Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình PLC nâng cao (Dùng cho hệ cao đẳng nghề Điện công nghiệp): Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.37 MB, 90 trang )

Giáo trình PLC nâng cao
BÀI 5: MÔ HÌNH BĂNG TẢI PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO MÀU
VÀ ĐẾM SẢN PHẨM
5.1.Giới thiệu chung về băng tải

Băng tải là một phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm… có
vai trò quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp, nhà máy. Ra đời từ rất
lâu và có được sử dụng rông rãi nhờ những ưu điểm như: cấu tạo đơn giản,
bền vững, có khả năng vận chuyển nguyên vật liệu theo phương nằm ngang,
nghiêng với khoảng cách từ gần đến xa, làm việc êm, năng suất cao mà tiêu
hao năng lượng không lớn.
Ngày nay, cấu tạo và vật liệu làm băng tải ngày càng hiện đại đáp ứng nhu
cầu sản xuất chuyên môn hóa cao cũng như phù hợp với đặc thù riêng của
từng lĩnh vực, sản phẩm. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với số lượng
các nhà máy, công trình, khu công nghiệp ngày càng tăng. Kéo theo sự phát
triển đó cũng là nhu cầu cao về số lượng và sự phong phú của các hệ thống
băng tải.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất và chế tạo băng tải.
Do đó có rất nhiều loại băng tải có cấu tạo và chức năng khác nhau phù hợp
với đặc thù của từng lĩnh vực sản xuất, vận chuyển.
Mô hình băng tải của công ty Tân Phát là một dạng của mô hình băng tải
công nghiệp trong thực tế. Tuy nhiên, là một mô hình phục vụ cho công tác
giảng dạy và thực hành trong các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề nên
được thiết kế với những yêu cầu riêng.

Khoa điện – điện tử

58 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao



Hình 5.1: Mô hình băng tải giáo dục của công ty tự động hóa
Tân Phát
5.2.THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

- Băng tải có hai quả lô chủ động và bị động, quả lô chủ động được dẫn
động bởi một động cơ có hộp giảm tốc, do đó có thể thay đổi chiều quay hoặc
tốc độ của băng tải bằng cách thay đổi chiều quay hoặc tốc độ của động cơ.
- Cơ cấu nạp liệu: vật mẫu nhiều mầu được xếp trong ống dẫn liệu và được
đẩy xuống băng tải khi thanh gạt di chuyển qua lại trong rãnh cơ khí. Khi xi
lanh kéo thanh gạt liệu về (theo chiều -), đồng thời để cho vật mẫu rơi xuống
máng liệu. Khi liệu đã rơi xuống máng liệu, xilanh được điều khiển bởi van
điện từ sẽ đi ra (theo chiều +) đẩy thanh gạt liệu và đẩy vật mẫu xuống băng
tải. Toàn bộ quy trình hoạt động của nạp liệu được điều khiển bởi 01 xilanh
khí nén.
- Phân loại sản phẩm: sau khi vật mẫu được chuyển xuống băng tải và di
chuyển dọc theo băng tải, phía trên băng tải là các cảm biến có khả năng nhận
biết mầu và vị trí của vật. Khi vật đi qua cảm biến đầu tiên ở đầu băng tải, đó
là cảm biến mầu có khả năng nhận biết và truyền tín hiệu về bộ điều khiển để
Khoa điện – điện tử

59 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
xử lý. Dọc theo băng tải được bố trí các cảm biến Phản xạ-Khuếch tán, các xi
lanh và máng dẫn liệu. Vật mẫu đã được xác định mầu khi đi qua các máng
chứa liệu sẽ được cảm biến và xi lanh cùng phối hợp để đẩy vật xuống máng
tương ứng.
5.3.Sơ đồ đấu nối mô hình băng tải phân loại vật theo mầu


Mạch nguồn một chiều

Hình 5.2: mạch nguồn một chiều
Mạch kết nối PLC

Khoa điện – điện tử

60 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao

Mạch điện động cơ băng tải

Mạch khí nén
+ xilanh bộ phận đưa vật vào băng tải

4

2

Y5

Y4
5

3
1


Khoa điện – điện tử

61 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
+ xilanh bộ phận đẩy vật màu xanh

+ Xilanh bộ phận phân loại vật màu đỏ

Khoa điện – điện tử

62 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
+ Xilamh bộ phận phân loại các màu còn lại

