Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thị giác - Sinh8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.9 KB, 3 trang )

“Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”
Cập nhật lúc 10:59, Thứ Năm, 10/09/2009 (GMT+7)
,
- Để đạt mục tiêu toàn cầu “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”, chỉ riêng về đục thuỷ tinh thể, mỗi
năm VN cần đạt ít nhất 2.000 ca mổ/1 triệu dân.

Trong 3 ngày từ 9 – 12/9 tại Đà Nẵng, Trung ương Hội Nhãn khoa VN và Bệnh viện Mắt TƯ phối hợp tổ chức hội
nghị phòng chống mù loà và khoa học kỹ thuật ngành mắt toàn quốc 2009 với chủ đề “Kiểm soát các bệnh gây mù ở
VN, hướng tới mục tiêu toàn cầu: “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”.

Các đại biểu tìm hiểu những thiết bị, kỹ thuật phẫu thuật mắt hiện đại được
trình bày tại hội thảo. Ảnh: HC

Trên 600 đại biểu là bác sĩ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên từ các bệnh viện, trung
tâm, trạm, khoa mắt của 63 tỉnh, thành cùng nhiều chuyên gia nhãn khoa và các tổ chức quốc
tế đến từ Nhật, Ấn Độ, Nga, Singapore, Đài Loan, Philippines, Thái Lan… đã tham dự hội
thảo.

PGS.TS Đỗ Như Hơn, Phó Trưởng BCĐ Quốc gia Phòng chống mù loà (Bộ Y tế), Giám đốc Bệnh viện Mắt TƯ cho
hay, hội nghị là diễn đàn khoa học để các cán bộ nhãn khoa trao đổi, chia sẻ, công bố các công trình nghiên cứu
nhãn khoa mới nhất được ứng dụng thành công trong thời gian qua.

Trong đó có 10 báo cáo đánh giá, thống kê, đề xuất các giải pháp phòng chống mù loà ở VN, tập trung vào các vấn
đề trọng tâm như kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa, các biện pháp giảm tỷ lệ mù loà thông qua đẩy mạnh mổ
đục thuỷ tinh thể trong cộng đồng, kinh nghiệm và kết quả bước đầu thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế, các bệnh
mắt phổ biến khác như glôcôm, võng mạc tiểu đường, các tật khúc xạ học đường…

Đặc biệt, hội nghị dành phần lớn thời gian cho 76 đề tài nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong nước và
quốc tế đề cập nhiều vấn đề quan trọng trong nhãn khoa hiện nay như điều trị các tật khúc xạ, phẫu thuật đục thuỷ
tinh thể, glôcôm, chấn thương mắt, dịch kính võng mạc, phẫu thuật tạo hình, ghép giác mạc, lác mắt... cùng các
phương pháp điều trị mới, các sản phẩm thuốc và trang thiết bị nhãn khoa hiện đại…



Cả nước có gần 400.000 người mù hai mắt

Ảnh minh họa.
Một gia đình có ba người mù. Ảnh minh họa.
PGS.TS Đỗ Như Hơn cho hay, qua điều tra dịch tễ học ở 16 tỉnh, thành trong cả nước với sự giúp đỡ của Tổ chức
Attlantic cho thấy tỷ lệ mù loà ở VN đã giảm từ 4,7% (năm 2002) xuống 3,1% (năm 2007) ở người từ 50 tuổi trở
lên. Hiện cả nước có khoảng 380.800 người mù cả 2 mắt, trong đó có 251.700 người bị mù do đục thuỷ tinh thể
(ĐTTT, chiếm 66/1%), 24.800 người mù do bệnh glôcôm (6,5%), 6.500 người mù do bệnh mắt hột (1,7%). Ngoài ra
còn có hàng trăm nghìn người mù và giảm thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh và cấp kính.

Tuy số ca mổ ĐTTT mỗi năm tăng nhanh, đạt 120.953 ca vào năm 2008 nhưng đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu
gây mù loà ở VN. Nếu tính cả số người mù 1 mắt do ĐTTT thì có tới 1,130 triệu mắt đang chờ được mổ. Chưa kể số
mắc mới hàng năm gây mù 2 mắt là 85.000 ca (khoảng 1 phần nghìn dân số) và gây mù 1 mắt là 85.000 ca. Tuy
nhiên loại mù này có thể dễ dàng chữa sáng chỉ với một phẫu thuật đơn giản, giá thành không cao và có thể tiến
hành ở mọi nơi.

Vấn đề đặt ra, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phẫu thuật ĐTTT có đặt IOL ở cộng đồng phải đạt ít
nhất 95% và kết quả thị lực phải đạt yêu cầu trên 95% ca mổ có thị lực từ 3/10 trở lên (không kể các trường hợp có
các bệnh lý khác kèm theo bắt buộc phải mổ cho bệnh nhân theo tinh thần “còn nước còn tát” nếu cả 2 mắt đều có
thị lực kém).

Theo PGS.TS Đỗ Như Hơn thì đây thực sự là thách thức lớn đối với VN khi chất lượng phẫu thuật của một số nơi,
một số phẫu thuật viên còn chưa thật sự hoàn thiện. Kết quả điều tra do Bệnh viện Mắt TƯ tiến hành năm 2007 tại
16 tỉnh, thành cho thấy kết quả thị lực với kính bệnh nhân đang sử dụng sau các ca mổ ĐTTT trong 5 năm qua có thị
lực kém < 1/10 (không đạt yêu cầu) chiếm tới 27%, trong đó phần lớn do biến chứng phẫu thuật và do các bệnh
khác kèm theo.

