Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ôn tập lí thuyết sản khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.93 KB, 37 trang )

KHUNG CHẬU NỮ VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
Khung chậu là bộ phận có liên quan nhiều nhất trong cơ chế sanh, thai nhi từ tử cung đi ra
ngoài phải đi qua một ống hình trụ cong do các xương tạo thành gọi là khung xương chậu.
1. Cấu tạo và hình thể
Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương
- Phía trước và hai bên là 2 xương cánh chậu.
- Phía sau ở trên là xương cùng và ở dưới là xương cụt.
Xương cánh chậu là 2 xương dẹt to, hình cánh quạt. Mặt trong có đường vô danh chia
xương chậu ra làm 2 phần: Phần trên gọi là đại khung hay khung chậu lớn, phần dưới gọi là tiểu
khung hay khung chậu nhỏ.
Xương cùng có 5 đốt, đốt trên cùng nhô cao gọi là mỏm nhô. Xương cùng có mặt trước lồi,
mặt sau lõm và 2 bờ hai bên.
Xương cụt có từ 4 đến 6 đốt, cũng có các mặt như xương cùng.
Bốn xương của khung chậu được khớp với nhau bởi 4 khớp xương, phía trước là khớp vệ,
phía sau là khớp cùng-cụt, 2 bên là 2 khớp cùng-chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các
đường kính của khung chậu có thể thay đổi khi chuyển dạ.
2. Đại khung
Về phương diện sản khoa, đại khung không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu đại khung hẹp thì
cũng ảnh hưởng đến tiểu khung.
2.1. Các đường kính của đại khung (đường kính ngoài)
- Đường kính trước sau (đường kính Baudelocque): đi từ gai đốt sống thắt lưng thứ 5 đến bờ
trên xương vệ, đường kính này đo được là 17,5cm (người Việt Nam).
- Đường kính lưỡng gai: nối 2 gai chậu trước trên = 22,5cm.
- Đường kính lưỡng mào: nối 2 điểm xa nhất của 2 mào chậu = 25,5cm.
- Đường kính lưỡng ụ: nối 2 ụ lớn của xương đùi = 27,5cm.
2.2. Hình trám Michaelis
Nối 4 điểm: Ở trên là gai đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5), hai bên là hai gai chậu sau trên, dưới
là đỉnh của nếp liên mông.
Kết quả: đường kính dọc = 11cm, đường kính ngang = 10cm, đường kính ngang cắt đường
kính dọc làm 2 phần: trên 4cm, dưới 7cm.
2.3. Ứng dụng lâm sàng


Trên lâm sàng, chúng ta dùng compa Baudelocque để đo các đường kính ngoài của khung
chậu. Nếu các đường kính ngoài nhỏ nhiều thì các đường kính trong cũng hẹp theo, nếu hình trám
Michaelis không cân đối thì sẽ có khung chậu méo.
3. Tiểu khung
Tiểu khung rất quan trọng về phương diện sản khoa. Thai lọt hay không là do các đường
kính của tiểu khung quyết định. Tiểu khung là một ống xương hình trụ, hơi cong, mặt lõm quay ra
phía trước.
- Thành trước của tiểu khung là chiều cao của khớp vệ = 4cm.
1


- Thành sau là độ dài của xương cùng xương cụt khoảng 12,5cm.
- Hai thành bên hẹp dần từ trên xuống dưới nhất là ở gần gai hông sau đó lại rộng ra.
- Mặt phẳng đi qua eo trên gọi là mặt phẳng lọt.
- Mặt phẳng đi qua eo dưới gọi là mặt phẳng sổ.
Tiểu khung gồm có 3 phần hay 3 eo
3.1. Eo trên : Eo trên có hình trái tim.
3.1.1. Giới hạn
- Phía trước là bờ trên của xương vệ.
- Phía sau là mỏm nhô.
- Hai bên là 2 gờ vô danh.
3.1.2. Các đường kính của eo trên
Eo trên hoàn toàn bằng xương nên các đường kính của eo trên không thay đổi và còn gọi là
đường kính trong của khung chậu.
- Đường kính trước sau:
+ Đường kính mỏm nhô - thượng vệ = 11cm.
+ Đường kính mỏm nhô - hạ vệ = 12cm.
+ Đường kính mỏm nhô - hậu vệ =10,5cm.
Về phương diện thực hành bao giờ cũng phải đo đường kính này để biết khung chậu rộng
hay hẹp, trên lâm sàng ta chỉ đo được đường kính mỏm nhô - hạ vệ (đường kính lâm sàng)

nhưng khi thai lọt bắt buộc phải qua đường kính mỏm nhô - hậu vệ (đường kính hữu dụng). Vậy
muốn tìm đường kính mỏm nhô - hậu vệ ta lấy đường kính mỏm nhô-hạ vệ trừ đi 1,5cm (1,5cm là
độ dài trung bình của xương vệ). - Đường kính chéo: đi từ khớp cùng chậu mỗi bên đến dải chậu
lược bên kia.
+ Đường kính chéo phải = 12,75cm (thai thường lọt).
+ Đường kính chéo trái = 12,75cm.
- Đường kính ngang:
+ Ngang tối đa = 13,5cm (ít giá trị vì gần mỏm nhô)
+ Ngang hữu ích = 13cm (đường kính này cắt đường kính trước sau tại điểm giữa).
3.2. Eo giữa: Eo giữa có hình ống.
3.2.1. Giới hạn
- Phía trước là bờ dưới khớp vệ.
- Phía sau là mặt trước xương cùng 2-3.
- Hai bên là 2 gai hông.
3.2.2. Các đường kính
Đường kính của eo giữa quan trọng nhất là đường kính lưỡng gai hông = 10,5cm, đường
kính này thường để xác định sự xuống của ngôi. Trên lâm sàng người ta lấy đường liên gai hông
(vị trí 0) để xem ngôi đã lọt qua eo trên hay chưa.
3.3. Eo dưới : Eo dưới có hình trám.
3.3.1 Giới hạn
- Phía trước là bờ dưới của xương vệ.
- Phía sau là đỉnh của xương cụt.
2


- Hai bên là hai ụ ngồi.
3.3.2. Các đường kính
- Đường kính trước sau: Đường kính mỏm cụt - hạ vệ = 9,5cm, đường kính này ít quan
trọng vì có thể giãn đến 12cm.
- Đường kính ngang: Đường kính lưỡng ụ ngồi = 10,5-11cm. Đây là đường kính quan trọng

nhất của eo dưới. Nếu đường kính này hẹp thì thai sẽ không sổ được.
4. Xếp loại khung chậu
Trên thực tế có nhiều dạng khung chậu khác nhau và cũng có nhiều cách xếp loại khung
chậu. Sau đây là cách xếp loại khung chậu theo Caldwell-Moloy:
4.1 . Khung chậu dạng nữ
Thường thấy nhất ở phụ nữ. Đây là loại khung chậu có hình dạng đều đặn, đường kính từ
trục giữa ra trước và ra sau gần bằng nhau. Nhìn toàn diện khung chậu loại này có hình bầu dục
ngang, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau một ít. Hai gai hông không nhọn.
4.2 . Khung chậu dạng nam
Giống khung chậu đàn ông. Khung chậu dạng này có đường kính từ trục giữa ra trước dài
hơn ra sau rõ rệt. Nhìn toàn diện khung chậu dạng này có hình quả tim, phần sau hơi phẳng, mỏm
nhô gồ ra phía trước. Hai gai hông nhọn.
4.3 . Khung chậu dạng hầu
Giống như khung chậu loài khỉ. Eo trên hình bầu dục theo hướng trước sau. Dạng khung
chậu này có đường kính ngang nhỏ hơn đường kính trước sauxương cùng dài. Hai gai hông nhọn.
4.4 . Khung chậu dẹt
Eo trên dạng hình thận, dạng khung chậu này có đường kính ngang lớn hơn rõ rệt so với
đường kính trước sau. Xương cùng ngắn và ngửa ra sau.Hai gai hông không nhọn.
5. Thủ thuật đo khung chậu
Khám khung chậu của một thai phụ ở những tháng cuối của thai kỳ hay mới bắt đầu chuyển
dạ nhằm ước lượng xem khung chậu có đủ rộng hay không để tiên lượng cho cuộc sinh là một
điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trên lâm sàng người ta chỉ có thể đo một vài đường kính của
khung chậu mà thôi, các đường kính còn lại chỉ có thể được đánh giá, ước lượng một cách
tương đối chứ không thể có số đo cụ thể, chính xác.
Khám đại khung: đo các đường kính ngoài của khung chậu và hình trám Michaelis như đã
nêu ở trên.
Khám tiểu khung: Lần lượt khám eo trên, eo giữa, eo dưới.
Eo trên, ta đo đường kính trước sau (đường kính nhô-hạ vệ). Đánh giá gờ vô danh, bình
thường ta chỉ sờ được khoảng 1/2 đường vô danh, nếu sờ hơn 2/3 đường vô danh thì có khả năng
là hẹp đường kính ngang eo trên.

