Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

CẦU ĐƯỜNG BỘ VƯỢT ĐƯỜNG SẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 42 trang )

THUYÕT MINH

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH................................................................3
1.1 Bối cảnh chung.............................................................................................................
1.2 Hiện trạng giao thông tại đường ngang giao với đường sắt ở Km784+425..................
1.3 Diễn biến quá trình triển khai thực hiện công trình theo lệnh khẩn cấp.......................
1.4 Nội dung cơ bản xây dựng công trình..........................................................................
1.5 Các căn cứ pháp lý và các văn bản liên quan...............................................................
1.6 Phạm vi công trình.......................................................................................................
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................................................................8
2.1 Những nét chung về hiện trạng khu vực công trình......................................................
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................................
2.3 Các quy hoạch liên quan đến dự án..............................................................................
2.4 Phân tích sự cần thiết phải đầu tư.................................................................................
CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN....................................10
3.1 Hình thức đầu tư xây dựng công trình........................................................................
3.2 Xác định nguồn vốn...................................................................................................
3.3 Tổ chức thực hiện.......................................................................................................
3.4 Tiến độ thực hiện xây dựng công trình.......................................................................
CHƯƠNG 4. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT DỰ ÁN.........................................................12
4.1 Nguyên tắc lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật cho dự án...................................................
4.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu.................................................................................
CHƯƠNG 5. ĐIỀU KIỆN ĐỊA TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN....................................14
5.1 Vị trí địa lý:................................................................................................................
5.2 Điều kiện địa hình......................................................................................................
5.3 Đặc điểm địa chất:......................................................................................................
5.4 Đặc điểm khí hậu, thủy văn........................................................................................
CHƯƠNG 6. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH.....................................................17
6.1 Cơ sở lựa chọn quy mô cho dự án..............................................................................
6.2 Giải pháp thiết kế công trình......................................................................................


6.3 Các Phương án bố trí chung cầu xây dựng trên cơ sở phương án tuyến lựa chọn là
phương án tuyến 2( Cầu vượt đường sắt tại Km784+500 kết nối đường Ngô
Sỹ Liên với đường Nguyễn Khuyến):.................................................................
6.4 Đường đầu cầu, tổ chức giao thông và các công trình liên quan khác........................
6.5 Phương án thiết kế hệ thống thông tin tín hiệu...........................................................
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỈ ĐẠO.......................................................26
7.1 Phương án đảm bảo giao thông trong quá trình thi công............................................
1


THUYÕT MINH

7.2 Phương án thi công chỉ đạo........................................................................................
7.3 Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường......................................................................
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG..........................29
8.1 Tình hình chung:........................................................................................................
8.2 Căn cứ lập phương án chung về Giải phóng mặt bằng...............................................
8.3 Phạm vi giải phóng mặt bằng.....................................................................................
8.4 Khối lượng giải phóng mặt bằng................................................................................
8.5 Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án...................................................
CHƯƠNG 9. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................34
9.1 Ô nhiễm không khí:....................................................................................................
9.2 Ô nhiễm nước:............................................................................................................
9.3 Chất thải:....................................................................................................................
9.4 Nhiễm bẩn đất:...........................................................................................................
9.5 Rung động:.................................................................................................................
9.6 Môi trường xã hội, dân sinh:......................................................................................
9.7 Di sản:........................................................................................................................
9.8 Cảnh quan:.................................................................................................................
CHƯƠNG 10. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ............................................................................37

10.1 Căn cứ lập Tổng mức đầu tư....................................................................................
10.2 Định mức và thể chế áp dụng...................................................................................
10.3 Phương pháp lập Tổng mức đầu tư...........................................................................
10.4 Tổng mức đầu tư......................................................................................................
CHƯƠNG 11. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................41
11.1 Kết luận....................................................................................................................
11.2 Kiến nghị:.................................................................................................................

2


THUYÕT MINH

THUYẾT MINH
CẦU ĐƯỜNG BỘ VƯỢT ĐƯỜNG SẮT
THUỘC CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
THUỘC GIAI ĐOẠN 2 KẾ HOẠCH 1856 THEO LỆNH KHẨN CẤP
CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG
TRÌNH

1.1

Bối cảnh chung
Tai nạn giao thông hiện nay đã trở thành một vấn nạn quốc gia, theo báo cáo tổng
hợp của Ủy ban an toàn quốc gia, hàng năm Việt Nam có hơn mười nghìn người
chết vì tai nạn giao thông, hàng chục nghìn người khác bị thương, thiệt hại kinh
tế do tai nạn giao thông gần 1 tỷ USD. Đã có rất nhiều biện pháp đưa ra nhằm
giảm thiểu tai nạn giao thông, tuy nhiên trong những năm qua tai nạn giao thông

và những thiệt hại của nó giảm không đáng kể, một trong số những lý do quan
trọng là do hạ tầng giao thông còn quá lạc hậu không theo kịp sự tăng trưởng của
lượng phương tiện tham gia giao thông.
Giao thông vận tải đường sắt là một ngành vận tải được đánh giá là có độ an toàn
cao, nhưng những năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc,
gây nhiều thiệt hại về người và của cải cho xã hội. Đặc biệt là tình trạng mất an
toàn và ách tắc giao thông tại những vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt.
Ngoài ra tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông khác tại đây xảy ra rất thường
xuyên.

1.2

Hiện trạng giao thông tại đường ngang giao với đường sắt ở Km784+425

– Kết nối giao thông đi lại của dân cư 2 bên lưu thông qua đường sắt tại đường ngang
qua đường sắt tại Km784+425, là nơi đường ngang có biển báo vào khu dân cư
của TP. Đà Nẵng, đây là vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông.
– Đường ngang này là tuyến đường nối 1 phần khu dân cư từ phường Hòa Khánh Bắc
sang Hòa Minh, mật độ phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ cứ mỗi năm lại tăng
lên rõ rệt, vì vậy tình hình an toàn giao thông tại các đường ngang đặc biệt là mỗi
khi có tàu, thường xảy ra ách tắc và có nhiều nguy cơ đe doạ đến an toàn giao
thông trong khu vực.
– Về giao thông đường sắt: Đường sắt Việt Nam những năm gần đây ngày một phát
triển, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải đã được đầu tư nhiều hơn so với trước,
đáp ứng yêu cầu đổi mới về phục vụ đi lại của nhân dân trên các miền đất nước.
Tốc độ tàu tăng hơn 50%, số lượng các đôi tàu qua các cầu chung đã tăng gấp
nhiều lần so với các năm trước đây.
1.3

