Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học và đặc điểm bệnh lý tủy xương ở bệnh nhân lao cột sống điều trị tại bệnh viện Phổi trung ương năm 2016-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.33 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC
VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ TỦY XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LAO CỘT SỐNG
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2016-2018
Trần Thị Phương Thảo*, Võ Trọng Thành*, Phạm Thị Vượng*, Nguyễn Linh Phương*,
Nguyễn Khắc Tráng*, Đỗ Đăng Hoàn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học và đặc điểm bệnh lý tủy xương ở bệnh nhân lao
cột sống điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2016-2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao cột sống được điều trị tại
khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Phổi Trung ương.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nghiên cứu trên 61 bệnh nhân chúng tôi thấy rằng đa số bệnh nhân lao cột sống đều có biểu hiện
thiếu máu (52,5%). Các thay đổi bất thường về chỉ số huyết học ở các bệnh nhân lao cột sống là tỷ lệ bệnh nhân
có số lượng bạch cầu tăng 23%, tỷ lệ bệnh nhân có bạch cầu trung tính tăng chiếm 24,6%; tỷ lệ bệnh nhân có
bạch cầu lympho giảm chiếm 6,6%; tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu tăng chiếm 18%. Trong tổng số bệnh
nhân được xét nghiệm tủy đồ phát hiện tỷ lệ rối loạn sinh tủy 13%; tỷ lệ tủy giảm sinh 8%.
Kết luận: Bệnh nhân lao cột sống có tỷ lệ thiếu máu 52,5%; tăng bạch cầu trung tính 24,6%; giảm bạch cầu
lympho 6,6%; tăng số lượng tiểu cầu 18%. Các bệnh lý tủy xương kèm theo chủ yếu là: rối loạn sinh tủy 13%;
tủy giảm sinh 8%.
Từ khóa: lao cột sống, huyết tủy đồ, bệnh lý tủy xương

ABSTRACT
STUDY ON CHANGES IN SOME HEMATOLOGICAL INDICATORS AND CHARACTERISTICS
OF BONE MARROW PATHOLOGY IN PATIENTS WITH SPINAL TB TREATMENT
AT THE NATIONAL LUNG HOSPITAL FROM 2016-2018
Tran Thi Phuong Thao, Vo Trong Thanh, Pham Thi Vuong, Nguyen Linh Phuong,


Nguyen Khac Trang, Do Dang Hoan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 172 - 175
Objective: Study some hematological indices and characteristics of bone marrow pathology in patients with
spinal TB treatment at National Lung Hospital from 2016-2018.
Research subject and Method: 61 Spinal TB patients treating at General Surgery Department, National
Lung Hospital. Retrospective, described.
Result: To study on 61 patients, we found that the rate of anemia in spinal TB patient have 52.5%. Changes
in hematological indices in spinal TB patient are quite diverse: leucocytosis is 23%, neutrophilia is 24.6%,
lymphopenia is 6.6%, thrombocytosis is 18%. In myelograme, the rate of myelodisplastic syndrome is 13%; the
rate of aplastic anemia is 8%.
Conclusion: Spinal TB patient have anemia 52.5%. the rate of patients with white blood cells increased is
23%, leucocytosis is 23%, neutrophilia is 24.6%, lymphopenia is 6.6%, thrombocytosis is 18%. The rate of
*Bệnh viện Phổi Trung ương
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Thị Phương Thảo

172

ĐT: 0985118369

Email:

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

myelodisplastic syndrome is 13%; the rate of aplastic anemia is 8%.
Keyword: spinal TB, hematology myelogram, bone marrow pathology


ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2018 ước tính
Việt Nam có thêm 124.000 người mắc lao. Lao
ngoài phổi do vi khuẩn lao cư trú và gây tổn
thương ở cơ quan bất kỳ trong cơ thể. Lao ngoài
phổi chiếm khoảng 20% tổng số ca mắc lao. Bệnh
lao thường hay phát triển và gây bệnh trên
những người có sức đề kháng suy giảm(6).

Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.

Các loại thuốc chống lao đều gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ thống tạo máu đặc biệt là tình
trạng thiếu máu do viêm, tình trạng rối loạn sinh
tủy và suy tủy thứ phát do lao(5). Tuy nhiên thực
tế việc thống kê và đánh giá sự thay đổi các chỉ
số huyết học ở bệnh nhân lao còn chưa có nhiều
nghiên cứu đề cập đến. Thêm vào đó tủy đồ là
một trong những xét nghiệm có khả năng đưa ra
những gợi ý cho lâm sàng trong việc theo dõi và
điều trị các bệnh lao ngoài phổi phối hợp.
Tìm hiểu các bệnh nhân mắc lao ngoài phổi
tại bệnh viện Phổi Trung ương chúng tôi thấy
chủ yếu là lao cột sống. Lao cột sống là một thể

