Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng của dự án điện hạt nhân đầu tiên theo hướng dẫn của IAEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.69 KB, 7 trang )

CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2011
BÁO CÁO
LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN
ĐẦU TIÊN THEO HƯỚNG DẪN CỦA IAEA
Để đạt được các mục tiêu cho chiến lược năng lượng dài hạn, đảm bảo vấn đề an toàn là
vấn đề cốt lõi và thường trực, việc tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế, các hướng dẫn, các yêu
cầu cũng như các tiêu chuẩn đánh giá đối với quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân của cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA là điều cần thiết đối với việc triển khai dự án phát
triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, do những hạn chế về
nguồn nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm quản lý điều hành dự án điện hạt nhân, những
hạn chế về năng lực công nghệ kỹ thuật hạt nhân của quốc gia, lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng
điện hạt nhân sẽ được khái quát hóa dưới góc độ tiếp thu kiến thức từ các tài liệu hướng dẫn
của IAEA – các tài liệu mang tính tổng hợp các kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia giàu
kinh nghiệm trong lĩnh vực điện hạt nhân và kinh nghiệm thực tiễn từ các dự án xây dựng nhà
máy điện hạt nhân của các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển. Việc tiếp thu các
hướng dẫn này không mang tính rập khuôn, cứng nhắc mà theo ý nghĩa tiếp thu, học hỏi có
chọn lọc, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trước hết, phải xác định rằng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của quốc gia là một
dự án đòi hỏi phải được lập kế hoạch, chuẩn bị, đầu tư thận trọng, kỹ lưỡng về thời gian,
nguồn nhân lực, công nghệ, cũng như tài chính, và trên hết phải có sự cam kết, lập trường bền
vững và kiên định của quốc gia, cụ thể hơn là những chủ thể chính trong hệ thống quản lý điều
hành đất nước trong việc thực hiện dự án trong dài hạn. Bên cạnh đó, do những đặc tính của
năng lượng hạt nhân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn, an ninh hạt nhân, dự án xây
dựng nhà máy điện hạt nhân quốc gia sẽ là sự tổng hợp các nguồn lực trong nước cũng như
quốc tế trong việc đảm bảo sử dụng năng lượng hạt nhân một cách an toàn, hiệu quả vì mục
đích hòa bình trong dài hạn.
Trước khi đề cập đến lộ trình tổng quan của việc phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân,
trên cơ sở các hướng dẫn của IAEA, báo cáo xin đưa ra các thuật ngữ chính cần được nắm rõ
khi đề cập đến việc phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân như sau:


Thứ nhất là thuật ngữ “Cơ sở hạ tầng Điện hạt nhân quốc gia”. Cơ sở hạ tầng Điện hạt
nhân quốc gia được hiểu là tất cả các hoạt động, những chuẩn bị cần thiết bao quát một phạm
vi rộng lớn và tổng hợp các nguồn lực quốc gia từ các cơ sở và thiết bị liên quan đến phân phối
điện năng, vận chuyển vật liệu vật tư đến địa điểm, xác định địa điểm xây dựng nhà máy, các
cơ sở xử lý chất thải phóng xạ cho đến khuôn khổ pháp lý, hệ thống văn bản, nguồn nhân lực,
nguồn tài chính nhằm phục vụ cho chương trình phát triển Điện hạt nhân. Ngoài ra, vì những
1
đặc tính khác biệt và nhạy cảm của việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân, việc xây dựng cơ sở hạ
tầng điện hạt nhân cần phải đảm bảo thực hiện các cam kết mạnh mẽ về an toàn, an ninh, và vì
mục đích hòa bình.
Thứ hai là thuật ngữ “Giai đoạn”. “Giai đoạn” là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian và quá
trình thực hiện các hoạt động cần thiết để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn đó. Lộ
trình xây dựng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân bao gồm ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn bao gồm
các hoạt động cần phải hoàn thành để đạt được các điều kiện cần thiết nhằm duy trì và thúc đẩy
dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Khoảng thời gian thực hiện các giai đoạn này phụ
thuộc vào mức độ cam kết của quốc gia đối với chương trình điện hạt nhân và nguồn lực mà
quốc gia đó sử dụng.
Thứ ba là thuật ngữ “Cột Mốc”. Việc hoàn thành các điều kiện về cơ sở hạ tầng trong
mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng các Cột mốc mà tại đó quá trình thực hiện và kết quả có thể
được đánh giá và quyết định chuyển tiếp sang giai đoạn sau. Do đó “Cột mốc” được hiểu là
một tập hợp các điều kiện cần thiết, mong muốn đạt được tại cuối mỗi giai đoạn của việc phát
triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Khi một quốc gia đạt được một “Cột mốc” có nghĩa là quốc
gia đó đã hoàn tất thành công một Giai đoạn.
Lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân được trình bày dưới đây bao gồm ba Cột
mốc chính tương ứng với ba Giai đoạn thực hiện như sau:
Cột mốc số 1 – Giai đoạn 1: Cột mốc số 1 đánh dấu việc Chính phủ cam kết thực hiện
chương trình điện hạt nhân và thông qua dự án điện hạt nhân sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng
về chương trình này. Theo đó, để đạt được Cột mốc số 1, Quốc gia phải thông qua Giai đoạn 1,
giai đoạn tiền dự án, giai đoạn này bao gồm các hoạt động đánh giá tính khả thi của dự án, xem
xét các vấn đề liên quan đến chiến lược năng lượng quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