Eo giữa, đánh giá đường kính ngang bằng cách khám hai gai hông nhô nhiều hay ít. Đánh
giá độ cong của xương cùng, nếu mặt trước của xương cùng cong quá hay phẳng quá cũng không
tốt.
3


Eo dưới, đo đường kính ngang tức là đường kính lưỡng ụ ngồi. Đo góc vòm vệ, bình thường
góc này phải trên 85o.

4


SINH LÝ CHUYỂN DẠ
1. Định nghĩa
Chuyển dạ là quá trình sinh lý có nhiều hiện tượng mà quan trọng nhất là có cơn co tử
cunggây nên hiện tượng xóa-mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh dục
của người mẹ.
2. Cơ chế khởi phát chuyển dạ
2.1. Prostaglandin
- Prostaglandin đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ.
- Prostaglandin được hình thành từ acid arachidonic dưới tác động của 15hydroxyprostaglandin dehydrogenase. Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung.
Sự sản xuất Prostaglandin F2 và PGE2 tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén và đạt tỷ lệ cao sau khi
bắt đầu chuyển dạ. Prostaglandin góp phần vào sự chín muồi cổ tử cung.
- Các yếu tố: phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có thể gây tăng tổng hợp đột ngột Prostaglandin
vào cuối thai kỳ.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng
- Estrogen: làm tăng sự nhạy cảm của cơ trơn và tốc độ truyền của hoạt động điện tế bào,
do đó hỗ trợ cho cơn co co tử cung. Ngoài ra, Estrogen còn làm thuận lợi cho sự tổng hợp các
Prostaglandin.
- Progesteron: có tác dụng ức chế cơn co co tử cung, tuy nhiên vai trò của progesteron

trong chuyển dạ vẫn chưa rõ ràng.
Nồng độ của Progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ estrogen/
progesteron góp phần khởi phát chuyển dạ.
- Yếu tố về mẹ: cơ chế màng rụng tổng hợp prostaglandin và tuyến yên giải phóng oxytocin
là vấn đề đang tranh luận. Người ta quan sát thấy những đỉnh kế tiếp của nồng độ oxytocin với
tần suất tăng trong chuyển dạ, đạt tối đa trong pha sổ thai. Tuy nhiên, oxytoxin dường như không
có vai trò trong khởi phát chuyển dạ nhưng nồng độ lại tăng lên trong quá trình chuyển dạ.
- Yếu tố về thai: người ta biết rằng nếu thai bị quái thai vô sọ, hoặc giảm sản tuyến thượng
thận, thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi, thường
gây sanh non.
3. Sinh lý của cơn co tử cung và những thay đổi của cổ tử cung trong chuyển dạ
3.1. Cơn co tử cung
Đó là động lực chính cho phép sự xoá mở cổ tử cung và sự xuống của thai trong tiểu khung.
Hiệu quả cơn co tử cung:
- Thúc đẩy thai về phía đoạn dưới tử cung.
- Làm giãn đoạn dưới và hình thành đầu ối.
- Xoá mở cổ tử cung.
Điều hoà cơn co tử cung được kiểm soát bởi:
Đặc tính cơn co tử cung:

5


- Đều đặn, gây đau, tự phát, thường xuất hiện tại sừng phải tử cung với cơn cơ tử cung lan
dần từ trên xuống dưới, từ phải sang trái và lan khắp tử cung sau đó giảm dần đến kết thúc cơn
co.
- Cơn co gây đau: khi thiếu dưỡng khí và chèn ép hạch thần kinh, lớp cơ tử cung, cổ tử cung
nở lớn nên gây đau. Khi cường độ tăng lên đến 20mmHg sờ trên thành bụng có cảm giác tử cung
co, 25mmHg thai phụ cảm nhận cơn đau. Áp suất buồng tử cung cao nhất- thai phụ đau nhiều
nhất, sờ đáy TC co dần cứng ngắc.

- Cơn co tử cung sẽ tăng dần về tần số, cường độ, thời gian co.
- Không có thuốc gây để giảm đau thông thường, kể cả morphin.
Chú ý:
- Thời gian cơn cơ tử cung
+ Khi mới chuyển dạ: thời gian co là 15-20giây.
+ Khi cổ tử cung mở hết: 45-60giây.
- Khoảng cách giữa các cơn co tử cung
+ Khi mới chuyển dạ: 15-20phút.
+ Khi cổ tử cung mở hết: 1-2phút.
- Cường độ cơn co tử cung khi mới chuyển dạ (ở giai đoạn 1 chuyển dạ)
+ Độ nhẹ, khoảng 20 mmHg
+ Mức độ phù hợp của chuyển dạ là 20-40mmHg
+ Cuối giai đoạn 1 chuyển dạ: độ mạnh khoảng 50-60 mmHg.
3.2. Sự hình thành đoạn dưới
Trong khi mang thai, eo tử cung phát triển và kéo dài trở thành đoạn dưới. Đoạn dưới chỉ
có 2 lớp cơ ngang và dọc, không có lớp cơ đan chéo.
Ở con so, đoạn dưới được hình thành vào cuối thai kỳ, ở người con rạ, đoạn dưới thành lập
vào lúc bắt đầu chuyển dạ.
3.3. Sự chín muồi của cổ tử cung (CTC)
Trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén, CTC màu tím, đóng giữ nguyên dạng kích thước của
nó, phần dưới của ống cổ lộn ra kèm lộn niêm mạc ống cổ và tạo thành lộ tuyến.
Trong nửa sau của thời kỳ thai nghén CTC trở nên mềm hơn, vị trí và hướng chỉ thay đổi
vào cuối thời kỳ thai nghén, các tuyến tiết nhiều chất nhầy tạo thành nút nhầy CTC
Sự chín muồi xuất hiện vài ngày trước khi chuyển dạ. CTC trở nên mềm, ngắn và hướng ra trước.
Sự chín muồi là do những thay đổi ở mô liên kết đệm CTC, độc lập với cơn co tử cung, cốt lưới tạo keo
của cổ tử cung trở nên thưa và rải rác vào cuối thai kỳ.
3.4. Sự xoá và mở cổ tử cung
Đoạn dưới nhận những lực xuất phát từ tử cung được chuyển bởi thai sau khi vỡ màng ối.
Đoạn dưới trở nên mỏng hơn vì không có cơ đan. Sự chín muồi CTC tiếp tục vào đầu chuyển dạ,
rồi cổ tử cung mở dưới tác dụng của cơn co tử cung và áp lực của ngôi thai.

Sự xoá của cổ tử cung bắt đầu bởi lổ trong cổ tử cung mở dần, dẫn đến cổ tử cung ngắn lại.
Tiếp theo là sự mở cổ tử cung từ 1đến 10cm (mở trọn). Quá trình mở cổ tử cung thể hiện sự tiến
triển của chuyển dạ, nó diễn ra trong giai đoạn I của quá trình chuyển dạ.
6


Ở người sinh con so, cổ tử cung bắt đầu xóa trước khi mở, ở người sinh con rạ sự xóa và mở
cổ tử cung có thể diễn ra đồng thời. Thời gian mở cổ tử cung ở mỗi thai phụ có thể khác nhau,
thường thì ở người sinh con rạ ngắn hơn so với người sinh con so.
4. Các giai đoạn của chuyển dạ
Có ba giai đoạn khác nhau của chuyển dạ
- Giai đoạn I: là giai đoạn từ khi bắt đầu xoá mở cổ tử cung cho đến khi cổ tử cung mở trọn.
Đây là giai đoạn dài nhất của cuộc chuyển dạ, được chia ra hai giai đoạn:
+ Pha tiềm thời: tính từ khi cổ tử cung bắt đầu mở đến khi cổ tử cung mở được 3 cm.
+ Pha tích cực: tính từ khi cổ tử cung mở trên 3cm đến khi cổ tử cung mở trọn 10 cm.
- Giai đoạn II: là giai đoạn sổ thai, bắt đầu từ khi cổ tử cung mở trọn đến khi sổ thai xong.
- Giai đoạn III: là giai đoạn sổ nhau, tính từ sau khi thai sổ ra đến khi nhau được sổ ra ngoài.
Bảng 1. Thời gian chuyển dạ theo giai đoạn và tiền thai

