Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo ca bệnh: Phát hiện số bệnh cảnh nhiễm trùng Coxiella Burnetii qua mô bệnh học tủy xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.68 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

BÁO CÁO CA BỆNH: PHÁT HIỆN SỐ BỆNH CẢNH NHIỄM TRÙNG
COXIELLA BURNETII QUA MÔ BỆNH HỌC TỦY XƯƠNG
Đỗ Thị Vinh An*, Vũ Minh Tâm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Sử dụng các hình ảnh đặc trưng của bệnh cảnh nhiễm trùng trong các khoang sinh máu trên mô
bệnh học tủy xương để phát hiện bệnh do nhiễm Coxiella Burnetii và Epstein – Barr virus cấp tính.
Phương pháp: Mô bệnh học tủy xương được sinh thiết từ gai chậu sau trên và nhuộm tiêu bản HE quan sát.
Kết quả: Đối với bệnh nhân nhiễm Coxiella gặp các vòng fibrin mô hạt, đối với nhiễm EBV gặp các đại thực
bào chứa các tiểu thể EBV.
Kết luận: Nhiễm Coxiella và nhiễm EBV ác tính có các đặc trưng hình thái riêng biệt trên mô bệnh học tủy
xương, khẳng định lại sự có mặt các tác nhân nhiễm trùng trên bằng các xét nghiệm phân tử.
Từ khóa: sốt Q, EBV cấp tính

ABSTRACT
CASE REPORT: CASES OF INFECTIOUS DISESEAS DETECTED THROUGH BONE MARROW
BIOPSY SPECIMEN ANALYZATION BY COXIELLA BURNETII
Do Thi Vinh An, Vu Minh Tam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 162 - 165
Objective: Using the specific images of infectious case in morphology of bone marrow biopsy to detect
diseases caused by Coxiella burnetii and Epstein – Barr virus (EBV).
Method: Bone marrow trephine biopsy performed at posterior superior iliac spine is analyzed after HE staining.
Result: There are fibrin ring granulomas in specimen of Coxiella burnetii infectious case and macrophages
containing corpuscles in specimen of acute EBV infectious case.
Conclusion: Coxiella burnetii and EBV infection can show some specific morphological features in bone
marrow biopsy, confirmed by molecular test.
Keywords: Q fever, acute EBV



CA BỆNH. SỐT Q CẤP TÍNH
Bệnh nhân nam 46 tuổi, nhập viện vào
Khoa Tiêu hóa, với chẩn đoán ban đầu là Sốt
kéo dài - Theo dõi nhiễm khuẩn huyết - Viêm
gan. Khởi phát, bệnh nhân bị sốt nhẹ, giống
như cảm cúm, sau 3 ngày sốt cao liên tục, vào
bệnh viện tỉnh, điều trị 7 ngày không dứt sốt,
xét nghiệm có giảm bạch cầu, tiểu cầu, men
gan tăng cao, virut viêm gan B dương tính. Sau
10 ngày, BN có giảm nặng cả 3 dòng máu
ngoại vi, sốt 39 độ không hạ, mệt nhiều,
chuyển bệnh viện Bạch Mai, vào khoa Tiêu
*Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Thị Vinh An

162

hóa. Xét nghiệm lúc vào viện: Hb 100g/l, số
lượng tiểu cầu 42G/l, số lượng bạch cầu:
1,02g/l, số lượng bạch cầu trung tính 0,52G/l
(50,9%); Got/GPT: 390/472. Chẩn đoán vào
viện: Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân- TD
nhiễm khuẩn huyết- Viêm gan. Hội chẩn huyết
học sau khi vào Khoa Tiêu Hóa 7 ngày, đề
nghị làm xét nghiệm huyết tủy đồ và sinh thiết
tủy xương. Trên tiêu bản dịch hút tủy có tăng
đại thực bào hoạt hóa (Hình 2b). Trên tiêu bản
sinh thiết tủy xương, gặp nhiều vòng fibrin mô
hạt (Hình 1 và 2a).