và tình trạng các nguồn lực dự kiến cần thiết cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Cột mốc số 2 – Giai đoạn 2: Cột mốc số 2 đánh dấu việc sẵn sàng mời thầu nhà máy điện
hạt nhân đầu tiên. Theo đó, để đạt được Cột mốc số 2, Quốc gia phải thông qua Giai đoạn 2,
giai đoạn này bao gồm các công việc chuẩn bị cho việc xây dựng sau khi dự án được thông
qua.
Cột mốc số 3 – Giai đoạn 3: Cột mốc số 3 đánh dấu việc hoàn thành xây dựng, sẵn sàng
vận hành thương mại và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Theo đó, để đạt
được Cột mốc số 3, Quốc gia phải thông qua Giai đoạn 3, giai đoạn này bao gồm các hoạt
động để thực hiện việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Từ Cột mốc số 3 trở về sau,
cần duy trì và tiếp tục cải tiến cơ sở vật chất phù hợp với các yêu cầu về an toàn, an ninh, sử
dụng có hiệu quả điện hạt nhân, và các vấn đề cần thực hiện khi chấm dứt hoạt động.
Hình dưới đây (Hình 1) sẽ miêu tả tính tương quan giữa các Giai đoạn, các Cột mốc của
chương trình hạt nhân và tiến trình của dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và khoảng thời
gian trung bình để thực hiện dự án.
Chương trình phát triển
cơ sở hạ tầng
2
Dự án NMĐHN đầu tiên
Nghiên cứu khả thi
Đấu thầu
Tiền dự án
QĐ dự án
Xây dựng
Vận hành /
Dừng hoạt động
Lựa chọn năng lượng hạt nhân trong chiến lược năng lượng quốc gia
Mốc 1
Sẵn sàng cam kết thực hiện chương trình
hạt nhân
Mốc 2

Sẵn sàng mời thầu NMĐHN đầu tiên
Mốc 3
Sẵn sàng hoạt động và vận hành NMĐHN đầu tiên
Pha 1
Pha 2
Pha 3
Xem xét trước khi quyết định chương trình hạt nhân
Chuẩn bị xây dựng NMĐHN sau khi quyết định chính sách
Các hoạt động thực thi NMĐHN đầu tiên
Duy trì và tiếp tục củng cố cơ sở hạ tầng
Khởi động
Khoảng 10 – 15 năm
3
Hình 1. Lộ trình các giai đoạn, các cột mốc của chương trình hạt nhân và tiến trình của dự
án nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên.
Ba Giai đoạn và ba Cột mốc kể trên phản ánh việc thực hiện chương trình điện hạt nhân
đòi hỏi những cam kết dài hạn, những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
xuyên suốt giai đoạn lập kế hoạch, vận hành, chấm dứt hoạt động đến quản lý chất thải.
Để cụ thể hóa các hoạt động cần phải thực hiện trong mỗi Giai đoạn, nội dung phát triển
cơ sở hạ tầng điện hạt nhân được chia thành 19 vấn đề, các vấn đề này tồn tại, phát triển, tác
động qua lại lẫn nhau xuyên suốt 3 Giai đoạn và là các yếu tố để đánh giá việc quốc gia có
hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi Giai đoạn và đạt được các Cột mốc tương ứng hay không. Các
vấn đề này có thể được hiểu khái quát như sau:
(1) Vị trí quốc gia (National position) đề cập đến các vấn đề liên quan đến lập trường
quốc gia trong việc thực hiện dự án hạt nhân gắn với chiến lược năng lượng dài hạn, sự ủng hộ
của Chính phủ và các cơ quan chủ quản, các cam kết trong nước và quốc tế về việc thực hiện
chương trình điện hạt nhân an toàn, an ninh và vì mục đích hòa bình.
4
(2) An toàn hạt nhân (Nuclear Safety) gắn với các hoạt động nhằm đảm bảo tính an toàn của
việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

