Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bước đầu đánh giá hiệu quả triển khai kỹ thuật tế bào dòng chảy (Flow Cytometry) tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.4 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI
KỸ THUẬT TẾ BÀO DÒNG CHẢY (FLOW CYTOMETRY)
TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Lâm Hoàng Xuyên*, Phạm Văn Nghĩa*, Nguyễn Anh Tữ*, Nguyễn Xuân Việt*

TÓM TẮT
Mục tiêu: bước đầu đánh giá hiệu quả triển khai kỹ thuật tế bào dòng chảy trong việc chẩn đoán, phân loại
các bệnh lý huyết học ác tính tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Cần Thơ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu những bệnh nhân nghi ngờ mắc các bệnh lý
huyết học ác tính có chỉ định xét nghiệm tế bào dòng chảy và hình thái học (huyết đồ, tủy đồ) tại bệnh viện Huyết
học – Truyền máu thành phố Cần Thơ từ tháng 1/2018 đến 06/2019.
Kết quả: Kỹ thuật tế bào dòng chảy có hiệu quả trong chẩn đoán và phân loại các bệnh lý huyết học ác tính
(78,4%). Đa số là các trường hợp bạch cầu cấp (67,2%). Trong đó: 44,0% bạch cầu cấp dòng tủy, 16,8% bạch cầu
cấp dòng lympho B, 6,4% bạch cầu cấp dòng lympho T, 8,0% tăng sinh lympho B trưởng thành bất thường,
2,4% plasmocyte, 0,8% hematogones, 21,6% các trường hợp khác. Có 11,2% trường hợp không tương đồng giữa
kết quả tế bào dòng chảy và kết quả hình thái học.
Kết luận: Kỹ thuật tế bào dòng chảy đã trở thành một công cụ hiệu quả trong việc chẩn đoán, phân loại các
bệnh lý huyết học ác tính tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Cần Thơ. Việc bổ sung kỹ thuật tế
bào dòng chảy giúp việc chẩn đoán các bệnh lý huyết học ác tính trở nên chính xác, hiệu quả hơn.
Từ khóa: tế bào dòng chảy, dấu ấn tế bào, bạch cầu cấp

ABSTRACT
INITIAL EVALUATION OF EFFECTIVENESS OF FLOW CYTOMETRY
IN CAN THO HEMATOLOGY – BLOOD TRANSFUSTION HOSPITAL
Lam Hoang Xuyen, Pham Van Nghia, Nguyen Anh Tu, Nguyen Xuan Viet
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 396 - 399
Objectives: Can Tho Hematology – Blood Transfusion Hospital is the only hospital in the Mekong Delta


that specializes hematology, including treatment of malignant hematologic diseases. In the past few years, the
diagnosis of malignant hematologic diseases was primarily based on morphology (hemogram and myelogram).
However, this technique is limited in some certain cases which had transfered to high level hospitals for reevaluation, causing many difficulties in our work. Therefore, flow cytometry has been deployed since 2018, which
aims to support the diagnosis and treatment of malignant hematologic diseases. We conducted this research to
initially evaluate the effectiveness of this method.
Methods: the retrospective cross-sectional method on patients who have been assigned to take the flow
cytometry and morphology tests at Can Tho Hematology – Blood Transfusion Hospital from January 2018 to June 2019.
Results: the flow cytometry technique is effective in the diagnosis and analysis of malignant hematologic
diseases (78.4%). Acute leukemia is the most item (67.2%). Based on the analysis result: 44.0% acute myeloid
leukemia (AML), 16.8% B - acute lymphoblastic leukemia (B-ALL), 6.4% of T- acute lymphoblastic leukemia (TALL), 2.4% of plasmocyte, 0.8% of hematogones, 8.0% of single cell B-lymphocyte proliferation, 21.6% of others.
There are 11.2% cases of the mismatch report of the flow cytometry and morphology.
*Bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ
Tác giả liên lạc: CN. Lâm Hoàng Xuyên
ĐT: 09410003642

396

Email:

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

Conclusion: The research indicated that the flow cytometry is an effective technique applied in the diagnosis,
analysis and treatment of malignant hematologic diseases at Can Tho Hematology – Blood Transfusion Hospital.
Adding of this technic help diagnosis of malignant hematologic diseases more accurate and effective.
Key words: correlation between flow cytometry and morphology

trưng cho dòng tế bào(2).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành
phố Cần Thơ là bệnh viện chuyên khoa huyết
học duy nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long chẩn đoán và điều trị các bệnh lý huyết
học ác tính, đặc biệt bệnh viện đã triển khai hóa
trị từ năm 2017. Trước đây, việc chẩn đoán chủ
yếu dựa vào hình thái học (huyết đồ, tủy đồ),
tuy nhiên, kỹ thuật này bị giới hạn trong nhiều
trường hợp nên tỉ lệ chẩn đoán chính xác không
cao, phải gửi mẫu lên tuyến trên để xác định lại,
gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Kỹ
thuật tế bào dòng chảy được triển khai từ năm
2018 nhằm hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị
các bệnh lý huyết học ác tính. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm bước đầu đánh giá hiệu
quả triển khai kỹ thuật tế bào dòng chảy trong
việc chẩn đoán, phân loại các bệnh lý huyết học
ác tính. Với các mục tiêu cụ thể như sau:
Khảo sát tỉ lệ chẩn đoán, phân loại bệnh lý
huyết học ác tính của kỹ thuật tế bào dòng chảy.
So sánh sự tương đồng giữa kết quả tế bào
dòng chảy và hình thái học (huyết đồ, tủy đồ).

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân nghi ngờ mắc các
bệnh lý huyết học ác tính có chỉ định xét nghiệm
tế bào dòng chảy và hình thái học (huyết đồ, tủy

đồ) tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành
phố Cần Thơ từ tháng 1/2018 đến 06/2019.
Phương pháp nghiên cứu

Panel sử dụng cho dòng tủy bao gồm các
dấu ấn: MPO, cyCD79a, cyCD3, CD45, CD7,
CD34, CD19, HLA-DR, CD117, CD15, CD38,
CD2, CD36, CD64, CD14, CD4, CD56, CD33,
CD13, CD16, CD11b, CD71, CD61(3).
Panel sử dụng cho dòng lympho B bao gồm
các dấu ấn: MPO, cyCD79a, cyCD3, CD45, CD7,
CD34, CD19, TdT, CD10, CD20, CD38, CD123,
CD13, CD117, Kappa, Lambda(3).
Panel sử dụng cho dòng lympho T bao gồm
các dấu ấn: MPO, cyCD79a, cyCD3, CD45, CD7,
CD34, CD19, CD3, CD4, CD8, CD1a, TdT, CD2,
CD5, CD10, CD38, CD56, CD117, CD13(3).
Panel plasmocyte bao gồm các dấu ấn: CD38,
CD138, CD19, CD56, Kappa, Lambda(6,8).
Các trường hợp được phân chia vào nhóm
“các trường hợp khác” bao gồm: mẫu tủy lẫn
máu, không ghi nhận quần thể tế bào ác tính
hoặc không nhận diện, phân loại được quần thể
tế bào bất thường, không đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán bạch cầu cấp, …

Đặc điểm về mẫu, quy trình xử lý, thu thập
mẫu được sử dụng trong nghiên cứu
Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là mẫu
tủy hoặc máu ngoại vi.

Hệ thống tế bào được sử dụng trong nghiên
cứu: BD FACSVia (4 màu huỳnh quang).

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Dựa vào kết quả hình thái học và tế bào
dòng chảy của đối tượng nghiên cứu để thống
kê, phân tích tỉ lệ chẩn đoán cũng như sự tương
đồng về kết quả giữa hai phương pháp.
Các trường hợp bạch cầu cấp được chẩn
đoán khi blast >20%, quần thể blast mang một
hoặc nhiều dấu ấn non và mang các dấu ấn đặc

Loại mẫu
Tủy
Máu ngoại vi
Tổng

Số lượng (n)
91
34
125

Tỷ lệ (%)
72,8
27,2
100,0


Mẫu trong nghiên cứu mẫu tủy chiếm ưu
thế so với mẫu máu ngoại vi (72,8% so với
27,2%) (Bảng 1).

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

397


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019

Nghiên cứu Y học

Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Tuổi
<16
16-60
>60
Tổng

Số lượng (n)
27
43
55
125

dòng chảy và hình thái học

Tỷ lệ (%)
21,6

34,4
44,0
100,0

Sự tương đồng cao hơn ở mẫu tủy (94,5) so
với mẫu máu ngoại biên (73,5%) (Bảng 6).
Bảng 6. So sánh sự tương đồng giữa kết quả tế bào
dòng chảy và hình thái học

Nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
(44,0%) tiếp đến là nhóm tuổi từ 16 đến 60 tuổi
(34,4%), dưới 16 tuổi là 21,6% (Bảng 2).