Diễn biến quá trình triển khai thực hiện công trình theo lệnh khẩn cấp


– Ngày 27/12/2007 tại Quyết định số 1856/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
3


THUYÕT MINH

phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
– Tiếp theo đó tại văn bản số 315/BGTVT ngày 14/01/2008 về việc thực hiện Quyết
định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
– Tiếp theo tại Quyết định số 1959/QĐ-BGTVT ngày 04/07/2008 của Bộ trưởng Bộ
GTVT về việc cho phép lập dự án ĐTXDCT - Lập lại trật tự hành lang an toàn
trên các tuyến đường sắt theo quyết định 1856, giai đoạn 2 (2009-2010).
– Ngày 27/7/2010 Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có thông báo số 171/TB-ĐS về
cuộc họp báo cáo cuối kỳ, trong đó có kết luận các thông số kết cấu của cầu vượt
đường sắt như : sơ đồ nhịp 7x20m, chiều dài toàn cầu Lc=145.4m, khổ cầu
B=11m, sử dụng dầm bản, trụ dạng chữ T, mố chữ U móng cọc khoan nhồi.
– Tháng 1/2011 đơn vị lập tư vấn thiết kế (RCIC) đã hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ sở và
đóng dấu thẩm tra ngày 25/1/2011.
– Ngày 30/3/2011 Cục Đường sắt Việt Nam có công văn số 246/CĐSVN – KCHT có ý
kiến về việc xây dựng cầu vượt, hầm chui qua đường sắt thuộc dự án lập lại trật
tự hành lang an toàn đường sắt trên các tuyến đường sắt theo QĐ 1856, giai đoạn
2, tiểu dự án 2 trong đó có thống nhất về 1 số qui mô hạng mục cầu vượt đường
sắt Km784+425 như: thống nhất sử dụng dầm cầu vượt bằng BTCT DƯL, chiều
dài dầm L=20m.
– Ngày 30/9/2011 Vụ kế hoạch đầu tư có văn bản thẩm định số 617/KHĐT về dự án
đầu tư “Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trên các tuyến đường sắt theo
Quyết định số 1856-Giai đoạn 2 (2009-2010) – Tiều dự án 2”. Trong đó có các ý
kiến về hạng mục cầu vượt đường sắt tại Km784+425 (Lý trình thực tế

Km784+500).
– Ngày 16/7/2012 tại văn bản số 968/TTg-KTN về việc đầu tư các công trình thuộc giai
đoạn 2 và 3 kế hoạch an toàn đường sắt, trong đó cầu đường bộ vượt đường sắt
tại Km784+425(Lý trình thực tế Km784+500) được thực hiện theo lệnh khẩn
cấp.
– Trên cơ sở đó đơn vị tư vấn lập dự án (RCIC) cập nhật và hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ
sở, kế thừa các văn bản liên quan và hồ sơ lập năm 2010 (Ký hiệu DAĐTCDD2/TDA2 – 2010).
1.4

Nội dung cơ bản xây dựng công trình

– Xây dựng mới cầu đường bộ vượt đường sắt tại Km784+425 (Lý trình xây dựng cầu
vượt thực tế là Km784+500).
– Đóng hoàn toàn đường ngang tại Km784+425. Tổ chức lại giao thông tại khu vực.
1.5


Các căn cứ pháp lý và các văn bản liên quan
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật số 38/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

4


THUYÕT MINH



Luật đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;



Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư
xây dựng công trình đặc thù;



Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;



Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của
Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;



Căn cứ nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình



Nghị định 109-2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Của Chớnh phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt



Căn cứ quyết định số 1439/QĐ-ĐS ngày 12/10/2009 của Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu tư vấn lập dự án đầu
tư: Lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường sắt theo quyết định
1856, giai đoạn 2 (2009-2010)-Tiểu dự án 2.



Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương
tối thiểu vùng; Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2011 của Bộ Lao
động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với
người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.



Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng v/v “Hướng dẫn
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”;



Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ XD hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;



Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 7/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng;



Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính về việc công bố
lệ phí thẩm định thiết kế, dự toán;



Thông tư 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài chính về việc công bố lệ phí
thẩm định kết quả đấu thầu;



Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
5


THUYÕT MINH



Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường;



Văn bản số 968/TTg-KTN ngày 16/7/2012 về việc đầu tư các công trình thuộc giai

đoạn 2 và 3 kế hoạch an toàn đường sắt.



Công văn số 2882/VP-QLĐTh ngày 8/9/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về
phương án cầu vượt đường sắt tại khu vực sau trường Đại học Bách Khoa.



Quyết định số 9859/QĐ-UBND về việc duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất dự án
tuyến đường nối từ đường Ngô Sỹ Liên đến trục 1 Tây Bắc của Uỷ ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng.



Công văn số 1682/SGTVT –GĐ&QLCL ngày 02/10/2010 của sở giao thông vận tải
Đà Nẵng về việc góp ý phương án cầu vượt đường sắt (trên đường Ngô Sỹ Liên).



Văn bản số 3354/UBND – QLĐTư ngày 10/6/2011 về qui mô đầu tư công trình
đường nối từ đường Ngô Sỹ Liên đến trục I Tây Bắc quận Liên Chiểu, trong đó
có nói rõ cấp đường là đường phố gom khu vực, tốc độ thiết kế V=50Km/h, mặt
đường cấp cao A1.



Công văn số 1438/SXD-QL.QH ngày 11/9/2010 về việc góp ý phương án cầu
đường bộ vượt đường sắt tại Km784+425 dự án lập lại trật tự hành lang an toàn
đường sắt.




Quyết định số 1009/QĐ-ĐS ngày 01/8/2012 về việc duyệt kế hoạch triển khai
nhiệm vụ quản lý, thực hiện “Xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn
2 kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp”



Các văn bản liên quan khác.



Hồ sơ Báo cáo kết quả khảo sát địa hình, Báo cáo kết quả khảo sát địa chất do tư
vấn lập.