(3) Quản lý (Management) gắn với hoạt động quản lý dự án, phân công trách nhiệm quản lý
cũng như thiết lập hệ thống quản lý dự án trong tổng thể và trong từng bộ phận.
(4) Ngân sách và tài chính (Funding and financing) gắn với các hoạt động xây dựng, huy
động nguồn ngân sách, thiết lập các khuôn khổ, các kế hoạch tài chính cần thiết cho dự án và
đánh giá khả năng sinh lợi của dự án trong dài hạn.
(5) Khuôn khổ pháp lý (Legislative framework) là khuôn khổ điều chỉnh các hoạt động của
dự án theo đúng các yêu cầu của luật pháp trong nước cũng như quốc tế về hạt nhân.
(6) Thanh sát (Safeguards) gắn với các hoạt động kiểm soát hạt nhân, đảm bảo không phổ
biến vũ khí hạt nhân trong quá trình thực hiện dự án.
(7) Hệ thống pháp quy (Regulatory framework) là hệ thống các quy định điều chỉnh việc sử
dụng năng lượng hạt nhân, cấp phép sử dụng hạt nhân. Hệ thống này do cơ quan pháp quy độc
lập, có năng lực và hoạt động hiệu quả quản lý.
(8) An toàn bức xạ (Radiation protection) gắn với các hoạt động nhằm bảo vệ con người,
môi trường khỏi sự ảnh hưởng của bức xạ hạt nhân thông qua các quy định, các yêu cầu, tiêu
chuẩn về an toàn trong quá trình sử dụng nguyên nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.
(9) Lưới điện (Electrical grid) gắn với các các hoạt động xem xét đến việc hòa lưới điện và
đánh giá sự tương thích của điện hạt nhân trong hệ thống lưới điện.
(10) Nguồn nhân lực (Humanresources) bao gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực cả về chất lượng lẫn số lượng theo yêu cầu của dự án.
(11) Sự tham gia của các bên liên quan (Stakeholders involvement) là sự tham gia của các
chủ thể liên quan trực tiếp đến dự án (như Chính phủ, chủ sở hữu, các nhà cung cấp, vv..), đến
các bên liên quan gián tiếp như công chúng, các tổ chức bên ngoài có sự quan tâm nhất định
đến dự án vv.. có khả năng kìm hãm, thúc đẩy hoặc chấm dứt dự án.
(12) Địa điểm và các cơ sở hỗ trợ (Site and supporting facilities) gắn với các hoạt động
đánh giá, lựa chọn địa điểm thích hợp cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thông qua
đánh giá tác động môi trường và phân tích an toàn địa điểm.
(13) Bảo vệ môi trường (Environmental protection) gắn với các hoạt động đánh giá tác động
môi trường cụ thể, kiểm soát chất thải phóng xạ ra môi trưởng, các yêu cầu tiêu chuẩn về sử
dụng hạt nhân bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.
(14) Kế hoạch ứng phó khẩn cấp (Emergency planning) là các hoạt động lập kế hoạch,

chuẩn bị cần thiết để ứng phó với các sự cố, tai nạn hạt nhân khẩn cấp.
(15) An ninh (Security) là các hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh cho nhà máy, vật liệu hạt
nhân và các thiết bị phóng xạ khác trước những nguy cơ của các hành động phá hoại.
5

×