5.4.CÁC BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH

Các bước thao tác khi thực hành với mô hình băng tải
- Kiểm tra mô hình trước khi cấp điện.
- Cắm giắc nối truyền thông từ bộ điều khiển tới máy tính lập trình
- Download chương trình và chạy thử
- Không được tự ý cho mô hình chạy mà không có sự kiểm tra của cán
bộ hướng dẫn
Ngắt nguồn khi không sử dụng mô hình
Các bài thực hành cơ bản
Bài 1. Điều khiển chiều chạy của băng tải
Lập trình cho PLC để điều khiển chiều chạy của băng tải

Yêu cầu:
- Điều khiển quá trình đảo chiều chạy của băng tải bằng PLC, băng tải
phải dừng lại một lúc trước khi chạy theo chiều ngược lại
Khoa điện – điện tử

63 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
- Thực hành viết chương trình
Bài 2. Đếm số vật di chuyển qua băng tải
Sử dụng cảm biến Phản xạ - Khuếch tán ở khay liệu thứ 2 để đếm số
vật mẫu di chuyển qua băng tải.
Yêu cầu:
- Khi vật mẫu di chuyển đến khay thứ 3 thì dừng lại một lúc và chạy
ngược lại về khay thứ 1. Sau khi chạy về khay thứ nhất, vật lại dừng lại một
lúc và chạy ngược về khay thứ 3. Sau 3 lần như vậy vật được đẩy xuống khay
thứ 2.
- Thực hành viết chương trình
Bài 3. Phân loại vật vào từng khay chứa theo mầu
- Sử dụng cảm biến mầu để nhận biết mầu của vật mẫu
Yêu cầu:
- Vật sau khi đi qua cảm biến mầu phải được phân loại vào từng khay
tương ứng
- Thực hành viết chương trình
Bài 4. Điều khiển quá trình nạp liệu
Sử dụng khay và rãnh nạp liệu để đẩy vật xuống băng tải
Yêu cầu:
- Tốc độ nạp vật không quá nhanh, phù hợp với tốc độ băng tải. Cơ cấu
nạp vật phối hợp nhịp nhàng.

- Thực hành viết chương trình
Bài 5: Điều khiển toàn bộ mô hình băng tải
Yêu cầu:
- Toàn bộ mô hình hoạt động nhịp nhàng, vật được đặt tại khay nạp vật
và được tự động đẩy xuống băng tải. Kết thúc hành trình, vật phải được phân
loại theo mầu vào tường khay riêng.
- Thực hành viết chương trình
Kết nối mô hình băng tải với phần mềm giám sát quá trình
Khoa điện – điện tử

64 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Yêu cầu:
-Kết nối thành công với phần mềm giám sát chương trình bằng công cụ
Kepware Server.
- Giám sát và điều khiển mô hình trên giao diện máy tính.

BÀI 6: MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRỘN DUNG DỊCH
6.1. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

Mô hình bình trộn là mô hình thiết kế phức tạp sử dụng nhiều thiết bị
tiên tiến và công nghệ hiện đại của công ty tự động hóa Tân Phát. Mô hình
được thiết kế như hình vẽ:

Hình 6.1 :Mô hình bình trộn của công ty tự động hóa Tân Phát
- Hệ thống gồm có ba bình thủy tinh hình trụ tròn, các máy bơm nước, van
điều khiển, khởi động từ, rơle… và bộ thiết bị khả trình PLC. Trong đó người
sử dụng có thể lập trình và giám sát toàn bộ hệ thống thông qua thiết bị PLC

này.
- Hai bình trộn hai bên đựng 2 dung dịch khác nhau với dung tích khác
nhau. Bình trộn giữa là bình sẽ hòa lẫn dung dịch của 2 bình bên được bơm
Khoa điện – điện tử

65 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
vào. Lượng dung dịch lấy từ mỗi bình theo tỉ lệ bao nhiêu hoàn toàn được
giám sát và điều khiển bởi PLC. Quá trình khuấy trộn, đun nóng cũng được
thực hiện trong bình trộn.
6.2.Sơ đồ đấu nối mô hình băng tải phân loại vật theo mầu
Mạch nguồn điện một chiều

Hình 6.2: Mạch nguồn một chiều

Khoa điện – điện tử

66 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Mạch kết nối PLC

Khoa điện – điện tử

67 Trường Cao đẳng nghề Nam Định



Giáo trình PLC nâng cao
Mạch động lực điều khiển động cơ

Hình 6.3: Mạch động lực của động cơ
Mạch khí nén.
+ Mạch khí nén điều khiển van xả bình dung dịch 1
Van xả bình dung dịch 1