Giai đoạn
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III

Thời gian của chuyển dạ bình thường
Con so
Con rạ
6 giờ-18giờ
2 giờ-10giờ
30 phút-1giờ

5 phút-30phút
0-30phút
0-30phút

7


THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
KHI MANG THAI
1. Đại cương
- Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi này chủ yếu để phù
hợp với thai kỳ, đảm bảo cho 1 thai kỳ an toàn và phát triển tốt. Tuy nhiên, những sự thay đổi này
có thể gây những khó chịu hoặc gây ra những nguy cơ cho thai phụ. VD: huyết áp thường có
khuynh hướng giảm để tăng lượng máu đến nuôi cho thai nhiều hơn nhưng có thể làm cho thai
phụ bị choáng nếu người này có huyết áp thấp giai đoạn chưa mang thai . . .
- Sự thay đổi của thai phụ có thể do tác động của hormon và do sự thay đổi của các cấu trúc
cơ quan khác.
2. Thay đổi về hormon
2.1. Hormon có nguồn gốc từ bánh nhau
Trong khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn về giải phẫu, sinh lý và sinh
hoá. Những thay đổi này xảy ra rất sớm sau khi thụ tinh và kéo dài trong suốt thời kỳ thai kỳ.
2.1.1. hCG (human Chorionic Gonodotropin)
HCG là hormone hướng sinh dục nhau thai, trong những tuần đầu do đơn bào nuôi (tế bào
Langhans) và hợp bào nuôi (syncytiotrophoblast) tiết ra, sau đó chủ yếu bởi hợp bào nuôi. Có thể
phát hiện hCG trong huyết tương hoặc nước tiểu của thai phụ vào ngày thứ 8 tới thứ 9 sau khi thụ
tinh, thời gian bán hủy vào khoảng 36 giờ Cấu trúc của phân tử hCG gồm 2 chuỗi là α và β, liên
kết với nhau bằng các cầu liên kết polypeptide. Cấu trúc chuỗi α của phân tử hCG tương tự chuỗi
α của các glycoprotein khác là LH, FSH và TSH nhưng cấu trúc chuỗi β lại khác nhau, chính sự
khác biệt của chuỗi β quy định hoạt tính sinh học riêng cho từng loại glycoprotein. Trong đó, βhCG gần giống với β-LH nên hCG có hoạt tính sinh học và miễn dịch gần giống với LH. hCG
được sản xuất chủ yếu bởi các hội bào nuôi và thường là dấu hiệu có thai sinh hóa. Nồng độ hCG

trong huyết tương của mẹ tăng gấp đôi sau mỗi 48 giờ và cao nhất vào khoảng ngày thứ 60 đến
70 của thai kỳ. Sau đó, nồng độ giảm dần tới điểm thấp nhất vào khoảng ngày thứ 100 đến 130
của thai kỳ.
2.1.2. Progesterone
Progesteron do hoàng thể sản xuất trong những tuần đầu của thai kỳ, từ tuần thứ 14 0/7 do
bánh nhau tiết ra.
Tác dụng của progesterone:
- Giảm trương lực cơ trơn: giảm co bóp của dạ dày, đại tràng, giảm trương lực cơ tử cung
và bàng quang, niệu quản.
- Giảm trương lực mạch máu : áp lực tâm trương giảm, giãn tĩnh mạch.
- Tăng thân nhiệt.
- Tăng dự trữ mỡ.
8


- Tăng nhịp thở, giảm CO2 trong phế nang và máu động mạch.
- Làm phát triển tuyến vú.
2.1.3. Estrogen
Trong 2-4 tuần đầu tiên của thai kỳ, lượng estrogen trong cơ thể người mẹ chủ yếu do hoàng
thể thai kỳ sản xuất. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, trên 50% estrogen được sản xuất từ bánh nhau.
Có 2 loại estrogen là 17-estradiol và estriol, trong đó estriol chiếm khoảng 85%.
Tác dụng của estrogen:
- Làm tăng trưởng và kiểm soát chức năng của tử cung.
- Làm cho tuyến vú phát triển.
- Giúp cho dây chằng co giãn nhiều hơn, các bao khớp mềm ra và các khớp di động dễ
dàng.
- Giảm bài tiết natri, gây ứ đọng nước trong cơ thể.
2.1.4. Lactogen nhau thai (human Placental Lactogen - hPL)
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bánh nhau là nguồn gốc sản xuất hPL (human Placental
Lactogen). Nồng độ hPL tăng theo sự phát triển của bánh nhau, dẫn đến một loạt các ảnh hưởng

của đề kháng với insulin (1) giảm dự trữ glycogen, (2) tăng sự thủy giải glycogen thành glucose
ở gan, (3) giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên gây tình trạng tăng đường huyết. Tình
trạng này thường xuất hiện từ tuần 24 của thai kỳ.
2.1.5. Relaxin
Relaxin được chế tiết từ hoàng thể thai kỳ, nội sản mạc và bánh nhau.Hàm lượng cao nhất
đạt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Relaxin tác động lên cơ tử cung, kích thích adenyl cyclase và
làm giãn tử cung
3. Thay đổi ở cơ quan sinh dục
3.1. Thân tử cung.
4
- Sự phát triển của thân tử cung có 1 số ảnh hưởng trong thai kỳ:
+ Thay đổi vị trí ruột thừa (từ 3 tháng giữa thai kỳ) cho nên có thể làm chẩn đoán
viêm ruột thừa muộn.
+ Tử cung to làm mất trọng tâm của thai phụ (từ 3 tháng giữa thai kỳ): để giữa trọng
tâm thì cột sống của thai phụ phải ưỡn hậu quả là gây đau lưng cho thai phụ.
+ Tử cung to sẽ chèn các mạch máu ở vùng chậu hậu quả là thai phụ thường bị phù 2
chân và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông do máu lưu thông kém.
+ Tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dẫn đến tuần hoàn về tim bị giảm, làm giảm cung
lượng tim thứ phát và gây tụt huyết áp của thai phụ, những thai phụ có tiền căn huyết
áp thấp trước khi mang thai sẽ dễ bị hơn những thai phụ không có huyết áp thấp. Tình
trạng này gọi là “Hội chứng hạ huyết áp tư thế nằm ngữa”, biểu hiện lâm sàng là thai
phụ sẽ cảm thấy khó thở khi nằm ngữa, có thể cho thai phụ nằm nghiêng sang trái
hoặc nằm đầu cao.
3.2. Eo tử cung:
9


- Trong 3 tháng đầu thai kỳ đoạn eo tử cung mềm (dấu hiệu Hégar).
- Ba tháng cuối thai kỳ đoạn eo tử cung sẽ phát triển thành “đoạn dưới tử cung”.
3.3. Cổ tử cung:

- Cổ tử cung mềm, có màu tím nhạt do tăng tuần hoàn (dấu Chadwick) và phù nề toàn bộ cổ
tử cung.
3.4. Hai phần phụ:
- Buồng trứng hơi to do có hiện tượng sung huyết.
- Vòi trứng có hiện tượng sung huyết.
3.5. Âm hộ, âm đạo:
- Có sự tăng sinh mạch máu, xung huyết trong da và cơ của vùng tầng sinh môn và âm hộ,
các mô liên kết mềm hơn. Do hiện tượng xung huyết, niêm mạc âm đạo có màu tím nhạt và tăng
tiết dịch (dấu hiệu Chadwick).
- Độ pH của môi trường âm đạo dao động từ 3,5 - 6.
4. Thay đổi ở da
- Tăng estrogen và MSH gây tăng sắc tố da ở rốn, đầu vú, đường giữa bụng và khuôn mặt.
- Có nhiều vết rạn dạ thường tập trung ở bụng và mặt trong đùi.
5. Thay đổi ở vú
- Vú to ra do sự phát triển các nang tuyến sữa và ứ nước
- Tuyến bã phì đại tạo nên các cấu trúc gọi là các hạt Montgomery
- Hệ thống tuần hoàn tăng, các tĩnh mạch to và nổi lên, nhìn thấy ở dưới da gọi là lưới tĩnh
mạch Haller
6. Thay đổi trong hệ tuần hoàn
6.1. Số lượng hồng cầu
- Khi mang thai để chuẩn bị cho tình huống mất máu khi sanh, thì có tăng huyết tương và
hồng cầu. Những thay đổi này bắt đầu xảy ra từ tuần thứ 8 0/7-10 0/7 chủ yếu trong 3 tháng giữa
thai kỳ và đạt cao nhất ở tuần lễ thứ 32. Thể tích huyết tương tăng 40-50% và thể tích hồng cầu
tăng 20-30% so với không mang thai, do thể tích huyết tương tăng nhiều hơn hồng cầu nên kết
quả là sự giảm hematocrit và Hemoglobin (thai phụ có tình trạng thiếu máu sinh lý). Hematocrit
giảm nhẹ rõ rệt nhất vào cuối 3 tháng giữa thai kỳ và tăng khi thai gần đủ tháng. Điều này có thể
gây khó khăn trong vấn đề chẩn đoán và xử trí thiếu máu trong những tình huống cấp cứu như:
chấn thương trong thai kỳ, xuất huyết trong thai kỳ.
- Erythropoietin, chất kích thích sản xuất tế bào hồng cầu, tăng trong suốt thai kỳ và đạt
50% so với lúc không mang thai.

6.2. Số lượng tiểu cầu và bạch cầu
- Ảnh hưởng của việc mang thai đối với sự thay đổi số lượng tiểu cầu là không rõ ràng, một
số nghiên cứu cho thấy sự giảm nhẹ số lượng tiểu cầu và nhưng 1 số nghiên cứu khác cho thấy
số lượng tiểu cầu không thay đổi.
- Số lượng bạch cầu tăng , có thể tăng đến 15.000 mm 3. Điều này có thể gây khó khăn trong
việc xác định có nhiễm trùng hay không? VD: viêm ruột thừa và thai
6.3. Tăng tình trạng đông máu
10


- Trong thai kỳ, để tránh cho thai phụ bị nguy hiểm khi mất máu thì ngoài hiện tượng tăng
số lượng hồng cầu thì có hiện tượng đông máu. Một nghiên cứu cho thấy rằng, khi mang thai
nguy cơ bị đông máu của người phụ nữ sẽ cao gấp 4-5 lần so với không mang thai. Điều này
cũng gây nguy hiểm cho thai phụ nếu có xuất hiện các cục máu đông trong thai kỳ và có thể gây
tắc mạch ở chân (thường là chân bên trái) hoặc ở phổi
- Yếu tố thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông là nồng độ của 1 số các yếu tố đông
máu tăng trong thai kỳ như: yếu tố von Willebrand, fibrinogen, yếu tố VII, yếu tố VIII và yếu tố
X (tăng 20-200%). Cả việc sản xuất prostacyclin (chất ức chế kết tập tiểu cầu) và thromboxane
(chất gây cảm ứng kết tập tiểu cầu và thuốc co mạch) đều tăng, nhưng nhìn chung có sự gia tăng
phản ứng kết tập tiểu cầu có thể dẫn đến tình trạng đông máu.
- Nồng độ Fibrinogen tăng, bình thường 2,6g/l tăng đến 4g/l.
7. Tim mạch
- Thay đổi vị trí của tim: giai đoạn đầu khi tử cung chưa to thì trái tim của người mẹ không
thay đổi vị trí nhiều. Khi tử cung to thì có sự thay đổi các tạng trong ổ bụng và cơ hoành nâng cao
lúc này tim người mẹ bị đẩy ra trước, mỏm tim bị đẩy ra đường nách trước và trục tim nằm
ngang.
- Tim đáp ứng với tình trạng tăng nhu cầu của cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Tăng
cung lượng tim và tăng nhịp tim là 2 thay đổi xảy ra sớm và thay đổi tương đối nhiều. Cung
lượng tim tăng từ 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần 6 0/7-8 0/7) và đạt cực đại ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Trung bình cung lượng tim tăng 30-50% so với thời kỳ không có thai. Estrogen đóng vai trò quan

trọng làm tăng cung lượng tim bằng cách làm tăng tiền tải và thể tích nhát bóp.
- Nhịp tim tăng trung bình khoảng 10 nhịp /phút so với lúc không có thai. Dù tăng nhưng
nhịp tim thường không quá 100 lần/ phút.
- Có thể có những thay đổi trong tiếng tim. Tiếng thổi tâm thu có thể xuất hiện ở khoảng
90% phụ nữ có thai.
- Dưới tác động của progesterone mạch máu giãn dẫn đến giảm trở kháng mạch máu, điều
này làm hạ huyết áp, huyết áp tâm thu và tâm trương giảm từ 10-15mmHg. Huyết áp bắt đầu
giảm ở 3 tháng đầu thai kỳ, thấp nhất ở 3 tháng giữa sau đó trở về bình thường.
8. Hô hấp
9. Tiêu hoá
- Những thay đổi của hệ tiêu hóa trong thai kỳ là do ảnh hưởng của 2 yếu tố: nội tiết tố (chủ
yếu là progesterone) và sự phát triển về kích thước của tử cung.
+ Progesterone là giảm sự hoạt động của đường tiêu hóa.
+ Tử cung to làm thay đổi vị trí của đường tiêu hóa cũng như chèn ép dẫn đến tắc
nghẽn đường tiêu hóa
- Progesterone gây giãn cơ trơn làm giảm sự hoạt động của đường tiêu hóa và làm giảm
trương lực cơ vòng thực quản. Sự gia tăng áp lực trong dạ dày kết hợp với trương lực cơ vòng
thực quản giảm thấp dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Trên lâm sàng thai phụ thường ợ
nóng
- Sự xuất hiện của sỏi mật khi mang thai là do ức chế sự co thắt túi mật và giảm vận chuyển
mật dẫn đến ứ mật trong thai kỳ.
11


- Táo bón là một triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân là
do sự chen ép của tử cung lên đại tràng và tác động của progesterone làm giảm vận động ruột,
ngoài ra sự tăng hấp thu nước của ruột khi mang thai cũng làm tăng tình trạng bị bón của thai
phụ.
- Bệnh trĩ cũng thường gặp trong thai kỳ. Bệnh trĩ phát sinh do táo bón và tắc nghẽn tĩnh
mạch.

10. Tiết niệu
- Progesterone gây giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến thận, kết quả làđộ lọc cầu thận
tăng (thường tăng khoảng 50%), tình trạng này trở lại bình thường khoảng 20 tuần sau khi sinh.
- Có sự gia tăng kích thước của thận và niệu quản do tăng thể tích máu đến thận và tình
trạng phát triển của các mạch máu.
- Độ lọc cầu thận tăng làm tăng sự bài tiết protein, albumin và glucose.
- Độ lọc cầu thận tăng dẫn đến tăng lượng nước nước tiểu, hậu quả là thai phụ sẽ đi tiểu
nhiều lần.
- Do tác động của progesterone và sự chèn ép của tử cung lên niệu quản tình trạng này có
thể dẫn đến đánh giá sai về thể tích, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn và thay đổi hình ảnh đường tiết niệu.
- Bàng quang: Trong những tháng đầu có thể bị kích thích gây tình trạng tiểu gắt, những
tháng sau có thể chèn ép cổ bàng quang gây bí tiểu.
11. Hệ thống cơ xương khớp
- Do có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu, và dưới ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ.
Điều này sẽ làm thai phụ tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, khớp và tăng nguy cơ té ngã do
lệch trọng tâm (thường xảy ra vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).
- Tăng tính di động của các khớp cùng chậu, cùng cụt và khớp vệ - có thể là do ảnh hưởng
của thay đổi hormone. Trong thời kỳ cuối của thai kỳ phụ nữ có thai có thể có cảm giác đau, tê,
và yếu ở các chi trên .
- Tư thế của thai phụ sẽ thay đổi trong thai kỳ. Khi tử cung to, sẽ có hiện tượng lệch trọng
tâm, thai phụ có xu hướng ưỡn vùng thắt lưng để duy trì sự ổn định và cân bằng tư thế. Theo một
nghiên cứu được thực hiện bởi Whitcome và cộng sự, cột sống thắt lưng có thể tăng từ 1 góc 32°
ở phụ nữ không mang thai hoặc giai đoạn sớm trong thai kỳ đến 50° khi thai đủ tháng. Đây có
thể là nguyên nhân gây đau lưng dưới phổ biến ở thai phụ, triệu chứng đau lưng này thường xuất
hiện vào tuần 28.
12. Thần kinh
Thai phụ có thể giảm sự chú ý, tập trung và trí nhớ trong suốt giai đoạn thai kỳ và giai đoạn
đầu của thời gian sau sanh, ngoài ra cũng gặp các hiện tượng khó ngủ, thức giấc nhiều lần, giấc
ngủ ngắn.
13. Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch qua trung gian tế bào thường giảm. Vì vậy trong thai kỳ thai phụ thường bị
cúm.
14. Nguy cơ của thai phụ:
12


- Thai phụ có thể bị: đau lưng, phù, hạ huyết áp, chảy máu mũi, mất ngủ, trào ngược dạ
dày, táo bón . . .
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
- Tăng nguy cơ bị trĩ, dãn tĩnh mạch.
- Tăng nguy cơ nhiễm siêu vi: cúm
- Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến tắc mạch.
- Tăng nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ.