“Điều đó đặt ra cho chúng ta vấn đề cần suy nghĩ và tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lượng phẫu
thuật ĐTTT, không chỉ ở cộng đồng mà còn ở khoa mắt các bệnh viện, từ khâu chỉ định phẫu thuật đúng đến các

khâu vô khuẩn, săn sóc theo dõi bệnh nhân trước và sau mổ, thử và cấp kính cho bệnh nhân sau mổ, đặt biệt là phải
nâng cao trình độ của phẫu thuật viên hơn nữa!” – PGS.TS Đỗ Như Hơn nhấn mạnh.

Cán bộ chuyên khoa mắt thiếu, phân bố không đều

Nhu cầu khám chữa bệnh về mắt của nhân dân ngày càng tăng cao. Ảnh
minh họa.
Đáng nói là nhu cầu khám chữa bệnh về mắt của nhân dân ngày càng tăng cao nhưng hệ thống chuyên khoa mắt ở
tuyến huyện còn rất yếu, nhiều nơi chưa có cán bộ y tế chăm sóc mắt và hầu như chưa có trang thiết bị. Hiện cả
nước có khoảng 1.188 bác sĩ nhãn khoa (tỷ lệ 13,8 người/1 triệu dân) và 1.516 y sĩ, y tá nhãn khoa (tỷ lệ 17,6 người/
1 triệu dân) là còn ít so với nhu cầu. Số cán bộ này lại phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở TP và đồng bằng, còn
miền núi và Tây Nguyên rất thiếu. Còn tới 8 tỉnh chưa thành lập trung tâm mắt hoặc trung tâm chăm sóc mắt cho
người dân ở cộng đồng.

Đặc biệt, hiện chỉ có 225 bác sĩ chuyên khoa mắt (chiếm 18,9%) làm việc ở tuyến huyện trong tổng số 692 quận,
huyện, thị xã và TP trực thuộc TƯ trong cả nước. Hệ thống chăm sóc mắt ban đầu ở tuyến xã lại càng yếu do chỉ
mới đào tạo được mỗi xã 1 – 2 cán bộ y tế về chăm sóc mắt ban đầu lồng ghép vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
317 huyện (chiếm 47,45%).

Vì vậy nhu cầu đào tạo thêm cho tất cả các tuyến, đặc biệt là cán bộ chuyên khoa mắt cho tuyến huyện rất lớn và
cấp bách. Mục tiêu phấn đấu trong 5 năm tới, mỗi bệnh viện tuyến huyện có 1 bác sĩ chuyên khoa mắt và/hoặc 1 y
sĩ/y tá chuyên khoa mắt (hiện cả nước có tới 500 huyện, thị chưa có cán bộ chuyên khoa mắt). Các trung tâm đào tạo
y tá nhãn khoa sẽ được xây dựng ở 3 tỉnh, thành mới là Huế, Đà Nẵng và Thái Bình bên cạnh việc mở rộng và củng
cố 2 trung tâm đào tạo lớn ở Bệnh viện Mắt TƯ (Hà Nội) và Bệnh viện Mắt TP.HCM.

Để đạt mục tiêu “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm VN
cần đạt chỉ số phục vụ mổ ĐTTT ít nhất 2.000 ca/1 triệu dân (năm 2008 đạt 1.433 ca/1 triệu dân). Do vậy, các đại
biểu tham dự hội thảo đã kiến nghị Nhà nước hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo và cận nghèo thông qua bảo hiểm y tế
người nghèo. BHYT cần thanh toán chi phí mổ và tiền nhân cứng giá trung bình cho bệnh nhân có BHYT được mổ
ở bất cứ cơ sở y tế nào, ước tính cần chi trả cho khoảng 20% số bệnh nhân, khoảng 35.000 ca/năm.


Bên cạnh đó, hội thảo cũng khuyến cáo về việc lạm dụng mổ ĐTTT bằng phương pháp Phaco ở nhiều tỉnh, thành
hiện nay. Việc áp dụng kỹ thuật mổ tiên tiến này là cần thiết nhưng không nên quá lạm dụng, yêu cầu tất cả bệnh
nhân phải mổ Phaco với nhiều loại giá IOL mềm không kiểm soát được, khiến nhiều bệnh nhân nghèo vốn không đủ
tiền chi trả cho phẫu thuật lại càng thêm khốn khó.

Thông tin từ hội thảo cho biết, các chuyên gia quốc tế khi đánh giá chương trình mổ ĐTTT ở các địa phương của
VN còn khuyến cáo về tình trạng lạm dụng thuốc sau mổ cho bệnh nhân. Có bệnh nhân mỗi ngày được tra nhỏ tới
24 lần thuốc và uống tới 7 – 8 loại thuốc khác nhau. Việc đó có thể gây nên những tổn thương giác mạc do các chất
bảo quản trong thuốc. Đồng thời các chuyên gia quốc tế cũng góp ý về các thông tin khi báo tin cho bệnh nhân đến
khám mổ ở các bệnh viện huyện cần chi tiết, cụ thể hơn để người bệnh có thể hiểu rõ, thu xếp thời gian và kinh phí
để mổ.
• Hải Châu
,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×