Khoa điện – điện tử

Van xả bình dung dịch 2

68 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
+ Van xả bình khuấy trộn

6.3.CÁC BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
Các bước thao tác khi thực hành với mô hình băng tải
- Kiểm tra mô hình trước khi cấp điện.
- Cắm giắc nối truyền thông từ bộ điều khiển tới máy tính lập trình
- Download chương trình và chạy thử
- Không được tự ý cho mô hình chạy mà không có sự kiểm tra của cán
bộ hướng dẫn
- Ngắt nguồn khi không sử dụng mô hình
Các bài thực hành cơ bản
Bài 1. Điều khiển máy bơm để ổn định mức nước trong bình trong khoảng
rộng
Mở máy bơm bơm nước vào bình A

Yêu cầu:
- Ban đầu bình A không có nước, mở máy bơm bơm nước vào bình A.
Khi bình A gần đầy, đạt 90% dung tích bình thì máy bơm dừng lại. Xả nước
van xả để tháo dần nước trong bình A. Khi lượng nước trong bình giảm xuống
dưới 75% dung tích bình thì máy bơm lại chạy lại. Lượng nước trong bình A
luôn luôn ở trong khoảng từ 75 đến 90%.
Khoa điện – điện tử

69 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
- Thực hành viết chương trình

Bài 2. Điều khiển máy bơm để ổn định mức nước trong bình trong khoảng
hẹp
Sử dụng cảm biến trọng lượng LoadCell để giải quyết bài toán
Yêu cầu:
- Ban đầu bình C không có nước, mở máy bơm bơm nước vào bình C.
Khi bình C đạt 70% dung tích bình thì máy bơm dừng lại. Xả nước van xả để
tháo dần nước trong bình C. Khi lượng nước trong bình giảm xuống dưới
65% dung tích bình thì máy bơm lại chạy lại. Lượng nước trong bình C luôn
luôn ở trong khoảng từ 65 đến 70%.
- Thực hành viết chương trình
Bài 3. Bơm nước vào bình trộn C từ hai bình A và B
Bơm nước vào bình trộn C theo tỉ lệ thể tích 1:2
Yêu cầu:
- Bật máy bơm bơm nước từ bình A và bình C. Sau khi lượng nước
trong bình C đạt 20 % dung tích thì tắt máy bơm A và bật máy bơm B. Sau
khi lượng nước trong bình C đạt 40% dung tích thì tắt máy bơm B và bật

động cơ khuấy. Sau 2 phút thì dừng và xả hết nước trong bình C.
Thực hành viết chương trình
Bài 3. Kết nối mô hình băng tải với phần mềm giám sát quá trình
Yêu cầu:
- Kết nối thành công với phần mềm giám sát chương trình bằng công
cụ Kepware Server.
- Giám sát và điều khiển mô hình trên giao diện máy tính.

BÀI 7 : MÔ HÌNH ĐÓNG NẮP SẢN PHẨM
7.1.Giới thiệu mô hình đóng nắp

Băng tải là một phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm… có
vai trò quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp, nhà máy. Ra đời từ rất
Khoa điện – điện tử

70 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
lâu và có được sử dụng rông rãi nhờ những ưu điểm như: cấu tạo đơn giản,
bền vững, có khả năng vận chuyển nguyên vật liệu theo phương nằm ngang,
nghiêng với khoảng cách từ gần đến xa, làm việc êm, năng suất cao mà tiêu
hao năng lượng không lớn.
Trong các nhà máy sản xuất đồ hộp, bia rượu, chúng ta đều thấy sự có mặt
của các dây truyền đóng chai, nắp, siết nắp, rút màng co, đóng gói sản phẩm...
Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng sản phẩm cần đóng nắp cũng như
lĩnh vực sản xuất mà dây truyền đóng nắp được thiết kế khác nhau nhằm tối
đa hóa diện tích sản xuất và năng xuất lao động.
Ngày nay, cấu tạo tính năng của các hệ thống băng tải, dây truyền đóng nắp
ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất chuyên môn hóa, góp phần tăng

nhanh năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Việt Nam là quốc gia
đang phát triển với số lượng các nhà máy, công trình, khu công nghiệp ngày
càng tăng. Kéo theo sự phát triển đó cũng là nhu cầu cao về số lượng và sự
phong phú của các hệ thống băng tảivà dây truyền đóng gói.
Mô hình băng tải đóng nắp sản phẩm của công ty Tân Phát là một dạng mô
hình nhỏ của dây truyền đóng nắp thực tế trong công nghiệp. Tuy nhiên, là
một mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hành trong các trường
cao đẳng, đại học và dạy nghề nên được thiết kế với những yêu cầu riêng. Mô
hình được thu nhỏ nhằm tối đa hóa khả năng học tập trực quan của học viên
và sử dụng rất nhiều các thiết bị, cảm biến khác nhau với mục đích nâng cao
khả năng tiếp cận của học viên với các thiết bị mới.