1.6

Phạm vi công trình
Cầu đường bộ vượt đường sắt tại Km784+425 (Lý trình cầu vượt thực tế là
Km784+500) nằm trên địa phận Thành phố Đà Nẵng, ngoài việc xây dựng cầu
đường bộ mới còn phải xây dựng các hệ thống đường gom dọc đường sắt kết nối
với các đường gom khác của dự án, tổ chức lại giao thông. Vì vậy phạm vi công
trình sẽ được tách ra cho hai phần công việc trên như sau:

1.6.1

Đối với cầu đường bộ mới xây dựng
Cầu đường bộ vượt đường sắt tại lý trình thực tế là Km784+500 Kết nối đường
Ngô Sỹ Liên với đường Nguyễn Khuyến hiện tại và sẽ kết nối với trục I Tây Bắc

theo qui hoạch của địa phương với:



Điểm đầu công trình là điểm đầu của tường chắn trọng lực phía phải tuyến đường
sắt, nằm trên đường Ngô Sỹ Liên, cách ngã 3 giao với Quốc lộ 1a (đường
Nguyễn Lương Bằng) khoảng 401.896m.
6


THUYÕT MINH



Điểm cuối dự án là điểm kết thúc của tường chắn trọng lực phía trái tuyến đường
sắt, nằm trên đường Ngô Sỹ Liên kéo dài cách ngã 3 giao với Quốc lộ 1a (đường
Nguyễn Lương Bằng) khoảng 718.264m.

1.6.2

Đối với đường gom dọc đường sắt quanh phạm vi xây dựng cầu vượt
Làm hệ thống đường gom dọc đường sắt để đảm bảo tổ chức giao thông thuận lợi
trong khu vực xây dựng cầu và làm hàng rào cách ly giữa đường sắt và đường
gom, phạm vi nằm trong phạm vi chỉ giới xây dựng đã được phê duyệt tại Quyết
định số 9859/QĐ-UBND về việc ranh giới sử dụng đất dự án tuyến đường nối từ
đường Ngô Sỹ Liên đến trục 1 Tây Bắc của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
đồng thời kết nối với các đường gom khác nằm trong dự án đường gom, hàng rào
cách ly và đường ngang của dự án 1856. Cụ thể: từ tim giao giữa cầu đường bộ
vượt đường sắt tại lý trình Km784+500 về phía TP. Hồ Chí Minh là 30m, về phía
Hà Nội kết nối với hạng mục đường gom, hàng rào cách ly từ lý trình

Km784+100 – Km784+431.



7


THUYÕT MINH

CHƯƠNG 2.
2.1


SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Những nét chung về hiện trạng khu vực công trình
Đường ngang Km784+425 là đường ngang có biển báo thuộc địa phận quận Liên
Chiểu thành phố Đà Nẵng.



Đường ngang Km784+425 là một trong những trục đường giao thông có mật độ
giao thông đi lại tương đối lớn do đây là khu tập trung đông dân cư, lại là khu
vực sát trường trường đại học bách khoa Đà Nẵng nên có đông sinh viên đi lại.



Hiện giao thông đường bộ qua đường ngang có biển báo, khi có tầu chạy qua các
phương tiện đường bộ phải dừng chờ tàu. Vì vậy vào giờ cao điểm hoặc lúc có
tầu qua thì lại xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông và thường hay xảy ra tai nạn.


2.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành Phố Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, Đà
Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố
cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.





Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ
quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến
đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.



Thành phố Đà Nẵng có hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang qua. Ga Đà Nẵng nằm
trong nội thị thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất trong tuyến
đường sắt Bắc - Nam.



Định hướng phát triển hệ thống đường sắt: cải tạo nâng cấp ga kỹ thuật lập tàu hàng
hóa Kim Liên phục vụ khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh. Ngoài năm
2010, ga hành khách, ga kỹ thuật lập tàu và hàng hóa thiết kế xây dựng chuyển ra

ngoại vi thành phố ở khu vực Hòa Minh, Hòa Phát gần chân núi Phước Tường.

2.3


Các quy hoạch liên quan đến dự án
Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050 theo quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính
phủ;



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày
10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ.



Quyết định số 9859/QĐ-UBND về việc duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất dự án
tuyến đường nối từ đường Ngô Sỹ Liên đến trục 1 Tây Bắc của Uỷ ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng.
8


THUYÕT MINH



2.4



Văn bản số 3354/UBND – QLĐTư ngày 10/6/2011 về qui mô đầu tư công trình
đường nối từ đường Ngô Sỹ Liên đến trục I Tây Bắc quận Liên Chiểu.
Phân tích sự cần thiết phải đầu tư
Việc lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt đang được cấp bách triển
khai theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính
phủ và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông của Chính phủ, vì
vậy xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt tại Km784+500 nêu trên tại điểm yết
hầu giao thông trong thành phố cần được cấp thiết triển khai, phù hợp với Nghị
quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ.



Có thể thấy rằng việc đầu tư xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt nói chung nêu
trên phòng tránh trước các hiểm hoạ, sự cố lớn về tai nạn giao thông trên các
đường ngang giao cắt với đường sắt đi vào trung tâm các tỉnh, thành phố đáp ứng
yêu cầu ngăn chặn và hạn chế thiệt hại về người và tài sản của xã hội theo Nghị
định 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc
thù của Chính phủ.



Để giải quyết triệt để vấn đề an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao
thông khi đi qua các đường ngang này, giải pháp duy nhất và tối ưu là đóng
đường ngang giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, tổ chức giao thông lại đường
bộ kết hợp xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt giành riêng cho đường bộ qua
đường sắt.




Đầu tư dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giảm thiểu tai nạn, giảm ách tắc
giao thông; kích thích phát triển kinh tế; bảo vệ môi trường ….

9


THUYÕT MINH

CHƯƠNG 3.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ – TIẾN
ĐỘ THỰC HIỆN

3.1

Hình thức đầu tư xây dựng công trình
Hình thức đầu tư của xây dựng mới cầu đường bộ vượt qua đường sắt với quy
mô công trình vĩnh cửu, đóng đường ngang hiện tại ở Km784+425, xây dựng hệ
thống đường gom, tổ chức lại giao thông tại khu vực. Công trình thực hiện theo
lệnh khẩn cấp của Thủ tướng chính phủ.

3.2

Xác định nguồn vốn
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

3.3

Tổ chức thực hiện

Xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn 2 kế hoạch 1856 theo lệnh
khẩn cấp
Chủ đầu tư
Đại diện chủ đầu tư
Đơn vị tư vấn

:
:
:



Hình thức quản lý

:



Các bước thực hiện dự án:



Đường Sắt Việt Nam
Ban quản lý dự án Đường sắt khu vực 2
Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây dựng
Đường sắt – RCIC.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Thiết kế 2 bước :
Bước thiết kế phương án tổng thể;


+

Bước thiết kế BVTC.