lao xương vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây
nên các biến chứng thần kinh do chèn ép các cấu
trúc và biến dạng cột sống(8,2). Vì vậy chúng tôi
thực hiện “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số
huyết học và đặc điểm bệnh lý tủy xương ở bệnh
nhân lao cột sống điều trị tại Bệnh viện Phổi
Trung ương giai đoạn 2016-2018” nhằm bước
đầu đánh giá sự thay đổi của các chỉ số huyết
học và tầm quan trọng của xét nghiệm tủy đồ
đối với các bệnh nhân lao ngoài phổi nói chung
và lao cột sống nói riêng.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 61 bệnh nhân có chẩn đoán lao cột sống
từ năm 2016-2018 được chỉ định làm xét
nghiệm huyết đồ và tủy đồ tại Bệnh viện Phổi
Trung ương.

Phương pháp chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán lao cột sống điều
trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Phổi
Trung ương từ 01/01/2016 đến 31/01/2018.
Các phương tiện và vật liệu nghiên cứu
Mẫu bệnh phẩm máu ngoại vi và tủy xương.
Phần mềm xử lý trên SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm bệnh nhân
trong nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm phân bố tuổi và giới tính
Tuổi

Giới

Giá trị trung bình
Tuổi cao nhất
Tuổi thấp nhất
Tần số, n=61
Nam
%
Tần số, n=61
Nữ
%

55,23±14,76
88
18
44
72,1
17
27,9

Có 61 bệnh nhân trong nghiên cứu có tuổi
trung bình là 55,23±14,76 cao nhất 88 tuổi, thấp
nhất 18 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm đa số với tỷ
lệ 72,1% (Bảng 1).
Đánh giá các chỉ số máu ngoại vi của nhóm
bệnh nhân
Bảng 2. Giá trị trung bình các chỉ số máu ngoại vi

Chỉ số
RBC (T/L)
HGB(g/dL)
WBC (G/L)
NEU (%)
LYM (%)
PLT (G/L)

Giá trị trung bình
4,2±0,67
11,08±2,04
9,67±6,11
65±10,23
23,35±8,16
344,41±175,81

Min
2,49
7,5
3,2
36,8
4,9
47

Max
5,80
17
50,1
88
45,8

977

p
>0,005
<0,005
>0,005
>0,005
>0,005
>0,005

Nồng độ huyết sắc tố trên bệnh nhân giảm
so với giá trị tham chiếu. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p <0,005 (Bảng 2).
Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu 52,5%; tỷ lệ bệnh
nhân có số lượng bạch cầu tăng 23%; tỷ lệ bệnh
nhân có số lượng tiểu cầu tăng là 18% (Bảng 3).

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

173


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

Bảng 3. Sự thay đổi các chỉ số máu ngoại vi
Chỉ số
Thiếu máu
Số lượng bạch cầu tăng

Bạch cầu trung tính tăng
Bạch cầu lympho giảm
Số lượng tiểu cầu tăng

Tần số,
n=61
32
14
15
4
11

máu(1). Điều này cho thấy thiếu máu là một bất
thường phổ biến ở bệnh nhân lao cột sống (9,4).

%
52,5
23
24,6
6,6
18

Đánh giá tỷ lệ phát hiện bệnh lý huyết học sau
khi làm xét nghiệm huyết tủy đồ
Bảng 4. Thống kê kết luận sau xét nghiệm tủy đồ
Xét nghiệm tủy đồ
Tủy giảm sinh
Rối loạn sinh tủy

Tần số,

n=61
5
8

%
8%
13%

Trong số 61 bệnh nhân phát hiện rối loạn
sinh tủy là 13% và tủy giảm sinh là 8% (Bảng 4).

BÀN LUẬN
Đặc điểm về tuổi và giới
Theo bảng 1 chúng tôi nhận thấy độ tuổi
trung bình của các bệnh nhân là 55 tuổi trong đó
bệnh nhân có độ tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất
là 88. Độ tuổi trung bình gặp ở bệnh nhân đa số
là người cao tuổi vì vi khuẩn lao thường hay
phát triển và gây bệnh trên những người có sức
đề kháng suy giảm(6). Trong 61 bệnh nhân tham
gia vào nghiên cứu có 72,1% bệnh nhân là nam
và 27,9% bệnh nhân là nữ. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc lao cột
sống ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ này là tương
đồng với nhiều nghiên cứu khác về bệnh lao(5,4).
Nguyên nhân có thể do nam giới thường phải
làm các công việc nặng nhọc, vất vả hơn và cũng
có thể do thói quen uống rượu, hút thuốc lá ảnh
hưởng tới sức khỏe.
Đặc điểm về các chỉ số huyết học

Từ kết quả ở bảng 3 ta thấy các bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu có đến 52,5% là các bệnh
nhân thiếu máu. Điều này tương đồng với các
nguyên cứu của Sei Won Lee (2006)(3) và Nguyễn
Thị Thu Ba (2008)(5). Nguyên nhân có thể do các
thuốc chống lao thường đi kèm các tác dụng phụ
gây rối loạn hấp thụ chuyển hóa sắt và tình
trạng nhiễm trùng mãn tính trong lao kéo dài
gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo

174

Bên cạnh đó chúng tôi cũng thống kê được
trong bảng 3 số lượng bệnh nhân lao cột sống có
các bất thường khác về chỉ số huyết học như 23%
tổng số bệnh nhân có tình trạng tăng số lượng
bạch cầu trong máu ngoại vi. Xét trong công
thức bạch cầu có 24,6% tổng số bệnh nhân tăng
bạch cầu trung tính; 6,6% tổng số bệnh nhân
giảm bạch cầu lympho. Số lượng bạch cầu tăng
đặc biệt là tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng do viêm
mãn tính của lao khiến cơ thể phải huy động cơ
chế kháng viêm hoặc do tình trạng nhiễm trùng.
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu tăng
cũng có thể được giải thích tương tư do cơ chế
chống nhiễm khuẩn bằng các tạo ra các khối tiểu
cầu ở thành mạch để bao vây vi khuẩn(7,10).
Tóm lại bệnh lao cột sống gây ảnh hưởng
ngay trên các chỉ số huyết học của bệnh nhân và
những thay đổi này nên được chú ý trong chẩn

đoán cũng như điều trị.
Đánh giá các bệnh lý huyết học sau xét nghiệm
Sau khi tổng hợp kết quả xét nghiệm huyết
đồ và tủy đồ của 61 bệnh nhân lao cột sống
trong bảng 4 chúng ta bước đầu thấy rõ tỷ lệ
phát hiện bệnh lý huyết học ở các bệnh nhân lao
cột sống là khá cao với hai mặt bệnh chủ yếu là
rối loạn sinh tủy 13% và tủy giảm sinh 8%. Điều
này tương đồng với nghiên cứu của Saju.P.R
(2013)(9) và của Muhammad Shafee (2014)(10) trên
bệnh nhân lao nói chung có thể do nguyên nhân
nhiễm trùng mãn tính và tác dụng phụ do sử
dụng thuốc chống lao nên gây rối loạn sinh tủy
hoặc ức chế tủy sinh máu dẫn đến tủy giảm sinh.
Nghiên cứu bước đầu khẳng định xét nghiệm
huyết đồ và tủy đồ là một xét nghiệm huyết học
cận lâm sàng rất quan trọng, cần thiết đối với các
bệnh nhân chẩn đoán lao ngoài phổi nói chung
và lao cột sống nói riêng.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 61 bệnh nhân lao cột sống
tại Bệnh viện Phổi Trung ương chúng tôi thấy
rằng tỷ lệ thiếu máu 52,5%; tăng bạch cầu trung

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
tính 24,6%; giảm bạch cầu lympho 6,6%; tăng số

lượng tiểu cầu 18%. Các bệnh lý tủy xương kèm
theo chủ yếu là: rối loạn sinh tủy 13%, tủy giảm
sinh 8%.

6.
7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

5.

Hoàng Minh (2000). Những điều cần biết về bệnh lao. Nhà xuất
bản Y học Hà Nội, pp.7-17.
Lee KY (2014). Comparison of Pyogenic Spondylitis and
Tuberculous Spondylitis. Asian Spine J, 8(2):216-223.
Lee SW, Kang YA , Yoon YS, et al (2006). The Prevalence and
Evolution of Anemia Associated with Tuberculosis. J Korean
Med Sci, 21(6):1028-1032.
Muzaffar T, Shaifuzain AR, Imran Y, et al (2008).
Hematological changes in tuberculous spondylitis patients at
the hospital university sains Malaysia TMS. J Trop Med Publ
Health, 39(4):686-689.
Nguyễn Thị Thu Ba (2008). Nguyên nhân ho ra máu trên bệnh

nhân lao phổi cũ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13(1):157-161.

9.

10.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Viết Nhung (2015). Hướng dẫn quản lý bệnh lao. Nhà
xuất bản Y học Hà Nội, pp.9-20.
Olanijy JA, Aken’Ova YA (2003). Haematological profile of
patients with pulmonary tuberculosis in Ibadan, Nigeria. Africa
J Med Med Sci, 32(3):239-242.
Rasouli MR, Mirkoohi M, Vaccaro AR, et al (2012). Spinal
Tuberculosis: Diagnosis and Management. Asian Spine J,
6(4):294-308.
Saju PR (2013). Hematological Profile in Pulmonary
Tuberculosis. International Journal of Health and Rehabilitation
Sciences, 2(1):51-53.
Shafee M, Abbas F, Ashraf M, et al (2014). Hematological
profile and risk factors associated with pulmonary tuberculosis
patients in Quetta, Pakistan. Pak J Med Sci, 30(1):36-40.

Ngày nhận bài báo:

15/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/08/2019


Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

175



×