Khoa điện – điện tử

71 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao

Hình 7.1:Mô hình băng tải đóng nắp sản phẩm của công ty tự động hóa
Tân Phát
7.2.THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
- Băng tải có hai quả lô chủ động và bị động, quả lô chủ động được dẫn
động bởi một động cơ có hộp giảm tốc, do đó có thể thay đổi chiều quay hoặc
tốc độ của băng tải bằng cách thay đổi chiều quay hoặc tốc độ của động cơ.
- Cơ cấu đóng nắp: vật mẫu và nắp được chứa trong 2 ống riêng, ống chứa
vật và ống chứa nắp. Vật mẫu chưa đóng nắp được thả xuống bàn xoay, cứ
sau một chu kì thời gian nhất định, bàn xoay lại xoay một góc 90 độ đưa vật
mẫu nằm dưới ống chứa nắp. Nắp sẽ được thả sau đó và nằm trên vật mẫu.
Trong lần xoay 90 độ tiếp theo, vật mẫu có nắp ở trên được chuyển sang khu

dập nắp. Bằng các xi lanh giữ và xilanh dập, vật mẫu được đóng nắp chặt ở
trên đầu. Khi lần xoay 90 độ tiếp theo nữa, vật mẫu có nắp chặt được xoay
sang khu cánh tay gắp, tay gắp sẽ gắp vật mẫu và chuyển vật mẫu vào xilo

Khoa điện – điện tử

72 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
chứa liệu. Chu trình diễn ra liên tục và đồng thời với việc đóng nắp, dập nắp
và gắp vật trong cùng một lúc.
7.3.Sơ đồ cầu đấu mô hình băng tải đóng nắp sản phẩm

Mạch nguồn một chiều

Hình 7.2: mạch nguồn một chiều
Mạch kết nối ngõ vào ra của PLC

Khoa điện – điện tử

73 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao

- Mạch điện động cơ, bơm

Khoa điện – điện tử


74 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Mạch khí nén.
+ Mạch khí nén bộ phận nạp hộp vào đĩa quay
Xilanh đẩy trên

Xilanh đẩy dưới

+ Mạch khí nén bộ phận lấy nắp
Xilanh đẩy vật

+ Cơ cấu lấy nắp sang đĩa quay
Động cơ xoay lấy nắp

Khoa điện – điện tử

Xilanh xuống lấy nắp

75 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao

+ Mạch khí nén bộ phận dập nắp

+ Mạch khí nén bộ phận lấy sản phẩm từ đĩa quay

Khoa điện – điện tử


76 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Động cơ xoay lấy sản phẩm

Xilanh xuống lấy sản phẩm

7.4.CÁC BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
Các bước thao tác khi thực hành với mô hình
- Kiểm tra mô hình trước khi cấp điện.
- Cắm giắc nối truyền thông từ bộ điều khiển tới máy tính lập trình
- Download chương trình và chạy thử
- Không được tự ý cho mô hình chạy mà không có sự kiểm tra của cán
bộ hướng dẫn.
- Ngắt nguồn khi không sử dụng mô hình.
Các bài thực hành cơ bản
Bài 1. Điều khiển bàn xoay
Lập trình điều khiển chuyển động xoay của bàn quay
Yêu cầu:
- Mỗi lần có lệnh, bàn quay xoay một góc 90 độ rồi dừng lại và đợi
lệnh tiếp theo, tốc độ xoay phải hợp lý, không quá nhanh, quá chậm.
- Thực hành viết chương trình
Bài 2. Điều khiển quá trình nạp vật mẫu