Thi công xây lắp: Chỉ định thầu.
+

3.4




Tiến độ thực hiện xây dựng công trình
Theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại văn bản số 968/TTg-KTN ngày
16/7/2012 của Chính Phủ về việc đầu tư các công trình thuộc giai đoạn 2 và 3 kế
hoạch an toàn đường sắt, trong đó cầu đường bộ vượt đường sắt tại
Km784+425(Lý trình cầu vượt đường sắt thực tế tại Km784+500) được thực
hiện theo lệnh khẩn cấp và phải hoàn thành trước 31/12/2013.
Thực hiện tiến độ qui định trên, việc thi công phải tuân thủ đường găng của biểu
tiến độ, theo đó việc tập trung nhân lực và thiết bị sẽ được cân đối đưa vào xét
tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

10


THUYÕT MINH




Bảng tiến độ tổng quát

11


THUYÕT MINH

CHƯƠNG 4.

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT DỰ
ÁN

4.1


Nguyên tắc lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật cho dự án
Tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn ngành hiện hành về đường bộ và
đường sắt của nhà nước ban hành, xem xét lựa chọn các tiêu chuẩn của nước
ngoài phù hợp mà nhà nước cho phép áp dụng.



Phù hợp và có tính kế thừa chọn lọc với các dự án tương tự đã thực hiện trong
nước trong những năm qua.



Xem xét đến các định hướng xây dựng, phát triển ngành, vùng miền trong tương
lai để lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp thích ứng với xu thế phát triển khoa
học, công nghệ trong giai đoạn hiện nay.


4.2

Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu

4.2.1


Danh mục các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn thiết kế cầu: 22TCN 272-05.



Móng cọc – tiêu chuẩn thiết kế: TCXD 205:1998.



Quy phạm kỹ thuật thiết kế ĐS khổ 1000mm ban hành kèm theo quyết định số
433/QĐ-KT4 ngày 09/02/1976 của Bộ trưởng Bộ GTVT.



Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt Việt Nam 22TCN 340-05 số
76/2005/QĐ-BGTVT;



Đường ô tô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05.




Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế TCVN 5729:1997.



Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22TCN 211-92.



Công trình giao thông trong vùng có động đất 22TCN 221-95.



Đường đô thị - yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.



Thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình XD dân dụng: TCXDVN 3332005



Tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 2737-1995.



Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu 22TCN 2622000.



Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06.




Quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN 223-95.



Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-88.



Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.



Quy trình tín hiệu đường sắt Việt Nam 22TCN 341-05 số 74/2005/QĐ-BGTVT;



Quy trình chạy tầu và công tác dồn 22TCN 342-05/2006;

12


THUYÕT MINH



Điều lệ đường ngang ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày
30/3/2006 của Bộ giao thông vận tải;




Quy phạm xây dựng đường dây thông tin đường dài QPN 01-76;



Công trình ngoại vi viễn thông - Quy định kỹ thuật TCN 68-254:2006;



Quy phạm chống sét và tiếp đất cho công trình viễn thông TCN 68-174:2006;



Chống sét và bảo vệ các công trình viễn thông (Soát xét lần 1) - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 68-135:2001;



Tiếp đất cho các công trình viễn thông (Soát xét lần 1) TCN 68-141:1999.

4.2.2


Các thông số kỹ thuật chính với cầu xây dựng mới
Quy mô
: Xây dựng mới, cầu vĩnh cửu.




Tuyến đường bộ qua cầu

: Đường phố gom khu vực



Tốc độ thiết kế qua cầu

: 50Km/h



Hoạt tải xe ô tô thiết kế cầu



Tải trọng bộ hành



Cấp động đất



Độ dốc dọc tối đa



Tĩnh không vượt đường sắt




Bề rộng mặt cầu

: B = 11m



Bề rộng mặt đường gom hai bên cầu

: Bg=3.0m



Bề rộng hè đường

: Bh = 1.0m.



Lề an toàn giữa đường bên cầu và đường đầu cầu: Bl = 0.75m.



Mặt đường cấp cao A1 - Mặt đường thảm bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm;
Cường độ mặt đường thiết kế: Eyc=155Mpa.

: HL93
: 3x10-3 Mpa

: cấp 7 (hệ số gia tốc nền A=0.1293).
: i = 4%
: H = 6.00m

13


THUYÕT MINH

CHƯƠNG 5.

ĐIỀU KIỆN ĐỊA TỰ NHIÊN
KHU VỰC DỰ ÁN

5.1


5.2


Vị trí địa lý:
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20'
Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội
764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách
kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
Điều kiện địa hình
Thành Phố Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, Đà
Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố
cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.




Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến
đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng.



Tại khu vực xây dựng cầu, phía bên trái là khu dân cư đông đúc, bên phải là
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Dân cư trong khu vực thuộc tổ 20, tổ 21, tổ
22, tổ 23. Dân cư trong khu vực chủ yếu cán bộ trường Đại học Bách khoa, công
nhân các nhà máy xí nghiệp, học sinh sinh viên và một số hộ dân buôn bán nhỏ
lẻ



Hiện trạng giao thông khu vực



Tại lý trình đường sắt Km784+425 có đường ngang giao cắt với đường sắt có biển
báo hiệu. Đây là nơi giao cắt thường xảy ra tai nạn, do đây là nơi tập trung đông
dân cư, đặc biệt đây là nơi tập trung đông sinh viên của trường ĐH Bách Khoa
Đà Nẵng.




Các phương tiện giao thông hiện tại lưu thông từ trục đường Nguyễn Lương Bằng
rẽ vào đường Ngô Sỹ Liên đi dọc theo đường sắt từ lý trình Km784+500 về lý
trình Km784+425 và giao cắt qua đường sắt tại Lý trình Km784+425 rồi đi về
phía đường Nguyễn Khuyến.



Địa hình hai bên đầu cầu:



Bên phía phải tuyến đường sắt:

14


THUYÕT MINH

+

Thuộc phường Hòa Minh, hiện tại đã có đường Ngô Sỹ Liên có bề rộng khoảng từ 6.5
– 7m. Bên trái đường là trường Đại Học bách Khoa Đà Nẵng, bên phải tuyến là
khu thể thao và ký túc xá của trường ĐH bách Khoa Đà Nẵng. Đây là khu tập
trung khá đông lượng sinh viên của trường ĐH Bách Khoa.

Phía đầu phạm vi đoạn tuyến là giao với đường Quốc lộ 1a (Đường Nguyễn Lương
Bằng).

Bên phía trái tuyến đường sắt :

+

+

Thuộc phường Hòa Khánh Bắc dân cư tập trung đông đúc và chưa có đường để kết
nối với tuyến đường Ngô Sỹ Liên.

+

Cuối phạm vi đoạn tuyến là giao với đường Nguyễn Khuyến, theo qui hoạch của
thành phố sẽ là giao với trục 1 Tây Bắc.

