực hành đạt 10
điểm (≥ 50% tổng điểm thực hành).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Các yếu tố liên quan bao gồm đặc
trưng cá nhân (nhóm tuổi, giới...), thâm
niên tiếp xúc, kiến thức về sử dụng
HCBVTV và tiếp cận thông tin. Nhóm tuổi
phân tích được lựa chọn điểm giữa trong
độ tuổi lao động: > 40 và < 40 tuổi. Sử
dụng phân tích đơn biến và đa biến, mức
ý nghĩa thống kê được xác định là 0,05.
* Đạo đức trong nghiên cứu:

Nghiên cứu tuân theo quy trình xét
duyệt của Hội đồng Đạo đức, Trường Đại
học Y tế Công cộng. Các đối tượng được
thông báo rõ mục đích của nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu tham gia hoàn toàn
tự nguyện và được xác nhận bằng văn
bản. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự
cho phép của cấp chính quyền địa
phương, Ủy ban Nhân dân xã Thành Vân.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Các yếu tố liên quan được xem xét trong nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, thâm niên tiếp xúc với HCBVTV, kiến thức chung về sử dụng HCBVTV và
tiếp cận thông tin liên quan đến sử dụng HCBVTV ở đối tượng nghiên cứu. Các yếu tố
liên quan này dựa trên những nghiên cứu trước [4, 5, 8].
Bảng 1: Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành sử dụng.
Các yếu tố

Thực hành sử dụng
Đạt (n, %)

Không đạt (n,%)

Nam

72 (42,1)

99 (57,9)

Nữ

7 (24,1)

22 (75,9)

≤ 40 tuổi

31 (38,5)


49 (61,5)

> 40 tuổi

48 (40,0)

72 (60,0)

Tiểu học

17 (27,4)

45 (72,6)

Trung học cơ sở trở lên

62 (44,9)

76 (55,1)

p
(χ test )
2

OR
(95%CI )

Giới tính
> 0,05


2,286
(0,926 - 5,639)

Nhóm tuổi
> 0,05

0,949
(0,532 - 1,694)

Trình độ học vấn
< 0,05

2,159
(1,131 - 4,115)

Có mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành sử dụng HCBVTV an toàn. Đối
tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên có thực hành đạt gấp 2,159 lần so
với đối tượng có trình độ học vấn tiểu học, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (95%CI:
1,131 - 4,115).
Không có mối liên quan giữa tuổi của đối tượng nghiên cứu với thực hành sử dụng
HCBVTV an toàn (OR = 0,949, 95%CI: 0,532 - 1,694). Tương tự, không có mối liên
quan giữa giới tính của đối tượng với thực hành sử dụng HCBVTV an toàn (OR =
2,286, 95%CI: 0,926 - 5,639).
49


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Bảng 2: Mối liên quan giữa thâm niên tiếp xúc, kiến thức chung về HCBVTV và thực
hành sử dụng.
Thực hành sử dụng


Các yếu tố

Đạt (n, %)

Không đạt (n,%)

> 10 năm

52 (45,6)

62 (54,4)

≤ 10 năm

27 (31,4)

59 (68,6)

p
(χ test )
2

OR
(95%CI )

Thâm niên tiếp xúc
1,832

< 0,05


(1,022 - 3,282)

Kiến thức chung về HCBVTV
Đạt

61 (50,8)

59 (49,2)

Không đạt

18 (22,5)

62 (77,5)

3,561
(1,887 - 6,721)

< 0,05

Có mối liên quan giữathâm niên tiếp xúc và thực hành đạt (p < 0,05). Đối tượng có
thâm niên tiếp xúc > 10 năm có thực hành đạt gấp 1,832 lần so với đối tượng có thâm
niên tiếp xúc ≤ 10 năm, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Đối tượng có kiến thức về sử dụng đạt có thực hành đạt cao 3,5 lần so với đối
tượng có kiến thức không đạt một cách có ý nghĩa thống kê (OR = 3,561, 95%CI:
1,887 - 6,721).
Bảng 3: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin liên quan đến HCBVTV với thực hành
sử dụng.
Tiếp cận thông tin liên quan

đến HCBVTV
Đã từng nghe/tìm hiểu

Thực hành sử dụng HCBVTV
p
Đạt (n, %)

Không đạt (n, %)

61 (54,0)

52 (46,0)

(95%CI)

0,000
Chưa từng nghe/tìm hiểu

18 (20,7)

69 (79,3)

OR

4,497
(2,378 - 8,504)