Khoa điện – điện tử

77 Trường Cao đẳng nghề Nam Định



Giáo trình PLC nâng cao
Sử dụng ống chứa liệu và rãnh nạp liệu để đẩy vật xuống bàn xoay
Yêu cầu:
- Khi bàn quay xoay một góc 90 độ rồi dừng lại thì bắt đầu phát lệnh
nạp vật mẫu. Tốc độ nạp vật không quá nhanh, phù hợp với tốc độ của bàn
xoay. Cơ cấu nạp vật phối hợp nhịp nhàng. Vật mẫu rơi xuống bàn quay phải
đứng ổn đinhh, không rơi ra ngoài hay đổ xuống.
- Thực hành viết chương trình
Bài 3. Điều khiển hạ nắp xuống vật mẫu
- Sử dụng vật mẫu chưa có nắp đã có sẵn trên bàn xoay, điều khiển bàn
xoay sao cho đưa vật mẫu đến đúng vị trí dưới ống chứa nắp và điều khiển
các xilanh để thả nắp xuống vật mẫu.
Yêu cầu:
- Phải thả được nắp nằm trên vật mẫu, nắp không được rơi. Tốc độ bàn
xoay và tốc độ thả nắp phải đồng bộ với nhau.
- Thực hành viết chương trình
Bài 4. Dập nắp và gắp vật vào băng tải
Sử dụng vật mẫu đã có nắp và sẵn có trên bàn xoay, điều khiển bàn
xoay sao cho đưa vật mẫu đến đúng vị trí dưới xilanh dập nắp. Sau khi dập
nắp, tiếp tục xoay bàn quay đến vị trí gắp và điều khiển xilanh quay gắp vật
sang băng tải.
Yêu cầu:
- Nắp dập phải khít, nắp dập không được bung khỏi vật và vật không bị
rơi ra khỏi bàn xoay. Tốc độ bàn xoay và tốc độ dập cũng như gắp vật ra băng
tải phải đồng bộ, nhịp nhàng.
- Thực hành viết chương trình
Bài 5. Điều khiển toàn bộ dây truyền đóng nắp sản phẩm
Yêu cầu:
- Toàn bộ mô hình hoạt động nhịp nhàng. Kết thúc hành trình, vật có

nắp được đưa xuống xilo chứa liệu.
- Thực hành viết chương trình
Khoa điện – điện tử

78 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Bài 6. Kết nối mô hình băng tải với phần mềm giám sát quá trình
Yêu cầu:
- Kết nối thành công với phần mềm giám sát chương trình bằng công
cụ Kepware Server.
- Giám sát và điều khiển mô hình trên giao diện máy tính.

BÀI 8: ĐIỀU KHIỀN MÔ HÌNH LÒ NHIỆT
8.1.Nguyên lý hoạt động
Điều khiển lò nhiệt độ theo mô hình có hoạt động như sau:
Nhấn N1 lò nhiệt hoạt động và luôn điều chỉnh nhiệt độ trong
khoảng 500C
Nhấn N2 hệ thống thông gió hoạt động
Nhấn N3 hệ thống lò nhiệt dừng
Dùng PLC S7 – 300 điều khiển hệ thống đèn giao thông trên
8.2. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
STT
Tên dụng cụ thiết bị
Sồ lượng
1
Máy tính
1
2

PLC S7 – 300
1
3
Mô hình lò nhiệt
1
4
Cáp MPI
1
5
Dây có jắc cắm
10
6
Đồng hồ VOM
1
7
Hộp dụng cụ
1
8.3.Trình tự thực hành
Các bước Thao tác thực
Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ
công việc hành
thiết bị
Bước 1:
- Kiểm tra hoạt
- Mô hình phải hoạt
- Máy tính
Chuẩn bị động của mô hình động tốt
- PLC
thiết bị

lò nhiệt
- PLC hoạt động tốt
- Cáp MPI
- Kiểm tra hoạt
- Cáp MPI kết nối
động của PLC
giữa PLC và máy tính
- Kiểm tra kết nối hoạt động tốt
giữa PLC và máy
tính
Khoa điện – điện tử

79 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
Bước 2:
Cài đặt
phần
cứng cho
PLC

- Cài đặt CPU
- Cài đặt ngõ vào
- Cài đặt ngõ ra
- Lưu và kiểm tra
việc cài đặt đã
chính xác chưa
- Download cài
đặt vào PLC