5.3



Đặc điểm địa chất:
Bước thiết kế tổng thể khoan địa chất 3 vị trí (lấy theo phương án 1 về kết cấu):
phía Quốc lộ 1A tại mố M1, tại trụ P3, phía đường Nguyễn Khuyến tại mố M2
Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát hiện trường kết hợp với thí nghiệm mẫu đất,
đá trong phòng, địa tầng khu vực dự kiến xây dựng công trình theo thứ tự từ trên
xuống gồm các lớp sau:



Lớp NĐ: Nền đường dân sinh: bê tông xi măng (lớp bê tông dày 10-15cm).



Lớp 1: Cát hạt trung đôi chỗ có sạn sỏi, xám trắng, trạng thái chặt vừa, bão hòa

nước.



Lớp 2: Cát hạt trung, xám đen, nâu gụ, trạng thái chặt đến rất chặt, ít ẩm.



Lớp 3: Cát bụi, xám trắng, trạng thái chặt vừa, bão hòa nước.



Lớp 4: Cát hạt trung, xám trắng, trạng thái chặt vừa, bão hòa nước.



Lớp 5: Sét pha, xám trắng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm (từ 13.6-15.2m có màu
xám đen, chứa các ổ cát nhỏ).



Lớp TK1: Bùn sét pha, xám đen, kẹp ổ cát mỏng.



Lớp TK2: Cát hạt trung, xám trắng, trạng thái chặt vừa, bão hòa nước.



Lớp 6: Cát sỏi lẫn sét cát, xám trắng, trạng thái chặt, ít ẩm, (hàm lượng sét tăng dần

theo chiều sâu).



Lớp 7: Sét pha lẫn ít sạn, xám trắng, trạng thái dẻo cứng.



Lớp 8: Sét pha lẫn ít sạn, xám trắng, xám xanh, trạng thái nửa cứng đến cứng (dễ
mềm khi gặp nước).



Lớp PHS: Đá phiến sét màu xám xanh, xám đen, cấu tạo phân phiến mỏng, tỷ lệ lõi
đá RQĐ 35-55% (Đang phong hóa dở dang từ đá gốc).



Lớp 9: Sét pha lẫn vụn đá, xám trắng, xám xanh, trạng thái cứng đến rất cứng (trong
quá trình khoan bắt gặp những cục đá phiến dài 5cm).

15


THUYÕT MINH



Lớp 10: Đá phiến sét màu xám xanh, xám đen, cấu tạo phân phiến mỏng, tỷ lệ lõi đá
RQĐ 35-55% - Đá mềm.




Chi tiết các cao độ của hình trụ lỗ khoan cũng như các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất
đá được thể hiện chi tiết trong tập hồ sơ khảo sát địa chất công trình.

5.4
















Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc
và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1
đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và

không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25.9 0C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung
bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 0C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83.4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ
85.67-76.67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76.67-77.33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504.57mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình từ 550-1000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3
trung bình từ 23-40mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156.2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung
bình từ 234 - 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 - 165
giờ/tháng.
Thủy văn, địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất thuỷ văn: cao độ mực nước ổn định xuất hiện trong các lỗ khoan
biến đổi từ -1.5m (LK1) đến -1.7m (LK2).
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng
Nam

16


THUYÕT MINH

CHƯƠNG 6.

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH

6.1
Cơ sở lựa chọn quy mô cho dự án

– Phù hợp với các quy hoạch tổng thể của ngành và địa phương đã được phê duyệt và
định hướng phát triển quy hoạch kinh tế, xã hội vùng miền khác có liên quan.
– Tuân thủ Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, áp dụng các quy phạm thiết kế trong nước
hiện hành, tham khảo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới được nhà nước cho
phép sử dụng.
– Nghiên cứu giải pháp hợp lý để hạn chế thấp nhất chi phí xây dựng và tác động môi
trường.
– Giảm thiểu các tác động bất lợi đến: Các công trình tôn giáo, các khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu vực dân cư, công trình nông nghiệp, thuỷ lợi ...
– Giảm thiểu giải phóng mặt bằng: Hạn chế tới mức tối đa diện tích chiếm dụng đất.
– Sử dụng các vật liệu, kết cấu hợp lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ điều kiện địa hình, địa
chất, và nguồn vật liệu sẵn có của địa phương.
– Tối đa hóa các giải pháp kết cấu mang tính định hình để đảy nhanh tiến độ thi công
theo tinh thần công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp.
6.2
6.2.1

Giải pháp thiết kế công trình
Phương án tuyến:

Một số nguyên tắc lựa chọn phương án cho tuyến như sau:


Khi thiết kế bình đồ phải xét đầy đủ đến các bộ phận và cấu tạo của đường như:
Kết nối giao thông, cấu tạo tại chỗ giao nhau, … để đảm bảo tính hợp lý trong tổ
chức giao thông, tính ổn định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của phương
án quy hoạch lâu dài.




Hướng tuyến phải đảm bảo tính tối ưu về kỹ thuật và giá thành, hạn chế tối đa
giải phóng mặt bằng, tránh các công trình tôn giáo, trụ sở cơ quan...và thuận lợi
kết nối giao thông khu vực;



Phải đảm bảo thuận lợi giao thông trong quá trình thi công, hạn chế tác động xấu
đến môi trường khu vực.



Đảm bảo cho việc thi công cầu đường bộ trong khu vực đông dân cư.



Phải đảm bảo kết nối giao thông đi lại của dân cư 2 bên lưu thông qua đường sắt,
xử lý triệt để tai nạn tại đường ngang qua đường sắt tại Km784+425, là nơi
đường ngang có biển báo vào khu dân cư của TP. Đà Nẵng(vị trí đường ngang
này thường xuyên xảy ra tai nạn).



Đảm bảo phù hợp với ý kiến đề xuất của địa phương.



Các phương án bình diện tuyến: Đã đề xuất và so sánh 2 phương án tuyến.

– Phương án tuyến 1: Nối từ đường nội bộ trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (trong
17



THUYÕT MINH

khuôn viên trường hiện hữu), vượt đường sắt Thống Nhất tại KM784+425 (là nơi
hiện có đường ngang có biển báo), nối đường hiện tại đến đường Nguyễn
Khuyến.
– Phương án tuyến 2: Xây dựng cầu đường bộ vượt tại vị trí Km784+500 theo lý trình
đường sắt, tuyến nằm trên đường thẳng và kết nối đường Ngô Sỹ Liên với đường
Nguyễn Khuyến (theo quy hoạch sẽ kết nối với đường trục I Tây Bắc của thành
phố Đà Nẵng thể hiện trên bình đồ kèm theo quyết định số 9859/QĐ-UBND
ngày 30/12/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng) theo đường cong tròn bán kính
R=125m. Đóng hoàn toàn đường ngang tại Km784+425.