Loại mẫu

Huyết đồ

Bảng 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng (n)
63
62
125

Tủy đồ


Tỷ lệ (%)
50,4
49,6
100,0

Bảng 7. So sánh sự tương đồng giữa các nhóm trong
chẩn đoán bạch cầu cấp

Tỉ lệ nam/nữ trong nhóm nghiên cứu lần
lượt là 50,4% /49,6% (Bảng 3).
Tỉ lệ chẩn đoán, phân loại bệnh lý huyết học ác
tính của kỹ thuật tế bào dòng chảy
Bảng 4. Kết quả chẩn đoán phân loại bệnh lý huyết
học ác tính bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy
Đã phân loại
Không phân loại được
Tổng

Số lượng (n)
98
27
125

Tỷ lệ (%)
78,4
21,6
100,0

78,4% đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán
và phân loại bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy.

21,6% đối tượng nghiên cứu không phân loại
được (Bảng 4).
Bảng 5. Kết quả chẩn đoán, phân loại bệnh lý huyết
học ác tính bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy

Huyết-tủy đồ
AML
ALL
Không xác định
Tổng

Flow cytometry
AML ALL Không xác định
49
4
2
1
24
0
5
1
1
55 29
3

Tổng
55
25
7
87


Có 4/53 trường hợp hình thái học chẩn
đoán AML nhưng Flow cytometry là ALL.
Tương tự có 1/25 trường hợp hình thái học là
ALL nhưng flow cytometry là AML. Như vậy
có tổng công 5/85 (5,8%) trường hợp bạch cầu
cấp không có tương đồng. Đặc biệt có 6/7
trường hợp Flow cytometry giúp xác định
dòng bạch cầu cấp nhưng hình thái học không
xác định được (Bảng 7).

BÀN LUẬN

Bệnh lý
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bạch cầu cấp dòng tủy
55
44,0
Bạch cầu cấp dòng lympho B
21
16,8
Bạch cầu cấp dòng lympho T
8
6,4
Plasmocyte
3
2,4
Tăng sinh Lympho B trưởng thành
10
8,0

Hematogones
1
0,8
Các trường hợp khác
27
21,6
Tổng
125
100,0

Nhóm bệnh bạch cầu cấp chiếm ưu thế
(67,2%) trong đó bạch cầu cấp dòng tủy chiếm
65,5% các trường hợp bạch cầu cấp. Bên cạnh đó
chúng tôi còn ghi nhận các bệnh lý khác như:
plasmocyte, tăng sinh Lympho B trưởng thành,
hematogones (Bảng 5).
So sánh sự tương đồng giữa kết quả tế bào

398

Tương đồng
Không tương đồng
Tổng
Tương đồng
Không tương đồng
Tổng

Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
25
73,5

9
26,5
34
100,0
86
94,5
5
5,5
91
100,0

Hiệu quả phân loại bệnh lý huyết học ác tính
của kỹ thuật tế bào dòng chảy
Kỹ thuật tế bào dòng chảy có hiệu quả trong
việc nhận diện, phân loại các quần thể tế bào bất
thường, ác tính trong các bệnh lý huyết học ác
tính (78,4% đối tượng nghiên cứu được chẩn
đoán, phân loại). Nhóm bệnh lý bạch cầu cấp
chiếm ưu thế 67,2%, trong đó tỉ lệ bạch cầu cấp
dòng tủy cao nhất chiếm 65,5%, sau đó là bạch
cầu cấp dòng Lympho chiếm 34,5% (Bạch cầu
cấp lympho B chiếm 72,4%, bạch cầu cấp dòng
lympho T chiếm 27,6%). So với nghiên cứu của
tác giả Surendra Koju và cộng sự tỉ lệ bạch cầu
cấp dòng tủy và bạch cầu cấp dòng Lympho có
sự khác biệt (36,3% bạch cầu cấp tủy, 60,4% bạch