Có mối liên quan giữa việc tiếp cận thông tin và thực hành sử dụng đạt. Đối tượng
có tiếp cận thông tin liên quan đến HCBVTV có thực hành đạt cao hơn 4,4 lần so với
đối tượng chưa từng tìm hiểu/tiếp cận thông tin có ý nghĩa thống kê (OR = 4,497,

95%CI: 2,378 - 8,504).
* Phân tích hồi quy logistic đa biến:
Để tìm hiểu mối liên quan đa biến giữa các yếu độc lập với thực hành sử dụng
HCBVTV của đối tượng nghiên cứu, đồng thời kiểm soát yếu tố nhiễu chúng tôi dùng
phân tích hồi quy logistic đa biến bằng cách đưa vào mô hình các yếu tố có liên quan
với thực hành và các biến có giá trị kiểm định p < 0,2 trong phân tích đơn biến, sử
dụng mô hình Enter, kết quả chạy hồi quy logistic như sau:
50


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Bảng 4: Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành
sử dụng của các đối tượng nghiên cứu.
Yếu tố
(biến độc lập)

Β

SE

p

OR hiệu chỉnh

95%CI

Giới tính
Nam

0,897


0,518

0,083

2,453

0,889 - 6,770

Nữ*

-

-

-

-

-

-

-

0,022

-

-


Trung học cơ sở

1,735

0,641

0,007

5,670

1,614 - 19,919

Trung học phổ thông trở lên

1,134

0,597

0,058

3,108

0,964 - 10,016

-

-

0,003


-

-

11 - 20 năm

1,675

0,492

0,001

5,338

2,036 - 13,999

> 20 năm

1,311

0,485

0,007

3,709

1,433 - 9,600

0,885


0,368

0,016

2,422

1,177 - 4,985

-

-

-

-

-

1,492

0,377

0,000

4,448

2,124 - 9,315

-


-

-

-

-

Trình độ học vấn
Tiểu học*

Thâm niên tiếp xúc với HCBVTV
≤ 10 năm*

Kiến thức chung về sử dụng HCBVTV
Đạt
Không đạt*

Tiếp cận thông tin liên quan về HCBVTV
Đã từng nghe/tìm hiểu
Chưa từng nghe/tìm hiểu*

Cỡ mẫu phân tích: n = 200
(*): Nhóm so sánh
-: Không áp dụng
Kiểm định tính phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer và Lemeshow test):

χ2 = 7,637; df = 8; p = 0,470.


Kết quả cho thấy các yếu tố như trình
độ học vấn, thâm niên tiếp xúc, kiến thức
về sử dụng HCBVTV, tiếp cận thông tin
liên quan đến HCBVTV có liên quan đến
thực hành sử dụng HCBVTV an toàn của
đối tượng.
Người đi phun có trình độ học vấn
trung học cơ sở có tỷ lệ thực hành sử
dụng HCBVTV đạt cao gấp 5,6 lần so với
người đi phun có trình độ học vấn dưới
trung học cơ sở (OR = 5,670, 95%CI:
1,614 - 19,919). Kết quả này khác với
nghiên cứu của Vũ Quốc Hải (2004) tại

Khoái Châu, Hưng Yên [6] và nghiên cứu
của Nguyễn Thị Vân tại Bắc Ninh (2011)
[5]. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng
chứng để chứng minh trình độ học vấn có
mối liên quan với thực hành sử dụng.
Tương tự trình độ học vấn, nghiên cứu
cũng cho thấy có mối liên quan giữa thâm
niên tiếp xúc và thực hành sử dụng
HCBVTV an toàn: người đi phun có thâm
niên tiếp xúc > 20 năm có tỷ lệ thực hành
sử dụng đạt cao hơn 3,7 lần so với người
có thâm niên tiếp xúc < 10 năm (OR =
3,709, 95%CI: 1,433 - 9,600). Điều này
51



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
được giải thích là do thời gian tiếp xúc lâu
hơn, các đối tượng sử dụng nhiều hơn
nên sẽ đúc rút ra kinh nghiệm trong quá
trình sử dụng, từ đó góp phần làm giảm
thực hành chưa đạt của mình.
Có mối liên quan giữa kiến thức và
thực hành sử dụng an toàn, đối tượng đi
phun có kiến thức về sử dụng HCBVTV
đạt tỷ lệ thực hành sử dụng đạt cao gấp
2,4 lần so với người có kiến thức về sử
dụng không đạt (OR = 2,422, 95%CI:
1,177 - 4,985). Trong nghiên cứu của
K’Vởi và Đỗ Văn Dũng tại Lâm Đồng
(2008) thấy có mối liên quan giữa kiến
thức và thực hành về HCBVTV, nhóm có
kiến thức đúng về HCBVTV có tỷ lệ thực
hành đúng cao gấp 1,65 lần so với nhóm
có kiến thức không đúng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê [7]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Vân (2011) tại Bắc Ninh,
nhóm có kiến thức về sử dụng HCBVTV
đạt, thực hành về sử dụng an toàn
HCBVTV cao gấp 3,89 lần so với nhóm
có kiến thức sử dụng an toàn không đạt
[5].
Đối tượng tiếp cận thông tin liên quan
đến HCBVTV có thực hành sử dụng đạt
cao hơn 4,4 lần so với đối tượng chưa
từng tìm hiều/tiếp cận thông tin (OR =