– Ưu nhược điểm của 2 phương án trên thể hiện theo bảng sau:
Phương án tuyến 1
Phương án tuyến 2
Ưu điểm:
− Ưu điểm:
+ Xây dựng cầu vượt tại ngay vị trí đề + Kết nối giao thông thuận lợi giữa
đường Ngô Sỹ Liên với đường
xuất (Vị trí đường ngang Km784+425 –
Nguyễn Khuyến.
tuyến đường sắt thống nhất).
+ Phù hợp với quy hoạch của địa
phương theo QĐ 9859/QĐ-UBND
của UBND thành phố Đà Nẵng.
− Nhược điểm:
− Nhược điểm:
+ Cầu nằm trong khuôn viên của trường + Vẫn phải giải phóng mặt bằng.

ĐHBK Đà Nẵng gây mất cảnh quan.
+ Không phù hợp với quy hoạch của địa
phương.
Kiến nghị lựa chọn phương án tuyến 2 tại Km784+500


18


THUYÕT MINH

6.2.2

Bình diện thiết kế
Giải pháp thiết kế mặt bằng được nghiên cứu thiết kế dựa trên cơ sở:



Bình diện theo quy hoạch tại quyết định số 9859/QĐ-UBND của UBND TP Đà
Nẵng ngày 30/12/2009.



Đảm bảo đúng theo lựa chọn theo cấp hạng đường, tốc độ thiết kế đã được xác
định lấy theo tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007.



Đảm bảo hài hoà với ngoại tuyến: địa hình xung quanh, vị trí địa lý, kiến trúc
cảnh quan đô thị; đồng thời đảm bảo hài hòa với nội tuyến: phối hợp giữa bình

đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang của nút.



Trên cơ sở các phương án tuyến đề xuất, lựa chọn các yếu tố kỹ thuật thiết kế:

– Tim cầu nằm trên đường thẳng.
6.2.3

Trắc dọc thiết kế:

– Trắc dọc tuyến dựa trên các nguyên tắc cơ bản: Phù hợp quy trình quy phạm, có tính
khả thi cao nhất.
– Cao độ khống chế đường đỏ: Đảm bảo chiều cao tĩnh không đường bộ, đường sắt, bố
trí các thiết bị phục vụ khai thác, bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu
vực; đảm bảo điều kiện an toàn, thuận lợi cho đường bộ, đường sắt khi thi công
và khai thác.cụ thể phải đảm bảo khổ tĩnh không đường sắt là 6.0m.
– Độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 4%.
– Đường cong đứng đối với đường đô thị lấy theo tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007. Lựa
chọn đường cong đứng lồi R=800m.
6.2.4

Lựa chọn mặt cắt ngang cầu, đường đầu cầu:



Lựa chọn theo cấp hạng đường, tốc độ thiết kế đã được xác định lấy theo tiêu
chuẩn TCXDVN 104-2007.




Phù hợp với ý kiến của địa phương (phải có lề người đi trên cầu theo văn bản số
1682/SGTVT-GĐ&QLCL ngày 02/10/2010), cũng như hạn chế phạm vi giải
phóng mặt bằng.



Mặt cắt ngang cầu:

+

Phần xe cơ giới

+

Lề người đi bộ trên cầu

+

Lan can
Tổng chiều rộng



: 2 x 3.50m = 7.00m
: 2 x 1.50m = 3.00m
: 2 x 0.50m = 1.00m
= 11.00m

Mặt cắt ngang đường đầu cầu đoạn có tường chắn:


– Phần xe cơ giới

: 2 x 3.50m = 7.00m

– Lề người đi bộ trên đường đầu cầu

: 2 x 1.50m = 3.00m
19


THUYÕT MINH

– Lan can
Tổng chiều rộng

: 2 x 1.00m = 1.00m
= 11.00m



Bề rộng mặt đường gom hai bên cầu: Bb = 3.0 m



Bề rộng người đi bộ≥ 1.0m (theo bảng 15 -TCXDVN 104-2007).

6.2.5

Phương án kết cấu cầu:




Ngoài các tiêu chí được đề cập trong Cơ sở lựa chọn phương án thiết kế khi Lựa
chọn khẩu độ dầm phải đảm bảo tĩnh không đường bộ khi vượt đường sắt. Kết
cấu mố trụ ngoài đảm bảo chịu lực phải đảm bảo mỹ quan và đơn giản, thuận lợi
thi công.



Phương án kết cấu nhịp:

– Phương án nhịp: đảm bảo tĩnh không của đường sắt
Một số cơ sở lựa chọn sơ đồ nhịp chính của cầu:
+

Cầu mới nằm bắc ngang qua đường sắt hiện tại đang khai thác vì vậy để thuận tiện
cho việc khai thác đường sắt, đường bộ, cầu lại chạy qua khu vực đông dân cư
nên phương án nhịp cầu mới tốt nhất là: Sơ đồ nhịp 7x20m;

+

Phù hợp với mặt bằng tuyến đã được xác định cầu nằm trên đường thẳng.

+

Sử dụng công nghệ thi công dễ áp dụng đảm bảo các tiêu chí của dự án đề ra, dễ lao
lắp trong quá trình thi công để không ảnh hưởng đến dân cư hai bên cầu.
 Từ những yếu tố trên: Tư vấn kiến nghị sử dụng nhịp cầu vượt đường sắt là
dầm bản nhịp giản đơn BTCT DUL.