ĐT: 0903 451 615

Email:

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Các xét nghiệm đã được làm thêm bao gồm:
CMV, EBV, Brucella, Toxoplasma, HCV, HIV,
đều âm tính. Xét nghiệm Coxiella Burnetii bằng
kĩ thuật PCR dương tính. Sau 10 ngày, các xét

Nghiên cứu Y học

nghiệm huyết học của BN đều suy giảm: Hb
78g/l, số lượng tiểu cầu 30G/l, số lượng bạch cầu
0,76G/l, bạch cầu trung tính 0,49G/l. Bệnh nhân
tử vong.

A

B
Hình 1. Các vòng fibrin mô hat (fibrin ring granuloma)- HE x 4, HE x10

Hình 2. Hình ảnh vòng mô hạt trong khoang sinh máu HE x 40 (a) và hình ảnh thực bào trong dịch tủy của BN
sốt Q cấp tính (b)
mạc, suy giảm miễn dịch(11). Các vật trung gian
BÀN LUẬN

truyền bệnh bao gồm gia súc, cừu, dê. Sự truyền
Coxiella Burnetii là một vi khuẩn Gram âm,
sang người xảy ra khi hít phải không khí hoặc sử
nội bào bắt buộc(1), được mô tả lần đầu bởi
dụng các sản phẩm từ động vật nhiễm bệnh(3).
Derrick năm 1935, Burnet và Freeman phân lập
Thời gian ủ bệnh khoảng 2-3 tuần. Biểu hiện lâm
năm 1937. Bệnh thường được gọi với tên sốt Q
sàng của sốt Q cấp tính rất đa dạng, ở trạng thái
(7)
(Q fever) . Nhiễm Coxiella được chia thành hai
cấp tính thường có triệu chứng lâm sàng như u,
dạng bệnh cấp tính và mạn tính(2). Bệnh cấp tính
viêm phổi, gan to, cận lâm sàng có giảm bạch
thường khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt
cầu, tiểu cầu, men gan tăng. Khi sinh thiết tủy
cao, giả cúm, vã mồ hôi, có thể có tổn thương
xương hoặc sinh thiết gan có thể gặp các hình
phổi hoặc không, tỷ lệ tử vong khoảng 2%. Thể
ảnh vòng firin mô hạt dạng bánh vòng, nên bệnh
nhiễm Coxiella mãn tính có thể có viêm nội tâm

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

163


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019


sốt Q do Coxiella Burnetii còn được gọi là bệnh
“nhiều bánh vòng” (multi doghnut)(3).
Sốt Q có thể gặp châu Mỹ, châu Âu, châu
Á(7). Tại Hàn Quốc, có 24 ca bệnh sốt Q được báo
cáo từ năm 2006-2008. Miji Lee (Hàn Quốc2012), trong nghiên cứu của mình với 7 ca sốt Q
cấp tính, tử vong 2 ca do suy đa tạng(8). Hà Lan
từng phải đối mặt với đợt bùng phát sốt Q lớn
nhất từng được ghi nhận từ năm 2007-2010, với
khoảng 40.000 ca nhiễm và 4000 ca bệnh được
báo cáo. Các ca bệnh được ghi nhận chủ yếu ở
khu vực phía nam, gần trang trại dê bị nhiễm
bệnh(9) . Grant Herndon (Mỹ- 2013) cũng đã báo
cáo ca bệnh sốt Q cấp tính với các đặc điểm tiểu
cầu 100G/l, bạch cầu 1,4G/l, trong sinh thiết tủy
xương xuất hiện vòng fibrin mô hạt (Hình 3), lâm
sàng có gan, lách to(5). Tương tự như vậy, Maria
F.B, khi sinh thiết tủy xương đã gặp các vòng mô
hạt trong các khoang sinh máu ở bệnh nhân nam
71 tuổi, sống tại vùng nông thôn Ohio, có các
triệu chứng sốt không điển hình, mệt mỏi và