- Cài đặt CPU phải
đúng với ký hiệu ghi
trên CPU
- Cài đặt mô đun ngõ
vào ra phải đúng với
ký hiệu ghi trên các
mô đun ngõ vào ra
- Kiểm tra phần cứng
không có lỗi và
download được phần
cứng vào PLC
Bước 3:
- Lập bảng ngõ
- Lập bảng ngõ vào ra
Lập bảng vào trong simbol
chính xác với địa chỉ
simbol
- Lập bảng ngõ ra ngõ vào ra theo yêu
ngõ vào
trong simbol
cầu
và ra
- Lưu bảng simbol - Tên của các ngõ vào
ra phù hợp với mục
đích sử dụng ngõ vào
ra đó
Bước 4:
Điều khiển
- Chương trình phải

Viết
chương trình theo chính xác theo yêu
chương
hoạt động của mô cầu
trình PLC hình
- Chương trình phải
điều
đơn giản, rõ ràng, dễ
khiển mô
hiểu
hình
Bước 5:
- Mở phần mềm
- Ứng dụng được
Dùng
mô phỏng
phần mềm mô phỏng
phần
- Download
để kiểm tra
mềm mô chương trình vào
- Tìm được lỗi và sửa
phỏng
phần mềm mô
lỗi
chạy thử phỏng
chương
- Cho hoạt động
trình
và kiểm tra xem

đúng yêu cầu
Khoa điện – điện tử

- Máy tính
- PLC
- Cáp MPI

- Máy tính

- Máy tính

- Máy tính

80 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
chưa. Nếu chưa
đúng thì chỉnh lại
chương trình
Bước 6:
- Kết nối ngõ vào
Kết nối
- Kết nối ngõ ra
PLC với
- Kiểm tra nguồn
mô hình
và cấp nguồn cho
mô hình
Bước 7:

- Download
Download chương trình vào
chương
PLC
trình
- Nhấn Start trên
xuống
mô hình và kiểm
PLC và
tra hoạt động của
chạy mô
mô hình
hình

- Kết nối đúng ngõ
vào ra theo bảng
Simboi đã lập
- Dây cắm phải gọn
gàng
- Download được
chương trình xuống
PLC
- Phát hiện lỗi trong
hoạt động của mô
hình và sửa lỗi

- Mô hình
- PLC
- Dây cắm


- Máy tính
- PLC
- Mô hình

BÀI 11: PHẦN MỀM WINCC, MÀN HÌNH CẢM BIẾN
1. Mục đích
Trang bị cho người đọc các kiến thức về thiết kế giao diện với
WinCC. Từ đó người đọc có khả năng ứng dụng vào việc thiết kế các giao
diện giám sát hệ thống điều khiển.
2. Yêu cầu
- Hiểu mục đích sử dụng giao diện WinCC
- Tạo được các tag kết nối tín hiệu với các ngõ ra và ngõ vào của PLC.
- Thiết kế được giao diện giám sát.
- Kết nối được giao diện với tag
- Chạy chương trình và giám sát hệ thống
Giới thiệu
WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện
người máy IHMI (Integrated Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết
hợp phần mềm điều khiển với quá trình tự động hoá. Những thành phần dễ sữ

Khoa điện – điện tử

81 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


Giáo trình PLC nâng cao
dụng của WinCC giúp tích hợp những ứng dụng mới hoặc có sẵn mà không
gặp bất kì trở ngại nào. Đặc biệt, với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một
giao diện điều khiển giúp quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động hoá
một cách dễ dàng.

Phần mềm này có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhiều loại PLC của
các hãng khác nhau như Siemens, Mitsubishi, Allen Bradley, v.v..., nhưng nó
đặc biệt truyền thông rất tốt với PLC của hãng Siemens. Nó được cài đặt trên
máy tính và giao tiếp với PLC thông qua cổng COM1 hoặc COM2 (chuẩn
RS-232) của máy tính. Do đó, cần phải có một bộ chuyển đổi từ chuẩn RS232 sang chuẩn RS 485 của PLC.
WinCC còn có đặc điểm là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách
dễ dàng với các phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên
giao diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác. Những
nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển ứng dụng của họ thông qua giao diện
mở của WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ thống.
Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có qui mô
lớn nhỏ khác nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng
có qui mô toàn công ty như việc tích hợp với những hệ thống cấp cao như
MES (Manufacturing Excution System – Hệ thống quản lý việc thực hiện sản
xuất) và ERP (Enterprise Resource Planning). WinCC cũng có thể sử dụng
trên cơ sở qui mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ giúp của Siemens có mặt trên
khắp thế giới.
Một số kí hiệu được sử dụng trong tài liệu này:

Khoa điện – điện tử

82 Trường Cao đẳng nghề Nam Định


×