Phương án kết cấu mố, trụ:

– Trụ: Do kết cấu nhịp bắc qua đường sắt, nằm trong vùng đông dân cư, Tư vấn kiến
nghị sử dụng phương án móng cọc khoan nhồi, trụ đặc chữ T bằng BTCT.
– Mố cầu: do nằm gần khu dân cư nên Tư vấn kiến nghị vẫn sử dụng phương án móng
cọc khoan nhồi, mố chữ U BTCT.
6.3

Các Phương án bố trí chung cầu xây dựng trên cơ sở phương án tuyến lựa
chọn là phương án tuyến 2( Cầu vượt đường sắt tại Km784+500 kết nối
đường Ngô Sỹ Liên với đường Nguyễn Khuyến):

6.3.1

Phương án 1: Xây dựng cầu đường bộ mới có đặc điểm chính như sau:







Sơ đồ nhịp: 7 nhịp dầm bản BTCT DƯL chiều dài L=20m, tổng chiều dài cầu
Lc=143.40m, chiều dài đường đầu cầu L=170.968m. Tổng chiều dài toàn hạng mục
L=316.368m.
Mặt cắt ngang cầu: Bc=11.0m.
Khổ tĩnh không đường sắt chui dưới cầu ờ nhịp chính là: 6.0x4.0m

Kết cấu phần trên:
20


THUYÕT MINH





+
+






7 nhịp dầm bản BTCT DƯL cao 0.75m. Mặt cắt ngang là 11 dầm.
Lớp bê tông bản mặt cầu dầy 0.1m
Lớp phủ mặt đường trên cầu:
7 cm bê tông nhựa chặt hạt mịn.
Lớp phòng nước bằng dung dịch chuyên dụng.
Kết cầu phần dưới: Mố U BTCT, móng cọc khoan nhồi D=1.0m. Trụ thân đặc dạng
chữ T BTCT, móng cọc khoan nhồi D=1.0m.
Đường đầu cầu: Bề rộng B=11.0m, dùng tường trọng lực (do địa chất tương đối tốt).
Độ dốc dọc đường đầu cầu i = 4%.
Đường gom hai bên cầu: Mặt cắt ngang 3.0m, bề rộng lề đi bộ 1.0m. Lề an toàn
giữa đường bên cầu 0.75m.


6.3.2








+
+






Phương án 2: Xây dựng cầu đường bộ mới có đặc điểm chính như sau:
Sơ đồ nhịp: 5 nhịp dầm I33m BTCT DUL, tổng chiều dài toàn cầu Lc=170.25m,
chiều dài đường đầu cầu L=206.4m. Tổng chiều dài toàn hạng mục L=376.65m.
Mặt cắt ngang cầu: Bc=11.0m
Khổ tĩnh không đường sắt chui dưới cầu ờ nhịp chính là: 6.0x4.0m
Kết cấu phần trên:
5 nhịp dầm I33 BTCT DƯL cao 1.65m. Mặt cắt ngang là 5 dầm.
Lớp bê tông bản mặt cầu dầy 0.2m
Lớp phủ mặt đường trên cầu:
7 cm bê tông nhựa chặt hạt mịn.
Lớp phòng nước bằng dung dịch chuyên dụng.
Kết cầu phần dưới: Mố U BTCT, móng cọc khoan nhồi D=1.0m. Trụ thân đặc chữ T
bằng BTCT, móng cọc khoan nhồi D=1.0m.

Đường đầu cầu: Bề rộng B=11.0m, dùng tường trọng lực (do địa chất tương đối tốt).
Độ dốc dọc đường đầu cầu i = 4%.
Đường gom hai bên cầu: Mặt cắt ngang 3.0m, bề rộng lề đi bộ 1.0m. Lề an toàn
giữa đường bên cầu 0.75m.

6.3.3

Phân tích ưu, nhược điểm của 2 phương án trên thể hiện theo bảng sau:
Phương án 1

Ưu
nhược
điểm

Phương án 2

Ưu điểm:
− Ưu điểm:
+ Kết cấu đơn giản, dễ chuyên môn + Kết cấu đơn giản, dễ chuyên
môn hóa
hóa.
+ Giảm khối lượng trụ, cọc khoan
+ Kết cấu dầm bản nhẹ, chiều dài nhịp
nhồi ít hơn  Giá thành rẻ hơn
ngắn(khẩu độ phù hợp để vượt qua
so với phương án 1.
đường sắt) thuận lợi cho việc vận
− Nhược điểm:
chuyển, cẩu lắp hay lao kéo dầm.
+ Tổng chiều dài toàn hạng mục,



21


THUYÕT MINH

Phương án 1

Phương án 2
khối lượng giải tỏa nhà dân là
+ Chiều cao kiến trúc thấp, tạo mỹ
lớn hơn phương án 1.
quan đẹp thích hợp với đường trong
+ Chiều cao kiến trúc lớn, ảnh
thành phố.
hưởng tính thẩm mỹ, không phù
+ Tổng chiều dài toàn hạng mục ngắn
hợp với cảnh quan và môi
hơn sơ với phương án 2.
trường.
− Nhược điểm:
+ Số lượng nhịp, trụ nhiều hơn so với
phương án 2  Giá thành lớn hơn
phương án 2
Giá
thành

Chi phí xây lắp: 54.978.636.804


Chi phí xây lắp: 50.575.562.000

Kiến nghị lựa chọn phương án 1
6.4

Đường đầu cầu, tổ chức giao thông và các công trình liên quan khác

6.4.1

Đường đầu cầu, đường bên cầu:



Điểm đầu công trình là điểm đầu của tường chắn trọng lực phía phải tuyến đường
sắt, nằm trên đường Ngô Sỹ Liên, cách ngã 3 giao với Quốc lộ 1a (đường Nguyễn
Lương Bằng) khoảng 401.896m.
Điểm cuối dự án là điểm kết thúc của tường chắn trọng lực phía trái tuyến đường
sắt, nằm trên đường Ngô Sỹ Liên kéo dài cách ngã 3 giao với Quốc lộ 1a (đường
Nguyễn Lương Bằng) khoảng 718.264m.  tổng chiều dài toàn công trình là
316.40



*

Ghi chú: lý trình Km0+00 nằm tại tim giao ngã ba giữa đường Ngô Sỹ Liên với đường
Nguyễn Lương Bằng (quốc lộ 1a), được lấy thống nhất với dự án nối liền đường Ngô Sỹ
Liên với trục 1 tây bắc của Thành phố Đà Nẵng.










6.4.2


Đường đầu cầu: Bề rộng B=11.0m, dùng tường trọng lực (do địa chất tương đối tốt).
Đường gom hai bên cầu: Mặt cắt ngang 3.0m, bề rộng lề đi bộ 1.0m. Lề an toàn
giữa đường bên cầu 0.75m.
Kết cấu mặt đường đầu cầu:
5 cm bê tông nhựa hạt mịn
7 cm bê tông nhựa hạt trung
20 cm CPĐD loại I
25 cm CPĐD loại II.
Đường gom dọc đường sắt tại khu vực xây dựng cầu
Làm hệ thống đường gom dọc đường sắt để đảm bảo tổ chức giao thông thuận lợi
trong khu vực xây dựng cầu và làm hàng rào cách ly giữa đường sắt và đường
gom, phạm vi nằm trong phạm vi chỉ giới xây dựng đã được phê duyệt tại Quyết
22