13


NGÔI CHẨM VÀ CƠ CHẾ SANH NGÔI CHẨM
1. Đại cương
Ngôi chẩm là ngôi dọc, đầu ở dưới, trục của thai nhi trùng với trục của tử cung. Đầu thai nhi
cúi tốt với xương chẩm trình diện trước mặt phẳng eo trên.
Ngôi chẩm chiếm 95% trường hợp các ngôi thai. Điểm mốc của ngôi chẩm là thóp sau.
Đường kính lọt của ngôi chẩm là đường kính hạ chẩm-thóp trước (bình thường 9,5cm). Ngôi
chẩm có thể lọt qua eo trên khung chậu người mẹ theo 2 đường kính chéo phải và trái (chủ yếu là
đường kính chéo phải, chiếm 95%). Một số trường hợp thai nhỏ hoặc thai chết có thể lọt qua
đường kính ngang.
Ngôi chẩm có 2 thế (phải và trái), tương ứng với 6 kiểu thế lọt (chẩm trái trước, chẩm trái
ngang, chẩm trái sau, chẩm phải trước, chẩm phải ngang, chẩm phải sau) và 2 kiểu thế sổ (chẩm
trước và chẩm sau).
2. Sự bình chỉnh của ngôi chẩm

Ngôi chẩm bình chỉnh tốt phụ thuộc vào các điều kiện về mẹ, thai nhi và phần phụ của thai.
2.1. Điều kiện về mẹ
- Khung chậu bình thường về giải phẫu
- Thành bụng, các thành phần đáy chậu tốt
- Tử cung bình thường
2.2. Điều kiện về thai nhi
Thai sống và phát triển bình thường trong suốt thai kỳ
2.3. Điều kiện về phần phụ của thai
- Nước ối trung bình khoảng 500ml
- Dây rốn bình thường, dài 40-60cm
- Nhau bám ở mặt trước, mặt sau thân tử cung
3. Chẩn đoán ngôi chẩm
Dựa vào hỏi, nhìn, nắn ngoài, nghe tim thai và khám âm đạo khi có chuyển dạ.
3.1. Chẩn đoán xác định ngôi chẩm
- Hỏi: hỏi vị trí thai máy thường là phía trên.
- Nhìn: tử cung có hình trứng.
- Khám bụng:
Thủ thuật 1 và 3 của Léopold: cực dưới là một khối tròn, rắn, đều, di động (khi ngôi cao
lỏng), đó là đầu. Cực trên nắn được một khối mềm, không đều, lớn hơn khối cực dưới, đó là
mông của thai nhi.
Nghe tim thai: ở vị trí dưới rốn, có thể bên phải hoặc trái tùy theo thế của ngôi.
14


3.2. Chẩn đoán thế
- Khám thủ thuật 2 của Léopold xác định được một diện phẳng tương ứng lưng của thai nhi.
Lưng bên nào thì thế của thai nhi bên đó.
- Đôi khi nắn được bướu chẩm (to hơn bướu trán) thường thấp cùng bên với lưng thai nhi.
3.3. Chẩn đoán kiểu thế
Dựa vào 2 dấu hiệu sau đây:

- Nếu nắn được 3/4 diện lưng tức là kiểu thế trước, ngược lại nắn diện lưng không rõ và nắn
chi rõ hơn là kiểu thế sau.
- Lúc chuyển dạ cổ tử cung đã mở, khám âm đạo sờ được thóp sau ở phía trước của khung
chậu tức là kiểu thế trước và ngược lại nghĩa là kiểu thế sau.
4. Chẩn đoán độ cúi và độ lọt của ngôi chẩm
4.1. Chẩn đoán độ cúi ngôi chẩm
- Ngôi chẩm cúi tốt: khám âm đạo lúc cổ tử cung đã xoá, mở sẽ sờ được thóp sau ở chính
giữa mặt phẳng eo trên khung chậu hay ngay giữa cổ tử cung.
- Ngôi chẩm cúi không tốt: lúc thóp sau ở một bên cổ tử cung. Có thể sờ được thóp trước
lẫn thóp sau trong trường hợp ngôi chẩm cúi không tốt.
4.2. Chẩn đoán độ lọt của ngôi chẩm
Chẩn đoán độ lọt của ngôi bằng cách
- Khám ngoài:
+ Nắn đầu: đặt năm ngón đặt trên khớp vệ, tùy số ngón tay chạm được đến đầu thai
tính ra mức độ lọt của ngôi: cao (5 ngón), chúc (4 ngón), chặt (3 ngón), lọt cao (2
ngón), lọt vừa (1 ngón) và lọt thấp (không có ngón tay nào chạm vào đầu thai nữa).
+ Nắn vai: có thể đánh giá đầu đã lọt qua eo trên hay chưa. Nếu đo khoảng cách từ
mỏm vai của thai nhi đến bờ trên khớp vệ của thai phụ: >7cm tức là đầu chưa lọt và
ngược lại < 7cm có nghĩa là đầu đã lọt qua mặt phẳng eo trên.
- Khám trong: dựa vào phân độ lọt của Delle.
5. Cơ chế sanh ngôi chẩm
Quá trình chuyển dạ sanh là một chuỗi các động tác thụ động của thai nhi, đặc biệt là của
phần ngôi thai trình diện, trong quá trình thai đi xuống để sổ qua đường sinh dục.
Trong một cuộc sanh, thai nhi dù là ngôi gì cũng diễn tiến qua 4 thì chính:
- Lọt: đường kính lớn của ngôi trùng vào mặt phẳng eo trên (hay phần thấp nhất của đầu
ngang vị trí -0- hai gai hông).
- Xuống: ngôi di chuyển trong ống sanh từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới.
- Quay: điểm mốc của ngôi chẩm (thóp sau) quay về phía xương vệ hay xương cùng
- Sổ: phần thai sổ ra ngoài âm hộ
5.1. Sanh đầu

5.1.1. Thì lọt
- Trước khi chuyển dạ: đầu cao, cúi không tốt (đường kính chẩm trán = 11 cm, trình diện
trước eo trên).

15


- Để chuẩn bị lọt, cơn co tử cung làm đầu cúi hơn để đường kính hạ chẩm - thóp trước = 9,5
cm song song với đường kính chéo phải của mặt phẳng eo trên (Khám âm đạo sờ được rãnh dọc
của đầu trùng với đường kính này).
- Lọt thực sự: quá trình diễn tiến từ từ khi đường kính của ngôi (đường kính lớn nhất) đi qua
mặt phẳng eo trên. Đặc biệt có một số dấu hiệu lâm sàng khi đầu đã lọt như sau:
+ Qua khám bụng, chỉ có thể sờ thấy 2/5 đầu thai nhi (xem bài biểu đồ chuyển dạ).
+ Khám âm đạo cho thấy phần thấp nhất của đầu thai nằm ngang mặt phẳng gai hông
của thai phụ (vị trí - 0 - ).
- Kiểu lọt:
+ Lọt đối xứng: 2 bướu đỉnh cùng xuống song song.
+ Lọt không đối xứng: 1 bướu xuống trước, 1 bướu xuống sau
Kiểu lọt không đối xứng kiểu sau thường hay gặp hơn kiểu lọt không đối xứng kiểu trước.
5.1.2. Thì xuống
Là giai đoạn di chuyển của ngôi từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới ra phía âm
đạo, khi đầu thai nhi xuống thấp làm tầng sinh môn căng phồng.
5.1.3. Thì quay
Khi đầu thai nhi chạm vào lớp cân cơ của đáy chậu thì đầu thai nhi bắt đầu quay để đường
kính hạ chẩm - thóp trước (9,5cm) trở thành song song với đường kính trước sau của eo dưới.
- Ngôi chỏm kiểu thế trước thì đầu sẽ quay 45o ra trước.
- Ngôi chỏm kiểu thế sau thì đầu sẽ quay 45o ra phía sau, hoặc có thể quay 135o ra trước.
5.1.4. Thì sổ
- Sau khi xuống và quay, đầu sẽ cúi thêm do:
+ Sức đẩy của cơn co tử cung.