4,448, 95%CI: 2,124 - 9,315). Điều này
cho thấy đối với lao động nông nghiệp nói
chung và người đi phun thuốc nói riêng,
công tác thông tin - giáo dục - truyền
thông đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong nâng cao sự hiểu biết, thay đổi
hành vi, góp phần hạn chế tối đa các tai
nạn trong lao động.
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên
quan giữa giới tính với thực hành sử
dụng HCBVTV an toàn (p > 0,05). Kết
quả này tương tự nghiên cứu của P.
52

Lavanya Kumari và K. Giridhar Reddy ở
Andhra Pradsh, Ấn Độ: không có mối liên
quan giữa giới tính và thực hành sử dụng
HCBVTV an toàn với p = 0,191 [10].
Đồng thời không thấy mối liên quan giữa
tuổi và thực hành sử dụng HCBVTV an
toàn ở các đối tượng, tương tự kết quả
của P Lavanya Kumari và K Giridhar
Reddy ở Andhra Pradsh, Ấn Độ [10]. Điều
này có thể giải thích, do đặc thù của công
việc nên việc thực hành sử dụng an toàn
phụ thuộc nhiều vào tuân thủ các nguyên
tắc sử dụng và một phần kinh nghiệm của
người sử dụng.
KẾT LUẬN
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê

giữa các yếu tố: trình độ học vấn, thâm
niên tiếp xúc, tiếp cận truyền thông và
kiến thức về sử dụng HCBVTV với thực
hành sử dụng HCBVTV an toàn. Nghiên
cứu không tìm thấy mối liên quan giữa
tuổi, giới tính với thực hành sử dụng
HCBVTV an toàn.
Trên cơ sở đó chúng tôi có đề xuất
một số kiến nghị như: tăng cường truyền
thông nâng cao kiến thức sử dụng an
toàn HCBVTV của người dân, thành lập
đội thu gom rác thải, bao bì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Ngọc Lan. Dịch vụ y tế lao
động cơ bản trong chăm sóc sức khỏe lao
động nghề nghiệp. Cục Xuất bản 131/GPCXB. Hà Nội. 2011.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 36/2001/PLUBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 2001.
3. Cục Bảo vệ Thực vật. Tài liệu hướng
dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn,
hiệu quả. Hà Nội. 2010.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
4. Bùi Thanh Tâm và CS. Xây dựng mô
hình cộng đồng sử dụng an toàn HCBVTV tại
một huyện đồng bằng và một huyện miền núi
phía bắc. Tạp chí Y tế Công cộng. 2002, 2 (2).


7. K' Vởi, Đỗ Văn Dũng. Kiến thức, thái độ
thực hành về HCBVTV của người trồng rau
tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh. 2008.

5. Nguyễn Thị Vân. Kiến thức, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến sử dụng
HCBVTV của người nông dân tại xã Trung
Nghĩa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Luận văn
Thạc sỹ Y tế Công Cộng. Đại học Y tế Công
cộng. 2011.

8. Nguyễn Thành Đồng. Thực trạng kiến
thức, thực hành sử dụng hóa chất diệt côn
trùng tại hộ gia đình ở xã Đa Tốn, huyện Gia
Lâm, Hà Nội năm 2007. Luận văn Thạc sỹ Y
tế Công cộng. Đại học Y tế Công cộng. 2007.

6. Vũ Quốc Hải. Kiến thức, thái độ, thực
hành bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật của người nông dân tại xã Đông Tảo,
huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2004.
Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng. Đại học Y
tế Công cộng. 2004.

9. Vietnam: Pesticides use surver.
Pesticides use in rice production in the
Mekong Delta: Survey questionanaire.
10. Kumari P.l, Reddy K.G. Knowledge
and practices of safety use of pesticides

among farm worker. IOSR Jonural of
Argriculture and Veterinary Science. 2011, 6.

53



×