THUYÕT MINH

định số 9859/QĐ-UBND về việc ranh giới sử dụng đất dự án tuyến đường nối từ
đường Ngô Sỹ Liên đến trục 1 Tây Bắc của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng, đồng thời kết nối với các đường gom khác nằm trong dự án đường gom,

hàng rào cách ly và đường ngang của dự án 1856. Cụ thể: từ tim giao giữa cầu
đường bộ vượt đường sắt tại lý trình Km784+500 về phía TP. Hồ Chí Minh là
30m, về phía Hà Nội kết nối với hạng mục đường gom, hàng rào cách ly từ lý
trình Km784+100 – Km784+431.
6.4.3

Đại tu đường sắt

– Đại tu đường sắt trong khu vực xây dựng cầu, phạm vi từ tim giao về mỗi phía
khoảng 150m. Cải tạo kết cấu hạ tầng của đường sắt, gia cố lại mái taluy của
đường sắt những đoạn bị hư hỏng.
6.4.4

Tổ chức giao thông
Thiết kế hệ thống tổ chức giao thông tuân thủ theo điều lệ báo hiệu đường bộ
22TCN-237-01. Do vị trí cầu khá đặc thù là nối hai khu đô thị dân cư đông đúc,
có nhiều nhà dân kiên cố, và nhiều công trình quan trọng khác..., việc kết nối tổ
chức giao thông sau khi xây dựng được nghiên cứu đảm bảo yêu cầu sau:



Hệ thống đường bộ phải đảm bảo thiết kế phối hợp hài hoà, kết nối hợp lý với
các trục nội, ngoại tuyến phù hợp với điều kiện với địa hình, địa lý, kiến trúc
cảnh quan đô thị.



Đóng hoàn toàn đường ngang tại Km784+425 bằng hệ thống rào chắn. Việc tổ
chức giao thông như sau:


– Tất cả các phương tiện cơ giới và xe môtô, xe thô sơ: muốn vượt qua tuyến đường sắt
thì bắt buộc phải đi lên cầu đường bộ.
– Người đi bộ: đi theo đường người đi bộ trên cầu.
– Các phương tiện có thể lưu thông theo hệ thống đường gom 2 bên cầu và chui qua cầu
vượt tại nhịp 3 và nhịp 5 để kết nối giao thông với các khu dân cư tại khu vực cầu
vượt.
6.4.5

Hệ thống thoát nước mặt



Các công trình thoát nước trên tuyến đều được thiết kế với tiêu chuẩn cao, phù
hợp với quy mô và điều kiện địa hình của khu vực. Đảm bảo thu, thoát nước
nhanh trên phạm vi đường phố. Dẫn nước ra khỏi đường bằng hệ thống đường
cống sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước của phần tuyến và thoát ra hệ thống
thoát nước của khu vực. Theo sơ đồ sau cửa thurãnhcống phụ cống
chínhxả. Hệ thống thoát nước mặt không bố trí cắt qua đường sắt.

23


THUYÕT MINH



Hệ thống thoát nước trên cầu: Toàn bộ nước mặt trên cầu phần nằm trên bờ được
gom vào hệ thống ống thoát dọc trên cầu. Sau đó theo đường ống dẫn đến hệ
thống thoát nước chung của dự án.




Rãnh dọc và cống dọc được thiết kế để thu nước mặt đường, phải tuân thủ tiêu
chuẩn thiết kế hiện hành, kết nối hoàn chỉnh với hệ thống thoát nước hiện tại của
Thành phố.

6.4.6

Hệ thống công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật
Các hệ thống công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật phải được kết nối với các hệ
thống ngầm sẵn có của khu vực, vì vậy khi xây dựng cầu thì hệ thống điện, thông
tin, tín hiệu, điện thoại,... sẽ có phương án tổ chức di dời hoặc hạ ngầm để đảm
bảo an toàn trong thi công và sử dụng sau này.

6.4.7

Kiến trúc công trình:
Đây là công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp nhưng yếu tố kiến trúc công trình
được quan tâm rất lớn trong suốt quá trình thiết kế vì đây là công trình trong đô
thị, tập trung nhiều dân cư. Ngoài yếu tố phải thực hiện công trình giao thông
đảm bảo chất lượng, tiến độ, còn phải được xem xét kết hợp kiến trúc, cảnh quan
hài hoà. Các hạng mục công trình được nghiên cứu thiết kế với tính năng khai
thác thuận lợi còn phải xét đến yếu tố bố trí các không gian tận dụng cho xây
dựng các điểm cây xanh; các chi tiết kết cấu phải được nghiên cứu kỹ từ hình
dáng, kích thước để đảm bảo có kiểu dáng kiến trúc phù hợp nhất.

6.4.8

Hệ thống điện và thiết bị:
Được thiết kế đảm bảo yêu cầu đấu nối và đồng bộ với hệ thống hiện tại của khu

vực.

6.4.9

Vỉa hè, cây xanh và hệ thống chiếu sáng



Hè đường: được lát bằng gạch block P7 + P10 trên 10 cm cát vàng đệm.



Cây xanh: Bố trí 2 bên hè đường, với mật độ 8m/1 cây, dưới gốc bố trí bó gốc
cây.

– Chiếu sáng: Cột đèn dùng cột kim loại cao 10m, khoảng cách giữa các cột khoảng
30m, bố trí cột đèn đôi.
6.4.10 Hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt
Để đồng bộ với quy mô đầu tư xây dựng của hạng mục cầu, đảm bảo công tác chỉ
huy chạy tầu và điều hành sản xuất ngành đường sắt trong quá trình thi công cầu,
hạng mục thông tin tín hiệu được nghiên cứu thiết kế và đưa ra giải pháp kỹ thuật
phù hợp với hệ thống TTTH hiện có.
24


THUYÕT MINH

6.5

Phương án thiết kế hệ thống thông tin tín hiệu

Trong quá trình xây dựng hoặc phương án xây dựng mới công trình làm ảnh
hưởng đến hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đang khai thác, việc khảo sát
thiết kế di dời và khôi phục sau thi công đảm bảo thông suốt thông tin tín hiệu
ĐS trong quá trình thi công phục vụ chạy tầu là công tác quan trọng.
Để đồng bộ với việc xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt tại các nút giao, hệ
thống TTTH đưa ra phương án thiết kế sơ bộ như sau:



Hệ thống thông tin:

– Cải tạo hệ thống thông tin tại khu vực nút giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, phục
vụ quá trình thi công cầu đường bộ vượt đường sắt.

Hệ thống tín hiệu:
– Di chuyển thiết bị tín hiệu bị ảnh hưởng khi thi công cầu đường bộ vượt đường sắt.

25


×