+ Sức đẩy của cơn co thành bụng lúc rặn sanh.
+ Sức cản của đáy chậu.
Các yếu tố trên làm cho đầu chuẩn bị sổ.
- Sổ thực sự: Khi hạ chẩm thai nhi đã cố định ở bờ dưới khớp vệ, dưới tác động của sức rặn
và cơn co tử cung đầu thai nhi ngửa dần, âm hộ nở to để lần lượt trán, mặt, cằm chui ra và hướng
lên trên.
- Sau khi sổ xong đầu thai nhi sẽ quay 45o để trở về kiểu thế cũ.
5.2. Sanh vai
Cơ chế không khác mấy so với sanh đầu. Sau khi sổ đầu, đầu quay về vị trí cũ, đường kính
lưỡng mỏm vai thu hẹp từ 12cm còn 9,5cm và lọt theo đường kính chéo (nếu ngôi lọt theo đường
kính chéo phải thì vai lọt theo đường kính chéo trái và ngược lại). Sau khi lọt, vai sổ theo đường
kính trước sau của eo dưới, vai trước sổ đến bờ dưới cơ Delta thì dừng lại để vai sau sổ.
2.3. Sanh mông
Giống như cơ chế sanh vai, đường kính lớn của mông là đường kính lưỡng ụ đùi bằng 9cm
(đường kính cùng chày 11cm) sẽ thu nhỏ còn 9cm. Do đó sanh mông không phải là trường hợp
khó.

16


NGÔI MÔNG
1. Ngôi ngược
Ngôi ngược hay ngôi mông là một ngôi dọc; đầu ở trên, mông hay chân ở dưới.
1.1 Phân loại và nguyên nhân
Có 2 loại ngôi ngược
Ngôi ngược hoàn toàn (mông và 2 chi dưới gập lại).
Ngôi ngược không hoàn toàn gồm:
- Ngôi ngược không hoàn toàn kiểu mông (mông và 2 chân vắt ngược lên đầu).
- Ngôi ngược không hoàn toàn kiểu chân (2 chân duỗi thẳng)
- Ngôi ngược không hoàn toàn kiểu đầu gối (thai quỳ gối trong tử cung).

Nguyên nhân ngôi ngược
Hai yếu tố hình thành ngôi ngược:
- Sinh non (thai chưa kịp bình chỉnh thành ngôi thuận)
- Các yếu tố cản trở bình chỉnh của thai.
Các nguyên nhân:
- Phía mẹ: Tử cung kém phát triển, tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, u
xơ tử cung, khối u tiền đạo, con rạ sinh nhiều lần.
- Phía thai nhi: Đa thai, thai dị dạng (đặc biệt gặp trong não úng thủy)
- Phía phần phụ của thai: thiểu ối, đa ối, nhau tiền đạo...
1.2. Thế và kiểu thế trong ngôi ngược
- Điểm mốc: đỉnh xương cùng.
- Lưng bên nào thì thế bên đó.
- Đường kính lọt: đường kính lưỡng ụ đùi = 9,5 cm.
- 4 kiểu thế lọt:
+ Cùng chậu trái trước
+ Cùng chậu trái sau
+ Cùng chậu phải trước
+ Cùng chậu phải sau
- 2 kiểu sổ:
+ Cùng chậu trái ngang
+ Cùng chậu phải ngang
1.3. Chẩn đoán ngôi ngược
17


- Hỏi: thai phụ cảm giác tức một bên hạ sườn.
- Nhìn: tử cung hình trứng, trục dọc.
- Nghe tim thai: ngang rốn hay cao hơn rốn.
- Khám 4 thủ thuật (các thủ thuật Léopold).
+ Cực trên (đáy tử cung) là đầu.

+ Cực dưới (vùng đoạn dưới) là mông.
- Khám âm đạo:
+ Nhất là lúc đã chuyển dạ sẽ thấy xương cùng, mông và 2 chân thai nhi (mông đủ)
nếu ối chưa vỡ.
+ Hoặc có thể sờ được xương cùng, mông, hậu môn và cơ quan sinh dục, bàn chân
(cần phân biệt với bàn tay : chân ngón ngắn, gót, 2 mắt cá, gót chân là một góc vuông tạo giữa
bàn chân và cẳng chân).
- Siêu âm: sử dụng thường quy trong ngôi ngược để xác định trọng lượng thai, các bất
thường của thai
- X quang: giúp chẩn đoán phân biệt với các ngôi khác, chẩn đoán đầu ngửa.
1.4. Thái độ xử trí ngôi ngược
1.4.1. Nguyên tắc
- Phải khám xét cẩn thận, tiên lượng kỹ càng để có thái độ xử trí chính xác. Việc xử trí một
ngôi ngược không được phép để trở thành một cấp cứu, phải có chỉ định cụ thể trước khi chuyển
dạ bắt đầu.
- Có hai hướng xử trí là sinh đường âm đạo hay mổ lấy thai.
1.4.2. Xử trí
Sinh đường âm đạo
- Chuẩn bị đỡ sinh: tốt nhất ngôi ngược nên sinh ở trung tâm có khả năng phẫu thuật.
- Cho thai phụ:
+ Hướng dẫn cách đỡ sinh, cách rặn.
+ Thai phụ nằm theo tư thế sản khoa.
- Về nhân viên Y tế:
+ Phải có đủ người (2 đến 3 người).
+ Các phương tiện hồi sức sơ sinh, oxytocin, dịch truyền.
Kỹ thuật đỡ sinh ngôi ngược
- Đặt sẵn một đường truyền tĩnh mạch khi cổ tử cung mở gần hết.
- Nếu có thể nên gây tê thần kinh thẹn.
- Nên để cuộc chuyển dạ xảy ra một cách tự nhiên : chờ đợi - chờ đợi-chờ đợi.
- Lưu ý tình trạng cổ tử cung phải mở hết, không kéo chân thai nhi.

- Để sinh tự nhiên:
Phương pháp Vermelin:
Chỉ định: trường hợp con rạ, thai nhỏ, tầng sinh môn giãn tốt, để cuộc sinh xảy ra một cách
tự nhiên, không có bất kỳ một sự trợ giúp nào, không có một sự can thiệp thủ thuật nào trên thai
nhi.
Phương pháp Tsovyanov:
18


Mục đích của phương pháp đó là làm cho ngôi lọt và xuống trong tiểu khung một cách từ
từ, không nhanh quá, lợi dụng ngôi làm cho cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn giãn tốt. Muốn
thế, người hộ sinh phải giữ cho ngôi không sổ ra ngoài trong một thời gian nhất định.
Sổ đầu hậu:
+ Thủ thuật Bracht (áp dụng trong những trường hợp con nhỏ, con rạ, tầng sinh môn
mềm giãn tốt): mông đã sổ đến rốn cả khối thân thai nhi, 2 chân duỗi thẳng (người đỡ
sinh cầm 2 chân) giữ cho lưng thai nhi luôn luôn sát vào xương vệ của mẹ cộng với
sức đẩy cơn co tử cung và sức ấn trên xương vệ, phần còn lại của thai nhi sẽ sổ ra tự
nhiên.
+ Thủ thuật Mauriceau (áp dụng cho con so, tầng sinh môn chắc) sau khi vai đã sổ ra
ngoài để thai nhi nằm vắt trên mặt trong của cẳng tay người đỡ. Ngón trỏ và ngón giữa
của bàn tay này đè vào hàm dưới trên lưỡi tới đáy lưỡi của thai (cẩn thận tránh làm
rách hãm lưỡi của thai). Mục đích giúp đầu hậu cúi tốt, dùng ngón trỏ và ngón giữa
của bàn tay còn lại đè lên vai gáy thai nhi tạo một lực kéo theo phương hướng ra sau
và xuống dưới; Phải kéo đều tay, liên tục với cơn co tử cung thật tốt đến khi hạ chẩm
sổ ra đến bờ dưới khớp vệ, lúc đó cho đầu ngửa dần bằng cách nâng thai lên dần về
phía bụng mẹ để sổ mặt và các phần còn lại của đầu.
+ Ngoài ra còn có thể lấy đầu hậu bằng Forceps Piper
+ Đại thủ thuật kéo thai ngôi ngược: là thủ thuật can thiệp trên toàn bộ cuộc sinh ngôi
mông, phải gây mê và chuẩn bị như một cuộc mổ.
Ngày nay người ta đã chỉ định mổ lấy thai thay cho chỉ định đại kéo thai.