không có các tiền sử mắc bệnh trước đó (6).
Dijkstra F và Sonja ER, trong các nghiên cứu
của mình về các đặc điểm của bệnh nhân sốt Q
ác tính tại Hà Lan năm 2012 đã nhận thấy giới
tính nam và khu vực cư trú có nguy cơ cao liên
quan nguồn bệnh được coi như một khả năng
cao của việc nhiễm bệnh(3,9). Miji Lee trong
nghiên cứu của mình nhận thấy, các bệnh nhân

có nhiễm virus viêm gan B, khi nhiễm Coxiella
thường có diễn biến nặng hơn, do vi khuẩn
Coxiella cư trú trong các tế bào gan gây tổn
thương các tế bào gan(8).
Như vậy, có thể thấy bệnh nhân trong báo
cáo của chúng tôi cũng có các đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng tương tự như của các tác giả
khác. Bệnh nhân là nam, đến từ vùng nông thôn
tỉnh Hải dương, có virus viêm gan B dương tính,
nhà có nuôi bò (được coi như vật trung gian
truyền bệnh). Trên sinh thiết tủy xương, ghi
nhận nhiều hình ảnh vòng fibrin mô hạt.

Hình 3. Hình ảnh vòng fibrin mô hạt trong khoang sinh máu BN sốt Q cấp tính của Grant

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rus khi
nhiễm vào tủy xương có những hình ảnh tế bào
đặc trưng riêng biệt, như vi khuẩn gram âm
Coxiella và virus EBV. Các hình ảnh này giúp
định hướng trong chẩn đoán, phân biệt và tiên
lượng bệnh. Để khẳng định lại sự có mặt của các
yếu tố nhiễm trùng trên cần các xét nghiệm miễn
dịch, phân tử.

164


1.
2.

3.

4.

Angelakis E, Raoult D (2010). Q fever. Vet Microbiol, 140:297309.
Bolaños M, Santana OE, Pérez-Arellano JL, et al (2003). Q
fever in Gran Canaria: 40 new cases. Enferm Infecc Microbiol
Clin, 21:20-3.
Fishbein DB, Raoult D (1992). A cluster of Coxiella burnetii
infections associated with exposure to vaccinated goats and
their unpasteurized dairy products. Am J Trop Med Hyg, 47:3540.
Herndon G, Roger HJ (2013). Multi “doughnut” granulomass
in Coxiella burnetii infection (Q fever). Blood, 122(18):399.

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
5.

6.

7.

8.

9.


Kelesdis T, Humphries R, Terashita D, Eshaghian S, Territo
MC, Said J, et al (2012). Epstein–Barr Virus-Associated
HemophagocyticLymphohistiocytosis in Los Angeles
County. J Med Virol, 84:777-785.
Lee M, Jang JJ, Kim JS (2012). Clinicopathologic Features of Q
fever Patient with Acute Hepatitis. Korean Jounal of Pathology,
46(1):10-14.
Marmion BP, Stoker MG, Walker CB, Carpenter RG (1956). Q
fever in Great Britain: Epidemiological information from a
serological survey of healthy adults in Kent and East Anglia. J
Hyg (Lond), 54:118-140.
Mori N, Ohya H, Oba K, et al (2017). Epithelioid cell
granuloma in the bone marrow secondary to Estein –Barr
virus infection. Lancet, 17:460-461.
Rajagopala S, Singh N, Agarwal R, Gupta D, et al (2012).
Severe hemophagocytic lymphohistiocytosis in adults-

Nghiên cứu Y học

experience from an intensive care unit from North India.
Indian J Crit Care Med, 16:198-203.
10. Ramos-Casals M, Brito-Zerón P, López-Guillermo A,
Khamashta MA, Bosch X (2014). Adult haemophagocytic
syndrome. Lancet, 383:1503-1516.
11. Raoult D, Marrie T (1995). Q fever. Clin Infect Dis, 20:489-95.
12. Sakamoto Y, Mariya Y, Kubo K (2012). Quantification of
Epstein-Barr virus DNA is helpful for evaluation of chronic
active Epstein-Barr virus infection. Tohoku J Exp Med, 227:307311.


Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

Ngày nhận bài báo:

15/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

165



×