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
cầu cấp lympho, 3,3% mang kiểu hình hỗn hợp).
Sự khác biệt trên do sự khác biệt của quần thể
nghiên cứu, tỉ lệ trẻ em trong nghiên cứu chiếm
43,8%(5). Tỉ lệ bạch cầu cấp lympho B và bạch cầu
cấp Lympho T có sự tương đồng với nghiên cứu
của tác giả Surendra Koju và cộng sự (83,9%
bạch cầu cấp dòng lympho B và 16,1% bạch cầu
cấp lympho T)(5).
Qua nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tế bào
dòng chảy có nhiều ưu điểm trong nhận diện và
phân loại các bệnh lý huyết học ác tính như có
thể phân biệt các trường hợp bạch cầu cấp dòng
Lympho và bạch cầu cấp dòng tủy thể (AML
M0); lympho B và lympho T; hematogones và
các trường hợp bệnh lý ác tính dòng lympho;
nhận diện plasmocyte bình thường hoặc ác tính
dựa vào kiểu hình miễn dịch.
Sự tương đồng giữa kết quả tế bào dòng chảy
và hình thái học
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận sự
tương đồng giữa kết quả tế bào dòng chảy và kết
quả tủy đồ là 94,5%, giữa kết quả tế bào dòng
chảy và kết quả huyết đồ là 73,5%. Điều này phù
hợp với đặc điểm tế bào học là tủy đồ dễ nhận
diện hình thái hơn so với tế bào máu ngoại vị.
Phân dòng bạch cầu cấp là rất quan trọng
trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân. Bảng 7 ta
nhận thấy chẩn đoán về mặt hình thái học còn
nhiều bất cập, thiếu chính xác. Sai lệch dòng

chiếm đến 5,8%. Do hình thái học chúng ta chỉ
khảo sát hình dạng tế bào bằng quan sát dưới
kính hiển vi nên độ chính xác không cao. Tỷ lệ
này của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các tác
giả tại Ấn Độ với độ sai lệnh chiếm khoảng từ 12
đến 20%(1,4,7). Điều này là do trong các nghiên các
nghiên cứu trên các tác giả đánh giá sự tương
đồng đến mức độ dưới nhóm còn chúng tôi chỉ
phân dòng nói chung. Trong sự không tương
đồng thì ở nhóm bạch cầu cấp dòng tủy chiếm
nhiều nhất vì ở thể M0 rất khó phân biệt bằng
hình thái học với lympho non như sự tương
đồng được ghi nhận chỉ khoảng 50% trong báo
cáo của Shailendra(4). Kỹ thuật tế bào dòng chảy

Nghiên cứu Y học

khảo sát các CD ở tế bào và nhận diện bằng
phản ứng kháng nguyên kháng thể gắn huỳnh
quang nên đã nhận diện được 6/7 trường hợp
mà hình thái học không kết luận được (Bảng 7).

KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát 125 trường hợp bệnh nhân
nghi ngờ bệnh lý huyết học ác tính có chỉ định
xét nghiệm tế bào dòng chảy và hình thái học
chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
Kỹ thuật tế bào dòng chảy có hiểu quả trong
việc chẩn đoán, phân loại các bệnh lý huyết học
ác tính tại bệnh viện (78,4%).

Nhóm ngiên cứu đã tiến hành so sánh sự
tương đồng giữa kết quả tế bào dòng chảy và kết
quả hình thái học (huyết đồ, tủy đồ) ghi nhận có
5,5% trường hợp không tương đồng giữa kết
quả tế bào dòng chảy và kết quả tủy đồ, 26,5%
trường hợp không tương đồng giữa kết quả tế
bào dòng chảy và kết quả huyết đồ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.

Belurkar S, Mantravadi H, Manohar C et al (2013). Correlation
of morphologic and cytochemical diagnosis with
flowcytometric analysis in acute leukemia. J Can Res The, 9:71-9.
Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý
huyết học. NXB Y học, pp.6-12.
Ikoma MR (2015). First Proposed Panels on Acute Leukemia for

Four-Color Immunophenotyping by Flow Cytometry from the
Brazilian Group of Flow Cytometry-GBCFLUX. Cytometry,
88:194-203.
Jambhulkar S, et al (2019). Correlation of cytomorphology with
flowcytometric immunophenotyping of acute myeloid
leukemia in tertiary care hospital. International Journal of
Contemporary Medical Research, 6(2):19-22.
Koju S, et al (2015). Spectrum of acute leukemias diagonsed on
flow cytometry: Analysis from tertiary care centre from North
India. ACCLM, 1:12-15.
Lin P, Owens R, et al (2004). Flow cytometric
immunophenotypic analysis of 306 cases of multiple myeloma.
American Journal of Clinical Pathology, 121:482–88.
Marsán Suárez V, et al (2016). Correlation between morphology
and flow cytometry in Acute Lymphoblastic Leukemia (ALL).
Revista Cubana de Hematologia, Inmunologia Hemoterapia, 32:483-493.
Nguyễn Đặng Thuận An và cộng sự (2014). Một số ứng dụng
mới triển khai trên máy đếm tế bào dòng chảy BD FACS
CANTO II trong năm 2013. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
18(S2):44-49.

Ngày nhận bài báo:

18/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/08/2019

Ngày bài báo được đăng:


15/10/2019

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

399



×