Chỉ định đại kéo thai:
- Điều trị tiếp sau nội xoay thai.
- Ngôi mông có dấu hiệu suy thai và đủ điều kiện để sinh đường âm đạo tức thì.
- Áp dụng cho ngôi mông thiếu kiểu chân và ngôi mông đủ.
Chỉ định mổ lấy thai ngôi ngược
- Con so, ngôi ngược ước lượng trọng lượng thai trên 3000 gram
- Con rạ, ngôi ngược ước lượng trọng lượng thai khá to so với lần sinh trước.
- Tiền sử sinh khó ở những lần sinh trước.
- Con so, ngôi ngược, mẹ lớn tuổi.
- Ngôi ngược con quý
- Ngôi ngược sa dây rốn
- Ngôi ngược suy thai trong chuyển dạ
- Ngôi ngược chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ khó khăn....

19


RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
1. Đại cương
Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có sẵn trước khi mang thai, hoặc xuất hiện lúc
mang thai, hay nặng lên do thai nghén. Như vậy, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ là tình trạng
tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên
nhân do thai và là dấu hiệu báo động, biểuhiện của một thai kỳ nguy cơ cao, có thể gây tử vong
cho mẹ và thai nhi.Trong đó,tiền sản giật là bệnh gây nguy hiểm nhất cho mẹ lẫn thai nhi xảy ra
khoảng 5-10 % và sản giật chiếm khoảng 0,2-0,5% trong tổng số thai kỳ.
2. Phân loại rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ
Theo phân loại của Williams (2010) về các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ đã chia ra
5 nhóm bệnh sau :
- Tăng huyết áp thai kỳ ( tăng huyết áp thoáng qua)
- Tiền sản giật

- Sản giật
- Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mãn
- Tăng huyết áp mãn
3. Tăng huyết áp thai kỳ
- Tăng huyết áp lần đầu được phát hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ
- Không có protein niệu
- Huyết áp trở về bình thường trước tuần lễ thứ 12 cuả thời kỳ hậu sản
- Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ chỉ được xác định sau thời kỳ hậu sản.
4. Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mãn
- Protein niệu ≥ 300mg/24giờ ở phụ nữ tăng huyết áp nhưng protein niệu không có trước
tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
-Tăng đột ngột protein niệu hoặc huyết áp hoặc tiểu cầu < 100.000/mm3 ở phụ nữ tăng
huyết áp và protein niệu trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
5. Tăng huyết áp mãn
- Huyết áp ≥ 140/90mmHg trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20
của thai kỳ hoặc
- Tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần 20 của thai kỳ và tồn tại sau 12 tuần hậu sản.
6. Tiền sản giật
6.1 Bệnh nguyên và các yếu tố ảnh hưởng
6.1.2. Các yếu tố nguy cơ
- Con so
- Thai phụ lớn tuổi ( > 35 tuổi).
- Đa thai, đa ối.
- Thai trứng, biểu hiện tiền sản giật thường xảy ra sớm.
- Thai kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, tăng huyết áp mãn tính.
20


- Tiền sử có tiền sản giật - sản giật.
6.2 Chẩn đoán tiền sản giật

- Huyết áp ≥ 140/90mmHg xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
- Protein niệu ≥ 300mg/24giờ hoặc ≥ 1+ thử nhiều lần bằng que.
Những trường hợp có huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng
hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai cần được quan tâm đặc biệt, vì có
thể xuất hiện tiền sản giật - sản giật.
- Dấu hiệu phù
6.3 Chẩn đoán tiền sản giật nặng
Khi có ít nhất một trong những dấu hiệu sau:
- Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg.
- Protein niệu ≥ 5g/24giờ hoặc ≥ 2+ thử bằng que nhiều lần.
- Rối loạn thị giác và tri giác.
- Đau đầu nhưng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Đau vùng thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải.
- Phù phổi hoặc xanh tím.
- Thiểu niệu: lượng nước tiểu < 500ml/24 giờ.
- Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu <100.000/mm3.
- Creatinine huyết tương > 1,3mg/dl
- Tăng men gan.
- Thai chậm tăng trưởng trong buồng tử cung
6.4. Các xét nghiệm
- Công thức máu, hematocrit, hemoglobin, tiểu cầu
- Chức năng thận: Ure, creatinin, axit uric, protein niệu. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ
tổn thương thận trong nước tiểu có thể có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu.
- Chức năng gan: SGOT, SGPT.
- Điện giải đồ và dự trữ kiềm.
- Chức năng đông chảy máu toàn bộ.
- CRP, Protid máu.
- Soi đáy mắt.
- Đánh giá tình trạng thai qua siêu âm và monitoring.
6.5 Chẩn đoán phân biệt

- Tăng huyết áp mãn tính
- Viêm thận cấp
- Viêm thận mãn
- Viêm đài bể thận
- Hội chứng thận hư.
- Phù do tim.
- Phù do suy dinh dưỡng.
6.6 Biến chứng của tiền sản giật
21


6.6.1. Biến chứng cho mẹ
- Hệ thần kinh trung ương:phù não, xuất huyết não- màng não.
- Mắt: Phù võng mạc, mù mắt,
- Thận: Suy thận cấp.
- Gan: Chảy máu dưới bao gan, vỡ gan.
- Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp
- Huyết học:Rối loạn đông - chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Nhau bong non
6.6.2. Biến chứng cho thai
- Thai chậm phát triển trong tử cung (56%).
- Sinh non (40%) do tiền sản giật nặng hoặc sản giật phải cho sinh sớm.
- Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu sinh non hoặc biến chứng
nhau bong non.
Tiền sản giật nặng, sản giật có thể tiến triển thành hội chứngHELLP (Hemolysis- Elevated Liver
enzyme- Low plateletes: tán huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu). Hội chứng này có thể đe
dọa tính mạng cho mẹ và con.
6.7. Điều trị
6.7.1.Tiền sản giật nhẹ: Có thể điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sở
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.

- Có thể cho uống thuốc an thần Seduxen (Diazepam) 5mg.
- Theo dõi hằng tuần, dặn thai phụ các dấu hiệu nặng của bệnh, nếu nặng lên phải nhập
viện và điều trị tích cực. Hướng dẫn theo dõi cử động thai.
- Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.
6.7.2.Tiền sản giật nặng
Phải nhập viện và theo dõi tại tuyến tỉnh và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4
lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, đánh giá các chức
năng gan, thận, rối loạn đông chảy máu, hội chứng HELLP, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.
Chế độ điều trị cụ thể như sau:
6.7.2.1 Điều trị nội khoa
- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái
- Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống.
- Sử dụng Magnesium Sulfate
- Thuốc hạ huyết áp
- Hỗ trợ phổi thai nhi
* Magnesium Sulfate
- Liều tấn công: Dung dịch Magnesium Sulfate 3-4,5 gram, pha loãng trong với dung dịch
Glucoza 5% (khoảng 50 ml) tiêm tĩnh mạch chậm trong 15-20 phút.
- Liều duy trì: Truyền tĩnh mạch Magnesium sulfate 15%, liều lượng 1gram trong một giờ
hoặc pha 6gram Magnesium Sulfate 15% với 2ml nước cất, bơm tiêm điện với liều 7ml/giờ.
- Trong khi dùng cần bảo đảm:
+ Có phản xạ xương bánh chè.
22


+ Tần số thở ít nhất là 16 lần/ phút.
+ Lượng nước tiểu tối thiểu trên 30ml/ giờ hoặc 100ml/4 giờ
+ Có sẵn thuốc đối kháng là Gluconat calci hoặc Clorua calci.
Khi có ngộ độc, BN có thể bị ngừng thở phải thông khí hỗ trợ bằng mặt nạ hoặc đặt nội
khí quản cho đến khi hô hấp trở lại, phải cho ngay Calcium Gluconate 1g (10ml dung dịch 10%)

hoặc calci chlorua tiêm tĩnh mạch chậm để trung hoà tác dụng của Magnesium Sulfate.
- Tác dụng phụ của Magnesium Sulfat
+ Băng huyết sau sinh
+ Giảm dao động nội tại nhịp tim thai
Bảng1. Nồng độ tác dụng và ngộ độc của Magnesium Sulfat
Tác dụng và ngộ độc
Nồng độ (mg/dl)
Nồng độ (mmol/l)
Chống co giật
Giảm phản xạ gân xương
Ngừng hô hấp
Ngừng tim

4,8 - 8,4
9,6 - 12
12 - 18
24 - 30

2 – 3,5
4-5
5 – 7,5
10 – 12,5

- Lưu ý:
+ Không được dùng Magnesium Sulfat quá 24gram/24giờ,
+ Theo dõi nồng độ ion Magnesium mỗi 12 giờ /lần, để điều chỉnh liều dùng.
* Thuốc hạ huyết áp: Nếu như huyết áp tâm trương trên 110mmHg sẽ có nguy cơ xuất huyết
não, để đề phòng tai biến này phải điều chỉnh để huyết áp tâm trương ở giữa khoảng 90100mmHg, thuốc hạ áp có thể ảnh hưởng bất lợi trên cả mẹ và thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và
nguy cơ khi sử dụng thuốc hạ áp.
Hydralazin hoặc Dihydralazin là thuốc được lựa chọn đầu tiên.

Labetalol:
 Nicardipin:
 Nifedipin (thuốc ức chế kênh calci):
 Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu.
* Hỗ trợ phổi thai nhi: giúp kích thích trưởng thành phổi nếu tuổi thai < 34 tuần.
6.7.2.2 Điều trị sản khoa và ngoại khoa
Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt
thai kỳ với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kỳ, cần ổn định tình trạng bệnh nhân
trong vòng 24- 48 giờ giống như trong sản giật.
Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần nhanh
chóng chấm dứt thai kỳ.
7. Sản giật
7.1. Định nghĩa
Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê, xảy ra trên một
bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng. Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng
nếu không được theo dõi và điều trị đúng mức.
Sản giật có thể xảy ra ở các thời điểm khác nhau: trước sinh (50%), trong sinh (25%) và sau sinh
(25%).
23


7.2. Triệu chứng và chẩn đoán
7.2.1. Lâm sàng
7.2.2. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: dựa và triệu chứng lâm sàng của cơn giật điển hình trên một bệnh
nhân có hội chứng tiền sản giật nặng.
- Chẩn đoán phân biệt
+ Động kinh: có tiền sử động kinh trước khi có thai.
+ Cơn Tetanie: có thể có hay không có tiền sử. Các ngón tay duỗi thẳng và co dúm lại
như bàn tay người đỡ sinh.

+ Cơn Hysteria: sự biểu hiện các cơn giật không giống nhau, tuy không tỉnh nhưng
người xung quanh nói vẫn biết; Mất tri giác nhưng không mất phản xạ.
+ Các tai biến mạch máu não: xuất huyết não, thuyên tắc mạch não do huyết khối. Tổn
thương não (u não, áp- xe não).
+ Các bệnh nhiễm trùng: viêm màng não, viêm não.
+ Các bệnh chuyển hoá: hạ calci máu, hạ glucoza máu, hôn mê do urê máu cao, hôn
mê gan, hôn mê do đái tháo đường. . .
7.3. Biến chứng
7.3.1. Về phía mẹ
- Cắn phải lưỡi khi lên cơn giật
- Ngạt thở, suy hô hấp
- Suy tim cấp, phù phổi cấp
- Xuất huyết não - màng não
- Chảy máu dưới bao gan, vỡ gan
- Suy gan cấp, suy thận cấp
- Mù mắt, ngớ ngẩn
- Có thể để lại di chứng tăng huyết áp mãn, suy gan, suy thận mãn.
- Tử vong
7.3.2. Về phía con
- Thai kém phát triển trong tử cung.
- Sinh non.
- Thai chết trong tử cung.
7.4. Điều trị sản giật:
Nguyên tắc:kiểm soát cơn giật bằng magnesium sulfate, hạ huyết áp khi huyết áp ≥
105mmHg, tránh sử dụng thuốc lợi tiểu và hạn chế dịch truyền kết hợp với chấm dứt thai kỳ.
7.4.1 Điều trị nội khoa: giống trường hợp tiền sản giật nặng kết hợp thêm:
- Cho thai phụ thở oxy 5lít/phút
- Đặt cây ngáng lưỡi và hút đàm nhớt (nếu có)
- Cắt cơn giật bằng seduxen 10mg (TM) sau đó sử dụng magnesium sulfate phòng co giật,
nếu co giật liên tục sử dụng thiopental 300mg (TMC).

- Theo dõi: dấu hiệu sinh tồn, phản xạ gân xương/ giờ, lượng nước tiểu qua sonde, soi đáy
mắt, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, cơn gò và tim thai.
24


* Sử dụng Diazepam (Seduxen)
-Liều tấn công : Diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch chậm trên 2 phút. Nếu cơn giật tái diễn
thì lập lại liều tấn công.
-Liều duy trì:
+ Diazepam 40mg, pha trong 500ml dung dịch truyền tĩnh mạch (Glucoza 5% hoặc
Ringers lactat) đủ để giữ cho thai phụ ngủ nhưng có thể đánh thức.
+ Thai phụ có thể bị ức chế hô hấp khi dùng quá 30mg/ 1 giờ.
+ Không dùng quá 100mg Diazepam trong 24 giờ. Hô hấp hỗ trợ khi có suy hô hấp
(mặt nạ oxy, bóp bóng ambu, đặt nội khí quản)
- Dùng thuốc đường trực tràng:
+ Dùng thuốc đường trực tràng nếu đường tĩnh mạch không thực hiện được. Liều tấn
công 20mg hút vào một bơm tiêm 10ml, tháo bỏ kim, bôi trơn đầu ống và đưa bơm
tiêm vào trực tràng đến nửa ống. Bơm thuốc và giữ bơm tiêm tại chỗ, khép mông lại
trong 10 phút để thuốc không trào ra. Có thể sử dụng Catheter để đưa thuốc vào hậu
môn.
+ Nếu sau 10 phút không cắt được cơn giật, có thể sử dụng thêm 10mg mỗi giờ hoặc
nhiều hơn tùy theo trọng lượng và đáp ứng lâm sàng của bệnh.
* Thuốc hạ huyết áp:( xem phần điều trị tiền sản giật nặng).
* Lợi tiểu và vấn đề truyền dịch:
Thuốc lợi tiểu chỉ dùng khi có thiểu niệu, đe dọa phù phổi, phù não. Lượng dịch cần bù
phụ thuộc vào sự bài tiết nước tiểu. Trong trường hợp bệnh nặng cần đo áp lực tĩnh mạch trung
tâm (CVP). Lượng dịch truyền vào bằng lượng nước tiểu trong ngày cộng với 700ml dịch.
7.4.2. Chế độ chăm sóc
7.4.3. Xử trí tại tuyến y tế cơ sở:
7.4.4. Điều trị sản khoa và ngoại khoa

Nếu thai nhi còn sống sau cơn giật thì cuộc sinh cần phải được tiến hành ngay khi bệnh
nhân ổn định.
Khởi phát chuyển dạ, nếu tiến triển thuận lợi thì phá ối. Không nên để thai phụ phải dùng
sức rặn, cần hỗ trợ thủ thuật khi sinh. Có thể mổ lấy thai khi có chỉ định.
*Lưu ý: không được dùng Ergometrin sau sinh cho bệnh nhân tiền sản giật- sản giật vì tăng nguy
cơ co giật và tai biến mạch máu não.
7.4.5.Theo dõi và điều trị trong thời gian hậu sản
- Tiếp tục theo dõi, điều trị chống co giật trong 24 giờ sau sinh hoặc cơn giật cuối cùng.

- Tiếp tục điều trị tăng huyết áp nếu có.
- Tiếp tục theo dõi lượng nước tiểu.

25


×